Biến động cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Phước đến năm 2100 do biến đổi khí hậu

Tỉnh Bình Phước thuộc vùng Đông Nam bộ với diện tích đồi núi thấp chiếm ưu thế, địa hình lượn sóng.

Trong những năm gần đây, nhiều dấu hiệu rõ nét cho thấy có sự tác động khá lớn của biến đổi khí hậu

(BĐKH) đến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất và nông nghiệp. Hàng loạt hiện tượng mưa,

nắng thất thường đã dần làm chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của tỉnh. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng

mô hình DEM kết hợp với GIS để mô phỏng, giải đoán tình hình ngập và thay đổi cơ cấu sử dụng đất tỉnh

Bình Phước theo các kịch bản RCP 4.5, RCP 8.5. Kết quả cho thấy, năm 2018, tổng diện tích các loại đất bị

ảnh hưởng là 3.872,61 ha (chiếm 0,56% diện tích toàn tỉnh), loại đất bị ảnh hưởng nhiều nhất là đất công trình

năng lượng (khoảng 1.991,79 ha). Đến năm 2100, dưới ảnh hưởng của BĐKH (mưa, lũ, ngập), diện tích các

loại đất bị ảnh hưởng bởi ngập sẽ gia tăng (về diện, mức ngập), từ 0,56% lên 0,75%. Trong khi đó, loại đất bị

ảnh hưởng nhiều nhất theo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Phước là đất giao thông và đất sản xuất vật liệu

xây dựng làm đồ gốm, với tổng diện tích loại đất bị ảnh hưởng bởi ngập khoảng 123,93 ha (kịch bản RCP8.5

năm 2100); khoảng 125.55 ha (ở các kịch bản RCP4.5 năm 2025, 2030, 2050, 2070 và RCP8.5 năm 2050, 2070);

khoảng 126,36 ha (ở kịch bản RCP8.5 năm 2025, 2030); khoảng 170,1 ha so với hiện trạng ngập năm 2018.

Như vậy, BĐKH trong tương lai có ảnh hưởng đáng kể đến cơ cấu sử dụng đất và là vấn đề đáng quan tâm để

đưa vào giải pháp thích ứng, lồng ghép vào chính sách đất đai của tỉnh.

Biến động cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Phước đến năm 2100 do biến đổi khí hậu trang 1

Trang 1

Biến động cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Phước đến năm 2100 do biến đổi khí hậu trang 2

Trang 2

Biến động cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Phước đến năm 2100 do biến đổi khí hậu trang 3

Trang 3

Biến động cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Phước đến năm 2100 do biến đổi khí hậu trang 4

Trang 4

Biến động cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Phước đến năm 2100 do biến đổi khí hậu trang 5

Trang 5

Biến động cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Phước đến năm 2100 do biến đổi khí hậu trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 16920
Bạn đang xem tài liệu "Biến động cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Phước đến năm 2100 do biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biến động cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Phước đến năm 2100 do biến đổi khí hậu

