Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi

Đi theo tư thế đứng thẳng

Khi mới tập đi, khả năng điều khiển các cử động chưa hình thành nên trẻ luôn

bị mất thăng bằng, cảm giác căng thẳng, vấp ngã, bối rối, sợ hãi khi gặp các

vật cản trên đường. Vì vậy, người lớn cần dìu trẻ từng bước một và kịp thời

cổ vũ khi trẻ đi được vài bước cho đến lúc đi thành thạo.

Đi theo thế thẳng đứng là một bước tiến cơ bản nhằm làm cho trẻ độc lập về

mặt sinh học, đồng thời là một bước quan trọng trong việc "xã hội hóa" đứa

trẻ:

- Khi trẻ biết đi đứng trên đôi chân của mình thì sẽ giải phóng hai bàn tay

khỏi chức năng di chuyển. Từ đó bàn tay trở thành công cụ để nhận thức thế

giới xung quanh: Cầm, nắm, xúc cơm, viết, vẽ Đây chức năng hoạt động

của con người.

- Ngẩng cao đầu, dây thanh của trẻ càng phát ra được nhiều âm tiết tinh vi.

- Giúp trẻ mở rộng tầm nhìn, phát triển khả năng định hướng trong không

gian.- Mở rộng phạm vi hoạt động với đồ vật, tiếp xúc với nhiều đồ vật hơn, mở

rộng khả năng tìm hiểu những thuộc tính của đồ vật và kỹ năng sử dụng

chúng.

- Mở rộng giao tiếp với mọi người xung quanh giúp vốn kinh nghiệm riêng

của trẻ thêm phong phú, phát triển nhu cầu giao tiếp và kích thích khả năng

giao tiếp bằng ngôn ngữ ở trẻ.

Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi trang 1

Trang 1

Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi trang 2

Trang 2

Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi trang 3

Trang 3

Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi trang 4

Trang 4

Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi trang 5

Trang 5

Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi trang 6

Trang 6

Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi trang 7

Trang 7

Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi trang 8

Trang 8

Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 04/01/2022 7920
Bạn đang xem tài liệu "Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi

Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi
Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi 
Ở lứa tuổi này trẻ hay bắt chước hành động, lời nói của người lớn. Vì vậy cha 
mẹ cần tích cực giúp bé nhận biết thế giới xung quanh, làm gương cho con 
bắt chước lời nói, hành động đẹp của mình. 
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia 
TP HCM cho rằng, ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, sự phát triển của trẻ diễn ra 
với tốc độ rất nhanh. Hệ thần kinh nhạy bén tạo điều kiện cho trẻ học hỏi 
nhanh, song đồng thời các em cũng dễ bị tổn thương. Vì thế, những thay đổi 
đột ngột trong cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ những năm đầu đời rất nguy 
hiểm. 
Ở tuổi này trẻ hay bắt chước nên cha mẹ cần làm gương từ lời nói đến việc 
làm để giúp trẻ hình thành nhân cách tốt.. 
Mặt khác, nhu cầu giao tiếp của trẻ với người lớn rất cao. Đặc điểm của các 
em ở lứa tuổi này là thích bắt chước hành động, lời nói của người lớn. Vì vậy 
cha mẹ cần tích cực cho trẻ nhận biết thế giới xung quanh, đồng thời làm 
gương cho trẻ bởi các em có thể bắt chước lời nói, hành động, việc làm tốt 
hay xấu của người lớn để định hình nên nhân cách về sau. 
Bà Minh cho biết, tốc độ phát triển thì ở mỗi đứa trẻ có sự khác nhau, nên tùy 
theo đặc điểm của con mình mà cha mẹ có những phương pháp giáo dục phù 
hợp theo lứa tuổi. Sau đây là một số điều cơ bản cha mẹ cần giáo dục trẻ: 
Đi theo tư thế đứng thẳng 
Khi mới tập đi, khả năng điều khiển các cử động chưa hình thành nên trẻ luôn 
bị mất thăng bằng, cảm giác căng thẳng, vấp ngã, bối rối, sợ hãi khi gặp các 
vật cản trên đường. Vì vậy, người lớn cần dìu trẻ từng bước một và kịp thời 
cổ vũ khi trẻ đi được vài bước cho đến lúc đi thành thạo. 
Đi theo thế thẳng đứng là một bước tiến cơ bản nhằm làm cho trẻ độc lập về 
mặt sinh học, đồng thời là một bước quan trọng trong việc "xã hội hóa" đứa 
trẻ: 
- Khi trẻ biết đi đứng trên đôi chân của mình thì sẽ giải phóng hai bàn tay 
khỏi chức năng di chuyển. Từ đó bàn tay trở thành công cụ để nhận thức thế 
giới xung quanh: Cầm, nắm, xúc cơm, viết, vẽ Đây chức năng hoạt động 
của con người. 
- Ngẩng cao đầu, dây thanh của trẻ càng phát ra được nhiều âm tiết tinh vi. 
- Giúp trẻ mở rộng tầm nhìn, phát triển khả năng định hướng trong không 
gian. 
- Mở rộng phạm vi hoạt động với đồ vật, tiếp xúc với nhiều đồ vật hơn, mở 
rộng khả năng tìm hiểu những thuộc tính của đồ vật và kỹ năng sử dụng 
chúng. 
- Mở rộng giao tiếp với mọi người xung quanh giúp vốn kinh nghiệm riêng 
của trẻ thêm phong phú, phát triển nhu cầu giao tiếp và kích thích khả năng 
giao tiếp bằng ngôn ngữ ở trẻ. 
Đặc điểm hoạt động với đồ vật 
Thời kỳ trước tuổi mẫu giáo, trẻ đã thực hiện những hành động khá phức tạp 
với các đồ vật, nhưng chưa nhằm vào việc khám phá chức năng và phương 
thức sử dụng nó. 
Đến tuổi đi nhà trẻ: đồ vật lúc này đối với trẻ không phải chỉ là cái để nghịch, 
để chơi mà còn là để tìm hiểu chức năng nhất định và phương thức sử dụng 
tương ứng. Ví dụ: chiếc thìa (muỗng) dùng dể xúc cơm và có cách cầm nhất 
định, khác với cái chén... Do đó, trẻ hướng hoạt động của mình vào việc nắm 
cách sử dụng đồ vật. Trẻ lĩnh hội những kiến thức về đồ vật, biết cách sử 
dụng đồ vật giống như người lớn, trong đó người lớn giữ vai trò của người 
hướng dẫn, người cộng tác, người hỗ trợ trong quá trình lĩnh hội này. 
Hoạt động với đồ vật (là một loại hoạt động có đối tượng) trở thành hình thức 
hoạt động chủ đạo trong suốt giai đoạn nhà trẻ. Nhờ có hoạt động này mà 
chức năng của các đồ vật lần đầu tiên được bộc lộ ra trước trẻ và đồ vật xung 
quanh trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hăng hái tìm 
kiếm, tháo lắp suốt ngày. Chính nhờ vậy mà tâm lý của trẻ phát triển mạnh, 
đặc biệt là trí tuệ. 
Khi lĩnh hội những hành động sử dụng đồ vật sinh hoạt hàng ngày thì đồng 
thời trẻ cũng lĩnh hội được những qui tắc hành vi trong xã hội. Về điểm này, 
thái độ của người lớn rất quan trọng trong việc nắm vững quy tắc hành vi xã 
hội để dạy cho trẻ. 
3 kỹ năng giáo dục trí tuệ trẻ từ 0 đến 6 tuổi 
Giáo dục qua thị giác là dùng các hình ảnh trực quan sinh động để trẻ quan 
sát. Giáo dục qua thính giác là cho bé nghe âm thanh vui tươi. Giáo dục qua 
hành vi là cho con bắt chước những hành động của cha mẹ. 
Giáo sư - tiến sĩ Vũ Gia Hiền, cố vấn chuyên môn Hội quán các bà mẹ TP 
HCM ví trí não của trẻ thuở ban đầu như miếng bọt biển thấm hút mọi thứ 
xung quanh, như chiếc đĩa CD lần đầu thu tín hiệu. Vì vậy, cha mẹ hoặc 
người nuôi dạy cần phải có kỹ năng phát các tín hiệu tốt lành, có tính nhân 
