Các dạng điệu thức trong âm nhạc chèo chải ở lễ hội trần khát chân và trõ thủy xã Đông Anh - Đông Sơn - Thanh Hóa

Đặt vấn đề

Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc nên ngôn ngữ và các phong tục tập quán rất

phong phú đa dạng. Mỗi vùng, mỗi miền, mỗi tộc người lại có một nền âm nhạc dân gian

mang giá trị truyền thống và nét đặc sắc riêng. Do vậy, việc xác định những điệu thức điển

hình trong âm nhạc truyền thống Việt Nam là vô cùng khó khăn và phức tạp. Đã có rất nhiều

công trình nghiên cứu về các dạng điệu thức trong âm nhạc cổ truyền của người Việt cũng

như một số dân tộc ít người khác. Mặc dù, ở các công trình nghiên cứu đó các tác giả còn có

những vấn đề chưa thống nhất, nhưng điều mà các nhà nghiên cứu cùng đi đến sự nhất trí cao

là ở Việt Nam dạng điệu thức chủ yếu trong âm nhạc truyền thống là điệu thức 5 âm không có

bán cung. Ngoài ra, còn có các thành phần âm gồm có 3 âm, 4 âm hay 5 âm có bán cung, 5

âm có quãng 3 cung, Các kiểu sử dụng thành phần âm này chiếm số lượng không lớn

nhưng chúng cũng có vị trí nhất định trong nền âm nhạc dân gian, truyền thống Việt Nam. Từ

hệ thống điệu thức đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và công bố liên hệ với điệu thức các

bài ca Chèo chải chúng tôi thấy có các đặc điểm sau

Các dạng điệu thức trong âm nhạc chèo chải ở lễ hội trần khát chân và trõ thủy xã Đông Anh - Đông Sơn - Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Các dạng điệu thức trong âm nhạc chèo chải ở lễ hội trần khát chân và trõ thủy xã Đông Anh - Đông Sơn - Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Các dạng điệu thức trong âm nhạc chèo chải ở lễ hội trần khát chân và trõ thủy xã Đông Anh - Đông Sơn - Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Các dạng điệu thức trong âm nhạc chèo chải ở lễ hội trần khát chân và trõ thủy xã Đông Anh - Đông Sơn - Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Các dạng điệu thức trong âm nhạc chèo chải ở lễ hội trần khát chân và trõ thủy xã Đông Anh - Đông Sơn - Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Các dạng điệu thức trong âm nhạc chèo chải ở lễ hội trần khát chân và trõ thủy xã Đông Anh - Đông Sơn - Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Các dạng điệu thức trong âm nhạc chèo chải ở lễ hội trần khát chân và trõ thủy xã Đông Anh - Đông Sơn - Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Các dạng điệu thức trong âm nhạc chèo chải ở lễ hội trần khát chân và trõ thủy xã Đông Anh - Đông Sơn - Thanh Hóa trang 8

Trang 8

Các dạng điệu thức trong âm nhạc chèo chải ở lễ hội trần khát chân và trõ thủy xã Đông Anh - Đông Sơn - Thanh Hóa trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 10680
Bạn đang xem tài liệu "Các dạng điệu thức trong âm nhạc chèo chải ở lễ hội trần khát chân và trõ thủy xã Đông Anh - Đông Sơn - Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các dạng điệu thức trong âm nhạc chèo chải ở lễ hội trần khát chân và trõ thủy xã Đông Anh - Đông Sơn - Thanh Hóa