Biến động cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Phước đến năm 2100 do biến đổi khí hậu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề I, tháng 3 năm 2021 123
BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH BÌNH PHƯỚC 
ĐẾN NĂM 2100 DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Lê Hoài Nam 1
Khưu Thiện Minh 2
Hồ Công Toàn 3
1. Đặt vấn đề 
Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm về phía 
Tây của vùng Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên là 
6.874,62 km2 (chiếm khoảng 2,07% diện tích cả nước 
và bằng khoảng 30% diện tích vùng Đông Nam bộ), 
được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 11017’ - 12019’ vĩ độ 
Bắc, 106024’ - 107025’ kinh độ Đông. Tỉnh có địa hình 
tương đối bằng phẳng so với các tỉnh miền núi khác 
trong cả nước. Đất có độ dốc trên 250 chỉ chiếm 11,27% 
diện tích tự nhiên của tỉnh. 
Tỉnh Bình Phước có 13 nhóm đất thuộc 6 nhóm đất 
chính là: Nhóm đất phù sa (diện tích 910 ha, chiếm tỷ 
lệ 0,13% cơ cấu đất); Nhóm đất xám (93.277 ha, chiếm 
tỷ lệ 13,61 %); Nhóm đất đen (622 ha, chiếm 0,09 %); 
Nhóm đất nâu, đỏ vàng (538.542 ha, chiếm tỷ lệ 78,55 
%); Nhóm đất xói mòn, trơ sỏi đá (224 ha, chiếm tỷ lệ 
0,03 %); Nhóm đất dốc tụ (23.978 ha, chiếm tỷ lệ 3,5 
%) và Nhóm đất khác như sông, suối, ao hồ (28.046 
ha, chiếm tỷ lệ 4,09 %). (Nguồn: Báo cáo tổng quan tình 
hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước).
Với đặc thù là tỉnh miền núi, tỷ lệ đất xám và đất 
nâu, đỏ vàng, dốc tụ chiếm tỷ lệ lớn (trên 95% tổng cơ 
cấu sử dụng đất), trong những năm qua, tỉnh đã có thay 
đổi cơ cấu lớn, đặc biệt là khi có tác động của thiên tai 
và BĐKH.
Chính vì lý do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của 
BĐKH đến thay đổi cơ cấu sử dụng đất và sự dịch 
chuyển (có chủ đích hoặc do tự nhiên) khi được xác 
định sẽ rất cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch, giải 
pháp thích ứng với BĐKH của các ngành, địa phương 
trên địa bàn tỉnh.
1 Trung tâm Quan trắc Môi trường miền Nam, Tổng cục Môi trường
2 Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh
3 Phân viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
TÓM TẮT: 
Tỉnh Bình Phước thuộc vùng Đông Nam bộ với diện tích đồi núi thấp chiếm ưu thế, địa hình lượn sóng. 
Trong những năm gần đây, nhiều dấu hiệu rõ nét cho thấy có sự tác động khá lớn của biến đổi khí hậu 
(BĐKH) đến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất và nông nghiệp. Hàng loạt hiện tượng mưa, 
nắng thất thường đã dần làm chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của tỉnh. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng 
mô hình DEM kết hợp với GIS để mô phỏng, giải đoán tình hình ngập và thay đổi cơ cấu sử dụng đất tỉnh 
Bình Phước theo các kịch bản RCP 4.5, RCP 8.5. Kết quả cho thấy, năm 2018, tổng diện tích các loại đất bị 
ảnh hưởng là 3.872,61 ha (chiếm 0,56% diện tích toàn tỉnh), loại đất bị ảnh hưởng nhiều nhất là đất công trình 
