Các biện pháp nâng cao tính tự giác, tích cực trong giờ học giáo dục thể chất của sinh viên học viện An ninh nhân dân

Tính tự giác, tích cực của người tập TDTT

thường thể hiện qua hoạt động tự giác, gắng sức

nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập, được bắt

nguồn từ thái độ học tập tốt, cố gắng nắm được

những kỷ năng kỷ xảo, cùng hiểu biết có liên

quan phát triển thể chất và tinh thần. Tuy nhiên,

qua quan sát thực tiễn giờ học môn học GDTC

của sinh viên Học viện An ninh nhân dân

(ANND) cho thấy vẫn còn nhiều sinh viên chưa

thực sự tự giác, tích cực học tập dẫn tới hiệu quả

học tập chưa thực sự cao. Trong thời gian qua, đã

có một số tác giả nghiên cứu, đề cập tới những

khía cạnh khác nhau của công tác GDTC trong

trường học nhưng chưa có tác giả nào đề cập đến

việc nâng cao hiệu quả tính tự giác, tích cực của

sinh viên (SV) Học viện ANND trong học tập

môn GDTC.

Với mục tiêu nâng cao tính tự giác, tích cực

học tập môn học GDTC cho SV Học viện

ANND, từ đó góp phần nâng cao kết quả học

tập của SV, chúng tôi tiến hành nghiên cứu biện

pháp nâng cao tính tự giác, tích cực học tập môn

học GDTC cho SV Nhà trường.

Các biện pháp nâng cao tính tự giác, tích cực trong giờ học giáo dục thể chất của sinh viên học viện An ninh nhân dân trang 1

Trang 1

Các biện pháp nâng cao tính tự giác, tích cực trong giờ học giáo dục thể chất của sinh viên học viện An ninh nhân dân trang 2

Trang 2

Các biện pháp nâng cao tính tự giác, tích cực trong giờ học giáo dục thể chất của sinh viên học viện An ninh nhân dân trang 3

Trang 3

Các biện pháp nâng cao tính tự giác, tích cực trong giờ học giáo dục thể chất của sinh viên học viện An ninh nhân dân trang 4

Trang 4

Các biện pháp nâng cao tính tự giác, tích cực trong giờ học giáo dục thể chất của sinh viên học viện An ninh nhân dân trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 9000
Bạn đang xem tài liệu "Các biện pháp nâng cao tính tự giác, tích cực trong giờ học giáo dục thể chất của sinh viên học viện An ninh nhân dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các biện pháp nâng cao tính tự giác, tích cực trong giờ học giáo dục thể chất của sinh viên học viện An ninh nhân dân

