Bồi dưỡng thường xuyên giáo - Năm học 2016-2017

Xã hội hiện đại nảy sinh những vấn đề phức tạp và bất định đối với con người.Nếu con người không có năng lực ứng phó vượt qua những thách thức đó thì rất dễ gặp rủi ro. Giáo dục kĩ năng sống (KNS) cho người học đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục các nước. KNS giúp con người làm chủ cuộc sống, sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại với văn hoá đa dạng và nền kinh tế phát triển.

KNS như¬¬ những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy cần giáo dục KNS cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé, sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hoà nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu có thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kĩ năng của bản thân. Nếu thiếu các kĩ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những KNS phù hợp giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng.

Có rất nhiều định nghĩa về KNS, tùy theo góc độ tiếp cận, lý thuyết ứng dụng, đối tượng được giáo dục KNS. Dựa vào những quan điểm của các nhà nghiên cứu, có thể hiểu KNS là những năng lực tâm lý – xã hội, là hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ, trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân, hoặc tác động vào người khác, hoặc hướng vào những hoạt động là thay đổi môi trường xung quanh, giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hằng ngày.

Các kỹ năng sống cần và có thể giáo dục cho trẻ mầm non là: kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ và tự vệ, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác.

Để thiết lập kĩ năng về bất cứ một hành động nào, con người đều cần luyện tập theo một quy trình vàcần hình thành kĩ năng cho trẻ qua các bước:

- Trẻ có kiến thức về hành động: mục đích, đối tượng, cách thức, điều kiện hành động

- Có sự hướng dẫn (gợi ý, làm mẫu) của người có kiến thức và kĩ năng cao hơn, bên cạnh đó trẻ phải tích cực tham gia học hỏi, quan sát, làm thử

- Trẻ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và những kĩ năng, kĩ xảo đã có vào thực hành luyện tập để hình thành kĩ năng và sử dụng kĩ năng một cách linh hoạt trong những điều kiện khác nhau.

 

Bồi dưỡng thường xuyên giáo - Năm học 2016-2017 trang 1

Trang 1

Bồi dưỡng thường xuyên giáo - Năm học 2016-2017 trang 2

Trang 2

Bồi dưỡng thường xuyên giáo - Năm học 2016-2017 trang 3

Trang 3

Bồi dưỡng thường xuyên giáo - Năm học 2016-2017 trang 4

Trang 4

Bồi dưỡng thường xuyên giáo - Năm học 2016-2017 trang 5

Trang 5

Bồi dưỡng thường xuyên giáo - Năm học 2016-2017 trang 6

Trang 6

Bồi dưỡng thường xuyên giáo - Năm học 2016-2017 trang 7

Trang 7

Bồi dưỡng thường xuyên giáo - Năm học 2016-2017 trang 8

Trang 8

Bồi dưỡng thường xuyên giáo - Năm học 2016-2017 trang 9

Trang 9

Bồi dưỡng thường xuyên giáo - Năm học 2016-2017 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 13 trang baonam 04/01/2022 6720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng thường xuyên giáo - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bồi dưỡng thường xuyên giáo - Năm học 2016-2017