văn để bé tiếp nhận. Để làm được điều ấy phụ thuộc vào tình yêu thương thật 
sự dành cho trẻ, chứ không phải là trình độ học thức của người nuôi dạy. 
"Chỉ những ai học làm người suốt đời mới có thể có kỹ năng giáo dục rèn 
luyện trẻ nên người", theo ông Hiền. 
 "Dạy con từ thuở còn thơ", ở giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi cha mẹ cần tạo cho trẻ 
một môi trường trí tuệ trung thực, trong sáng để phát triển lành mạnh. Ảnh: 
Thi Ngoan. 
Ở độ tuổi từ 0 đến 6, trẻ chưa biết biểu lộ mong muốn bằng hành vi nên 
người lớn thường cho rằng bé không biết gì. Thực ra, theo nghiên cứu, ở giai 
đoạn này trẻ tiếp nhận mọi thứ rất nhạy, vì thế bé rất cần một môi trường trí 
tuệ trung thực, trong sáng để phát triển lành mạnh. 
Về điểm này giáo sư Gia Hiền cho rằng, chính lối sống trung thực, trong 
sáng, tử tế của những người xung quanh là cơ sở để giáo dục đứa trẻ nên 
người. Xuất phát từ quan niệm đó, người xưa thường không cho kẻ lạ hoặc 
người không đáng tin cậy thăm trẻ sơ sinh. Thậm chí nhiều gia đình không 
cho người lạ vào phòng bé trong tháng đầu tiên và kiêng kỵ việc khen nịnh 
trẻ trong vòng một năm. Bởi, họ cho rằng “vía dữ” có thể ảnh hưởng tiêu cực 
đến trẻ. Quan niệm về vía dữ ấy nghe có vẻ duy tâm nhưng theo các nhà 
nghiên cứu, trẻ nhỏ có thể nhận tín hiệu qua sóng não, nên tâm lý của người 
lớn có thể tác động đến bé. Theo đó, người có tâm xấu sẽ tạo ra sóng dữ; trái 
lại, người có tâm tốt sẽ tạo ra sóng lành. 
Trí của mỗi đứa trẻ khác nhau. Cho đến nay, người ta chưa thể giải thích 
năng khiếu của con người ở đâu mà có, và đâu là nguyên nhân khiến trí của 
người này khác người kia. Nhiều cha mẹ thấy con của người khác tài giỏi nên 
cũng ao ước con mình tài giỏi như thế. Họ tìm mọi cách để rèn luyện con 
mình cho bằng con người ta mà không nhận ra việc nhồi nhét ấy chẳng những 
không mang lại hiệu quả mà còn làm cản trở sự phát triển tâm sinh lý bình 
thường của trẻ. 
Về vấn đề này, giáo sư Gia Hiền có lời khuyên: "Điều quan trọng là hãy dạy 
trẻ nên người, còn tài thì tùy thuộc vào trí của trẻ. Trước hết, cần dạy cách 
làm người và ứng xử trong việc làm người đối với từng trẻ một. Sau đó, cung 
cấp thông tin, tín hiệu phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ, đồng thời theo 
dõi xem phần giáo dục nào có thể biến thành trí tuệ để điều chỉnh kỹ năng 
giáo dục trẻ hợp lý và hiệu quả". 
Về cơ bản, trí tuệ của một con người được phân làm 3 cấp độ: 
Cấp độ 1: Hiểu sự vật từ đơn giản đến phức tạp, có ngôn ngữ (có chữ), biết 
kỹ năng sống và lao động. 
Cấp độ 2: Phát hiện ra các mối liên hệ của con người trong xã hội, tìm ra các 
mối liên hệ và phát triển của sự vật (đồ dùng, dụng cụ học tập). Từ đó tạo 
ra nhận thức chủ quan mà thành trí tuệ cá nhân, thành kết quả lao động, sáng 
tạo, phát triển cuộc sống và xã hội. 
Cấp độ 3: Đỉnh cao của trí tuệ là khả năng thấu hiểu giá trị làm người, giá trị 
vạn vật, biến hiểu biết thành trí thức, kết hợp được cảm xúc và trí tuệ trong 
sáng tạo, có thể sáng tạo ra khoa học kỹ thuật, làm cho sự vật có ý nghĩa đối 
với đời sống con người, làm cho đời sống con người đạt tới chân-thiện–mỹ. 
Các bậc phụ huynh có thể vận dụng tri thức "Ba cấp độ trí tuệ" trên để giáo 
dục trẻ về cách làm người và làm việc. Ba cấp độ trí tuệ phổ biến này không 
tách rời nhau và việc dạy trẻ chứa cả ba cấp độ ấy từ thấp đến cao. Theo đúc 
kết của các nhà tâm lý, tương ứng với 3 cấp độ trí tuệ có 3 kỹ năng giáo dục 
trí tuệ cho trẻ mà cha mẹ có thể vận dụng như sau: 
- Kỹ năng giáo dục qua thị giác: Là dùng các hình ảnh trực quan sinh động để 
trẻ quan sát. Phụ huynh có thể dán hoặc treo những bức tranh đẹp, ảnh đẹp 
hoặc bình hoa, tượng thiên thần, con vật đẹp để thu hút sự chú ý của trẻ. 
- Kỹ năng giáo dục qua thính giác: Cho bé trẻ nghe các âm thanh được chọn 
lọc và có tính giáo dục, nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ, kể truyện cổ tích, cho 
bé nghe những bản nhạc êm dịu, hát ru ngủ, hát cho trẻ nghe bằng giọng điệu 
vui nhộn, dí dỏm 
- Kỹ năng giáo dục qua hành vi: Trẻ bắt chước hành động của người lớn rất 
giỏi. Vì thế cha mẹ có thể tập cho bé cử động chân tay hoặc múa những động 
tác đơn giản. Kỹ năng giáo dục qua hành vi này có sự kết hợp của kỹ năng 
giáo dục qua thị giác và thính giác. Cha mẹ cần tác động để trẻ không chỉ 
hiểu mà phải thực hiện được các hành vi được dạy và rèn luyện. 
"Giáo dục cho trẻ hiểu không khó bằng giáo dục cho trẻ làm được việc theo 
yêu cầu đặt ra. Vì vậy, không nên khen khi trẻ tỏ ra hiểu (nói) mà chỉ khen 
khi trẻ làm và làm được việc", giáo sư Gia Hiền khuyên. 

File đính kèm:

  • pdfbi_kip_day_tre_1_3_tuoi.pdf