Các dạng điệu thức trong âm nhạc chèo chải ở lễ hội trần khát chân và trõ thủy xã Đông Anh - Đông Sơn - Thanh Hóa
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 CÁC DẠNG ĐIỆU THỨC TRONG ÂM NHẠC CHÈO CHẢI Ở LỄ HỘI 
 TRẦN KHÁT CHÂN VÀ TRÕ THỦY XÃ ĐÔNG ANH - ĐÔNG SƠN - 
 THANH HÓA 
 ThS. Nguyễn Tiến Thành1 
 Tóm tắt: Chèo chải là tên gọi của một loại hình diễn xướng dân gian xứ Thanh, có 
nguồn gốc xuất xứ từ tín ngưỡng thờ thần, thờ Thành hoàng làng. Những danh thần, Thành 
hoàng làng ở đây là những người có công bảo vệ quê hương đất nước, những danh nhân, 
thần tướng có thể phù hộ, độ trì đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân chúng quanh 
vùng. Bài viết đề cập các dạng điệu thức trong âm nhạc chèo chải ở lễ hội Trần Khát Chân và 
trò Thủy xã Đông Anh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa nhằm tìm hiểu hơn nữa giá trị nghệ 
thuật của loại hình này. 
 Từ khóa: Chèo chải, điệu thức trong âm nhạc chèo chải, giá trị nghệ thuật, lễ hội. 
 1. Đặt vấn đề 
 Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc nên ngôn ngữ và các phong tục tập quán rất 
phong phú đa dạng. Mỗi vùng, mỗi miền, mỗi tộc người lại có một nền âm nhạc dân gian 
mang giá trị truyền thống và nét đặc sắc riêng. Do vậy, việc xác định những điệu thức điển 
hình trong âm nhạc truyền thống Việt Nam là vô cùng khó khăn và phức tạp. Đã có rất nhiều 
công trình nghiên cứu về các dạng điệu thức trong âm nhạc cổ truyền của người Việt cũng 
như một số dân tộc ít người khác. Mặc dù, ở các công trình nghiên cứu đó các tác giả còn có 
những vấn đề chưa thống nhất, nhưng điều mà các nhà nghiên cứu cùng đi đến sự nhất trí cao 
là ở Việt Nam dạng điệu thức chủ yếu trong âm nhạc truyền thống là điệu thức 5 âm không có 
bán cung. Ngoài ra, còn có các thành phần âm gồm có 3 âm, 4 âm hay 5 âm có bán cung, 5 
âm có quãng 3 cung, Các kiểu sử dụng thành phần âm này chiếm số lượng không lớn 
nhưng chúng cũng có vị trí nhất định trong nền âm nhạc dân gian, truyền thống Việt Nam. Từ 
hệ thống điệu thức đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và công bố liên hệ với điệu thức các 
bài ca Chèo chải chúng tôi thấy có các đặc điểm sau: 
 2. Các bài ca sử dụng một dạng điệu thức 
 Trong số các bài ca Chèo chải chúng tôi đã ký âm có bài Hát Mở đầu (trò Thủy xã Đông 
Anh, huyện Đông Sơn) tuy có được tổng hợp về thành phần âm nhưng không nằm trong số các 
bài được xem xét về phương diện điệu thức bởi chúng nằm trong số các bài ca xây dựng theo 
phong cách hát nói, nói lối với thành phần âm hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố ngữ điệu. 
 - Điệu thức Bắc: Hình thành từ 2 nhóm 3 âm trên và dưới, trong đó mỗi nhóm được 
tạo thành bởi các âm có khoảng cách lần lượt là quãng 2 trưởng (2T) và 3 thứ (3t), hai nhóm 
âm này được kết nối với nhau bằng quãng 2 trưởng ở chính giữa. Điệu thức này mang màu 
sắc tươi vui, sáng sủa, đồng thời đây cũng là một trong những điệu thức phổ biến nhất trong 