năng lượng (khoảng 1.991,79 ha). Đến năm 2100, dưới ảnh hưởng của BĐKH (mưa, lũ, ngập), diện tích các 
loại đất bị ảnh hưởng bởi ngập sẽ gia tăng (về diện, mức ngập), từ 0,56% lên 0,75%. Trong khi đó, loại đất bị 
ảnh hưởng nhiều nhất theo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Phước là đất giao thông và đất sản xuất vật liệu 
xây dựng làm đồ gốm, với tổng diện tích loại đất bị ảnh hưởng bởi ngập khoảng 123,93 ha (kịch bản RCP8.5 
năm 2100); khoảng 125.55 ha (ở các kịch bản RCP4.5 năm 2025, 2030, 2050, 2070 và RCP8.5 năm 2050, 2070); 
khoảng 126,36 ha (ở kịch bản RCP8.5 năm 2025, 2030); khoảng 170,1 ha so với hiện trạng ngập năm 2018. 
Như vậy, BĐKH trong tương lai có ảnh hưởng đáng kể đến cơ cấu sử dụng đất và là vấn đề đáng quan tâm để 
đưa vào giải pháp thích ứng, lồng ghép vào chính sách đất đai của tỉnh.
Từ khóa: Tỉnh Bình Phước, BĐKH, ngập lụt, cơ cấu sử dụng đất.
Nhận bài: 15/3/2021; Sửa chữa: 26/3/2021; Duyệt đăng: 29/3/2021
Chuyên đề I, tháng 3 năm 2021124
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tính toán các loại 
đất bị ảnh hưởng dựa trên dữ liệu sử dụng đất tỉnh 
Bình Phước năm 2015 (có cập nhật hiện trạng năm 
2018), được xác định dựa trên mã đất được quy định tại 
Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT của Bộ TN&MT và 
bộ kết quả tính toán nguy cơ ngập trong tương lai dưới 
tác động của BĐKH. Từ đó, xây dựng số liệu sử dụng, 
dữ liệu đầu vào, hiệu chỉnh, kiểm định mô hình tính 
toán nguy cơ ngập, chồng lớp các lớp dữ liệu sử dụng 
đất và ngập cho tỉnh Bình Phước để thực hiện tính toán 
các loại đất bị ảnh hưởng đến năm 2100 trong điều kiện 
BĐKH xảy ra theo những kịch bản được công bố.
▲Hình 1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Phước 
năm 2015 (có cập nhật năm 2018)
▲Hình 2. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Phước 
năm 2020
2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp đánh giá tác động của BĐKH bao 
gồm phương pháp định tính và định lượng, có thể chia 
thành 4 nhóm chính: (i) phương pháp thực nghiệm; 
(ii) phương pháp ngoại suy; (iii) nghiên cứu sử dụng 
các trường hợp tương tự; (iv) phương pháp chuyên gia. 
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương 
pháp chính là phương pháp mô hình hóa kết hợp GIS 
(Modeling and GIS method) thuộc nhóm phương pháp 
thực ngh ... ệ thống 
lưu vực sông của tỉnh. Vì vậy, bộ dữ liệu dùng trong 
tính toán mô phỏng ngập tỉnh Bình Phước đảm bảo 
tính tin cậy để tiếp tục các phương án kịch bản đánh giá 
mức độ ngập trong tương lai.
2.2. Phương pháp tính toán biến động sử dụng đất
Các phương pháp sử dụng trong chương này tập 
trung vào hệ thống thông tin địa lý (GIS) với sự hỗ trợ 
của phần mềm ArcGIS 10.1 nhằm: 
▲Hình 5. Bản đồ ngập tỉnh Bình Phước 
theo năm hiện trạng 2018
▲Hình 6. Ảnh giải đoán ngập 
tỉnh Bình Phước tháng 10/2019
Chuyên đề I, tháng 3 năm 2021126
- Xử lý, chuyển đổi dữ liệu sử dụng đất, ranh giới 
