Các đặc tính màng chống thấm sinh học chitosan kết hợp với lignin thu hồi từ bã mía

Các loại màng bọc và túi được tạo ra từ quá

trình polyme hóa etilen và vinyl clorua tạo ra

các túi nilon PE, PVC sử dụng rất rộng rãi ở

hầu hết các nước trên thế giới với ưu điểm rất rẻ

tiền, nhẹ, thuận tiện sử dụng, có khả năng tạo

hình đa dạng để bao bọc và đóng gói các sản

phẩm. Các loại màng PE, PVC, PET và PE khi

sản xuất thường được thêm các chất hóa dẻo

DEHA, LDPE, DEHP thuộc nhóm phthalates

(PAEs) từ 10% tới 60% khối lượng màng nhằm

cải tiến khả năng đàn hồi, khả năng kéo giãn và

dễ tạo hình (Giuliani & cs., 2020). Các chất

phtalates là những chất cấm sử dụng do tác

động đến hormone gây rối loạn nội tiết, ảnh

hưởng đến sức khỏe sinh sản, gây ung thư và

rất khó phân hủy phải mất từ 200-500 năm mới

có thể phân hủy một túi nilon trong môi trường

tự nhiên, do vậy gây ảnh hưởng rất lớn đến môi

trường và sức khỏe con người. Tại hội thảo khoa

học Kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng

túi nilon khó phân hủy năm 2018 tại Quy Nhơn,

các nhà khoa học dùng cụm từ “ô nhiễm trắng”

để nói về hiện tượng ô nhiễm do túi nilon gây ra

thảm họa đối với môi trường. Trên thế giới và cả

ở Việt Nam, việc hạn chế sử dụng và tiến tới

thay thế các bao bì, túi nilon bằng các loại vật

liệu mới an toàn, thân thiện với sức khỏe và môi

trường đang ngày càng được quan tâm (Rai &

cs., 2017).

Các đặc tính màng chống thấm sinh học chitosan kết hợp với lignin thu hồi từ bã mía trang 1

Trang 1

Các đặc tính màng chống thấm sinh học chitosan kết hợp với lignin thu hồi từ bã mía trang 2

Trang 2

Các đặc tính màng chống thấm sinh học chitosan kết hợp với lignin thu hồi từ bã mía trang 3

Trang 3

Các đặc tính màng chống thấm sinh học chitosan kết hợp với lignin thu hồi từ bã mía trang 4

Trang 4

Các đặc tính màng chống thấm sinh học chitosan kết hợp với lignin thu hồi từ bã mía trang 5

Trang 5

Các đặc tính màng chống thấm sinh học chitosan kết hợp với lignin thu hồi từ bã mía trang 6

Trang 6

Các đặc tính màng chống thấm sinh học chitosan kết hợp với lignin thu hồi từ bã mía trang 7

Trang 7

Các đặc tính màng chống thấm sinh học chitosan kết hợp với lignin thu hồi từ bã mía trang 8

Trang 8

Các đặc tính màng chống thấm sinh học chitosan kết hợp với lignin thu hồi từ bã mía trang 9

Trang 9

Các đặc tính màng chống thấm sinh học chitosan kết hợp với lignin thu hồi từ bã mía trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 14040
Bạn đang xem tài liệu "Các đặc tính màng chống thấm sinh học chitosan kết hợp với lignin thu hồi từ bã mía", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các đặc tính màng chống thấm sinh học chitosan kết hợp với lignin thu hồi từ bã mía

