Các bước chuẩn bị giúp bé học giỏi Toán
Giỏi Toán thường được hiểu là đếm các số càng lên cao càng tốt, làm được
các phép tính khó với thời gian càng nhanh càng tốt. Trong khi mục đích học
Toán không phải chỉ có thế.
Theo phương pháp Montessori, chuẩn bị gián tiếp ngay từ nhỏ cho Toán học
(từ 0 tuổi trở đi) cũng quan trọng không kém việc trực tiếp học Toán. Trẻ
không học để ganh đua với một cái máy tính. Toán học không phải chỉ là các
phép toán mà là các nguyên tắc toán học được áp dụng trong đời sống hàng
ngày với trẻ mầm non, đó mới là bản chất quan trọng của Toán học. Và thật
may là điều này thì tất cả bố mẹ đều có thể làm được một cách dễ dàng ở nhà,
không tốn kém, chỉ cần có thời gian cho con.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Các bước chuẩn bị giúp bé học giỏi Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các bước chuẩn bị giúp bé học giỏi Toán
Các bước chuẩn bị giúp bé học giỏi Toán Giỏi Toán thường được hiểu là đếm các số càng lên cao càng tốt, làm được các phép tính khó với thời gian càng nhanh càng tốt. Trong khi mục đích học Toán không phải chỉ có thế. Theo phương pháp Montessori, chuẩn bị gián tiếp ngay từ nhỏ cho Toán học (từ 0 tuổi trở đi) cũng quan trọng không kém việc trực tiếp học Toán. Trẻ không học để ganh đua với một cái máy tính. Toán học không phải chỉ là các phép toán mà là các nguyên tắc toán học được áp dụng trong đời sống hàng ngày với trẻ mầm non, đó mới là bản chất quan trọng của Toán học. Và thật may là điều này thì tất cả bố mẹ đều có thể làm được một cách dễ dàng ở nhà, không tốn kém, chỉ cần có thời gian cho con. Có thể giúp bé làm quen với toán từ những trò chơi đơn giản mỗi ngày. Ảnh minh họa: MT. Nguyên tắc tối quan trọng là chỉ làm một việc một lúc, làm từ đầu đến cuối giống như giải một bài toán sau này. Không bao giờ được đang chơi xếp hình lại bỏ đó chuyển sang chơi xâu hạt. Nếu không hoàn thành được những việc nhỏ sau này lớn trẻ khó mà tập trung làm được những việc mất nhiều thời gian hơn, đơn giản nhất là ngồi tập trung nghe cô được hết một tiết học khi vào lớp một. Nói như thế không có nghĩa là khi con chán chơi xếp hình thì cứ bắt con ngồi xếp. Khi bé không muốn xếp hình, hướng dẫn con xếp vào hộp, cất đi, xong mới lấy hoạt động xâu hạt ra làm. Rèn cho trẻ tính kiên nhẫn, tự giải quyết các vấn đề từ dễ đến khó theo độ tuổi, không hơi tí đi nhờ người giúp vì nghĩ khó quá mình không làm được. Điều này rất khó với các bậc cha mẹ, những người quen nghĩ càng giúp con nhiều là càng thương con. Hãy nói với bé “Con thử suy nghĩ xem sao?”, “Mình phải làm sao bây giờ nhỉ?” hay “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con làm a hay b?”