Các biện pháp nâng cao tính tự giác, tích cực trong giờ học giáo dục thể chất của sinh viên học viện An ninh nhân dân
115
Sè §ÆC BIÖT / 2020
CAÙC BIEÄN PHAÙP NAÂNG CAO TÍNH TÖÏ GIAÙC, TÍCH CÖÏC
TRONG GIÔØ HOÏC GIAÙO DUÏC THEÅ CHAÁT CUÛA SINH VIEÂN 
HOÏC VIEÄN AN NINH NHAÂN DAÂN
Tóm tắt:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy lựa chọn được 06 biện pháp nâng
cao tính tự giác, tích cực trong giờ học Giáo dục thể chất của sinh viên Học viện An ninh nhân dân,
trên cơ sở đó, xây dựng nội dung cụ thể của từng biện pháp.
Từ khóa: Biện pháp, tính tự giác, tích cực, giáo dục thể chất, sinh viên, Học viện An ninh nhân dân
Research measures to improve self-awareness and activeness during physical
education lessons for students of People's Security Academy
Summary:
Through regular scientific research methods, the topic has selected 06 measures to improve
self-awareness and activeness during physical education class for students at People's Security
Academy. From that basis, the topic has built internal specific contents of each measure.
Keywords: Measures, self-awareness, activeness, physical education, students, People's
Security Academy.
*ThS, Học viện An ninh Nhân dân; Email: chonmottinhyeuvoiem@gmail.com
Nguyễn Xuân Thuyết*
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Tính tự giác, tích cực của người tập TDTT
thường thể hiện qua hoạt động tự giác, gắng sức
nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập, được bắt
nguồn từ thái độ học tập tốt, cố gắng nắm được
những kỷ năng kỷ xảo, cùng hiểu biết có liên
quan phát triển thể chất và tinh thần. Tuy nhiên,
qua quan sát thực tiễn giờ học môn học GDTC
của sinh viên Học viện An ninh nhân dân
(ANND) cho thấy vẫn còn nhiều sinh viên chưa
thực sự tự giác, tích cực học tập dẫn tới hiệu quả
học tập chưa thực sự cao. Trong thời gian qua, đã
có một số tác giả nghiên cứu, đề cập tới những
khía cạnh khác nhau của công tác GDTC trong
trường học nhưng chưa có tác giả nào đề cập đến
việc nâng cao hiệu quả tính tự giác, tích cực của
sinh viên (SV) Học viện ANND trong học tập
môn GDTC.
Với mục tiêu nâng cao tính tự giác, tích cực
học tập môn học GDTC cho SV Học viện
ANND, từ đó góp phần nâng cao kết quả học
tập của SV, chúng tôi tiến hành nghiên cứu biện
pháp nâng cao tính tự giác, tích cực học tập môn
học GDTC cho SV Nhà trường. 
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương
pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp
tài liệu; phương pháp quan sát sư phạm; phương
pháp phỏng vấn.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Lựa chọn biện pháp nâng cao tính tự
giác, tích cực học tập môn học GDTC của
sinh viên Học viện An ninh nhân dân
Các nguyên tắc lựa chọn biện pháp: Nguyên
tắc bảo đảm tính thực tiễn; nguyên tắc bảo đảm
tính khả thi; nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ,
đa dạng và nguyên tắc bảo đảm tính khoa học.
Căn cứ vào kết quả phân tích và tổng hợp tài
liệu, kết quả nghiên cứu thực trạng tính tự giác,
tích cực học tập môn học GDTC cho SV Học
BµI B¸O KHOA HäC
116
viện ANND, đề tài lựa chọn được 08 biện pháp
nâng cao tính tự giác, tích cực học tập môn
GDTC cho đối tượng nghiên cứu. 
Để lựa chọn được các biện pháp phù hợp, có
hiệu quả nâng cao tính tự giác, tích cực học tập
môn GDTC cho đối tượng nghiên cứu, chúng
tôi tiến hành phỏng vấn 30 chuyên gia GDTC,
giảng viên GDTC trong và ngoài Học viện. Kết
quả lựa chọn được 06 biện pháp nâng cao tính
tự giác, tích cực học tập môn GDTC cho đối
tượng nghiên cứu gồm:
Biện pháp đối với nhà quản lý
Biện pháp 1. Xây dựng quy chế quản lý chặt
chẽ và phù hợp với môn GDTC.
Biện pháp 2. Cải tiến nội dung chương trình
cho phù hợp với đặc thù của SV và điều kiện
thực tiễn của Học viện.
Biện pháp 3. Cải tạo, nâng cấp sân bãi, bổ
sung dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy
và hoạt động TDTT.
Biện pháp đối với giáo viên:
Biện pháp 1. Nâng cao tinh thần trách nhiệm
của giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Biện pháp 2. Đổi mới phương pháp giảng
dạy cho sinh động, hấp dẫn để nâng cao tính tự
giác tích cực trong giờ học của SV.
Biện pháp đối với sinh viên:
Biện pháp 1. Tăng cường giáo dục ý nghĩa,
mục đích của môn học GDTC.
2. Xây dựng nội dung các biện pháp
Biện pháp 1: Xây dựng quy chế quản lý
chặt chẽ và phù hợp với môn GDTC
Mục đích:
Giúp cho người dạy và người học nắm rõ
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
của mình, từ đó giáo viên, Bộ môn quản lý lớp,
quản lý môn học chặt chẽ và khoa học hơn, sinh
viên học tập nghiêm túc hơn.
Nội dung - cách thức thực hiện:
Bổ sung, xây dựng các quy chế quản lý người
học, quản lý môn học phù hợp với đặc điểm
môn học GDTC và đặc điểm thực tiễn tại Học
viện ANND
Bộ môn QSVT-TDTT chủ động biên soạn,
Ban Giám đốc Học viện phê duyệt.
Bộ môn QSVT-TDTT phổ biến quy chế đến
SV chính quy Học viện ANND.
Triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định
được xây dựng.
Biện pháp 2: Cải tiến nội dung chương
trình cho phù hợp với đặc thù của SV và điều
kiện thực tiễn của Học viện
Mục đích:
Cải tiến, xây dựng nội dung chương trình
GDTC phù hợp, khoa học và thực tiễn đáp ứng
yêu cầu của Ngành Công an, của Ngành Giáo
dục và Đào tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn,
góp phần nâng cao tính tự giác, tích cực của
người học.
Nội dung và cách thức thực hiện:
Xây dựng, cải tiến nội dung chương trình
giảng dạy môn học GDTC cho phù hợp với đặc
thù sinh viên và điều kiện thực tiễn của Học viện
ANND, đáp ứng yêu cầu của các Bộ, Ban,
Tính tự giác, tích cực
đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển thể
lực cho sinh viên Học viện
An ninh nhân dân
117
Sè §ÆC BIÖT / 2020
Ngành có liên quan.
Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn học
GDTC phù hợp điều kiện giảng dạy, thời gian
học và số lượng SV. 
Đổi mới công tác đánh giá, xếp loại và công
nhận kết quả học tập cho người học sau khi đã
hoàn thành chương trình môn học GDTC.
Bổ sung chương trình thể thao ngoại khóa và
tổ chức hợp lý chương trình thể thao ngoại khóa
cho sinh viên.
Biện pháp 3: Cải tạo, nâng cấp sân bãi, bổ
sung dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy
và hoạt động TDTT
Mục đích:
Nâng cao số lượng và chất lượng sân tập,
trang bị các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho giảng
dạy, tập luyện TDTT tạo ra môi trường và điều
kiện tốt cho công tác GDTC đạt kết quả cao.
Nội dung:
Học viện đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị
TDTT đáp ứng các yêu cầu môn học GDTC, phục
vụ công tác giảng dạy và tập luyện TDTT nâng
cao sức khỏe, phát triển thể lực cho người học.
Mở rộng cải tạo và nâng cấp sân tập để có
thể tận dụng tối đa điều kiện của Học viện phục
vụ giảng dạy và hoạt động phong trào TDTT
cho SV và cán bộ giáo viên.
Quản lý và khai thác tốt cơ sở vật chất.
Mua sắm bổ sung trang thiết bị, dụng cụ phục
vụ cho giảng dạy và tập luyện TDTT đủ về số
lượng và đảm bảo về chất lượng.
Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của Học
viện dành cho công tác GDTC và các hoạt động
TDTT. Huy động kinh phí từ các nguồn của các
tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân. 
Tổ chức thực hiện:
Bộ môn QSVT-TDTT căn cứ thực tiễn đề
xuất Học viện cho sửa chữa cải tạo nâng cấp sân
bãi và mua sắm bổ sung trang thiết bị dụng cụ
dành cho việc giảng dạy và học tập.
Ban giám đốc Học viện quan tâm tạo điều
kiện về kinh phí tổ chức các hoạt động TDTT
trong Học viện, tham gia các giải thể thao do
ngành An ninh tổ chức
Biện pháp 4: Nâng cao tinh thần trách
nhiệm của giáo viên trong quá trình giảng dạy
Mục đích:
Giúp phát huy tối đa tinh thần, trách nhiệm
của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động
dạy học, biến người giáo viên thành tấm gương
sáng về người thầy trách nhiệm, nhiệt tình, từ
đó nâng cao hiệu quả dạy học.
Nội dung:
Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của giáo
viên trong chuẩn bị hồ sơ, giáo án giảng dạy;