Các đặc tính màng chống thấm sinh học chitosan kết hợp với lignin thu hồi từ bã mía
Vietnam J. Agri. Sci. 2021, Vol. 19, No. 7: 932-941 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2021, 19(7): 932-941 
www.vnua.edu.vn 
932 
CÁC ĐẶC TÍNH MÀNG CHỐNG THẤM SINH HỌC CHITOSAN KẾT HỢP VỚI LIGNIN 
THU HỒI TỪ BÃ MÍA 
Chu Thị Thanh1*, Nguyễn Thị Tuyết2, Nguyễn Ngọc Kiên1, 
Ngô Thị Thương1, Nguyễn Thị Bích Thủy3, Lê Thị Thu Hương1 
1Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
2 Sinh viên K60, Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
3Trường THPT Quang Hà, Vĩnh Phúc 
*Tác giả liên hệ: chuthithanh.hus@gmail.com 
Ngày nhận bài: 25.11.2019 Ngày chấp nhận đăng: 23.04.2021 
TÓM TẮT 
Hiện nay nhu cầu toàn xã hội trong sự phát triển các loại màng sinh học dễ phân hủy để thay thế vật liệu nhựa 
tổng hợp ngày càng tăng lên nhanh chóng. Mục tiêu của nghiên cứu này là thu hồi lignin từ bã mía - phụ phẩm của 
ngành sản xuất mía đường bằng phương pháp thủy phân kiềm để tổng hợp ra các loại màng sinh học từ chitosan và 
lignin góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy lignin được tách ra từ bã mía sau 2h thủy 
phân với tỉ lệ NaOH/bã mía (1/10 w/w) và kết tủa bằng dung dịch axit tại pH = 2. Các màng tạo thành được đo các đặc 
tính: độ ẩm, độ dày, lực phá vỡ và khả năng chống thấm nước. Trong đó, màng được tạo thành từ chitosan và lignin 
theo tỉ lệ thể tích (1C:1L v/v), độ dày màng từ 27,19-30,13µm, lực phá vỡ màng 259.000-312.000 N/m2 có khả năng 
chống thấm nước tốt nhất và kháng khuẩn với chủng vi sinh vật Escherichia coli và Staphylococcus aureus. 
Từ khóa: Bã mía, chitosan, lignin, màng chống thấm, màng sinh học. 
Properties of Biological Waterproof Films Combination Chitosan 
and Lignin Extracted from Sugarcane Bagasse 
ABSTRACT 
Currently, the global demand for development of biodegradable films to replace synthetic plastic materials has 
been rapidly increased. In this study, we aimed to extract lignin from sugarcane bagasse by-products of the 
sugarcane industry in order to fabricate biological membranes from chitosan and lignin to reduce environmental 
pollution. The results revealed that lignin was successfully extracted from sugarcane bagasse by alkaline hydrolysis 
method in 2h with weight ratio NaOH/ sugarcane bagasse of 1:10 w/w and precipitation at pH = 2 by acidic solution. 
Properties of films were measured: moisture, film thickness, tensile strength and waterproof. The biological 
waterproof films were synthesized from chitosan and lignin with a volume ratio (1C:1L v/v), the film thickness of 
27,19-30,13µm and the tensile strength of 259.000-312.000 N/m2 and antimicrobial activity with Escherichia coli and 
Staphylococcus aureus. 
Keywords: Biological films. chitosan, lignin, sugarcane bagasse, waterproof membranes. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Các loại màng bọc và túi được tạo ra từ quá 
