Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong triển khai công tác huấn luyện vận động viên thể thao quốc gia tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ

Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác

động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo đánh

giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng

nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoạn

giai đoạn 1997 - 2016, Việt Nam đứng thứ 5 về

Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và thứ 8

về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI). Những

diễn biến của BĐKH tại Việt Nam bao gồm các

hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia

tăng về tần suất và thường khó dự đoán. Lượng

mưa tháng cao nhất tăng từ 270 mm trong giai

đoạn 1901-1930 lên 281 mm trong giai đoạn

1991-2015, trong khi nhiệt độ tháng cao nhất

tăng từ 27,1°C (1901-1930) lên 27,5°C (1991-

2015). Những kỷ lục mới vẫn được thiết lập mỗi

năm. Các cụm từ “mưa lớn kỷ lục”, “nắng nóng

kỷ lục”, “kỷ lục về lũ lụt” đã và đang xuất hiện

ngày càng phổ biến trên các phương tiện thông

tin đại chúng ở Việt Nam trong những năm gần

đây. Năm 2017 được coi là năm kỷ lục về thảm

họa thiên tai tại Việt Nam, với hơn 16 cơn bão,

lũ lịch sử trái quy luật. Mới đây nhất tháng

10/2020, Miền Trung nước ta đã phải hứng chịu

sự tàn phá do mưa lũ và bão lịch sử gây thiệt hại

và tổn thất nặng nề về người và kinh tế.

Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong triển khai công tác huấn luyện vận động viên thể thao quốc gia tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ trang 1

Trang 1

Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong triển khai công tác huấn luyện vận động viên thể thao quốc gia tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ trang 2

Trang 2

Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong triển khai công tác huấn luyện vận động viên thể thao quốc gia tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ trang 3

Trang 3

Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong triển khai công tác huấn luyện vận động viên thể thao quốc gia tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ trang 4

Trang 4

Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong triển khai công tác huấn luyện vận động viên thể thao quốc gia tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 9880
Bạn đang xem tài liệu "Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong triển khai công tác huấn luyện vận động viên thể thao quốc gia tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong triển khai công tác huấn luyện vận động viên thể thao quốc gia tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ

Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong triển khai công tác huấn luyện vận động viên thể thao quốc gia tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ
31
Sè §ÆC BIÖT / 2020
CAÙC GIAÛI PHAÙP ÖÙNG PHOÙ VÔÙI BIEÁN ÑOÅI KHÍ HAÄU TRONG TRIEÅN KHAI
COÂNG TAÙC HUAÁN LUYEÄN VAÄN ÑOÄNG VIEÂN THEÅ THAO QUOÁC GIA 
TAÏI TRUNG TAÂM HUAÁN LUYEÄN THEÅ THAO QUOÁC GIA CAÀN THÔ
*ThS, Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Cần Thơ
**TS, Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Cần Thơ
Phạm Ngọc Hải*
Nguyễn Trọng Nguyên**
Bạch Mai Ly*
Đặt vấn đề
Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác
động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo đánh
giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng
nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoạn
giai đoạn 1997 - 2016, Việt Nam đứng thứ 5 về
Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và thứ 8
về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI). Những
diễn biến của BĐKH tại Việt Nam bao gồm các
hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia
tăng về tần suất và thường khó dự đoán. Lượng
mưa tháng cao nhất tăng từ 270 mm trong giai
đoạn 1901-1930 lên 281 mm trong giai đoạn
1991-2015, trong khi nhiệt độ tháng cao nhất
tăng từ 27,1°C (1901-1930) lên 27,5°C (1991-
2015). Những kỷ lục mới vẫn được thiết lập mỗi
năm. Các cụm từ “mưa lớn kỷ lục”, “nắng nóng
kỷ lục”, “kỷ lục về lũ lụt” đã và đang xuất hiện
ngày càng phổ biến trên các phương tiện thông
tin đại chúng ở Việt Nam trong những năm gần
đây. Năm 2017 được coi là năm kỷ lục về thảm
họa thiên tai tại Việt Nam, với hơn 16 cơn bão,
lũ lịch sử trái quy luật. Mới đây nhất tháng
10/2020, Miền Trung nước ta đã phải hứng chịu
sự tàn phá do mưa lũ và bão lịch sử gây thiệt hại
và tổn thất nặng nề về người và kinh tế. 
Biến đổi khí hậu là những thách thức lớn và
lâu dài ảnh hưởng mọi mặt đến đời sống kinh tế
- xã hội của mỗi quốc gia. Trung tâm Huấn
luyện thể thao Quốc gia (HLTTQG) Cần Thơ
được đóng trên địa bàn của thành phố Cần Thơ
- khu vực được Chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó BĐKH đánh giá là một trong 5 thành
phố sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH, là
vùng dễ bị tác động nặng nề của bão và gió lốc.
Những tác động dễ nhận thấy nhất của BĐKĐ
đến công tác huấn luyện vận động viên (VĐV)
tại trung tâm HLTTQG Cần Thơ hiện nay đó
chính là những tác động của thời tiết cực đoan
như: Nắng nóng, nhiệt độ bất thường, ngập lụt
cục bộ, sụt lún, lở đất, ô nhiễm môi trường dẫn
đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật xuống cấp, ảnh
hưởng sức khỏe VĐV, kinh phí chi khắc phục
hậu quả lớn, định hướng đào tạo các môn thể
thao thay đổi
Việc tìm hiểu và đề cập đến những vấn đề
của BĐKH đối với công tác huấn luyện VĐV
tại Trung tâm HLTTQG Cần Thơ dưới đây của
chúng tôi mong muốn sẽ góp một phần nhỏ bé
để các nhà quản lý có được những cơ sở để xây
dựng các giải pháp hữu ích nhằm ứng phó với
BĐKH, thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện VĐV
thể thao thành tích cao mà ngành TDTT giao
cho trong thời gian sắp tới.
1. Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
đối với Thành phố Cần Thơ
Theo báo cáo của ngành Tài nguyên và Môi
trường, Thành phố Cần Thơ chịu nhiều tác động
của BĐKH, biểu hiện ngày càng rõ ở mức tăng
nhiệt độ không khí, lượng mưa, mức độ ngập
lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và một số thiên tai
khác. Tại khu vực ĐBSCL, khi nước biển dâng
thêm 65 cm sẽ có khoảng 5.133 km2 đất bị ngập
(chiếm 13% tổng diện tích), nước biển dâng 75