. Tập cho trẻ có thói quen tư duy chính xác, bắt đầu bằng luôn gọi đúng tên mọi vật, sự việc, cảm xúc... Mưa rơi có thể là mưa tí tách, mưa xối xả, mưa lất phất... Sấm là sấm chứ không phải ông đùng. Hãy nói “Đúng 7h mình sẽ đi học con nhé”, thay vì “Nhanh lên nào muộn giờ của mẹ bây giờ”, “Con được xem nửa tiếng vô tuyến mỗi ngày và khi chuông reo là hết giờ", thay vì “Hết giờ xem rồi tắt ngay đi”. Tập cho con tư duy logic. Khi bày bàn ăn nói “Con đếm xem nhà mình có bao nhiêu người, bao nhiêu người thì cần bấy nhiêu bát”. Ngoài ra còn có rất nhiều trò chơi bố mẹ có thể chơi trước khi đi ngủ với con. Đơn giản nhất là đưa ra hai lựa chọn để con chọn một “Con cá sống dưới nước hay trên bờ?”, “Ông mặt trời màu xanh hay màu đỏ?”... sau khó dần lên bằng việc bé phải tự nghĩ ra câu trả lời “Chim bay, cò bay, lợn có bay không nào?”, “Không?”, “Tại sao lợn lại không biết bay?”, “Vì nó không có cánh” là câu trả lời bạn đang chờ. Tùy theo tuổi bạn có thể hỏi dài hơi “Thế lợn có gì?”, “Lợn có chân”, "Chân để làm gì?", "Chân để đi", “Chân của lợn có biết chạy không?”, “Có”, “Lợn có mấy chân?” và để con đếm trong một bức tranh minh họa. Giúp con học tính trật tự, đầu tiên mình làm a, sau đó đến b, sau đó c... để giúp con hiểu mọi việc được kết nối ra sao, giống như trật tự từng bước khi giải toán. Trẻ rất thích nghe các câu chuyện, xem clip về chính mình hồi bé. Bạn có thể kể, mẹ mang bầu con 9 tháng, bác sĩ bế con ra, tất cả mọi người đến thăm con, rồi 6 tháng con mọc hai cái răng đầu tiên... làm cho con album ảnh để con tự xem và tự đọc, tự kể về mình. Điều này áp dụng được với mọi người trong gia đình, mọi hoạt động bé làm hàng ngày như chuẩn bị ba lô đi học, chải răng... Nếu bố mẹ có thời gian tự làm các cuốn sách nhỏ như vậy cho con học về bất cứ chủ đề nào bé chưa biết. Sau này bé sẽ rất dễ dàng học trật tự và các số thứ tự, thứ nhất, thứ hai, thứ ba, giờ trong ngày, ngày trong tuần, tháng trong năm, các mùa nối tiếp nhau trong năm thế nào... các trật tự hữu hình và vô hình. Giúp con hiểu mối liên hệ nguyên nhân kết quả, chẳng hạn con không bê đồ bằng hai tay: đổ, vỡ. Con không đi cẩn thận: ngã. Con không ăn tối: đói... Như thế không phải là ác mà là để giúp con hiểu mọi hành động của mình đều dẫn đến một kết quả nhất định, có thể kết quả không như con mong muốn nhưng chính con đã chọn quyết định đó. Giống như khi làm toán. Không tư duy đúng thì kết quả sẽ sai. Tuy nhiên phải giúp con nhìn nhận rằng sai không phải là cái gì đó trầm trọng, chỉ là ngược lại với đúng. Trẻ cũng cần biết về sự đối lập, có to mới có nhỏ, có thừa mới có thiếu, có rộng mới có chật. Nếu hiểu được điều đó trẻ sẽ tự muốn làm đúng, và cùng lúc không sợ sai, dám nghĩ dám làm. Đừng bao giờ phạt trẻ nếu trẻ không làm đúng hay đạt được kết quả như bạn muốn. Không em bé nào cố tình làm sai cả, mà chỉ là năng lực của bé tại thời điểm đó chưa làm được việc đó. Có thể do yêu cầu của bạn quá cao, có thể bé mệt không tập trung. Nguy hiểm hơn, khi phản ứng tiêu cực như thế sẽ làm cho bé luôn sợ hãi dẫn đến không dám thử những điều mới lạ sau này. Tập thói quen tư duy, xử lý thông tin trước khi hành động. Đừng để trẻ thử đúng sai rồi rút ra kết luận. Ngay từ bé luôn làm mẫu cho bé các hoạt động một cách chính xác, làm