Bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập môn Toán cho sinh viên sư phạm
Đánh giá kết quả học tập là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói, đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học và là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.
Bài báo này được chia thành ba phần chính như sau: (1) Xem xét các tài liệu liên quan đến phương pháp đánh giá, đánh giá định tính, đánh giá bằng nhận xét; đánh giá dựa trên kết quả thực hiện; đánh giá theo chuẩn; đánh giá theo sản phẩm đầu ra đánh giá theo năng lực; (2) Phân tích thực trạng việc thực hiện đánh giá kết quả học tập môn Toán đối với học sinh của sinh viên trường Sư phạm trong quá trình thực tập ở trường Trung học phổ thông (THPT); (3) Đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm bồi dưỡng năng lực
đánh giá kết quả dạy học môn Toán ở trường THPT theo hướng tiếp cận đánh giá năng lực cho sinh viên Sư phạm.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập môn Toán cho sinh viên sư phạm
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018 63 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Nguyễn Hữu Hậu1, Trần Trung Tình2 TÓM TẮT Đánh giá kết quả học tập là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói, đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học và là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Bài báo này được chia thành ba phần chính như sau: (1) Xem xét các tài liệu liên quan đến phương pháp đánh giá, đánh giá định tính, đánh giá bằng nhận xét; đánh giá dựa trên kết quả thực hiện; đánh giá theo chuẩn; đánh giá theo sản phẩm đầu ra đánh giá theo năng lực; (2) Phân tích thực trạng việc thực hiện đánh giá kết quả học tập môn Toán đối với học sinh của sinh viên trường Sư phạm trong quá trình thực tập ở trường Trung học phổ thông (THPT); (3) Đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả dạy học môn Toán ở trường THPT theo hướng tiếp cận đánh giá năng lực cho sinh viên Sư phạm. Từ khóa: Năng lực đánh giá, dạy học Toán, phương pháp đánh giá, bồi dưỡng năng lực đánh giá. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đánh giá kết quả học tập là một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học, là công cụ hành nghề quan trọng của giáo viên và là một bộ phận quan trọng của quản lý giáo dục, quản lý chất lượng dạy và học. Khoa học về đánh giá trên thế giới đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lý luận và thực tiễn, trong khi ở Việt Nam, ngành giáo dục chỉ mới quan tâm trong những năm gần đây. Đổi mới đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Một số nghiên cứu về đánh giá trong và ngoài nước. Có thể kể đến như: Black, Paul, Wiliam, Dylan (1998), nghiên cứu chỉ ra rằng nếu nhận được thông tin phản hồi từ sinh viên một cách thường xuyên trong quá trình dạy sẽ làm cho khả năng nhận thức của sinh viên về vai trò của họ trong việc tự đánh giá và nhìn nhận kết quả học tập của mình ở trong cả quá trình, cũng như chiến lược dạy học được các giáo viên sử dụng và các chiến lược định hình kết hợp trong phương pháp tiếp cận. 1 Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Hồng Đức 2 Giảng viên Học viện Quản lý Giáo dục, Hà Nội TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018 64 Thomas R. Guskey (2003), đưa ra cách giúp giáo viên đánh giá hiệu quả kết quả học tập của người học, cung cấp và hướng dẫn khắc phục hạn chế trong các phương thức đánh giá truyền thống nhằm giúp giáo viên và sinh viên nâng cao chất lượng dạy và học. Lorna Earl, Steven Katz et all (2006), nghiên cứu này làm rõ các vấn đề: Tại sao chúng ta cần thay đổi phương thức đánh giá lớp học? Thế nào là đánh giá vì sự tiến bộ của người học? Làm thế nào để đánh giá như là quá trình học tập? Làm sao để đánh giá về kết quả học tập? Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014) cho rằng phương thức đánh giá trong giáo dục đang có những thay đổi phù hợp hơn với giáo dục hiện đại đó là đi vào đánh giá năng lực người học. Đối với các công trình trong nước có thể kể đến tác giả Phạm Xuân Chung (2012), đã bàn sâu hơn về việc đưa ra các biện pháp nhằm chuẩn bị cho sinh viên ngành sư phạm Toán học ở trường đại học tiến hành hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học phổ thông. Trong đó, đề xuất 4 hình thức: Chuẩn bị theo hệ thống bài học về khoa học đánh giá trên cơ sở là một học phần riêng hoặc một bộ phận của một học phần; Chuẩn bị thông qua dạy học các học phần nghiệp vụ sư phạm; Chuẩn bị thông qua các hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong quá trình học ở trường đại học; Chuẩn bị trong quá trình thực tập sư phạm. Do đó để làm rõ hơn về cách tiếp cận đánh giá trong giáo dục hiện đại thì vẫn cần những nghiên cứu sâu hơn. 2. NỘI DUNG 2.1. Một số phương thức đánh giá trong giáo dục 2.1.1. Đánh giá bằng nhận xét Được tiến hành thông qua các nhận xét từ giáo viên, người học trong nhóm, có thể thông qua các nhận xét mang tính tổng hợp của cá nhân người học ở mỗi khía cạnh như khả năng vận dụng tri thức, tính sáng tạo, giải quyết vấn đề thực tiễn, kỹ năng sống... từ đó giáo viên hiểu được cá nhân người học để có phương pháp dạy học, nội dung chương trình và phương tiện phù hợp hơn nhằm nâng cao kết quả học tập của họ. 2.1.2. Đánh giá dựa trên kết quả thực hiện Phương thức này đòi hỏi giáo viên xác định rõ yêu cầu, mục tiêu, nội dung, phạm vi kết quả mong đợi... của các tiêu chí đánh giá. Chẳng hạn, giáo viên yêu cầu sinh viên viết thu hoạch đánh giá về hiệu quả của tham gia nhóm nghiên cứu về một chuyên đề cụ thể của nội dung Toán học. 2.1.3. Đánh giá theo tiêu chí Đánh giá theo tiêu chí, trước tiên giáo viên xây dựng được các chuẩn về nội dung/tiêu chí/chỉ báo đòi hỏi người học ph ... ng và sự gắn kết. Giáo sinh khi lập kế hoạch phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải đánh giá? Đánh giá cái gì? Sử dụng phương pháp nào để đánh giá? Độ tin cậy của kết quả đánh giá? Sử dụng thông tin kết quả đánh giá như thế nào? 2.3.2. Lựa chọn và phát triển công cụ đánh giá Sự đa dạng của các phương pháp có sẵn để thu thập, diễn giải, báo cáo thông tin về những gì học sinh biết và có thể làm là nhiều, và có nhiều nguồn tài nguyên tuyệt vời cho giáo sinh khai thác. Mặc dù một số phương pháp có thể được kết hợp với đánh giá trong quá trình giảng dạy và học tập, nhiều khi vận dụng đánh giá vào cuối của một đơn vị kiến thức, có rất nhiều TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018 68 công cụ có thể được sử dụng cho tất cả ba mục đích: đánh giá việc học tập, đánh giá như học tập, đánh giá học tập. Điều quan trọng là giáo sinh cần làm rõ mục đích của việc đánh giá và sau đó lựa chọn phương pháp phù hợp nhất phục vụ các mục đích trong bối cảnh cụ thể. Chẳng hạn trong bảng 1: Là một số công cụ đánh giá tuy chưa thật đầy đủ nhưng giáo sinh có thể tham khảo và sử dụng cho mục đích đánh giá. 2.3.3. Triển khai tổ chức thực hiện đánh giá Để có được kết quả đánh giá môn Toán cần thực hiện triển khai đánh giá kết quả học tập. Có nhiều cách thực hiện và phối hợp với nhau nhằm đặt kết quả đánh giá chính xác nhất. Chẳng hạn: thực hiện đánh giá đầu vào, đánh giá chuẩn đoán, thực hiện đánh giá theo suốt quá trình học tập của học sinh, đánh giá tổng kết... mỗi phương thức đánh giá giúp giáo sinh đạt một vài mục tiêu. Việc biết cách phối kết hợp đánh giá và thực hiện nó sẽ góp phần làm tăng hiệu quả dạy và học môn Toán nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung. 2.3.4. Thông báo phản hồi kết quả đánh giá Thông tin kết quả đánh giá giúp giáo sinh điều chỉnh kịp thời phương pháp giảng dạy cho phù hợp, giúp học sinh điều chỉnh cách học, thúc đẩy học sinh cố gắng, tích cực học tập, đòi hỏi đánh giá hướng vào mục đích là giúp cho học sinh tiến bộ hơn. Ngoài ra thông tin kết quả đánh giá còn giúp nhà quản lý giáo dục, điều chỉnh chương trình giáo dục, định hướng các mục tiêu giáo dục trong tương lai. Đối với các đối tượng thụ hưởng khác cũng cần có thông tin này để hoạch định chính sách, chẳng hạn: nhà tài trợ học bổng, các cơ sở giáo dục tiếp nhận sinh viên sau khi ra trường... Một số biểu hiện của năng lực này Nhìn nhận năng lực Toán học của mỗi học sinh đang ở đâu. Điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh. Giáo