hành chính từ MapInfo qua ArcGIS.
- Chuyển đổi kết quả ngập (*.dfsu) từ mô hình tính 
toán ngập MIKE FLOOD qua định dạng dữ liệu GIS 
(*.shp).
- Chồng lớp dữ liệu sử dụng đất, ranh giới hành 
chính, lớp ngập trên nền ArcGIS 10.1 và thành lập bản 
đồ với công cụ Layout, trong hệ tọa độ WGS 84 - UTM 
48N và VN 2000 với kinh tuyến gốc 105o.
- Thống kê, tính toán diện tích các loại đất bị ảnh 
hưởng bởi ngập trong điều kiện hiện trạng và tương 
lai theo kịch bản BĐKH, với sự hỗ trợ của công cụ tính 
toán, thống kê các lớp feature trong phần mềm ArcGIS.
Thống kê, tính toán diện tích đất bị ảnh hưởng bởi 
ngập bằng phần mềm Microsoft Excel 2019.
 3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Đánh giá mức độ ngập tỉnh Bình Phước 
theo kịch bản tương lai
3.1.1. Quy mô và độ sâu ngập theo các kịch bản:
Thống kê độ sâu ngập tại tỉnh Bình Phước theo các 
kịch bản BĐKH RCP 4.5:
- Xét quy mô ngập của tỉnh Bình Phước theo các 
kịch bản RCP 4.5: Các năm tính toán ảnh hưởng do 
thay đổi lượng mưa, độ sâu ngập cao nhất là 5 m. Có 
3 khu vực bị ảnh hưởng bởi ngập là huyện Bù Đăng, 
Bù Đốp, Bù Gia Mập. Từ năm 2050, theo sự biến đổi 
kịch bản BĐKH lượng mưa, vùng ngập mở rộng thêm 
TX. Phước Long, nhưng độ sâu ngập chỉ từ 0,1 - 0,5 m 
chiếm diện tích 31,59 ha so với diện tích tự nhiên là 
không đáng kể. Giai đoạn 2025 - 2030, 2050 - 2070 và 
2100, mức ngập phổ biến là 4 - 5 m, tỉ lệ ngập so với 
toàn tỉnh lần lượt là 0,31%, 0,34% và 0,32%.
- Xét độ sâu ngập tương ứng với diện tích ngập tỉnh 
Bình Phước theo các kịch bản RCP 4.5: 
+ Huyện Bù Đăng: Giai đoạn 2025 - 2030, độ sâu 
ngập xảy ra trong khoảng 1 - 5 m, tuy nhiên, mức ngập 
phổ biến 4 - 5 m, chiếm 507,87 ha diện tích khu vực. 
Giai đoạn 2050 - 2070, mực nước sông dâng cao khiến 
khu vực bị ngập lũ lan rộng, độ sâu ngập từ 0,1 - 5 m; 
diện tích chịu ảnh hưởng bởi mức ngập phổ biến 0,1 
- 0,5 m và 4 - 5 m lần lượt là 397,71 ha và 677,97 ha. 
Năm 2100, có độ sâu ngập tương tự như giai đoạn 2025 
- 2030, nhưng diện tích ngập tương ứng lại tăng lên 
558,90 ha.
+ Huyện Bù Đốp và Bù Gia Mập: Mức ngập, diện 
tích ngập có xu hướng tương tự nhau. Giai đoạn 2025 
- 2030, độ sâu ngập phổ biến 2 - 3 m và 4 - 5 m lần 
lượt có diện tích ngập như sau: 468,18 ha và 570,24 ha 
(huyện Bù Đốp); 353,6 ha và 1.068,39 ha (huyện Bù Gia 
Mập). Giai đoạn 2050 - 2070, các mức ngập trên vẫn 
thuộc độ sâu ngập phổ biến của 2 huyện này nhưng 
diện tích ngập tăng lên không đáng kể. Riêng huyện Bù 
Gia Mập, độ sâu ngập 0,1 - 0,5 m có diện tích ngập tăng 
gấp đôi, từ 280,29 ha lên 466,56 ha.
+ TX. Phước Long: Là khu vực có nguy cơ xảy ra 
ngập trong tương lai (cuối thế kỉ 21). Tuy nhiên, mức 
độ ngập còn thấp với độ sâu ngập trong khoảng 0,1 - 
0,5 m, chiếm diện tích 31,9 ha trên tổng 11.880 ha diện 
tích đất tự nhiên.
Thống kê độ sâu ngập tại tỉnh Bình Phước theo các 
kịch bản BĐKH RCP 8.5:
- Xét quy mô ngập của tỉnh Bình Phước theo các 
