Bệnh lý sâu răng và tình hình chăm sóc sức khỏe răng miệng ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi thuộc Quảng Uyên - Cao Bằng
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng chăm sóc sức khỏe răng miệng và bệnh lý sâu răng ở trẻ em từ
2 đến 5 tuổi các xã miền núi thuộc tỉnh Cao Bằng.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 254 trẻ từ 2 đến 5 tuổi thuộc huyện Quảng
Uyên, tỉnh ở Cao Bằng trong tháng 12/2018; sử dụng bộ câu hỏi nghiên cứu đã được thiết kế để
phỏng vấn, thực hiện khám lâm sàng cho từng trẻ.
Kết quả: trong tổng số 254 trẻ tham gia nghiên cứu, tỷ lệ trẻ không vệ sinh răng miệng
hàng ngày rất cao: tỷ lệ cao nhất là trẻ không chải răng (63,4%), chỉ chải răng 1 lần trong ngày
(19,7%). Đa số trẻ chưa từng được khám và điều trị răng miệng (98,8%). tỷ lệ sâu răng sữa nói
chung chiếm 78,0%, tỷ lệ này tăng theo độ tuổi, lần lượt là: 52,0% ở nhóm 2 tuổi, 74,4% ở nhóm
3 tuổi, 94,7% ở nhóm 4 tuổi và 96% ở nhóm 5 tuổi. 100% trẻ bị sâu răng chưa được điều trị.
Kết luận: tình hình bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ tại địa phương rất nghiêm trọng. Cần thực hiện
ngay các biện pháp can thiệp tích cực hơn để cải thiện tình trạng này.
Từ khóa: Chăm sóc sức khỏe răng miệng, sâu răng sữa, trẻ em, Quảng Uyê
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bệnh lý sâu răng và tình hình chăm sóc sức khỏe răng miệng ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi thuộc Quảng Uyên - Cao Bằng
tạp chí nhi khoa 2019, 12, 3 52 BỆNH LÝ SÂU RĂNG VÀ TÌNH HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG Ở TRẺ EM TỪ 2 ĐẾN 5 TUỔI THUỘC QUẢNG UYÊN - CAO BẰNG Lê Thị Thùy Dung1,2, Đỗ Văn Cẩn3, Nguyễn Thị Kim Chi3, Bùi Ngọc Lan3, Lê Thị Vân Anh4 1 Bộ môn Nhi, trường Đại học Y Hà Nội; 2trường Đại học Liên bang Yakutsk; 3Bệnh viện Nhi trung ương; 4Bệnh viện Nhi thanh Hóa TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá tình trạng chăm sóc sức khỏe răng miệng và bệnh lý sâu răng ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi các xã miền núi thuộc tỉnh Cao Bằng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 254 trẻ từ 2 đến 5 tuổi thuộc huyện Quảng Uyên, tỉnh ở Cao Bằng trong tháng 12/2018; sử dụng bộ câu hỏi nghiên cứu đã được thiết kế để phỏng vấn, thực hiện khám lâm sàng cho từng trẻ. Kết quả: trong tổng số 254 trẻ tham gia nghiên cứu, tỷ lệ trẻ không vệ sinh răng miệng hàng ngày rất cao: tỷ lệ cao nhất là trẻ không chải răng (63,4%), chỉ chải răng 1 lần trong ngày (19,7%). Đa số trẻ chưa từng được khám và điều trị răng miệng (98,8%). tỷ lệ sâu răng sữa nói chung chiếm 78,0%, tỷ lệ này tăng theo độ tuổi, lần lượt là: 52,0% ở nhóm 2 tuổi, 74,4% ở nhóm 3 tuổi, 94,7% ở nhóm 4 tuổi và 96% ở nhóm 5 tuổi. 100% trẻ bị sâu răng chưa được điều trị. Kết luận: tình hình bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ tại địa phương rất nghiêm trọng. Cần thực hiện ngay các biện pháp can thiệp tích cực hơn để cải thiện tình trạng này. Từ khóa: Chăm sóc sức khỏe răng miệng, sâu răng sữa, trẻ em, Quảng Uyên. ABSTRACT DENTAL CARIES AND ORAL HEALTH CARE IN CHILDREN AGED 2 - 5 YEARS OLD IN QUANGUYEN DISTRICT, CAOBANG PROVINCE Objectives: This study aimed to evaluate the state of oral health care and dental caries in children aged 2 to 5 years in mountainous communes in Cao Bang province. Methods: A cross-sectional study of 254 children aged 2 to 5 years in Quang Uyen district, Cao Bang province in 12/2018; designed questionnaires was used to interview and performed clinical exams for each child. Results: Data were derived from a total of 254 participants; the rate of children who did not clean their teeth daily was very high: the highest rate was that children did not brush their teeth (63.4%), only brushing their teeth once per day (19.7%). Most children have never had oral examination and treatment (98.8%). The prevalence of early childhood caries in general accounted for 78.0%, that was increased with age: 52.0% in the 2-year age group, 74.4% in the 3-year age group, 94.7% in the fourth age group and 96% in the 5 year old group, respectively. 