viên sử dụng thông tin kết quả đánh giá giúp học sinh nhìn nhận bản thân mình đã đạt được đến đâu so với mục tiêu và còn hạn chế gì. Lý do cho thành tích tốt và lý do cho những hạn chế. Từ đó, hướng học sinh tìm cách điều chỉnh bản thân trong cách học và các hoạt động liên quan. Ngoài ra, việc học sinh tự đánh giá cũng có vai trò to lớn cho sự tiến bộ của học sinh. Từ kết quả tự đánh giá, học sinh có xu hướng tìm hiểu nguyên nhân của các sai lầm gặp phải, dẫn đến tự điều chỉnh để tránh các sai lầm tương tự ở nhà và lớp học. Giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy. Từ thông tin kết quả đánh giá, giáo viên nhận biết được phương pháp dạy học mình sử dụng có hiệu quả đến đâu. Phương pháp nào cần phát huy, phương pháp nào còn hạn chế. Giáo viên tìm ra nguyên nhân mấu chốt bất hợp lý là ở đâu. Từ đó, điều chỉnh phương pháp dạy học của mình để hướng tới giúp học sinh tiến bộ. Điều chỉnh nội dung chương trình. Nội dung Toán học cần phải phù hợp với năng lực chung của lớp học nhưng giáo viên có thể điều chỉnh mang tính cá biệt phù hợp với năng lực của từng nhóm học sinh để dần đạt được sự tiến bộ của các học sinh trong lớp học nói riêng và giáo dục trong Nhà trường nói chung. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018 69 Phụ huynh học sinh và đối tượng thụ hưởng khác Giáo viên thông báo kết quả đánh giá của mỗi học sinh cho phụ huynh, trao đổi về mặt tiến bộ cũng như mặt hạn chế của học sinh, giáo viên và phụ huynh cùng nhau trao đổi về biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tập môn Toán của học sinh trong giai đoạn tới. Kết quả đánh giá được lưu trữ nhằm phục vụ nhà quản lý giáo dục, nhà tài trợ, các trường đào tạo cho giai đoạn sau trung học phổ thông. Ngoài ra, nó còn là một phần quan trọng trong các quyết định về hoạch định chính sách cho giáo dục của đất nước. Sau đây là bảng công cụ tham khảo cho đánh giá kết quả học tập. Bảng 1. Công cụ đánh giá Phương pháp Miêu tả Thu thập thông tin Câu hỏi thăm dò Đặt câu hỏi tập trung trong lớp học để khơi gợi sự hiểu biết. Quan sát Quan sát hệ thống của học sinh khi họ xử lý những ý tưởng. Bài tập về nhà Bài tập để khơi gợi sự hiểu biết. Đàm thoại, phỏng vấn Thảo luận điều tra với các em học sinh về sự hiểu biết và những nhầm lẫn của mình. Thuyết trình Cơ hội cho học sinh để cho thấy việc học của mình trong buổi biểu diễn tình huống và phương tiện truyền thông, triển lãm. Trắc nghiệm Cơ hội cho học sinh để cho thấy việc học của mình thông qua các văn bản trả lời. Đánh giá nhiệm vụ Nhiệm vụ phức tạp mà khuyến khích học sinh để hiển thị các kết nối mà họ đang làm cho các khái niệm mà họ đang học. Đánh giá qua máy tính ng dụng phần mềm hệ thống và thích ứng kết nối với kết quả chương trình giảng dạy. Sổ tay học tập Thông báo kết quả học tập của học sinh theo suốt quá trình. Dự án, điều tra Cơ hội cho học sinh để hiển thị các kết nối trong học tập của mình thông qua điều tra và các báo cáo hoặc sản phẩm. Ý nghĩa thông tin Mô tả mức độ phát triển Mô tả việc học tập của học sinh để xác định mức độ học tập, bước tiếp theo và báo cáo tiến độ cũng như thành tích. Bảng điểm Giới thiệu các tiêu chí để xem xét trong việc tìm hiểu học tập của học sinh. Phiếu tự đánh giá Mô tả các tiêu chí với tỷ lệ và mức độ đạt được. Tự đánh giá Quá trình mà trong đó học sinh phản ánh trên các tiêu chí hiệu quả và sử dụng định nghĩa của riêng mình để xác định tình trạng việc học của mình. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018 70 Đánh giá đồng đẳng/lẫn nhau Quá trình mà trong đó học sinh phản ánh về việc thực hiện của các bạn học của họ và sử dụng xác định các tiêu chí để xác định tình trạng học tập của các bạn. Lưu trữ - Hồ sơ Hồ sơ đối thoại Hồ sơ mô tả các quan sát của học sinh học tập theo thời gian. Hồ sơ học sinh Thông tin về kết quả học tập của học sinh liên quan đến kết quả chương trình đào tạo, kế hoạch học tập cá nhân của học sinh. Phim, âm thanh, hình ảnh Hình ảnh, âm thanh cung cấp sản phẩm quá trình học sinh học tập. Danh mục đầu tư Hồ sơ sưu tập có hệ thống các công việc của học sinh mà chứng tỏ thành tích