âm nhạc cổ truyền người Việt. Điều này, một mặt khẳng định tính thuần Việt của các làn điệu, 
1 Khoa Âm nhạc - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 
 97 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
mặt khác cũng cho thấy rõ việc ảnh hưởng khá sâu sắc của âm nhạc truyền thống đến hệ 
thống các bài ca Chèo chải: 
 Ví dụ 1: Các bài Kết cuộc 1, 2 (Chèo chải xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc) đều được 
cấu tạo một bè không có phần Xô gồm các âm sau: 
 Cả hai bài ca đều được xây dựng trên cơ sở của điệu thức 5 âm có màu sắc mang tính 
tổng hợp của sự khỏe mạnh, trong sáng, tươi tắn, trữ tình, phản ánh tâm tư, tình cảm của 
“Quân bơi Chèo chải” đối với nhân dân đồng bào đã cùng nhau ôn lại những chiến công, đóng 
góp của danh tướng Trần Khát Chân cho quê hương đất nước. Đây đồng thời cũng là một 
trong những bài sử dụng điệu thức Bắc gốc đầy đủ âm không có hiện tượng giao thoa hay 
thiếu âm. 
 Giai điệu chủ yếu xoay quanh quãng 6 trưởng (c1 - a1) với sự xuất hiện thường xuyên 
của quãng bốn đúng (c1 - f1) và kết thúc ổn định bằng âm đô (c1) của điệu thức, là một trong 
những đặc điểm điển hình cho việc sử dụng quãng trong các làn điệu dân ca Việt Nam. Ở đây 
âm tạo với âm đô một quãng 4 đúng trở thành âm tựa cho giai điệu còn âm rê trở thành âm 
phụ trong lối tiến hành nhẩy quãng 4 đi xuống về âm đô: 
 Ví dụ 2: Trích bài: Kết cuộc (Chèo chải xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc). 
 Tính chất trong sáng, tươi tắn, khỏe mạnh, trữ tình của bài Kết cuộc được duy trì ở cả 
các bài hát Chính cuộc 3, 4, 5 (trò Thủy, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn) với cách cấu tạo 
như sau: 
 + Chính cuộc 3: Cấu tạo trên một bè - dạng ca khúc (không có Xướng - Xô) 
 + Chính cuộc 4: Cấu tạo trên một bè - dạng ca khúc (không có Xướng - Xô) 
 + Chính cuộc 5: Cách cấu tạo gồm có hai phần (Xướng - Xô). 
 Tuy nhiên, để tạo sự phong phú và tính phát triển của hệ thống các bài ca; hệ thống âm 
đã thay đổi và mang màu sắc điệu thức Bắc với âm chính là si giáng: 
 Ví dụ 3: 
 - Điệu Huỳnh: 
 Khi xem xét bài Vào cuộc và Chính cuộc 1 (trò Thủy xã Đông Anh, huyện Đông Sơn) 
chúng tôi thấy các bài này đều được xây dựng trên cơ sở của lối cấu tạo hai phần (Xướng và 
Xô). Kết hợp cả phần Xướng và phần Xô ta có dãy âm sau: 
98 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 Ví dụ 4: 
 Dựa trên đường tuyến giai điệu chính của phần Xướng và quy luật sắp xếp âm cũng 
như tính chất trong sáng, trữ tình của bài ca (phù hợp với lối hát đối đáp tập thể), chúng tôi 
xác định được xu thế của điệu thức Huỳnh đầy đủ âm được sử dụng (âm rê). Phần Xô được 
xây dựng bởi nhóm 3 âm (h-d1- e1) kết thúc ở âm rê, tiến hành xoay quanh quãng 4 đúng (h- 
e1). Giai điệu phần Xướng tiến hành theo lối tổng hợp gồm các quãng 4 đúng, 5 đúng, 3 