cm sẽ có 7.580 km2 đất bị ngập (chiếm 20%
tổng diện tích) và nếu nước biển dâng thêm 100
cm thì 15.116 km2 đất bị ngập (chiếm 38% tổng
diện tích). Các khu vực còn lại sẽ được tiếp tục
nghiên cứu để đưa ra kết quả trong thời gian
sớm nhất.
Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao
32
Kịch bản BĐKH và nước biển dâng của
Thành phố Cần Thơ cho thấy:
Về nhiệt độ trung bình: 
Theo kịch bản trung bình RCP4.5 (nồng độ
khí nhà kính đại diện - Representative
Concentration Pathways - RCP), nhiệt độ trung
bình năm khu vực Thành phố Cần Thơ có xu thế
tăng so với trung bình thời kỳ cơ sở (1986-
2005). Theo kịch bản trung bình RCP 4.5, giữa
thế kỷ tăng khoảng 1.40C (0.9÷2,0); đến cuối thế
kỷ tăng khoảng 1,80C (1.2÷2,6). 
Theo kịch bản cao RCP 8.5, giữa thế kỷ tăng
khoảng 1.90C (1.4÷2.6); đến cuối thế kỷ tăng
khoảng 3.40C (2.7÷4,5). 
Về nhiệt độ cực trị: Theo kịch bản RCP4.5,
đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tối cao và tối thấp
trung bình năm có xu thế tăng từ 1.90C đến 20C.
Theo kịch bản cao RCP8.5, mức tăng có thể đến
40C. Vào giữa thế kỷ 21, số ngày nắng nóng
(ngày nhiệt độ cao nhất Tx ≥ 350C) có xu thế
tăng, với mức tăng từ 10 đến 20 ngày so với thời
kỳ cơ sở. Đến cuối thế kỷ 21, số ngày nắng nóng
tăng từ 30 đến 40 ngày.
Về lượng mưa năm và mưa cực trị:
Theo kịch bản trung bình RCP4.5, lượng
mưa năm có xu thế tăng. Giữa thế kỷ tăng
17.3% (4.5÷23.6); đến cuối thế kỷ tăng khoảng
15.1% (2.8÷26.6).
Theo kịch bản cao RCP8.5, giữa thế kỷ tăng
18.3% (13.5÷23.6); đến cuối thế kỷ tăng khoảng
21.2% (12.3÷30.7).
Lượng mưa một ngày lớn nhất và 5 ngày lớn
nhất đều được dự tính có xu thế tăng trong thế
kỷ 21 theo các kịch bản BĐKH. Đến cuối thể
kỷ 21, theo kịch bản trung bình RCP 4.5, mức
tăng của lượng mưa 1 ngày lớn nhất có thể tăng
từ 30 đến 50%; lượng mưa 5 ngày liên tiếp lớn
nhất có thể tăng từ 20 đến 35% .
Hạn hán: Kết quả dự tính cho thấy, lượng
mưa mùa xuân có xu thế giảm và nhiệt độ tăng
cao khiến bốc hơi tăng, dẫn đến nguy cơ hạn hán
sẽ nghiêm trọng hơn vào các tháng mùa xuân ở
khu vực Thành phố Cần Thơ.
Về mực nước biển dâng: Theo kịch bản trung
bình (RCP4.5), đến cuối thế kỷ 21 nước biển có
khả năng dâng thêm khoảng 55cm (33cm ÷
78cm); theo kịch bản cao (RCP8.5): 73 cm
(48cm ÷ 105cm)
Về nguy cơ ngập vì nước biển dâng do
BĐKH: Nếu mực nước biển dâng 100cm sẽ ảnh
hưởng 20.52% diện tích của Thành phố Cần
Thơ, huyện bị ảnh hưởng nhiều nhất là huyện
Thới Lai (39.82%).
Nhận định về tác động của biến đổi khí hậu
đối với địa phương
- BĐKH có thể làm gia tăng hiện tượng biển
xâm thực, xâm nhập mặn, dẫn đến mất đất canh
tác, gia tăng xói lở bờ biển, ảnh hưởng đến hạ tầng
giao thông, đô thị, khu dân cư, phát triển kinh tế -
xã hội, sản xuất nông nghiệp, cuộc sống của người
dân, các hệ sinh thái ven biển, cửa sông.
- Khả năng cao trong tương lai sẽ phải đối
mặt nhiều hơn với những đợt nắng nóng gay gắt
và những cơn bão có cường độ mạnh.
- Hạn hán, thiếu nước ở nhiều vùng vào mùa
kiệt sẽ gay gắt hơn trước tác động của BĐKH.
Nguy cơ mất an ninh về nước sẽ đến sớm hơn
so với dự báo. Lũ lụt cũng sẽ nguy hiểm hơn,
sức tàn phá sẽ lớn hơn nhiều. Nhiều công trình
chắn sóng, chắn cát, đê sông, đê biển sẽ không
còn tác dụng hoặc dễ bị phá vỡ trước lũ lụt. Các
hệ sinh thái tự nhiên cũng bị ảnh hưởng nghiêm
trọng do những diễn biến cực đoan của thời tiết,
thiên tai.
Ngoài ra, Thành phố Cần Thơ còn gặp phải
một số thách thức khác như: Không chủ động
kiểm soát nguồn nước; Lượng mưa tại chỗ ngày
càng giảm; trong khi đó, các quốc gia thượng
nguồn sông Mê Kông đang xây dựng nhiều đập
thuỷ điện, nhu cầu nước cho phát triển cũng tăng