tăng và sự phản ánh về việc học tập của mình. Giao tiếp Thuyết trình Thuyết trình của học sinh cho thấy việc học của mình với cha mẹ, giáo sinh hoặc những người khác. Họp phụ huynh giáo viên và học sinh Cơ hội cho giáo sinh, phụ huynh và học sinh kiểm tra và thảo luận về học tập của học sinh và có kế hoạch các bước tiếp theo. Hồ sơ thành tích Hồ sơ chi tiết về thành tựu của học sinh liên quan đến các kết quả chương trình giảng dạy. Thẻ báo cáo Bản báo cáo tóm tắt định kì về học tập học sinh cho phụ huynh. (Nguồn: Tài liệu tham khảo [2]) 2.4. Một số biện pháp sư phạm nh m bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường Trung học phổ thông theo theo hướng tiếp cận đánh giá năng lực cho sinh viên Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo cách tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kỹ năng, mà là năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới một chuẩn nào đó. Vì vậy, trong quá trình học tập tại trường sư phạm thì các sinh viên cần được bồi dưỡng năng lực đánh giá theo hướng dạy học hiện đại. Nhóm nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả dạy học môn Toán ở trường THPT theo hướng tiếp cận đánh giá năng lực cho sinh viên. 2.4.1. Bồi dưỡng cho sinh viên nhận thức các khái niệm về đánh giá Để thực hiện hiệu quả việc đánh giá kết quả học tập của học sinh thì ngay khi học tập tại trường Sư phạm các sinh viên sư phạm Toán cần nhận thức đúng đắn tinh thần khoa học về vai trò, ý nghĩa của đánh giá; đồng thời coi đánh giá là động lực thay đổi cải tiến từng bước chất lượng các hoạt động dạy học và giáo dục của mình. Nắm rõ những khái niệm cơ TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018 71 bản như: kiểm tra, đo lường, đánh giá kết quả học tập, đánh giá giáo dục, đánh giá đầu vào, đánh giá chẩn đoán, đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết... nhận thức đúng khái niệm năng lực/năng lực của học sinh phổ thông là gì? Triết lý đánh giá: (1) đánh giá phải vì sự tiến bộ của học sinh; (2) đánh giá diễn ra trong suốt quá trình học tập, tự đánh giá; (3) đánh giá được khả năng vận dụng, thực hiện và thế nào là đánh giá năng lực tư duy bậc cao [6]. 2.4.2. Bồi dưỡng năng lực kết hợp nhiều phương pháp đánh giá cho sinh viên Để sinh viên sư phạm Toán sau khi ra trường có thể thực hiện đánh giá kết quả học tập Toán của học sinh hiệu quả thì trong quá trình học tập tại trường Sư phạm cần cho sinh viên làm quen và vận dụng các phương thức đánh giá hiện đại và truyền thống. Giúp đỡ sinh viên tìm hiểu các ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương pháp đánh giá được áp dụng để đưa ra cách thức phối hợp các hình thức đánh giá kết quả học tập Toán hiệu quả nhất. Trong quá trình học tập, giảng viên tạo điều kiện cho các sinh viên tập tham gia hoạt động đánh giá. Quan sát giảng viên đánh giá, tự các sinh viên đánh giá lẫn nhau, tự đánh giá bản thân... đánh giá năng lực hành động, vận dụng thực tiễn, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp... Bồi dưỡng sinh viên sử dụng các phương pháp không truyền thống: quan sát, phỏng vấn sâu và hội thảo, nhật ký người học, báo cáo thường kỳ, bài tập lớn, đánh giá thực hành (bao gồm tập hợp bài tập và lưu trữ), giúp sinh viên học cách tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau để sau khi ra trường vận dụng được khi giảng dạy ở trường phổ thông. 2.4.3. Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch, xây dựng công cụ, triển khai đánh giá, sử dụng thông tin kết quả đánh giá cho sinh viên Đánh giá kết quả học tập thúc đẩy quá trình học tập của học sinh, nâng cao trình độ chuyên môn của người giáo viên. Việc có một kế hoạch đánh giá cụ thể và chi tiết, cùng bộ công cụ phù hợp kết hợp với các hình thức triển khai đánh giá hợp lí sẽ cho kết quả đánh giá có tính chính xác cao. Thông tin kết quả đánh giá lại được sử dụng để làm căn cứ cho điều chỉnh phương pháp dạy học cũng như nội dung chương trình và cách chính sách từ nhà quản lý và các đối tượng thụ hưởng thông tin. Vì lí do đó mà các sinh viên sư phạm Toán cần được bồi dưỡng các năng lực này để thực hiện hoạt động đánh giá kết quả học tập Toán của học sinh phổ thông trong tương lai là cần thiết. 