trình polyme hóa etilen và vinyl clorua tạo ra 
các túi nilon PE, PVC sử dụng rất rộng rãi ở 
hầu hết các nước trên thế giới với ưu điểm rất rẻ 
tiền, nhẹ, thuận tiện sử dụng, có khả năng tạo 
hình đa dạng để bao bọc và đóng gói các sản 
phẩm. Các loại màng PE, PVC, PET và PE khi 
sản xuất thường được thêm các chất hóa dẻo 
DEHA, LDPE, DEHP thuộc nhóm phthalates 
(PAEs) từ 10% tới 60% khối lượng màng nhằm 
cải tiến khả năng đàn hồi, khả năng kéo giãn và 
dễ tạo hình (Giuliani & cs., 2020). Các chất 
phtalates là những chất cấm sử dụng do tác 
động đến hormone gây rối loạn nội tiết, ảnh 
Chu Thị Thanh, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Ngọc Kiên, Ngô Thị Thương, Nguyễn Thị Bích Thủy, Lê Thị Thu Hương 
933 
hưởng đến sức khỏe sinh sản, gây ung thư và 
rất khó phân hủy phải mất từ 200-500 năm mới 
có thể phân hủy một túi nilon trong môi trường 
tự nhiên, do vậy gây ảnh hưởng rất lớn đến môi 
trường và sức khỏe con người. Tại hội thảo khoa 
học Kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng 
túi nilon khó phân hủy năm 2018 tại Quy Nhơn, 
các nhà khoa học dùng cụm từ “ô nhiễm trắng” 
để nói về hiện tượng ô nhiễm do túi nilon gây ra 
thảm họa đối với môi trường. Trên thế giới và cả 
ở Việt Nam, việc hạn chế sử dụng và tiến tới 
thay thế các bao bì, túi nilon bằng các loại vật 
liệu mới an toàn, thân thiện với sức khỏe và môi 
trường đang ngày càng được quan tâm (Rai & 
cs., 2017). 
Chitosan là một polysaccharide mạch 
thẳng, có nguồn gốc từ các thành phần cấu trúc 
của vỏ các loài giáp xác như tôm, cua đã được 
nhiều nhóm nghiên cứu làm màng bảo quản 
thực phẩm do có đặc tính kháng khuẩn, kháng 
nấm tự nhiên (Châu Văn Minh & Bùi Văn 
Miên, 1997). Màng bọc thực phẩm được tạo ra 
bằng cách kết hợp chitosan và các chất khác 
nhau như glycerol, gelatin, polysaccharide, tinh 
bột để cải tiến tính chất vật lý và cơ học của 
màng: Màng chitosan kết hợp glycerol (Lê Hồ 
Khánh Hỷ & cs., 2016; Priyadarshi & cs., 2018), 
màng chitosan-gelatin (Lê Thị Minh Thùy, 
2008; Atmaka & cs., 2018). Màng chitosan kết 
hợp tinh bột ngô (Bof & cs., 2016). Sự kết hợp 
giữa lignin và chitosan để tạo màng bao gói thực 
phẩm có khả năng kháng khuẩn Gram âm ... , 2001). 
Bảng 2. Ảnh hưởng của pH đến khối lượng lignin 
Giá trị pH 1 2 3 4 
Khối lượng lignin (g) 0,965 1,097 1,018 0,784 
0,962 1,090 1,020 0,777 
0,960 1,086 1,002 0,781 
Khối lượng trung bình (g) 0,962
a
 ± 0,002
1,091
b
 ± 0,005
1,013
c
 ± 0,006
0,781
d
 ± 0,004
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các chữ khác nhau (a, b,c, d) là khác nhau có ý nghĩa thống kê ( P <0,05). 
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các chữ khác nhau (a, b,c) là khác nhau có ý nghĩa thống kê ( P <0,05). 
Hình 1. Ảnh hưởng của thời thủy phân đến khối lượng lignin 
Chu Thị Thanh, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Ngọc Kiên, Ngô Thị Thương, Nguyễn Thị Bích Thủy, Lê Thị Thu Hương 