Bồi dưỡng thường xuyên giáo - Năm học 2016-2017
PHÒNG GD&ĐT TP HƯNG YÊN
TRƯỜNG MN BẢO KHÊ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2016 – 2017
Họ và tên giáo viên: Vũ Đức Chuyền
Sinh ngày: 02/08/1964
Tổ chuyên môn: hành chính
Năm vào ngành giáo dục: 1994
Nhiệm vụ được giao trong năm học: phụ trách chung
PHẦN I: CÁC CĂN CỨ HOÀN THÀNH BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
 Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/07/2012 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ các văn hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD ĐT Hưng Yên về thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên;
Căn cứ công văn số 978 của Sở giáo dục và đào tạo Hưng yên ngày 21 tháng 7 năm 2015 hướng dẫn số 506/KH-PGD ĐTTP Hưng Yên ngày 06 tháng 8 năm 2015 về Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2016 – 2017 
- Căn cứ kế hoạch của Trường MN Bảo Khê về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2016 - 2017. 
- Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của bản thân năm học 2016-2017, tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau:
PHẦN II: KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN:
MN39: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo:
Xã hội hiện đại nảy sinh những vấn đề phức tạp và bất định đối với con người.Nếu con người không có năng lực ứng phó vượt qua những thách thức đó thì rất dễ gặp rủi ro. Giáo dục kĩ năng sống (KNS) cho người học đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục các nước. KNS giúp con người làm chủ cuộc sống, sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại với văn hoá đa dạng và nền kinh tế phát triển.
KNS như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy cần giáo dục KNS cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé, sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hoà nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu có thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kĩ năng của bản thân. Nếu thiếu các kĩ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những KNS phù hợp giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng.
Có rất nhiều định nghĩa về KNS, tùy theo góc độ tiếp cận, lý thuyết ứng dụng, đối tượng được giáo dục KNS. Dựa vào những quan điểm của các nhà nghiên cứu, có thể hiểu KNS là những năng lực tâm lý – xã hội, là hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ, trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân, hoặc tác động vào người khác, hoặc hướng vào những hoạt động là thay đổi môi trường xung quanh, giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hằng ngày.
Các kỹ năng sống cần và có thể giáo dục cho trẻ mầm non là: kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ và tự vệ, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác...
Để thiết lập kĩ năng về bất cứ một hành động nào, con người đều cần luyện tập theo một quy trình vàcần hình thành kĩ năng cho trẻ qua các bước:
- Trẻ có kiến thức về hành động: mục đích, đối tượng, cách thức, điều kiện hành động
-  Có sự hướng dẫn (gợi ý, làm mẫu) của người có kiến thức và kĩ năng cao hơn, bên cạnh đó trẻ phải tích cực tham gia học hỏi, quan sát, làm thử
- Trẻ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và những kĩ năng, kĩ xảo đã có vào thực hành luyện tập để hình thành kĩ năng và sử dụng kĩ năng một cách linh hoạt trong những điều kiện khác nhau.
Như vậy, để hành động trở thành kĩ năng cần trải qua một quá trình. Giáo dục KNS cho trẻ phải gắn với các việc làm, tình huống cụ thể: trẻ được quan sát người khác làm, trẻ được tự thực hiện để trải nghiệm. Sự trải nghiệm nhiều lần sẽ giúp trẻ nhận thấy ý nghĩa thiết thực của việc làm, từ đó trẻ sẽ chủ động vận dụng các kĩ năng cần thiết vào từng tình huống cụ thể trong cuộc sống. Hàng ngày, chúng ta có thể giáo dục KNS cho trẻ qua nhiều hình thức khác nhau:
- Thông qua hoạt động vui chơi: vui chơi là hoạt động tạo cho trẻ nhiều hứng thú và cũng cho trẻ cơ hội được vận dụng nhiều kiến thức kĩ năng khác nhau vào giải quyết nhiệm vụ chơi. Trẻ được thử nghiệm nhiều vai trò khác nhau qua các vai chơi; được phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo; học hỏi và hợp tác với các bạn cùng chơi...ví dụ trong trò chơi gia đình trẻ phải điều hoà các mối quan hệ với 2 vai trò khác nhau: mối quan hệ với bạn cùng chơi (quan hệ thật) và quan hệ với các nhân vật trong trò chơi (quan hệ giả). Để trò chơi phát triển mỗi đứa trẻ đều phải cùng cố gắng hoàn thành tốt vai trò của mình đồng thời phải biết chia sẻ, hợp tác với các bạn khác.