mẫu thì phải chuẩn, sau khi hướng dẫn bé làm chưa đúng thì lần sau làm mẫu lại chứ không nhảy vào sửa khi con đang làm việc, bất cứ việc gì từ nhỏ đến lớn. Hãy giúp con so sánh mọi thứ có thể, màu xanh nào đậm hơn, bông hoa nào nhiều cánh hơn, tòa nhà nào cao hơn, bộ lego nào khó hơn, cái xe nào chạy nhanh hơn, câu chuyện nào dài hơn, phòng nào trong nhà rộng hơn, con cá nào to hơn... sau đó đến so sánh hơn nhất. So sánh giúp trẻ hiểu bản chất sự việc, giúp rèn khả năng quan sát, tư duy, ra quyết định. Đó chính là áp dụng toán học vào cuộc sống một cách đơn giản. Giúp trẻ học cộng trừ nhân chia theo đúng bản chất. Ví dụ của phép cộng: mỗi ngày con ăn một hộp sữa chua, cả tuần con ăn mấy hộp? Phép nhân: Một tuần con ăn 7 hộp sữa chua, vậy hai tuần con ăn bao nhiêu hộp. Để trẻ cộng 7 với 7, vì phép nhân chính là phép cộng đặc biệt mà thôi. Phép trừ: Con mua 7 hộp sữa chua, hôm nay là thứ 3, con đã ăn mất một hộp, trong tủ lạnh còn mấy hộp? Phép chia: Con mua 7 hộp sữa chua, có 7 ngày trong tuần, mỗi ngày con ăn mấy hộp? Và đương nhiên, đừng bảo trẻ mầm non cộng nhẩm, hãy giữ lại vỏ sữa chua, rửa sạch làm đồ dùng học toán. Nếu làm được cộng thì làm được nhân, làm được trừ thì làm được chia. Rất đơn giản và dễ hiểu. Và nếu các bố mẹ thầy cô làm được những điều tưởng như nhỏ nhặt trên đây em bé nào cũng sẽ mê toán vì toán học khi hiểu được bản chất lại trở thành đơn giản. Giúp con học qua các bộ sưu tập Sưu tầm một cái gì đó rất hữu ích cho trẻ vì thông qua hoạt động đó trẻ học viết, đọc, thu thập thông tin, học ngoại ngữ, kiến thức khoa học, địa lý, sinh học, lịch sử... Qua việc sưu tầm, bé cũng học được các kỹ năng tìm kiếm, kỹ năng xã hội, làm việc nhóm... và những thói quen tích cực như ngăn nắp, gọn gàng, biết chăm sóc những thứ của mình ngay từ khi còn bé. Trẻ có thể bắt đầu sưu tầm từ khi hai hay ba tuổi, tùy theo những thứ bé thích, tùy theo quỹ thời gian và sự trợ giúp của cha mẹ. Sưu tầm các khuy áo với dạng hình học khác nhau giúp bé học toán sau này. Sưu tầm cát từ những bãi biển đã đến, lá hoa để ép, vỏ ốc, vỏ sò, các mô hình ô tô, các loại hạt, cây nếu nhà có vườn, các đĩa nhạc của ca sỹ bé thích, hay tự chụp ảnh các loài hoa và làm bộ sưu tầm trên máy tính... bất cứ cái gì trẻ thích đều trở thành một bộ sưu tầm giá trị, kể cả các hòn sỏi bé nhặt được trên đường. Ảnh minh họa: Orlandosentinel.com. Các bộ sưu tầm có thể ngắn hạn, có thể dài hạn như các loại kẹo để mỗi ngày được ăn một cái một vị hay một hình dạng khác nhau, các loại mỳ ý, các loại đậu nấu chè, nắp chai các màu để xếp hình, các loại hạt của các loại quả để chơi ô ăn quan... Những thứ lâu dài như tem, tiền xu các nước, đĩa nhạc, sách... sẽ cần nhiều kỹ năng và sự kiên nhẫn hơn. Khi sưu tầm, trẻ làm việc mình thích, thỏa mãn cái tôi, thư giãn đầu óc một cách lành mạnh thay vì ngồi trước vô tuyến hay chơi điện tử. Trẻ xác định mục tiêu rõ ràng, dành thời gian tìm những cái mình cần và tìm cách có được những thứ mình