937 
Bảng 3. Ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng NaOH/bã mía 
Tỉ lệ NaOH/bã mía (w/w) 1/20 1/10 1/5 
Khối lượng Lignin(g) 0,908
b
 ± 0,002
1,422
a
 ± 0,002 1,423
a
 ± 0,003
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các chữ khác nhau (a, b) là khác nhau có ý nghĩa thống kê ( P <0,05). 
3.1.3. Khảo sát tỉ lệ NaOH/ bã mía 
Mục đích của quá trình thủy phân kiềm sẽ 
làm phá vỡ thành tế bào do kiềm hòa tan các 
hemicellulose, lignin, phân hủy các liên kết este 
do đó khi tăng nồng độ NaOH thì quá trình 
thủy phân hemicellulose, độ hòa tan lignin 
trong NaOH và sự trương nở cấu trúc cellulose 
sẽ tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình 
hòa tan lignin ra khỏi bã mía. Khối lượng lignin 
thu được trong TN3 được thể hiện tại bảng 3. 
Bảng 3 cho thấy khi tăng khối lượng NaOH 
từ 2,5g lên 5g khối lượng lignin thu được tăng từ 
0,908g lên 1,422g khoảng 1,56 lần, nhưng tiếp 
tục tăng gấp đôi khối lượng NaOH thì sự thay đổi 
không đáng kể do khi nồng độ NaOH quá cao sẽ 
làm tăng độ nhớt dung dịch làm giảm tốc độ 
khuếch tán ion OH- vào bên trong nguyên liệu, 
nên khả năng cắt các liên kết sẽ trở lên chậm lại, 
hiệu quả xử lý không tăng thêm. Do đó, tỉ lệ 
NaOH/bã mía là 1/10 w/w được lựa chọn để thủy 
phân bã mía. Nhóm nghiên cứu Wunna đã khảo 
sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý 
kiềm để tách lignin từ bã mía đã nhận thấy khi 
thay đổi đồng thời các yếu tố nhiệt độ, nồng độ 
kiềm với thời gian sẽ ảnh hưởng đến khối lượng 
lignin thu được. Điều kiện tối ưu tìm được khi 
thủy phân để thu hồi lignin ở nhiệt độ 120C 
trong 1h với tỉ lệ khối lượng NaOH 2% và tỉ lệ 
chất rắn: lỏng là 1:20 w/v (Wunna & cs., 2017). 
3.2. Hình ảnh màng sinh học từ chitosan 
và lignin 
Với 10 công thức phối trộn tỉ lệ giữa 
chitosan và lignin thì công thức CT1.5 và CT2.5 
khi chỉ có dung dịch lignin không tạo được 
màng. Các tỉ lệ phối trộn chitosan với lignin và 
công thức chỉ chứa chitosan đều thành các màng 
mỏng và bóng, các màng được làm khô ở nhiệt 
độ 40C, màng có thể bóc ra dễ dàng khỏi khuôn 
nhựa. Hình 2 là ảnh một màng thu được. 
Màng chỉ chứa chitosan có màu trắng ngà, 
sáng, bề mặt nhẵn, bóng. Các màng được tạo bởi 
dung dịch hỗn hợp chitosan và lignin có màu hơi 
vàng nâu, do thành phần lignin được phối trộn 
vì bột lignin khi được tách ra từ bã mía và hòa 
tan trong dung dịch NaOH 0,1M có màu nâu. 
Khi hàm lượng lignin trong hỗn hợp càng nhiều 
thì màu sắc màng càng đậm. Bề mặt các màng 
này cũng đều nhẵn và bóng. Phương pháp tạo 
chế tạo màng đơn giản, chitosan được hòa tan 
trong dung dịch axit axetic loãng 2% và lignin 
tan trong NaOH 0,1M sau khi bay hơi để lại lớp 
màng trên khuôn nhựa, dễ dàng bóc tách ra 
khỏi khuôn. 
3.3. Các đặc tính của màng 
Sau khi màng được hình thành, tiến hành 
xác định các chỉ tiêu độ ẩm màng bằng phương 