- Thông qua sinh hoạt hàng ngày: sinh hoạt hàng ngày của trẻ đa phần là những hoạt động lặp đi lặp lại vì vậy trẻ được rèn luyện nhiều và thực hiện các công việc đ ... àn.
4. Phối hợp công tác đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong và ngoài nhà trường.
Đại diện nhà trường là Hiệu trưởng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên; đại diện gia đình học sinh là cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi hoặc người được cha mẹ hợp pháp ủy quyền; đại diện địa phương là người đứng đầu hợp pháp của chính quyền địa phương.
Gia đình học sinh có trách nhiệm chủ động, tích cực phối hợp cùng nhà trường và các tổ chức đoàn thể giáo dục con em; phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của con em mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Cha mẹ học sinh có các quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về nội dung, chương trình phối hợp và phương pháp giáo dục học sinh của nhà trường. Yêu cầu nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học tập và rèn luyện của con em mình; tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em
Chính quyền địa phương có quyền yêu cầu nhà trường trên địa bàn thông báo định kỳ, hoặc đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục của đơn vị; yêu cầu nhà trường trên địa bàn phối hợp để triển khai, thực hiện những chủ trương, nhiệm vụ có nội dung liên quan tới giáo dục cho học sinh
            Công tác phối hợp giữa ba môi trường giáo dục hiện nay ở Việt Nam chúng ta tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn không ít những bất cập về nội dung và cách thức, bởi chúng ta chưa tìm được tiếng nói chung, cách thức phối hợp chưa thật sự thống nhất và đồng bộ dẫn đến những hậu quả gây mất uy tín cho nhà trường, mỗi khi sự việc xảy ra thì đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Dưới đây tôi xin đưa ra một vài dẫn chứng làm ví dụ:
- Về sự phối hợp giữa nhà trường và địa phương:
Đây là công việc rất quan trọng thể hiện sự quan tâm của địa phương tới sự phát triển văn hóa, giáo dục. Có một câu chuyện vui là khi bạn tới một địa phương nào đó hãy đến tham quan cơ sở vật chất của các trường học thì bạn sẽ biết được giáo dục ở địa phương này đang được quan tâm ở mức độ nào.
Nhiều địa phương có thể còn gặp khó khăn về kinh tế nhưng đã tạo điều kiện tốt nhất có thể để phát triển mạng lưới nhà trường, chất lượng giáo dục. Chủ trương phát triển văn hóa xã hội của địa phương phải luôn gắn liền với thực tiễn các nhà trường trên địa bàn. Nhiều địa phương đã chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục: định hướng phát triển nhà trường, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, tuyên truyền vận động các gia đình chăm lo con em, đóng góp sức người, sức của xây dựng nhà trường. Như vậy, vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương là rất quan trọng đối với các nhà trường trong việc định hướng phát triển.
Song, do vấn đề nhận thức của nhiều địa phương nên công tác này chưa thật sự được chú trọng. Các địa phương đưa ra muôn vàn lý do như khó khăn nguồn  kinh phí nhà nước cấp cho hoạt động của địa phương rất eo hẹp, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp 
Ở một tỉnh miền núi như Lạng Sơn còn rất nhiều trường học từ bậc mầm non đến trung học cơ sở chưa có cơ sở vật chất riêng, trường lớp là những phòng tạm, học nhờ, không có công trình vệ sinh công cộng, thậm chí hiện nay vẫn còn những trường học chung 2-3 cấp, nhiều điểm trường lẻ không điện lưới, không sóng điện thoại ... Trong khi đó địa phương, ngành lại đánh giá tất cả các trường với một hệ thống tiêu chí như nhau, liệu có gì mâu thuẫn không?.
Khi chia sẻ vấn đề này với Ban Giám hiệu của một số trường khó khăn, họ chỉ biết phản ánh lên cấp trên mà không phải biết xoay sở ra sao, thôi thì việc của mình thì mình cứ làm. Vẫn biết Giáo dục là trách nhiệm của toàn dân, Giáo dục Việt Nam đang từng ngày đổi mới để hội nhập khu vực và quốc tế, mục tiêu rất lớn, nhưng mọi người hãy nhìn lại nền tảng giáo dục của chúng ta xem đã đủ để bứt phá chưa ?