trưởng, 3 thứ, 2 trưởng xoay quanh quãng 6 trưởng. Ở bài Chính cuộc 1 với sự xuất hiện 
nhiều lần quãng 4 đúng, 5 đúng và tiến hành về âm rê (phần Xô). Các câu nhạc tiến hành luân 
phiên kết ở âm la và âm rê; kết bài bằng phần Xướng với âm chính rê: 
 Ví dụ 5: Trích bài: Chính cuộc 1 (trò Thủy xã Đông Anh, huyện Đông Sơn). 
 Bài Chính cuộc 1 (trò Thủy xã Đông Anh, huyện Đông Sơn) cũng được xây dựng bởi 
hai chất liệu âm nhạc (Xướng và Xô). Kết hợp cả phần Xướng và phần Xô ta có dãy âm es1 - 
fis1 - g1 - hes - c1. Phần Xô được xây dựng bởi nhóm 3 âm (c1 - es1 - fis1) và kết thúc ở âm mi 
giáng, tiến hành xoay quanh quãng 4 đúng (c1 - fis1). Phần Xướng tiến hành giai điệu theo lối 
tổng hợp gồm các quãng 4 đúng, 5 đúng, 3 trưởng, 3 thứ, 2 trưởng xoay quanh quãng 6 
trưởng (hes1 - g1). Ở bài Chính cuộc 1 với sự xuất hiện nhiều lần quãng 4 đúng, 5 đúng và tiến 
hành về âm chính mi giáng (phần Xô). Các câu nhạc tiến hành kết luân phiên ở âm si giáng và 
âm mi giáng. Bài ca kết thúc bằng phần Xướng với âm chính mi giáng. 
 - Thang 4 âm: 
 Trong hệ thống các bài ca thuộc Chèo chải xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc ngoài hệ 
thống điệu thức 5 âm Đô chủy cấu tạo trên một bè được sử dụng trong các bài Kết cuộc 1 và 
2, chúng tôi còn thấy hệ thống 4 âm ở các bài ca Vào cuộc, Chính cuộc 1, 2 và 4 (Xướng - 
Xô). Điều đặc biệt ở đây chính là sự xuất hiện âm mi giáng tạo với âm pha lên hơn nửa cung 
nghe “là lạ”, không phải âm hưởng Tây Nguyên, cũng không phải âm hưởng dân ca Nam Bộ 
 99 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
hay phương Tây mà chỉ Chèo chải mới có. Điều này dễ để người nghe nhầm tưởng đây là 
quãng bán cung được sử dụng trong bài: 
 Ví dụ 6: 
 (âm es1 được nâng cao ¼ cung) 
 Phần Xướng ở các bài sử dụng thang âm 4 âm này đều rất cân xứng theo kiểu phân 
chia nhóm 4 từ theo cặp, giữa phần Xướng và phần Xô mang tính chất đối đáp (Hát Chính 
cuộc 2 và 4). Phần Xô được xây dựng dựa trên chất liệu của phần Xướng ở đây được cố định 
từ đầu cho đến hết bài. Các tiết nhạc ở phần Xướng phát triển từ nhóm 2 âm lên đến 3 âm rồi 
4 âm xoay quanh các âm chính c1 - es1 - g1 - c2 (âm es1 được nâng cao hơn ¼ cung): 
 Ví dụ 7: Trích bài: Chính cuộc 3 (Chèo chải xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc). 
 Âm nhạc có tính chất khỏe khoắn, trong sáng kết hợp với các quãng 4 được sử dụng 
thường xuyên xoay quanh trục quãng 8 mang đậm màu sắc dân ca lao động. Sự bổ sung cho 
nhau về thành phần âm giữa phần Xướng và phần Xô từ 4 âm đến 2 âm, 3 âm rồi lại 4 âm đã 
làm nổi rõ một cấu trúc phát triển đặc thù của Chèo chải. 
 - Thang âm 5 âm riêng: 
 Ví dụ 8: 
 Đây là một dạng điệu thức đặc biệt - riêng có của Chèo chải không giống với dạng 
thức nào của hệ thống điệu thức Trung Hoa. Theo các nhà nghiên cứu thì: “đây là dạng điệu 
thức xuất hiện tương đối muộn với hiện tượng đặc biệt ở đây chính là âm điệu quãng 3 cung 