2.4.4. Bồi dưỡng năng lực đánh giá hoạt động học tập, hoạt động giáo dục cho sinh viên Ngày nay, học sinh học tập trong một thế giới mở với kho tri thức là vô tận. Học sinh cần phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu, lĩnh hội tri thức, vận dụng tri thức vào thực tiễn và ngược lại. Học sinh học tập chuyển từ việc ghi nhớ, hiểu kiến thức sang phát triển năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống, đặc biệt chú trọng phát triển các năng lực tư duy bậc cao như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018 72 siêu nhận thức... lồng ghép cùng hoạt động giáo dục như: trong giờ và ngoài giờ - trải nghiệm sáng tạo cũng cần được thiết kế. Với những hình thức dạy và học thay đổi dẫn đến phương thức đánh giá cũng cần phải đổi mới để đánh giá được các năng lực của người học một cách toàn diện và chính xác. Do vậy, người giáo viên tương lai cũng cần được bồi dưỡng những năng lực để thực hiện nhiệm vụ. 3. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu thực tiễn về công tác đánh giá hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra một số hạn chế trong đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông khi các sinh viên sư phạm Toán tham gia thực tập. Nếu sinh viên không được bồi dưỡng đầy đủ trong quá trình hình thành và phát triển năng lực đánh giá ở giai đoạn học tập tại trường Sư phạm thì các sinh viên sẽ khó khăn trong đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi ra trường đi dạy. Từ đó, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp góp phần bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực cho sinh viên ngành sư phạm Toán. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội. [2] Phạm Xuân Chung (2012), Chuẩn bị cho sinh viên ngành sư phạm Toán học ở trường đại học tiến hành hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh. [3] Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), Đề xuất khung năng lực về đánh giá trong giáo dục cho giáo viên, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 6A, tr.198 - 203. [4] Nguyễn Công Khanh (2014), Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực, Báo cáo hội nghị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Black, Paul, Wiliam, Dylan (1998), Assessment and classroom learning, Assessment in education: principles, policy & practice, March1998, Vol. 5, issue 1. [6] Lorna Earl and Steven Katz, et al (2006), Rethinking classroom assessment with purpose in mind, Western and Northern Canadian. Protocol for Collaboration in Education. ISBN 0-7711-3478-9. [7] Rebecca Cartwright, Ken Weiner, Samantha Streamer-Veneruso (2010), Student learning outcomes (slo) assessment handbook, Montgomery college montgomery county, Maryland. [8] Thomas R. Guskey (2003), How classroom assessments improve learning, Educational Leadership, Vol.60, No.5, pp. 6-11. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018 73 MENTORING ASSESSMENT CAPABILITY IN TEACHING MATHEMATICS FOR TEACHER STUDENTS Nguyen Huu Hau, Tran Trung Tinh ABSTRACT Assessment is an integral part of teaching process. The evaluation and assessment procedures are considered as a motivation for the renewal of teaching and learning. It also plays an important role in comprehensive education and training reform. This paper is divided into three main sections: (1)Reviewing literature that is related to assessment methods, namely qualitative assessment, performance-based assessment, competence-based assessment, standard-based assessment, outcome-based assessment; (2) Analysing the current issues of assessing mathematics results of mathematics students during the practicum at high schools; (3) Proposing solutions to improve the assessment competence of math teaching for pedagogical students in the light of competence-based approach. Keywords: Assessment competence, teaching mathematics, methods in assessment, strengthen assessment competence.
File đính kèm:
- boi_duong_nang_luc_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_mon_toan_cho_sin.pdf