pháp sấy ở nhiệt độ 80C, xác định độ dày màng 
bằng phương pháp kính hiển vi điện tử quét và 
lực phá vỡ màng theo các công thức phối trộn tỉ 
lệ giữa chitosan và lignin được thể hiện trong 
bảng 4. 
Bảng 4 cho thấy độ ẩm màng dao động trong 
khoảng 15-25%, màng có tỉ lệ chitosan : lignin 
(2C:1L v/v) tương ứng công thức CT1.2.và CT2.2 
có độ ẩm cao hơn các công thức màng còn lại và 
màng dày hơn có độ ẩm cao hơn. Với công thức 
màng CT1.4 là màng mỏng nhất độ dày 22,12µm 
có lực phá vỡ màng nhỏ nhất từ 130.000 N/m2, 
khi giảm tỉ lệ lignin trong màng xuống với tỉ lệ 
chitosan: lignin (1C:1L v/v) tại CT1.3 thì lực phá 
vỡ tăng lên gấp khoảng 2 lần. Màng chỉ có chứa 
chitosan CT1.1 có độ ẩm thấp nhất nhưng có độ 
dày lớn 50,97µm và lực phá vỡ màng lớn 624.000 
N/m2. Khi thể tích đổ màng 200ml, độ dày và lực 
phá vỡ tăng lên, tương ứng với CT2.1 màng chỉ 
chứa chitosan có lực phá vỡ tới 728.000 N/m2 khi 
màng có độ dày 55,10µm. So sánh với kết quả 
nghiên cứu của tác giả Bùi Văn Miên & cs. 
Các đặc tính màng chống thấm sinh học chitosan kết hợp với lignin thu hồi từ bã mía 
938 
(2003), màng hình thành từ chitosan/ PEG-EG 
(với nồng độ phụ gia tối ưu là 10% so với 
chitosan, tỉ lệ PEG : EG là (1:1) thì lực phá vỡ 
màng là 6,86 kg/cm2, với độ dày màng 52,6µm, 
nếu màng không được bổ sung chất phụ gia, lực 
phá vỡ màng chỉ 1,66 kg/cm2 thấp hơn từ 6-7 lần 
so với kết quả của nghiên cứu không cần bổ sung 
chất phụ gia với độ dày màng chitosan 50,97 µm 
ở CT1.1 có lực phá vỡ 624.000 N/m2 (tương đương 
6,24 kg/cm2) và màng chitosan dày 55,10µm ở 
CT2.1 có lực phá vỡ màng 728.000 N/m2 (tương 
đương 7,28 kg/cm2). 
CT1.1 CT1.2 
CT1.3 CT1.4 
CT1.5 CT2.2 
 Hình 2. Màng sinh học từ chitosan và màng phối trộn chitosan/lignin 
Bảng 4. Một số chỉ tiêu màng tạo bởi chitosan và lignin 
Công thức màng 
Tổng thể tích đổ màng 150ml Tổng thể tích đổ màng 200ml 
CT1.1 CT1.2 CT1.3 CT1.4 CT2.1 CT2.2 CT2.3 CT2.4 
Độ ẩm (%) 14,99 24,46 20,68 18,35 16,31 25,34 22,08 19,81 
Lực phá vỡ màng (N/m
2
) 624.000 286.000 259.000 130.000 728.000 702.000 312.000 156.000 
Độ dày (µm) 50,97 47,88 27,19 22,12 55,10 49,41 30,13 27,25 
Ghi chú: C: chitosan, L: lignin. 
Chu Thị Thanh, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Ngọc Kiên, Ngô Thị Thương, Nguyễn Thị Bích Thủy, Lê Thị Thu Hương 
939 
Bảng 5. Khảo sát khả năng chống thấm của màng 
Công thức màng 
Tổng thể tích đổ màng : 150ml Tổng thể tích đổ màng : 200ml 
CT1.1 CT1.2 CT1.3 CT1.4 CT2.1 CT2.2 CT2.3 CT2.4 
Tính chống thấm Dễ thấm nước Thấm nước 
sau 3 ngày 
Không 
thấm nước 
Thấm nước 
sau 1h 
Dễ thấm 
nước 
Thấm nước 
sau 3 ngày 
Không 
thấm nước 
Thấm nước 
sau 3h 
Staphylococcus aureus Escherichia coli 
Hình 3. Hình ảnh đo đường kính vòng vô khuẩn S. aureus và E. coli 
3.4. Xác định khả năng chống thấm nước 
của màng 
Khảo sát khả năng chống thấm nước của 
màng được đánh giá theo theo TCVN 9067-4-