kịch bản RCP 8.5: Các năm tính toán ảnh hưởng do 
thay đổi lượng mưa, độ sâu ngập cao nhất tương tự như 
Kịch bản RCP 4.5 là 5 m, nhưng diện tích ngập có tăng 
lên đáng kể. 3 khu vực vẫn chịu tác động của sự gia tăng 
lượng mưa gây ngập là huyện Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia 
Mập. Bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ 21 theo kịch 
bản BĐKH, TX. Phước Long có nguy cơ ngập, độ sâu 
ngập và diện tích ngập cũng gia tăng. Theo bảng thống 
kê các giai đoạn trong kịch bản RCP 8.5, mức ngập phổ 
biến vẫn là 4 - 5 m, tỉ lệ ngập so với toàn tỉnh lần lượt là 
0,35%, 0,3% và 0,35%, tăng nhẹ so với RCP 4.5.
- Xét độ sâu ngập tương ứng với diện tích ngập tỉnh 
Bình Phước theo các kịch bản RCP 8.5: 
+ Huyện Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập: Mức ngập 
phổ biến và diện tích ngập tương ứng có xu hướng 
tương tự nhau. Giai đoạn 2025 - 2030, độ sâu ngập 
phổ biến 0,1 - 0,5 m, 2 - 3 m, 4 - 5 m lần lượt có diện 
tích ngập như sau: 313,47 ha - 50,22 ha - 702,27 ha (Bù 
Đăng); 383,94 ha - 473,85 ha - 570,24 ha (Bù Đốp); 
439,02 ha - 358,85 ha - 1.066,77 ha (Bù Gia Mập). Giai 
đoạn 2050 - 2070, mức ngập phổ biến có sự thay đổi từ 
1 - 5 m, khiến diện tích ngập tăng. Các độ sâu ngập - 
diện tích ngập qua 2 giai đoạn đầu và giữa thế kỷ tại 2 
huyện Bù Đăng, Bù Đốp xấp xỉ như nhau, riêng huyện 
Bù Gia Mập, độ sâu ngập 1 - 2 m gia tăng diện tích ngập 
từ 266 ha lên 622 ha.
+ Khu vực có nguy cơ xảy ra ngập trong tương lai 
TX. Phước Long từ những năm 2025, 2030 đến 2100 là 
do ảnh hưởng bởi sự tăng lên của lượng mưa kịch bản. 
Mức ngập xảy ra tại khu vực năm 2025 - 2030 là 0,1 
- 0,7 m, đến giữa thế kỷ (từ năm 2050 - 2070), độ sâu 
ngập tăng lên 1 - 2 m, cuối thế kỷ tiếp tục tăng lên 3 m.
3.1.2. So sánh nguy cơ ngập tại khu vực tỉnh Bình 
Phước giữa hiện trạng với Kịch bản RCP 4.5 và RCP 8.5
Các kịch bản BĐKH về lượng mưa được công bố 
đối với tỉnh Bình Phước, lượng mưa vào năm 2025 - 
2030 thuộc giai đoạn 2016 - 2035, năm 2050 - 2070 
thuộc giai đoạn 2046 - 2065, năm 2100 thuộc giai đoạn 
2080 - 2099. Lượng mưa theo kịch bản BĐKH biến đổi 
như sau:
- Kịch bản RCP 4.5: Giai đoạn 2016 - 2035 biến đổi 
trung bình 9,8%; giai đoạn 2046 - 2065 tiếp tục biến đổi 
11,6% và vào năm 2080 - 2099 là 10,7%.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề I, tháng 3 năm 2021 127
- Kịch bản RCP 8.5: Giai đoạn 2016 - 2035 biến đổi 
trung bình 13,4%; giai đoạn 2046 - 2065 tiếp tục biến 
đổi 16,9% và vào năm 2080 - 2099 là 19,5%.
Dựa vào bảng thống kê mức độ gia tăng ngập theo 
các kịch bản RCP 4.5 và RCP 8.5 so với hiện trạng 2018 
thấy rõ được sự gia tăng diện tích ngập trên cùng mức 
độ sâu ngập giữa các phương án mô phỏng ngập lũ. Xét 
theo từng giai đoạn và so sánh sự mức độ chênh lệch 
giữa 2KB RCP.
- Giai đoạn 2025 - 2030: Lượng mưa tăng 9,8% 
(RCP4.5) và 13,4% (RCP8.5); mức ngập 4 - 5 m, tăng 
lên khoảng 328,05 ha (RCP4.5) và 520,83 ha (RCP8.5); 