cao, làm cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long,
trong đó có Thành phố Cần Thơ không thể chủ
động được số lượng và chế độ nguồn nước tự
nhiên, hiện tượng mặt đất bị biến dạng, lún cũng
là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.
2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Cần
Thơ hiện nay
2.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT
Hiện tại, về cơ sở vật chất (CSVC) của Trung
tâm bao gồm: 03 nhà tập đa năng, 01 sân tập
tổng hợp, 01 nhà tập tạ phục vụ cho công tác
đào tạo, huấn luyện thường xuyên cho 16 đội
tuyển, đội tuyển trẻ với hơn 200 VĐV, HLV,
chuyên gia. Các công trình nhà tập luyện, nhà
33
Sè §ÆC BIÖT / 2020
ở, nhà ăn này được đầu tư xây dựng và đưa vào
sử dụng từ 1/2018. Tuy mới được đưa vào sử
dụng trong thời gian không lâu nhưng đã xuống
cấp rất nhanh chóng. Nguyên nhân chính là do
những tác động tiêu cực của BĐKH. Nhiều phần
mái che, sàn nhà tập, nhà ở đã thấm dột do sự
co giãn và rỉ sét gây ra; Phần sơn tường bị bong
tróc, ẩm mốc; Hiện tượng tường và sàn nhà ở
nhà tập rạn nứt, gẫy nứt; Các trang thiết bị dụng
cụ dành cho tập luyện chuyên môn cũng nhanh
giảm giá trị sử dụng. Điều này dẫn đến kinh phí
chi dành cho khắc phục, nâng cấp sửa chữa thay
thế của Trung tâm là rất lớn trong khi nguồn chi
của ngân sách Nhà nước lại rất hạn hẹp.
Qua đánh giá có thể nhận thấy những ảnh
hưởng của BĐKH đã từng ngày, từng giờ bào
mòn và làm các công trình TDTT của Trung
tâm xuống cấp một cách nhanh chóng, gây
thiệt hại nhiều về kinh phí duy tu, sửa chữa,
bảo dưỡng. Các CSVC kỹ thuật của Trung tâm
là nơi tổ chức các hoạt động tập luyện và thi
đấu cho các VĐV. Chất lượng công trình tập
luyện tốt là những điều kiện đảm bảo cho kế
hoạch huấn luyện triển khai được thuận lợi,
góp phần nâng cao thành tích cho các VĐV,
ngược lại nếu điều kiện CSVC xuống cấp,
không đảm bảo do những tác động tiêu cực từ
môi trường sẽ cản trở và hạn chế rất nhiều việc
tập luyện chuyên môn. 
2.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
quá trình tổ chức, tập luyện và sinh hoạt của
vận động viên
Trung tâm HLTT QG Cần Thơ chịu ảnh
hưởng của vùng khí hậu miền với hai mùa rõ rệt
là mùa mưa và khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
-11 và mua khô từ tháng 1 đến tháng 5 với nền
nhiệt độ trung bình 27 - 33 độ C. Trước đây nền
nhiệt độ rất ổn định, tuy nhiên thời gian gần đây
do những BĐKH đã có sự thay đổi về nhiệt độ
và gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như
giông lốc, nắng nóng, mưa ngập, ngập mặn. Đây
là những bất thường gây trở ngại cho công tác
quản lý điều hành, triển khai Kế hoạch huấn
luyện của các đội tuyển thể thao tập luyện tại
Trung tâm. Các môn thể thao tập luyện ngoài trời
không thể thực hiện tập luyện bình thường mà
phải điều chỉnh thay đổi địa điểm tập, thời gian
tập trước các diễn biến của nhiệt độ, thời tiết.
Tính liên tục trong tập luyện bị gián đoạn, thời
gian tập luyện bị rút ngắn hoặc phải hủy bỏ để bố
trí nơi tập khác mới có thể tập luyện trở lại được.
- Hiện tượng ô nhiễm khói bụi, ngập lụt, ô
nhiễm nguồn nước và ô nhiễm tiếng ồn cũng là
một trong những ảnh hướng đến sức khỏe tập
Trước những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu tới công tác huấn luyện và thành tích
của các VĐV, Trung tâm TDTT Tp. Cần Thơ cần có các giải pháp phù hợp, có hiệu quả để
hạn chế ảnh hưởng tiêu tới công tác huấn luyện VĐV
Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao
34
luyện và sinh hoạt của các
VĐV. Những trận mưa
kết hợp triều cường làm
ngập cục bộ cơ sở hạ tầng
và giao thông, đặt ra
thách thức về môi trường,
chất thải với nguy cơ