2012. Kết quả nghiên cứu tính chống thấm của 
các tỉ lệ phối trộn giữa chitosan và lignin được 
thể hiện tại bảng 5. 
Bảng 5 cho thấy, nếu màng chỉ tạo bởi 
chitosan CT1.1 và CT2.1 có lực phá vỡ màng lớn 
nhất nhưng rất dễ thấm nước, khi rót nước vào 
màng thì màng đã thấm nước và trương lên, sau 
đó nước chảy qua màng dễ dàng. Các công thức 
được phối trộn thêm lignin thì đã kéo dài được 
thời gian giữ nước trên màng. Màng CT1.4 và 
CT2.4 có tỉ lệ chitosan : lignin (1C:2L v/v) thì lực 
phá vỡ màng là nhỏ nhất và thấm nước sau 
khoảng thời gian từ 1-3h. Với công thức tạo 
màng CT1.2 và CT2.2 chỉ thấm nước sau thời 
gian 3 ngày, màng được tạo theo CT1.3 và 
CT2.3 khi tỉ lệ chitosan : lignin là (1C :1L v/v) 
độ dày màng trong khoảng 27,19-30,13 µm thì 
đều có khả năng chống thấm nước tốt, sau thời 
gian quan sát 7 ngày, nước vẫn được giữ trên 
màng. Do chitosan khi hòa tan trong dung dịch 
axit có điện tích dương, còn lignin khi hòa tan 
trong dung dịch kiềm phân tử lignin mang điện 
tích âm do bị hydroxyl và carboxyl hóa. Khi 
phối trộn chitosan với lignin với nhau chúng 
tạo liên kết ngang tạo nên một lớp phủ polymer 
chặt chẽ (Santam & cs., 2018 ; Ajao & cs., 
2018). Khi tỉ lệ của chitosan với lignin thích 
hợp vừa để trung hòa phần axit và kiềm thì tạo 
thành màng có khả năng chống thấm tốt nhất. 
3.5. Khả năng kháng khuẩn bằng phương 
pháp đục lỗ thạch 
Kết quả thử khả năng kháng khuẩn trên 
hai chủng vi khuẩn Gram (+) Staphylococcus 
Các đặc tính màng chống thấm sinh học chitosan kết hợp với lignin thu hồi từ bã mía 
940 
aureus và vi khuẩn Gram (-) Escherichia coli 
của công thức tạo màng CT1.1 công thức có khả 
năng chống thấm tốt nhất cho đường kính vòng 
vô khuẩn lần lượt là 18mm và 16mm. Kết quả 
phân tích cho thấy khi phối trộn giữa chitosan 
và lignin để tạo màng có khả năng kháng khuẩn 
tốt, có thể sử dụng để làm màng ứng dụng trong 
bao gói sản phẩm. Kết quả thử vi khuẩn được 
thể hiện trên hình 3. 
Kiểm tra hai chủng vi khuẩn Gram (+) 
Staphylococcus aureus và vi khuẩn Gram (-) 
Escherichia coli được a cho thấy khi phối trộn 
chitosan và lignin để tạo màng sinh học có hoạt 
tính ức chế vi sinh vật. Trong kết quả nghiên cứu 
của Rai & cs. (2017), khi chỉ có dung dịch lignin 
nồng độ 200µg có khả năng kháng khuẩn Gram 
(+) Bacillus subtilis và vi khuẩn Gram (-) 
Pseudomonas aeruginosa với đường kính vòng 
kháng khuẩn lần lượt là 19mm và 14mm, khi kết 
hợp giữa chitosan và lignin (200µg) để tạo màng 
đã tăng khả năng kháng khuẩn Gram (-) lên 
28mm và Gram (+) là 30mm. Do vi khuẩn Gram 
dương thường nhạy với các hợp chất vòng thơm 
và các chất kháng sinh hơn vi khuẩn Gram âm vì 
trong thành tế bào vi khuẩn gram dương giàu 
lipoprotein và phospholipid nên có đường kính vô 
khuẩn lớn hơn. Màng chitosan và lignin được ứng 
dụng làm bao bì thực phẩm giúp bảo quản và kéo 
dài thời hạn của thực phẩm. 