liên tiếp (d1 - gis1), chính âm điệu này đã tạo nên sắc thái riêng rất độc đáo cho bài ca” [4. 
tr192]. Nếu đem so sánh với điệu thức Oán mà các nhà nghiên cứu thường gọi chúng tôi thấy 
có sự khác biệt ở cấu tạo quãng 3 thứ ở trên thuộc điệu thức Oán và quãng 3 trưởng ở trên 
thuộc nhóm âm bài ca Chính cuộc 4 (Chèo chải xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc), nên điệu 
thức này có thể thuộc nhóm Oán biến thể với âm chính là âm đô. Với cách tiến hành giai điệu 
100 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
tổng hợp xoay quanh quãng 4 đúng trong bài ca Chính cuộc 4 (Chèo chải xã Vĩnh Thành, 
huyện Vĩnh Lộc) phần âm nhạc đã toát lên một không khí lao động sôi nổi, khẩn trương tương 
ứng với những hình tượng âm nhạc thông qua phần lời của bài ca: 
 Ví dụ 9: Trích bài: Chính cuộc 4 (Chèo chải xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc). 
 Tuy có số lượng thành phần âm ít hơn ở cả phần Xướng và phần Xô của bài ca kết hợp 
với một nhịp độ khẩn trương, gấp gáp nhưng phần âm nhạc vẫn chuyển tải đầy đủ ý thơ: 
 “Bàn mưu lên chốn gia lâu 
 Lưỡi gươm quyết chém lấy đầu Quý Ly” 
 Các quãng sử dụng ở đây vẫn phổ biến là quãng 4 đúng (và âm hưởng của nó) 
nhưng vẫn tạo được sự mềm mại đầy xao động, khoan thai trên cơ sở của loại nhịp đồng 
độ và cân xứng. 
 Trong quá trình tổng hợp và sắp xếp các âm theo thứ tự chúng tôi thấy có sự xuất 
hiện của quãng bán cung (gis1 - a1) nhưng trong quá trình xây dựng giai điệu chính của phần 
Xướng lại không sử dụng quãng bán cung này. Điều này chứng tỏ có sự độc lập giữa phần 
Xướng và phần Xô rõ nét để tạo tính đối đáp. Phần Xô ở đây được giữ cố định cho đến hết 
bài còn phần Xướng được thay đổi cho phù hợp với dấu giọng và ngôn từ biểu đạt nội dung 
văn học: 
 Ví dụ 10: Trích bài: Chính cuộc 4 (Chèo chải xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc). 
 3. Các bài ca có thay đổi điệu thức 
 Như chúng ta đã biết, một hiện tượng khá phổ biến trong âm nhạc dân gian người Việt 
là ít dùng một dạng điệu thức mà thường dùng từ hai hoặc nhiều dạng điệu thức khác nhau để 
tạo sự phong phú cho giai điệu, để diễn tả những hình tượng âm nhạc một cách đa dạng hơn 
và màu sắc âm thanh mới lạ hơn. Thông thường, có hai kiểu cách thay đổi điệu tính là: giao 
thoa hoặc chuyển hẳn tính chất điệu thức với đặc điểm như sau: 
 - Thay đổi cấu tạo điệu thức, đồng thời thay đổi cả âm chính. 
 - Thay đổi cấu tạo điệu thức nhưng giữ nguyên âm chính. 
 - Thay đổi âm chính nhưng giữ nguyên cấu tạo điệu thức. 
 101 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 Trong bài ca Chính cuộc 6 (trò Thủy xã Đông Anh, huyện Đông Sơn) sử dụng thủ 
pháp chuyển dịch điệu thức rõ nét: 
 Ví dụ 11: Trích bài: Chính cuộc 6 (trò Thủy xã Đông Anh, huyện Đông Sơn). 
 Hiện tượng này được tiến hành bằng phương pháp sử dụng thang 4 âm gồm các âm h 
- d1 - e1 - fis1, xoay quanh quãng 4 đúng (e1 - h) với âm chính là âm si. Vấn đề chủ âm được 