Chủ trương phát triển giáo dục đào tạo của Đảng, nhà nước ta là đúng đắn, có lộ trình nhưng địa phương đứng ngoài cuộc, chỉ trông chờ vào nhà nước và coi giáo dục là nhiệm vụ của riêng nhà trường thì làm sao chúng ta có được chất lượng, hiệu quả giáo dục tốt được.
- Về sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình: 
Trong mỗi năm học nhà trường thường tổ chức khoảng 3-4 buổi họp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với phụ huynh học sinh (đầu năm, kết thúc học kỳ I và cuối năm) để thông báo về tình hình chung của lớp, nhà trường; kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Trong các buổi họp, giáo viên chủ nhiệm đều có sự chuẩn bị nội dung họp khá tốt: kế hoạch chung của nhà trường, lớp chủ nhiệm; thông báo tình hình học tập, rèn luyện của học sinh trong lớp, nhưng tập trung chủ yếu vào các đối tượng có thành tích hoặc chậm tiến bộ; một số nội dung khác có liên quan tới vấn đề xã hội hóa giáo dục.
            Tuy nhiên, đến phần đóng góp ý kiến cho công tác giáo dục và dạy học thì các phụ huynh gần như không có ý kiến gì, có lẽ phụ huynh học sinh ngại phát biểu, sợ đụng chạm đến các vấn đề nhạy cảm của nhà trường hoặc cách tạo ra không khí trao đổi của giáo viên chủ nhiệm chưa thật tốt. Họ chỉ tiếp nhận ý kiến của giáo viên chủ nhiệm một chiều, không phản biện gì mặc dù ra ngoài cuộc họp họ còn nhiều thắc mắc, phân vân  Hơn nữa, nhiều giáo viên chủ nhiệm còn né tránh những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý lớp, không dám nói thẳng, nói thật và chủ yếu đổ lỗi cho học sinh, xã hội 
            Tóm lại, trong các cuộc họp chủ yếu là phụ huynh ngồi nghe, còn việc bàn bạc làm  thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy, công tác phối hợp quản lý học sinh thì vẫn phó mặc cho nhà trường. Hiện tượng này là phổ biến ở các nhà trường, càng ở bậc học cao hơn thì việc phối hợp này càng xem ra ít được chú trọng hơn.
            - Về việc phối hợp giữa gia đình và địa phương:
            Nhiều địa phương đã thực hiện tốt công tác văn hóa giáo dục, yêu cầu các hộ  gia đình cam kết thực hiện tốt chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước, nghĩa vụ đối với nhà nước, địa phương, giáo dục con cái ; thành lập quỹ khuyến học động viên học sinh có thành tích học tập, rèn luyện tốt ở các bậc học; phối hợp với gia đình quản lý sinh hoạt, hoạt động học sinh trong dịp nghỉ hè (nhiệm vụ được giao cho tổ chức cơ sở đoàn xã, phường) 
            Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng làm tốt công tác này, do nhiều lý do: sự quan tâm của chính phường địa phương, sự ủng hộ của gia đình học sinh, việc tổ chức các hoạt động cho các em chưa đa dạng, hấp dẫn  Có một thực tế là suốt cả một kỳ nghỉ hè kéo dài hơn hai tháng nhưng địa phương (ngay cả ở thành phố, thị trấn) không tổ chức buổi sinh hoạt tập trung nào cho các em nhưng vẫn ký giấy xác nhận là đã sinh hoạt hè đầy đủ và gửi lại cho nhà trường. Mặt khác, nhiều nhà trường cũng không xử lý kết quả này vào việc đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của các em trong quá trình học tập, nên nội dung này chỉ mang tính hình thức báo cáo cấp trên.
            Chúng ta đều biết có rất nhiều vụ tai nạn giao thông, đuối nước, đánh nhau gây thương tích  xảy ra ngoài giờ lên lớp ở lứa tuối vị thành niên rất thương tâm đã xảy ra (không chỉ riêng trong các kỳ nghỉ) trên khắp cả nước. Hậu quả đó xuất phát từ đâu? Câu trả lời chính là sự phối hợp giữa gia đình và xã hội còn lỏng lẻo, sự quan tâm của địa phương, gia đình còn nhiều hạn chế  Ngoài ra, vai trò trách nhiệm của nhà trường trong những vụ việc như vậy là rất lớn bởi công tác phối hợp tuyên truyền vận động chưa thật sự quyết liệt và chặt chẽ.
  MN 42: Tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội của giáo viên mầm non:          
VỊ TRÍ, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC TA
Ở nước ta hiện nay, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang là chủ thể chân chính của quyền lực. Vì vậy, hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động. Hệ thống chính trị của nước ta gồm nhiều tổ chức, mỗi tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau do chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, nhưng cùng tác động vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo quyền lực của nhân dân.