tỷ lệ chênh lệch giữa hai kịch bản RCP đối với mức 
ngập 4 - 5 m là 4%. Riêng kịch bản RCP8.5 so với hiện 
trạng 2018 diện tích ngập tăng lên đáng kể khoảng 
831,06 ha.
- Giai đoạn 2050 - 2070: Lượng mưa tăng 11,6% 
(RCP4.5) và 16,9% (RCP8.5); mức ngập 3 - 5 m tăng 
lên 572,67 ha (RCP4.5) và 724,95 ha (RCP8.5) so với 
hiện trạng 2018; tỷ lệ chênh lệch giữa hai kịch bản RCP 
đối với mức ngập 3 - 5 m là 9%. Theo kịch bản RCP8.5 
so với năm 2018, diện tích ngập lên đến 1.032,75 ha tại 
cùng một mức độ ngập 1 - 2 m.
- Giai đoạn 2100: Lượng mưa tăng 10,7% (RCP4.5) 
và 19,5% (RCP8.5); mức ngập phổ biến vẫn từ 4 - 5 m, 
diện tích ngập tăng lên 379,08 ha (RCP4.5) và 229,23 
ha (RCP8.5); tỷ lệ chênh lệch giữa hai kịch bản RCP đối 
với mức ngập trên là 4%. Xét kịch bản RCP4.5, vì theo 
dữ liệu mưa BĐKH cho tỉnh Bình Phước, năm 2100 có 
tỷ lệ % biến động nhỏ so với giai đoạn 2050 - 2070, nên 
mức độ ngập thấp hơn nhưng vẫn tăng so với giai đoạn 
2025 - 2030. Riêng kịch bản RCP8.5, độ sâu ngập phổ 
biến tăng lên trong khoảng 1 - 5 m, đặc biệt với mức 
ngập 2 - 3 m, diện tích ngập tăng lên 647,19 ha.
Vì vậy, nguy cơ ngập có khả năng tăng lên cả về độ 
sâu, diện tích ngập từng khu vực cũng như mở rộng 
thêm các địa phương khác. Điều này cho thấy xu thế 
biến đổi lượng mưa kéo theo khả năng ngập tại các 
vùng chịu ảnh hưởng cũng khác nhau.
3.2. Kết quả tính toán các loại đất hiện trạng 
bị ảnh hưởng theo hiện trạng và kịch bản BĐKH
Dựa trên các kết quả tính toán ngập hiện trạng năm 
2018, nguy cơ ngập theo Kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 
cho thấy, phạm vi ngập tập trung ở các huyện Bù Đăng, 
Bù Đốp, Bù Gia Mập, TX. Phước Long. Sự khác nhau 
về kết quả ngập giữa các kịch bản nằm ở phạm vi gia 
tăng, diện tích theo các mức ngập (một số kịch bản 
phạm vi bị ảnh hưởng bởi ngập gia tăng, một số kịch 
bản diện tích ngập trong mức ngập tăng lên, đặc biệt ở 
mức 4 - 5 m). Chính vì thế, loại đất bị ảnh hưởng bởi 
ngập ở năm 2018 và các kịch bản cũng sẽ khác nhau về 
diện tích bị ảnh hưởng, ở một số kịch bản, loại đất bị 
ảnh hưởng bởi ngập cũng sẽ thay đổi nhưng tập trung 
vẫn là ở các huyện Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, TX. 
Phước Long.
3.3. Kết quả tính toán các loại đất quy hoạch 
bị ảnh hưởng theo hiện trạng và kịch bản BĐKH
Dựa trên các kết quả tính toán ngập hiện trạng năm 
2018, nguy cơ ngập theo Kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 
cho thấy, phạm vi ngập tập trung ở các huyện Bù Đăng, 
Bù Đốp, Bù Gia Mập, TX. Phước Long. Sự khác nhau 
về kết quả ngập giữa các kịch bản nằm ở phạm vi gia 
tăng, diện tích theo các mức ngập (một số kịch bản 
phạm vi bị ảnh hưởng bởi ngập gia tăng, một số kịch 
bản diện tích ngập trong một số mức ngập tăng lên, 
đặc biệt ở mức ngập 4 - 5 m). Chính vì thế, loại đất 
trong quy hoạch tại Bình Phước sẽ bị ảnh hưởng bởi 
ngập năm 2018 và các kịch bản cũng sẽ khác nhau về 