4. KẾT LUẬN 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã chế tạo 
thành công màng sinh học khi kết hợp chitosan 
với lignin, mở ra một hướng nghiên cứu mới về 
vật liệu thân thiện môi trường từ phụ phẩm 
nông nghiệp. Trong các tỉ lệ phối trộn chitosan 
và lignin thì công thức tạo màng CT1.3 và 
CT2.3 có tỉ lệ chitosan : lignin 1C:1L (v/v) có 
khả năng chống thấm nước tốt nhất, màng có 
khả năng kháng khuẩn với hai chủng vi khuẩn 
E. coli và S. aureus với đường kính vòng vô 
khuẩn lần lượt 16mm và 18mm. Các màng sinh 
học được tạo thành rất mỏng độ dày dao động 
trong khoảng 22-55µm nhưng có lực phá vỡ 
màng lớn từ 130.000-728.000 N/m2 mà không 
cần bổ sung thêm chất phụ gia và chất hóa dẻo. 
LỜI CẢM ƠN 
Kết quả nghiên cứu của bài báo nhận được 
một phần kinh phí hỗ trợ từ đề tài cấp Học viện 
với mã số T2019-04-18. Nhóm tác giả xin gửi lời 
cảm ơn cán bộ, sinh viên khoa Môi Trường, khoa 
Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp 
Việt Nam và Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa 
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Viện 
Hóa học, Viện Hàn lâm và Khoa học Việt Nam 
đã hỗ trợ để thực hiện nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Ajao O., Jeaidi J., Benali M., Restrepo M.A., Mehdi El 
M., Boumghar Y. (2018). Quantification and 
variability analysis of lignin optical properties for 
colour-dependent industrial applications. 
Molecules. 23(2) : 377. 
Atmaka W., Yudhistira B. & Putro M.I.S. (2018). 
Characteristic study of chitosan addition in Tilapia 
(Oreochromis niloticus) bone base gelatin film. 
Conference series Earth and Environmental 
Science. 142. DOI:10.1088/1755-
1315/142/1/012028. 
Bof M.J., Jimenez A., Locaso D.E., Garcia M.A & 
Chiralt A. (2016). Grapefruit seed extract and 
lemon essential oil as active agents in corn starch-
chitosan blend films. Food and Bioprocess 
Techonogy. 9(12): 2033-2045. 
Bộ Khoa học và Công nghệ (2012). TCVN 9067-4-
2012: quy định phương pháp xác định độ thấm 
nước dưới áp lực thủy tĩnh của tấm trải chống thấm 
trên cơ sở bitum biến tính được gia cường bằng sợi 
hữu cơ và/hoặc sợi vô cơ. 
Bộ Khoa học và Công nghệ (2013). TCVN 10101:2013 
- Quy định phương pháp xác định độ dày của mẫu 
thử màng hoặc tấm chất dẻo bằng phương pháp 
quét cơ học. 
Bùi Văn Miên & Nguyễn Anh Trinh (2004). Nghiên 
cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến độ dày và áp suất 
phá vỡ của màng chitosan. Tạp chí Khoa học Kỹ 
thuật Nông Lâm nghiệp. 3: 1-6. 
Châu Văn Minh, Phạm Hữu Điển, Đặng Lan Hương, 
Trịnh Đức Hưng & Hoàng Thanh Hương (1997). 
Sử dụng chitosan làm chất bảo quản thực phẩm 
tươi sống. Tạp chí Hóa học. 4: 75-78. 
Giuliani A., Zuccarini M., Cichelli A., Khan H & Reale 
M (2020). Critical review on the presence of 
Phthalates in food and evidence of their biological 
impact. International Journal of Enviromental 