tính kỷ luật về giờ giấc của giáo viên; ý thức tôn
trọng bản thân; tôn trọng học sinh.
Nâng cao trình độ chuyên môn của giảng
viên, từ đó tạo ra những giờ giảng có chất lượng,
mang lại hứng thú cho người học.
Tổ chức thực hiện:
Quy định rõ về công tác kiểm tra, đánh giá
quá trình dạy học với các nội dung:
Hồ sơ, giáo án giảng dạy: Giáo viên lên lớp
phải có đầy đủ giáo án, sổ điểm danh.
Kỷ luật về giờ giấc của giáo viên: Lên lớp
xuống lớp đúng giờ.
Tôn trọng bản thân: Trang phục lên lớp phải
phù hợp, tư thế, tác phong phải chuyên nghiệp.
Tôn trọng SV: Ngôn ngữ sử dụng trong giảng
dạy đúng mực, động viên khuyến khích SV
trong giờ học chính khóa và ngoại khóa.
Trình độ chuyên môn phải đạt chuẩn: Thạc
sĩ trở lên.
Giờ dạy phải có chất lượng, mang lại hứng thú
cho SV. Không lên lớp kiểu đối phó cho hết giờ.
Giảng viên Bộ môn GDTC phải tập luyện và
tham gia thi đấu các giải Thể thao trong và ngoài
nhà trường để làm tấm gương cho SV noi theo.
Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp giảng
dạy cho sinh động, hấp dẫn để nâng cao tính
tự giác, tích cực trong giờ học của SV
Mục đích:
Đổi mới phương pháp giảng dạy giờ học
GDTC, thông qua hình thức tổ chức giờ học, tạo
nên xúc cảm tập luyện bền vững, kích thích tính
tự giác, tích cực của SV. Đồng thời, khơi dậy
hứng thú, xây dựng động cơ tập luyện trong
sáng, làm nảy sinh nhu cầu mong đợi được tham
gia tập luyện của SV.
Nội dung:
Đổi mới phương pháp giảng dạy theo các
nội dung:
Phân nhóm tập luyện, sử dụng phương pháp
dạy học tích cực như nêu vấn đề, phương pháp
tình huống
BµI B¸O KHOA HäC
118
Trò chơi hoá nội dung học.
Vận dụng phương pháp thi đấu kết hợp thực
tập trọng tài.
Tối ưu hoá mật độ vận động, giảm thiểu
những điểm dừng không cần thiết trong giờ học.
Lôi cuốn mọi SV tham gia tập luyện, làm
thăng hoa xúc cảm vận động.
Tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong lớp.
Giáo viên biết cổ vũ, khích lệ, động viên SV
học tập.
Tổ chức thực hiện:
Giáo viên vận dụng linh hoạt các hình thức
lên lớp, kết hợp nội dung giờ học với các nhiệm
vụ vận động thông qua các tình huống, nêu vấn
đề, các trò chơi. Tổ chức thi đua giữa các nhóm,
thi đấu giữa các lớp. Trong quá trình thực hiện,
hướng dẫn các em được thực tập trọng tài thi
đấu. Giảng viên quan sát, đánh giá và có thể
tham gia chơi cùng để tạo sự gần gũi, tin tưởng
với SV. Trực tiếp tham gia học tập, vui chơi sẽ
tạo ra cảm xúc vui mừng, phấn chấn ở các em,
khi các em thấy hài lòng, thoả mãn nhu cầu
được cùng hoạt động vui chơi, được đua tranh,
thử sức trong việc thực hiện động tác mới với
bạn bè. Vui mừng về những thắng lợi trong trò
chơi vận động và thi đấu thể thao, cùng với
những lời khen ngợi, động viên cũng như việc
đánh giá bằng điểm khá, giỏi của thầy cô cũng
là nguồn động viên tích cực tới SV.
Tối ưu hoá mật độ vận động của giờ học
bằng cách rút ngắn thời gian nghỉ ngơi thụ động,
tăng cường kiểm tra lượng vận động, bố trí phân
nhóm tập luyện và giao nhiệm vụ một cách hợp
lý, khoa học.
Giảm thiểu những điểm dừng không cần thiết
như: Chờ đợi thứ tự thực hiện động tác, nghe
giảng giải không đúng lúc, sự di chuyển đội
hình quá nhiều trong tập luyện.
Tăng cường hiệu suất sử dụng dụng cụ tập
luyện. Quản lý dụng cụ chặt chẽ, đồng thời gắn
trách nhiệm chuẩn bị và bảo vệ dụng cụ tập
luyện cho SV. 
Bố trí SV tập luyện kết hợp với quan sát,
nhận xét kết quả tập luyện của bạn, qua đó nâng
cao nhận thức hoạt động của bản thân trong vận
động và chuẩn bị cho thực hiện động tác tốt hơn.
Không nên để SV tư duy trừu tượng nhiều mà ít
vận động sẽ không có lợi cho việc thích nghi với
lượng vận động của cơ thể, làm hạn chế việc
hoàn thành kỹ thuật bài tập. Giảng viên cần
kiểm tra đánh giá, nhận xét, uốn nắn, sửa sai kịp
thời những sai sót kỹ thuật, rèn cho SV ý thức
giữ gìn kỷ luật giờ học.
Lôi cuốn toàn thể SV tham gia tập luyện,
động viên cả những em kiến tập theo dõi bạn
thực hiện động tác, làm nhiệm vụ trọng tài. Tạo
nên không khí hào hứng, sôi nổi trong giờ học