xác định ở đây dựa trên cơ sở của các âm phụ xoay quanh âm ổn định nhất (h) ở câu hát thứ 
nhất của bài: 
 Ví dụ 12: 
 Đây là một câu nhạc hoàn chỉnh tương ứng với cặp thơ lục bát liền mạch (câu 8 được 
nhắc lại hai lần) kết hợp với động tác múa tay không (guộn ngón) của các con Chèo. Toàn bộ 
câu nhạc toát lên tính chất vui tươi, trong sáng bởi sự xuất hiện của các quãng 2 trưởng, 6 
trưởng, 4 đúng và 5 đúng nhưng lại kết thúc bằng quãng 3 thứ đã tạo cho người nghe một cảm 
giác lâng lâng. 
 Bài ca được tiếp diễn bằng cách tiến hành giai điệu chuyển dịch sang điệu thức Bắc 
(từ ô nhịp 12) với âm chính là âm si giáng (thấp hơn nửa cung so với câu nhạc đầu) gồm các 
âm: hes - c1 - es1 - f1 - g1 cho đến hết bài. 
 Ví dụ 13: 
 Phần giai điệu xuất hiện âm pha và âm đô kết hợp với các âm hes- es1 - g1với khung 
cấu trúc của điệu thức Nam có âm chính là si giáng. Như vậy, sự thay đổi điệu thức ở đây là: 
Thay đổi cấu tạo điệu thức nhưng giữ nguyên âm gốc. 
 Bài Chính cuộc 8 được xây dựng trên cơ sở của sự kết hợp giữa thể thơ thất ngôn tứ 
tuyệt và thể thơ lục bát (xem phụ lục). Trong đó giai điệu phần lời ca ở thể thơ thất ngôn tứ 
102 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
tuyệt (16 ô nhịp đầu) được xây dựng trên dãy các âm c1 - es1 - f1 - g1 (điệu thức Nam thiếu 
âm). Do cấu tạo có quãng ba thứ (3t) nên giai điệu mang màu sắc trữ tình và hơi buồn. Giai 
điệu chính không kết thúc bằng âm chính đô mà kết thúc bằng âm pha đã tạo sự bất ổn, hụt 
hẫng cần giải quyết đến âm ổn định cho đường tuyến giai điệu. Từ ô nhịp 17 đến hết bài 
(không kể phần kết bổ sung), giai điệu được chuyển sang dãy âm hes - c1 - es1 - f1 - g1và kết 
thúc ở âm chính si giáng. Khung tựa âm điệu dựa trên các âm si giáng và âm mi giáng, ngoài 
ra còn có âm phụ trợ đô làm âm đà dẫn lên âm pha rồi tiến hành giải quyết xuống quãng 4 
đúng về âm chính si giáng. Như vậy, hiện tượng giao thoa giữa hai dạng điệu thức này là: 
Thay đổi âm gốc nhưng giữ nguyên cấu tạo giữa các âm có bổ sung thêm thành phần âm để 
hoàn thiện cấu trúc điệu thức. 
 Từ quá trình phân tích như trên chúng tôi đưa ra “Bảng tổng hợp thành phần âm” 
trong các bài ca Chèo chải xứ Thanh như sau: 
 BẢNG THANG ÂM CÁC BÀI CA CHÈO CHẢI 
TT Thể loại Tên bài Thành phần âm Điệu thức tương ứng 
 1 Giáo đầu d1 - e1 - a1 - h - c1 Riêng 
 2 Vào cuộc a1 - h - d1 - e1 - fis1 Huỳnh (Rê cung) 
 3 Chính cuộc 1 a1 - h - d1 - e1 - fis1 Huỳnh (Rê cung) 
 4 Chính cuộc 2 hes - c1 - es1 - f1 - g1 Bắc (Si giáng chủy) 
 5 Trò Thủy Chính cuộc 3 hes - c1 - es1 - f1 - g1 Bắc (Si giáng chủy) 
 6 xã Đông Chính cuộc 4 hes - c1 - es1 - f1 - g1 Bắc (Si giáng chủy) 
 7 Anh Chính cuộc 5 hes - c1 - es1 - f1 - g1 Bắc (Si giáng chủy) 
 huyện 
 h - d1 - e1 - fis1 Thang 4 âm 
 8 Đông Chính cuộc 6 
 1 1 1 1 
 Sơn hes - c - es - f - g Bắc (Si giáng chủy) 
 9 Chính cuộc 7 hes - c1 - es1 - f1 - g1 Bắc (Si giáng chủy) 
 Nam (Đô Vũ) + Bắc (Si 