research and public health. 17(16): 5655. 
Chu Thị Thanh, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Ngọc Kiên, Ngô Thị Thương, Nguyễn Thị Bích Thủy, Lê Thị Thu Hương 
941 
Haghdan S., Rennecker S. & Smith G.D. (2016). Ligin 
in polymer Composites. Journal and Books. 
pp. 1-11. 
Lê Hồ Khánh Hỷ, Nguyễn Thu Hồng, Đào Việt Hà, 
Phạm Xuân Kỳ, Phạm Bảo Vi & Đoàn Thị Thiết 
(2016). Chế tạo màng chitosan/ glycerol và 
chitosan/glycerol bổ sung nanochitosan trong bảo 
quản thực phẩm cá thu. Tuyển Tập Nghiên Cứu 
Biển. 22: 48-58. 
Lê Thị Minh Thùy (2008). Nghiên cứu phối trộn 
chitosan-gelatin làm màng bọc thực phẩm bao gói 
bảo quản phi lê cá ngừ đại dương. Tạp chí Khoa 
học, Trường Đại học Cần Thơ. 1:147- 153. 
Motaung E.T., Mochane J.M. (2017). Systematic 
review on recent studies on sugar cane bagasse and 
bagasse cellulose polymer composites. Journal of 
thermoplastic composite materials. 1-17. DOI: 
10.1177/0892705717738292. 
Muxika A., Zugasti I., Guerrero P & Caba K. D. L. 
(2017). Application of chitosan in Food packaging. 
Reference Module in Food Science. 1-12. DOI: 
10.1016/B978-0-08-100596-5.22400-1. 
Novaes E., Kirst M & Chiang V. (2010), Lignin and 
Biomass: A negative correlation for woof 
formation and lignin conntent in trees. Plant 
Physsiol. 154(2): 555- 561. 
Priyadarshi R., Sauraj., Kumar B & Negi (2018). 
Chitosan film incorporated with citric acid and 
glycerol as an active packaging material for 
extension of green chilli shelf life. Carbohydrate 
Polymers. 1(195): 329: 338. 
Rai S., Dutta P. K & Mehrotra G.K. (2017). Lignin 
Incorporated Antimicrobial Chitosan Film for 
Food Packaging Application. Journal Polymer 
Material. 34(1): 171-183. 
Satam C.C., Irvin W.C., Lang W.A., Jallorina R.C.J., 
Shofner L.M., Reynolds R.J. & Meredith C.J. 
(2018). Spray-Coated multilayer cellulose 
nanocrystal-Chitin nanofiber films for barrier 
applications. ACS Sustainable chemistry and 
engineering. 6 : 10637-10644. 
Trần Thị Luyến & Lê Thanh Long (2007). Nghiên cứu 
bảo quản trứng gà tươi bằng màng bọc chitosan kết 
hợp phụ gia. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy 
sản, Đại học Nha Trang. 01: 3-11 
Vũ Đình Ngọ, Trần Thị Hằng & Vũ Đức Cường 
(2017). Sự ảnh hưởng của các yếu tố tới quá trình 
tách cellulose và lignin từ rơm rạ bằng phương 
pháp kiềm. Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học. 
22(1): 38-44. 
Wunna K., Nakasaki K & Joseph L. (2017). Effect of 
alkali pretreament on removal of lignin from 
sugarcane bagasse. Chemical Engineering 
Transactions. 56: 1831-1836 
Xiao B., Sun X.F & Sun R. C. (2001). Chemical, 
structural, and thermal characterization of alkali- 
soluble lignins and hemicelluloses and cellulose 
from maize, stems, rye straw, and rice straw. 
Polymer Degradation and Stability. 74(2): 307-319. 

File đính kèm:

  • pdfcac_dac_tinh_mang_chong_tham_sinh_hoc_chitosan_ket_hop_voi_l.pdf