diện tích bị ảnh hưởng, ở một số kịch bản, loại đất bị 
ảnh hưởng bởi ngập cũng sẽ thay đổi nhưng tập trung 
vẫn là các huyện Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, TX. 
Phước Long.
4. Kết luận
Kết quả tính toán mô hình thủy văn - thủy lực cho 
thấy, quá trình lưu lượng dòng chảy, đường biểu diễn 
mực nước tính toán bám sát với số liệu thực tế. Dựa vào 
những kết quả thu được từ bước tính toán lưu lượng 
dòng chảy, mực nước trong sông, tiếp tục thực hiện 
tính toán ngập lũ bằng mô hình MIKE FLOOD thì kết 
quả tính toán cho thấy: 
- Kết quả nguy cơ ngập theo các kịch bản có sự gia 
tăng về diện tích, mức ngập so với hiện trạng ngập năm 
2018. Các kịch bản có lượng mưa thay đổi phần trăm 
càng cao thì nguy cơ ngập càng gia tăng, đặc biệt, diện 
tích ngập tăng mạnh vào năm 2050 - 2070 (RCP4.5) - 
2100 (RCP8.5). Ngập, lụt, điển hình là ngập tại các lưu 
vực sông chính của tỉnh Bình Phước. Vùng xảy ra ngập 
tập trung chủ yếu ở thượng nguồn các hồ thủy điện 
Thác Mơ, Cần Đơn.
- Năm 2018, khu vực các huyện Bù Đăng, Bù Đốp, 
Bù Gia Mập, TX. Phước Long của tỉnh bị ảnh hưởng 
bởi ngập và ở kịch bản BĐKH, ngập gia tăng về phạm 
vi, mức ngập. Chính điều này kéo theo các loại đất ở 
những huyện, thị này cũng bị ảnh hưởng như: Đất công 
trình năng lượng, đất rừng tự nhiên, đất giao thông, đất 
bằng trồng cây hàng năm, đất trồng cây công nghiệp 
lâu năm, đất rừng trồng, đất sông ngòi ven sông, đất 
có rừng sản xuất. Năm 2018, tổng diện tích các loại đất 
bị ảnh hưởng là 3.872,61 ha (chiếm 0,56% diện tích 
toàn tỉnh), loại đất bị ảnh hưởng nhiều nhất là đất công 
trình năng lượng (khoảng 1.991,79 ha). Trong tương 
lai, dưới ảnh hưởng của BĐKH (mưa, lũ, ngập), diện 
tích các loại đất bị ảnh hưởng bởi ngập sẽ gia tăng (về 
diện, mức ngập) từ 0,56% lên 0,75% diện tích các loại 
đất bị ngập ở tỉnh. 
Chuyên đề I, tháng 3 năm 2021128
- Trong khi đó, loại đất bị ảnh hưởng nhiều nhất 
theo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Phước là đất 
giao thông và đất sản xuất vật liệu xây dựng làm 
đồ gốm, với tổng diện tích loại đất bị ảnh hưởng 
bởi ngập khoảng 123,93 ha (Kịch bản RCP8.5 năm 
2100); khoảng 125.55 ha (ở các kịch bản RCP4.5 năm 
2025, 2030, 2050, 2070 và RCP8.5 năm 2050, 2070); 
khoảng 126,36 ha (ở Kịch bản RCP8.5 năm 2025, 
2030); khoảng 170,1 ha ở hiện trạng ngập năm 2018.
BĐKH sẽ gia tăng ảnh hưởng ngày một lớn, sự ảnh 
hưởng ở mức độ nào thì chúng ta không lường trước 
được nhưng với kịch bản BĐKH và các kết quả tính 
toán nguy cơ ngập cũng như việc thống kê các loại đất 
sẽ bị ảnh hưởng sẽ giúp ích rất lớn cho tỉnh Bình Phước 
lập kế hoạch ứng phó, thích ứng, giảm thiểu ảnh hưởng 
của BĐKH■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ TN&MT, 2012, Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho 
Việt Nam.
2. Bộ TN&MT, 2016. Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho 
Việt Nam.
3. UBND tỉnh Bình Phước, 2012. Quy hoạch sử dụng đất đến 