a. Đảng Cộng sản Việt Nam:
Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị nhưng lại là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau:
Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng.
Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình cụ thể. Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước và bộ máy của Nhà nước, đồng thời kiểm tra việc Nhà nước thực hiện các Nghị quyết của Đảng.
Đảng lãnh đạo xã hội thông qua hệ thống tổ chức Đảng các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng việc xác định đường lối, chính sách cán bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và các đoàn thể quần chúng và các tổ chức chính trị - xã hội.
Ngoài ra, Đảng lãnh đạo bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục và nêu gương, làm công tác vận động quần chúng, lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ...
b. Nhà nước:
Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Đó chính là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
Như vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy chính trị, hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội do nhân dân trực tiếp bầu ra, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập ra Hiến pháp và luật pháp (lập hiến và lập pháp). Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Với ý nghĩa đó, Quốc hội được gọi là cơ quan lập pháp. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước. Chính phủ là cơ quan chấp hành, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và phải báo cáo công tác với Quốc hội. Trên ý nghĩa đó, Chính phủ được gọi là cơ quan hành pháp.
Cơ quan tư pháp gồm: Toà án, Viện kiểm sát và các cơ quan điều tra. Đây là những cơ quan được lập ra trong hệ thống tổ chức Nhà nước để xử lý những tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật, đảm bảo việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, chính xác.
Toà án các cấp là cơ quan nhân danh Nhà nước, thể hiện thái độ và ý chí của Nhà nước trước các vụ án thông qua hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Toà án là cơ quan duy nhất có quyền áp dụng chế tài hình sự, không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Để đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo việc xét xử đúng người đúng tội, Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức thành hệ thống, tập trung thống nhất và độc lập thực hiện thẩm quyền của mình đối với các cơ quan khác của Nhà nước. Thực hiện các quyền khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra, truy tố...Với ý nghĩa đó, các tổ chức Toà án, Viện kiểm sát được gọi là cơ quan tư pháp.
Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Vì vậy, cần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
c. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội...
Đây là những tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp được tổ chức để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản đại diện cho lợi ích của nhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị, tuỳ theo tính chất, tôn chỉ, mục đích của mình nhằm bảo vệ quyền lợi dân chủ của nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng; phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện giám sát của nhân dân với cán bộ, công chức và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
Các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hoá và đổi mới xã hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Cơ sở phân cấp theo quản lý hành chính gồm có xã, phường, thị trấn. Hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm: Tổ chức cơ sở Đảng, Hội đồng Nhân dân xã, phường; Uỷ ban Nhân dân xã, phường; Mặt trận Tổ quốc xã, phường và các tổ chức chính trị-xã hội khác như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn Tất cả các tổ chức trên đều có vị trí, vai trò và nhiệm vụ được quy định trong Luật Tổ chức của hệ thống chính trị ở nước ta.
Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế-xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.
	NGƯỜI VIẾT
 Vũ Đức Chuyền

File đính kèm:

  • docxboi_duong_thuong_xuyen_giao_nam_hoc_2016_2017.docx