bệnh dịch. Hiện tượng xả
rác thải sinh hoạt, rác thải
chăn nuôi gia súc, đặc
biệt là rác túi nilon, chai
nhựa đựng đồ uống một
lần tại khu vực xung
quanh cơ quan còn tràn
lan, tiềm ẩn những nguy
cơ về môi trường sống; sự
phân hủy lâu dài và thẩm
thấu ảnh hưởng nguồn nước, hệ sinh thái. 
- Việc tập luyện chuyên môn đối với các môn
thể thao có thể bị hoãn và gián đoạn do những
tác động của BĐKH và ảnh hưởng không nhỏ
đến cuộc sống cũng như hoạt động nghề nghiệp
và thu nhập của HLV, VĐV, đặc biệt là những
HLV VĐV tự do.
3. Những hạn chế và thách thức trước các
vấn đề về BĐKH
Ngoài những hạn chế về phương tiện triển
khai như tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực,
Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thử thách
để đối phó với BĐKH, đó là: Nhận thức về
BĐKH vẫn còn hạn chế và còn thiếu những thỏa
thuận liên quan đến rủi ro và cách thức ứng phó
với BĐKH. Mặc dù các văn bản và chính sách
liên quan đến BĐKH đã được ban hành, khả
năng ứng phó với BĐKH của Việt Nam còn
chậm và thiếu tính đồng nhất giữa các lĩnh vực
cũng như chưa phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan cấp trung ương và địa phương. Ngoài ra,
dữ liệu liên quan đến phát triển môi trường bền
vững - một trong những nội dung quan trọng
trong các mục tiêu phát triển bền vững còn hạn
chế. Hiện tại chỉ có dữ liệu của 14 trên tổng số
67 chỉ tiêu toàn cầu về phát triển bền vững liên
quan đến phát triển môi trường bền vững (chiếm
20.8 %) trên hệ thống của Tổng cục thống kê
của Việt Nam.
Hoạt động KHCN nghiên cứu trong nước về
những ảnh hưởng của BĐKH tới hoạt động
TDTT chưa được chú trọng, ít cả về số lượng,
nội dung. Các nghiên cứu đánh giá những tác
động của BĐKH đối với lĩnh vực thể thao thành
tích cao như: Sự giảm sút chất lượng các công
trình thể thao, nguy cơ tổn hại về sức khỏe, sự
phát triển thành tích VĐV khi tập luyện trong
điều kiện BĐKH bất lợi ra sao chưa được đề cập
đến. Nếu có những nghiên cứu mang tính quy
chuẩn này trong tương lai sẽ là cơ sở để các nhà
quản lý, huấn luyện đánh giá sát thực trạng
BĐKH, qua đó đưa ra các giải pháp thích ứng
phù hợp, triển khai các nhiệm vụ huấn luyện đào
tạo VĐV theo hướng phát triển bền vững.
Trước những tác động và ảnh hưởng BĐKH
đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong
đó có hoạt động thể thao đã được ghi nhận. Tuy
nhiên, sự quan tâm về các vấn đề môi trường và
BĐKH của một bộ phận cán bộ, HLV, VĐV thể
thao còn rất hạn chế và thái độ thờ ơ trước các
hiểm hoạ môi trường đặt ra. Điều này đặt ra
những yêu cầu cấp thiết cho việc cần phải xây
dựng các giải pháp và hành động nâng cao nhận
thức và giảm thiểu rủi ro của BĐKH đến sức
khỏe, tập luyện và sinh hoạt của VĐV, qua đó
góp phần nâng cao nhận thức, thái độ và điều
chỉnh hành vi ứng xử có trách nhiệm với môi
trường sống và môi trường tập luyện xung quanh.
4. Đề xuất giải pháp
Qua phân tích, tổng hợp đánh giá về những
tác động của BĐKH đối với đời sống kinh tế -
xã hội của Việt Nam và của Thành phố Cần Thơ
Tập luyện TDTT liên tục dưới trời nắng nóng có ảnh hưởng
không tốt tới sức khỏe VĐV
35
Sè §ÆC BIÖT / 2020
thì những nguy cơ và thách thức của BĐKH đặt
ra đối với công tác huấn luyện VĐV của Trung
tâm HLTTQG Cần Thơ là thực tế không thể phủ
nhận. Để thích ứng và giảm thiểu tối đa những
tác động của BĐKH và môi trường đối với công
tác huấn luyện VĐV thể thao thành tích cao
Trung tâm HLTTQG Cần Thơ tập trung thực
hiện đồng bộ 08 giải pháp sau đây: 
Giải pháp thứ nhất, cập nhật các thông tin liên
quan về thời tiết, BĐKH trên các phương tiện
thông tin đại chúng hoặc bản tin cảnh báo thời