 10 Chính cuộc 8 c1 - es1 - f1 - g1 - hes 
 giáng chủy) 
 11 Kết cuộc c1 - f1 - g1 3 âm 
 c1 - es1+ - f1 - g1 
 12 Vào cuộc 4 âm 
 (es1 nâng cao ¼ cung) 
 c1 - es1+ - f1 - g1 
 13 Chèo Chính cuộc 1 4 âm 
 (es1 nâng cao ¼ cung) 
 chải xã 
 c1 - es1+ - f 1- g1 
 14 Vĩnh Chính cuộc 2 4 âm 
 (es1 nâng cao ¼ cung) 
 Thành 
 15 Chính cuộc 3 cis1 - e1 - fis1 - gis1 - a1 Oán biến thể 
 huyện 
 c1 - es1+ - f 1- g1 
 16 Vĩnh Lộc Chính cuộc 4 4 âm 
 (es1 nâng cao ¼ cung) 
 17 Kết cuộc 1 c1 - d1 - e1 - g1 - a1 Bắc (Đô chủy) 
 18 Kết cuộc 2 c1 - d1 - f1 - g1 - a1 Bắc (Đô chủy) 
 103 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 Từ bảng tổng hợp trên chúng tôi đưa ra những nhận xét sau: 
 - Ngoài các bài ca sử dụng điệu thức Bắc (09/18 bài), phần lớn các bài ca Chèo chải 
còn có hệ thống “thành phần âm riêng” (theo chúng tôi đặt tên) không nằm trong hệ thống 
“Ngũ âm Trung Hoa”, điều này khẳng định bản sắc dân tộc, địa phương trong dân ca 
Thanh Hóa. 
 - Hệ thống bài sử dụng 3 âm chỉ có trong phần hát chính của bài Kết cuộc (trò Thủy xã 
Đông Anh, huyện Đông Sơn) đã phản ánh rõ tính chất tương đồng với làn điệu Hò vượt thác 
(nằm trong hệ thống các làn điệu hò sông Mã), đồng thời khẳng định phần nào tính chất “cổ” 
trong hệ thống bài bản dân ca Việt Nam nói chung và của người dân xứ Thanh nói riêng. 
 - Hệ thống các bài sử dụng 4 âm (trong đó xuất hiện quãng lớn hơn nửa cung nhưng 
thấp hơn 1 cung) ở các bài Vào cuộc, Chính cuộc 1, 2 và 4 (Chèo chải xã Vĩnh Thành, huyện 
Vĩnh Lộc) và bài Chính cuộc 6 (trò Thủy xã Đông Anh, huyện Đông Sơn). Điều đặc biệt ở 
đây là cách sử dụng 5 âm tương ứng với điệu thức Oán biến thể đã tạo cho nghệ thuật Chèo 
chải có sự phong phú, đa dạng về màu sắc âm thanh. 
 - Để hoàn thiện các thành phần âm sử dụng trong bài ca, hiện tượng phần Xướng và 
phần Xô hoặc giữa các câu trong cùng một bài ca cấu tạo trên một bè được liên kết và hỗ trợ 
lẫn nhau trong việc hoàn thiện cấu tạo của thành phần âm. Điều này đã phản ánh tính phong 
phú của việc xây dựng hệ thống âm, đồng thời cũng có thể được xếp vào loại các bài ca có sử 
dụng các dạng điệu thức tương ứng khác nhau. 
 - Trên thực tế, hệ thống âm trong các làn điệu dân ca thường phụ thuộc nhiều vào yếu 
tố dấu giọng và tính chất làn điệu mang tính quy luật. Trong các bài ca Chèo chải việc xác 
định điệu thức tương ứng còn có chỗ không được rõ ràng, mạch lạc. Mặc dù, yếu tố dấu giọng 
vẫn là yếu tố khởi dựng nên số lượng âm trong bài ca, làn điệu, hoặc điệu thức tương ứng 
nhưng ở đây yếu tố làn điệu mang tính quy luật thì hoàn toàn không rõ. Chính vì vậy, việc xác 
định điệu thức tương ứng trong các bài ca Chèo chải chỉ mang tính tương đối, chủ yếu dựa 
trên cơ sở tính chất của các bài ca để khẳng định điệu thức tương ứng được sử dụng trong bài 
chứ không đơn thuần là việc xác định các âm ổn định hay âm tựa 
 Tóm lại, tuy có sự phức tạp trong cách sử dụng thành phần âm, điệu thức tương ứng 