muốn, rèn kỹ năng giải quyết vấn đề. Bé cũng có cái để quan tâm để chia sẻ với bố mẹ và các bạn. Trẻ được trải nghiệm, được nhìn thấy thành quả lao động của mình ngày càng lớn lên theo thời gian, thấy tự hào về chính bản thân, thấy mình có thể làm được việc, điều đó giúp trẻ trở nên tự tin hơn. Trẻ có tài sản riêng, biết yêu quý, chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ cái riêng của mình. Trẻ học được rất nhiều kiến thức từ những bộ sưu tầm của mình. Ví dụ một bé sưu tầm cát ở các bãi biển đi qua phải trả lời các câu hỏi như: tại sao cát ở những nơi khác nhau màu khác nhau? Tại sao cát hạt to nhỏ? Tại sao cát lẫn những vỏ ốc khác nhau? Trưng bày bộ sưu tầm của mình trong lọ màu gì là đẹp nhất? Để ở đâu để nắng có thể chiếu vào? Xếp các lọ theo trật tự thời gian hay trật tự địa lý? Làm sao viết tên lên các bình để khỏi lẫn? Cát trắng có thể làm được những gì? Trẻ học thêm được các hoạt động mỹ thuật như tranh cát, vẽ trên cát, tập viết trên cát. Chơi với cát cũng là một hoạt động thư giãn như người lớn tập yoga. Khi trẻ biết viết, trẻ tự viết tên đồ mình sưu tầm, các câu chuyện về món đồ như tìm được ở đâu hay ai tặng, tìm trong hoàn cảnh nào, điều gì đặc biệt xảy ra hôm đó... Khi biết đọc, trẻ có thể tự tìm thêm thông tin về những thứ trẻ đang sưu tầm. Trẻ luyện đọc một cách thực tế thông qua hoạt động có ích. Học kỹ năng nghiên cứu, tra cứu trên mạng. Lớn hơn chút nữa, trẻ có thể tham gia các câu lạc bộ với các bạn cùng sở thích, luyện các kỹ năng xã hội. Trẻ học cách nhìn mọi vật theo cách khác, đầy những bí mật, học cách trân trọng những điều nhỏ nhặt xung quanh và biết bảo vệ môi trường, ví dụ như khi đi lặn không lấy san hô, khi sưu tầm hoa lá chỉ lấy những cái mình có hay đã hỏi xin không vặt của người khác... Trẻ cũng học thưởng thức cái đẹp từ những điều giản dị, như một bông hoa me nhỏ xíu màu vàng tươi thắm, hay lá me dại hình trái tim xinh xắn ven đường. Bé nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng phần người từ những điều đơn giản, trân trọng cái đẹp xung quanh và bảo vệ để những điều đó còn lại cho những người khác. Khi sưu tầm, bé tập đếm, tập xếp loại, tập nhóm, thống kê những thứ giống nhau, khác nhau, rèn luyện tư duy logic. Tất cả bổ trợ cho toán học sau này. Sưu tầm những thứ mất tiền mua như sách, truyện tranh, đĩa nhạc... bé phải tập phân bổ, quản lý số tiền mình có để mua được những thứ bé muốn từ đó học được kỹ năng quản lý tài chính. Hãy giúp con sưu tầm, giúp bé nhìn mọi thứ với con mắt trẻ thơ người lớn không còn nữa. Thấy bé sưu tầm cát, đừng bảo bẩn mẹ không dọn được, cát có gì hay ho chứ. Thấy bé sưu tầm lá đừng bảo rồi sẽ mốc meo, mất thời gian. Giúp bé thay vì ngăn cản, thông qua những thứ bé thích bạn có thể giúp con học tất cả những điều cần thiết cho bé sau này một cách tự nguyện. Ai mà biết được có thể đó chính là tiền đề cho sự lựa chọn nghề trong tương lai của trẻ. L
File đính kèm:
- cac_buoc_chuan_bi_giup_be_hoc_gioi_toan.pdf