năm 2020, định hướng đến năm 2030, Kế hoạch sử dụng đất 
05 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Bình Phước.
4. Sở TN&MT Bình Phước, 2015; Bản đồ giấy và GIS về hiện 
trạng sử dụng đất tỉnh Bình Phước và Quy hoạch sử dụng 
đất đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
5. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước, 2020. Báo cáo 
Tổng hợp Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh: 
Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến biến động diện tích và 
cơ cấu sử dụng đất, tiềm năng phát triển KT - XH, tiềm năng 
khai thác các loại tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh 
Bình Phước.
CHANGING LAND USE STRUCTURE OF BINH PHUOC PROVINCE 
TO 2100 DUE TO CLIMATE CHANGE
Le Hoai Nam
 South Center of Environmental Monitoring
Khuu Thien Minh
 Environmental Departmant, University of natural science, VNU
Ho Cong Toan
 Sub-Intitute of Hydrometeorology and climate change
ABSTRACT
Binh Phuoc province is located in the Southeast region with the predominantly low mountainous area, and 
the terrain is not flat. In recent years, there are many clear signs that there is a significant impact of climate 
change on natural resources, especially land and agriculture. A series of erratic rain and high heat events 
have gradually changed the land-use structure of the province. In this study, the author uses the DEM model 
combined with GIS to simulate and interpret the flooding situation and change of land-use structure in Binh 
Phuoc province according to the scenarios RCP 4.5 and RCP 8.5. The results show that: In 2018, the total area 
of all kinds of land affected is 3,872.61 ha (accounting for 0.56% of the total area of the province), the most 
affected land is energy construction land (about 1,991 , 79 ha). By 2100, under the influence of climate change 
(rain, flood, inundation), the area of land types affected by inundation will increase (in terms of area and 
level of inundation) from 0.56% of the area of flooded soils up to 0.75% of all land areas are inundated in the 
province. Meanwhile, the most affected land types under the land use plan of Binh Phuoc province are traffic 
land and land for production of construction materials for making ceramics, with a total area of land affected 
by inundation of about 123, 93 ha (RCP8.5 scenarios in 2100), about 125.55 ha (in the scenarios RCP4.5 in 
2025, 2030, 2050, 2070 and RCP8.5 in 2050, 2070), about 126.36 ha (in the scenario RCP8.5 in 2025 and 2030) 
and about 170.1 ha compared to 2018's inundation status. Thus, future climate change has a significant impact 
on the land use structure of Bình Phước province and is a matter of concern to incorporate into the land-use 
policy to get the suitable adaptation solutions.
Key words: Binh Phuoc Province, Climate change, Land-use structure.

File đính kèm:

  • pdfbien_dong_co_cau_su_dung_dat_tinh_binh_phuoc_den_nam_2100_do.pdf