tiết. Mục đích, để triển khai xây dựng các phương
án huấn luyện tối ưu, thích ứng với BĐKH. 
Giải pháp thứ hai, thực hiện mục tiêu xanh
hoá khuôn viên nơi ở và địa điểm tập luyện bằng
hệ thống cây xanh. Mục đích, tạo cảnh quan môi
trường với thảm cây xanh giúp ngăn chặn những
ảnh hưởng của khói bụi, tăng lượng ôxy không
khí và điều hòa nhiệt độ môi trường do hệ thống
quang hợp của cây mang lại. 
Giải pháp thứ ba, tăng cường công tác tuyên
truyền, vận động và cập nhật kiến thức về môi
trường và BĐKH cho cán bộ, HLV, VĐV,
chuyên gia bằng nhiều hình thức khác nhau như
thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ Tổ quốc
vào sáng thứ hai hàng tuần; duy trì các buổi lao
động ‘’Vì môi trường xanh sạch đẹp’’ hàng tuần
vào chiều thứ tư; Tổ chức ký cam kết giữa Ban
HL, VĐV, Công đoàn, Đoàn Thanh niên hạn chế
dùng sản phẩm đồ nhựa tái chế, đồ đựng thức
ăn uống một lần bằng nhựa, nilon. Mục đích,
nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và
hành vi ứng xử có trách nhiệm, văn hóa đối với
môi trường, góp phần giảm thiểu tác động của
BĐKH và đẩy lùi nguy cơ ô nhiễm môi trường,
đặc biệt là rác thải nhựa.
Giải pháp thứ tư, chủ động xây dựng kế hoạch
sửa chữa, cải tạo hệ thống CSVC phục vụ tập
luyện và sinh hoạt VĐV, dành nguồn kinh phí
đảm bảo để duy tu, bảo dưỡng CSVC. Mục đích,
đảm bảo hệ thống CSVC luôn trong tình trạng tốt
nhất phục vụ hiệu quả cho triển khai công tác
huấn luyện thuận lợi theo kế hoạch, chủ động
trước các diễn biến bất lợi BĐKH và môi trường.
Giải pháp thứ năm, tham mưu cho lãnh đạo
cấp trên trong việc ra quyết định tập trung đầu
tư đào tạo, huấn luyện VĐV các môn thể thao
thích ứng với điều kiện CSVC, khí hậu và môi
trường vùng miền. Mục đích, làm tăng giá trị sử
dụng của hệ thống CSVC và nâng cao hiệu quả
công tác huấn luyện môn thể thao thích ứng với
BĐKH và môi trường.
Giải pháp thứ sáu, khen thưởng và biểu
dương kịp thời những tổ chức, cá nhân có những
đóng góp tích cực cho công tác bảo vệ môi
trường. Mục đích, khích lệ tinh thần chủ động,
tích cực của các tổ chức và cá nhân trong hoạt
động bảo vệ môi trường
Giải pháp thứ bảy, thực hiện tốt công tác
kiểm tra sức khỏe cho các VĐV thường xuyên.
Mục đích, nhằm phát hiện sớm các bệnh lý đối
với các VĐV, tránh những tác động và rủi do về
sức khỏe do BĐKH .
Giải pháp thứ tám, khuyến khích cán bộ,
HLV, VĐV việc sử dụng tiết kiệm nguồn tài
nguyên như nước sinh hoạt, điện, sử dụng lại
giấy in phô tô đã dùng một mặtMục đích,
ngăn chặn và giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến
môi trường từ việc khai thác cạn kiệt nguồn tài
nguyên nước ngọt, nguy cơ thiếu điện, tác động
đến rừng do cung cấp các sản phẩm gỗ cho
ngành công nghiệp giấy./.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2020),
Tài liệu tập huấn về công tác bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Kịch
bản Biêń đôỉ khi ́hâụ và nước biển dâng cho Việt
Nam, Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và
Bản đồ Việt Nam.
3. David Eckstein, Vera Künzel and Laura
Schäfer (2017), Báo cáo rủi ro về khí hậu.
4.Trung tâm HLTTQG Cần Thơ (2020),
Báo cáo rà soát hệ thống CSVC kỹ thuật thể
dục thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
5. Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ
(2015), Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho
Cần Thơ.
6.Viện Khoa học Khi ́tượng Thủy văn và Môi
trường (2011), Tài liệu hướng dẫn Đánh giá tác
động của biêń đôỉ khi ́hâụ và xác định các giải
pháp thićh ứng, Nxb Tài nguyên - Môi trường
và Bản đồ Việt Nam.

File đính kèm:

  • pdfcac_giai_phap_ung_pho_voi_bien_doi_khi_hau_trong_trien_khai.pdf