trong âm nhạc, nhưng các bài ca trong hệ thống Chèo chải xứ Thanh đều toát lên sự tươi tắn, 
khỏe mạnh và duyên dáng đặc trưng của hệ thống nội dung nghệ thuật. 
 Tài liệu tham khảo 
 [1]. Phạm Minh Khang (1987), Vai trò của quãng 4 trong âm nhạc, tạp chí Nghiên 
cứu Văn hóa Nghệ thuật, số 2. 
 [2]. Phạm Minh Khang (2004), Thang âm điệu thức trong âm nhạc truyền thống Việt 
Nam, tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, số 2. 
 [3]. Nguyễn Thụy Loan (1991), Dân ca người Việt và vấn đề tác động của thanh 
điệu đối với sự hình thành, phát triển của ca nhạc ngũ cung, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật 
Hà Nội, số 4. 
 [4]. Nhiều tác giả (2005), Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Nhạc viện Hà Nội. 
104 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 [5]. Nguyễn Thị Nhung (1996), Thể loại âm nhạc, Nxb Âm nhạc. 
 [6]. Nguyễn Thị Nhung (1997), Hình thức âm nhạc, Nxb Giáo dục. 
 [7]. Tú Ngọc (1974), Điệu thức trong dân ca Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu Nghệ 
thuật, số 4. 
 [8]. Hồng Thao (1992), Bàn về thang âm điệu thức người Việt, tạp chí Âm nhạc, số 2. 
 [9]. Tô Vũ (1995), Ngôn ngữ âm nhạc trong thang âm điệu thức, tạp chí Văn hóa 
Nghệ thuật, số 11. 
 [10]. Nguyễn Khắc Xương (1978), Thử tìm yếu tố sân khấu trong diễn xướng nông 
nghiệp dân gian, Kỷ yếu hội nghị chuyên đề Viện Nghệ thuật. 
Chú thích: 
Bài bản ký âm 
 - Tư liệu: Viện Âm nhạc (2007 - 2008). 
 - Đề tài: Sưu tầm, bảo tồn trò Thủy xã Đông Anh, huyện Đông Sơn và diễn xướng 
Chèo cạn xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa (Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê 
Văn Toàn và đoàn công tác Viện Âm nhạc). 
 - Người hát: Nghệ nhân Lê Thị Bàng (53 tuổi) thôn 6 làng Viên Khê xã Đông Anh, 
huyện Đông Sơn; Nghệ nhân Lê Thị Thanh (71 tuổi) thôn 2 xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc; 
Tập thể nghệ nhân CLB dân ca làng Viên Khê xã Đông Anh, huyện Đông Sơn và CLB dân ca 
xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa. 
 - Ký âm: Nguyễn Tiến Thành 
 MUSIC FORMS OF CHÈO CHẢI PERFORMED AT TRAN KHAT 
CHAN FESTIVAL IN DONG ANH COMMUNE, DONG SON DISTRICT, 
 THANH HOA PROVINCE 
 Nguyen Tien Thanh, M.A 
 Abstract: Chèo chải is a type of folk performance of Thanh land. It is originated from 
the god worship. The gods here are the people who protect the homeland and maintain the 
prosperity and happiness for local people. The paper analyses music forms of chèo chải at 
Tran Khat Chan festival in Dong Anh commune, Dong Son district, Thanh Hoa province for 
further understanding about its artistic values. 
 Key words: chèo chải, music forms, artistic value, festival. 
Người phản biện: TS. Đỗ Thị Thanh Nhàn (ngày nhận bài 23/6/2018; ngày gửi phản biện 
24/8/2018; ngày duyệt đăng 05/01/2019). 
 105 

File đính kèm:

  • pdfcac_dang_dieu_thuc_trong_am_nhac_cheo_chai_o_le_hoi_tran_kha.pdf