như: Giảng viên cổ vũ SV, SV cổ vũ lẫn nhau
khi thực hiện đúng kỹ thuật bài tập. Không nên
tạo áp lực đối với những SV tập sai kỹ thuật cơ
bản. Tổ chức các hoạt động giúp đỡ những em
có sức khỏe yếu thực hiện động tác. Hướng dẫn
SV cách bảo hiểm, giúp đỡ bạn tập luyện. Giảng
viên có thể tham gia thi đấu các môn Thể thao
cùng SV vào cuối giờ. 
Giáo viên tạo ra không khí thi đua trong lớp
bằng cách chia lớp ra thành các nhóm và ra chỉ
tiêu phấn đấu. Tổ chức các cuộc thi biểu diễn cá
nhân hoặc tổ nhỏ sau đó phân loại, lập bảng xếp
hạng từ cao xuông thấp. Thi đua thành tích với
các lớp khác.
Giáo viên biết cổ vũ, khích lệ động viên SV
học tập bằng cách sử dụng những ngôn ngữ biểu
thị sự tán đông, khuyến khích như: “Được, rất tốt,
không tồi, có tiến bộ...” giúp người học nảy sinh
và duy trì được sự lạc quan, vui vẻ ổn đinh. Từ
đó tạo dựng được lòng tin, tự tôn và niền tự hào
cho người học, đồng thời cũng có tác dụng hình
thành phẩm chất ngoan cường, dũng cảm trong
việc nắm bắt một số động tác kỹ thuật khó cho
người học, tạo khả năng và tính tất yếu để khơi
dậy và hình thành hứng thú cho người học. Giáo
viên nên dùng ngôn ngữ hoạt động của bản thân
để nhận xét SV như mỉm cười, gật đầu, vỗ tay...
Biện pháp 6: Tăng cường giáo dục ý nghĩa
mục đích của môn học GDTC
Mục đích:
Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho
SV về vai trò, ý nghĩa và tác dụng của môn học
GDTC, giúp sinh viên có nhận thức đúng về môn
học, từ đó tạo động cơ học tập bền vững, nâng
cao tính tự giác, tích cực và hình thành thói quen
tập luyện TDTT thường xuyên.
Nội dung:
Phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội SV, các
phòng ban chức năng trong Học viện tăng
119
Sè §ÆC BIÖT / 2020
cường, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng và Nhà nước về công tác TDTT nói chung
và môn học GDTC nói riêng.
Tổ chức cho SV tham gia cuộc thi tìm hiểu
về TDTT, phổ biến kiến thức khoa học về TDTT
thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm.
Thông qua bài giảng trên lớp, giáo viên
TDTT phải có nhiệm vụ liên hệ với thực tế giúp
SV hiểu rõ vai trò, ý nghĩa, tác dụng và lợi ích
của luyện tập TDTT.
Tăng cường thông tin đại chúng về bản tin
TDTT trong nước và thế giới trên mạng lưới
thông tin của Học viện. Thông qua sách báo, kết
hợp với phong trào thi đua rèn luyện sức khỏe
vì ngày mai lập nghiệp giúp SV nâng cao nhận
thức về môn học GDTC.
Tổ chức thực hiện:
Tổ chức tuyên truyền thông qua nhiều hình
thức như: Tuyên truyền thông qua giờ học chính
khóa, qua đài, báo, các bản tin của Học viện,
qua phong trào thi đua, các buổi sinh hoạt tập
thể của Câu lạc bộ thể thao và thi đấu TDTT các
cấp trong Học viện.
KEÁT LUAÄN 
Quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được 06
biện pháp nâng cao tính tích cực, chủ động của
sinh viên trong học tập môn học GDTC tại Học
viện ANND. 
Xây dựng nội dung cụ thể của từng biện pháp
theo các phần: Mục đích, nội dung, cách thức
thực hiện biện pháp.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Bộ Giáo dục - Đào tạo, Quyết định số
43/2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 15 tháng 8 năm
2007 về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học
và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”.
2. Học viện ANND (2011), Quyết định số
112/QĐ-HVAN ngày 6/6/2011 quy định
“Chương trình giảng dạy trình độ ĐH hệ chính
qui theo học chế tín chỉ”.
3. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993), Lý
luận và phưong pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
4. Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn
Muôn (1991), Tâm lý học TDTT, Nxb TDTT,
Hà Nội.
5. Phạm Viết Vượng (2010), Giáo dục học,
Nxb ĐHSP, Hà Nội.
(Bài nộp ngày 6/11/2020, phản biện ngày
17/11/2020, duyệt in ngày 4/12/2020)
Cùng với Võ
thuật, Bơi lội cũng
là nội dung bắt
buộc trong chương
trình GDTC của sinh
viên Học viện An
ninh nhân dân

File đính kèm:

  • pdfcac_bien_phap_nang_cao_tinh_tu_giac_tich_cuc_trong_gio_hoc_g.pdf