100% of children with dental caries were untreated. Conclusion: Early childhood caries in this area is severe issues. Urgent dental health care intervention is necessary to be performed. Keywords: Dental health care, milk caries, children, Quang Uyen. Nhận bài: 28-5-2019; thẩm định: 5-6-2019; Chấp nhận:15-6-2019 Người chịu trách nhiệm chính: Lê thị thùy Dung Địa chỉ: Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội Email: letono2002@gmail.com 53 phần nghiên cứu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hàm răng sữa ở trẻ em có tác dụng trong quá trình ăn nhai, phát âm, giúp cho sự phát triển bình thường của xương hàm và khuôn mặt. Các răng sữa không bị sâu và tồn tại đúng tuổi thay còn có tác dụng bảo vệ các mầm răng vĩnh viễn và giữ chỗ cho các răng vĩnh viễn sau này không bị xô lệch. Sâu răng là một trong những gánh nặng phổ biến với sức khỏe của cộng đồng theo thống kê về bệnh tật năm 2015 (1). Theo một nghiên cứu của Mỹ có khoảng 37% trẻ từ 2 - 8 tuổi mắc bệnh sâu răng sữa trong năm 2011- 2012 (2). Phòng ngừa bệnh sâu răng vào quy hoạch phòng ngừa và điều trị tổng hợp bệnh mạn tính là một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình do vấn đề tăng nhanh tỷ lệ bệnh này cùng với sự thay đổi dinh dưỡng và lối sống (3). Bệnh sâu răng và viêm lợi có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi. Theo nghiên cứu của Trịnh Đình Hải thì tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ em Việt Nam là 84,9% (4). Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh răng miệng phụ thuộc nhiều vào tập quán sinh hoạt, loại thức ăn, kiến thức chăm sóc răng miệng. Xã Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng là một huyện miền núi, đa phần người dân tộc Tày, kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa không cao. Vùng này trồng mía, trẻ nhỏ 2 -5 tuổi đã được bố mẹ cho ăn mía tự do, chăm sóc sức khỏe răng miệng trẻ em chưa được quan tâm đầy đủ và đúng cách. Vì vậy đề tài được tiến hành này với mục tiêu: Nghiên cứu thu thập số liệu về tỷ lệ sâu răng, tình hình chăm sóc sức khỏe răng miệng ở trẻ vùng cao từ đó là cơ sở đề có kế hoạch phòng và điều trị sâu răng cho cộng đồng. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Trẻ em có độ tuổi từ 2 đến 5 tại 3 xã thuộc huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng, được lựa chọn ngẫu nhiên gồm xã Hồng Lĩnh, xã Hồng Định và xã Đoài Khôn. Toàn bộ trẻ trong độ tuổi nghiên cứu được mời đến khám sàng lọc. Bố mẹ trẻ hoặc người chăm sóc trẻ đồng ý để được khám và tham gia vào nghiên cứu. - Tổng số trẻ đủ điều kiện tham gia nghiên cứu là 254. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả cắt ngang - Phỏng vấn bố mẹ trẻ hoặc người giám hộ theo theo bộ câu hỏi nghiên cứu đã thiết kế, khám lâm sàng, kết quả được ghi vào phiếu khám răng miệng bởi bác sĩ chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt. - Dụng cụ khám: Bộ khám răng, đèn khám 2.3. Phương pháp quản lý và xử lý số liệu - Số liệu được nhập và quản lý bằng phần mềm Excel 10 và xử lý bằng SPSS 16.0. - Tỷ lệ trẻ có sâu răng, tỷ lệ trẻ được điều trị và tỷ lệ trẻ được chăm sóc răng miệng được đánh giá bằng % và so sánh bằng test Chi bình phương, khi P<0,05 thì giá trị có ý nghĩa thống kê. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm cơ bản của mẫu nghiên cứu Số lượng trẻ đến khám sàng lọc và đủ điều kiện tham gia nghiên cứu là 254, chiếm 91% so với tổng số trẻ trong độ tuổi, theo thống kê của hệ thống y tế thôn bản tại các xã nghiên cứu. Huyện Quảng Uyên có 17 xã theo phân chia hành chính, 3 xã Hồng Lĩnh, Hồng Định, Đoài Khôn được lựa chọn ngẫu nhiên, như vậy mẫu nghiên cứu này có tính đại diện cho trẻ em từ 2 đến 5 tuổi của huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Độ tuổi trung bình của trẻ là 3,30 ± 0,89 tuổi. Các đặc điểm cơ bản của trẻ tham gia nghiên cứu được thể hiện ở bảng 1. tạp chí nhi khoa 2019, 12, 3 54 Bảng 1. Phân bố theo tuổi, giới của mẫu nghiên cứu Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 123 48,4% Nữ 131 51,2% Độ tuổi 2 tuổi 50 19,7% 3 tuổi 104 40,9% 4 tuổi 75 29,5% 5 tuổi 25 9,8% Sự phân bố theo độ tuổi là không đồng đều trong đó tập trung chủ yếu ở trẻ 3 và 4 tuổi. Tỷ lệ giữa nam và nữ không có sự chênh lệch nhiều: nam chiếm 48,2%, nữ chiếm 51,6% (P=0,42). 3.2. Tỷ lệ trẻ bị sâu răng Bảng 2. Đặc điểm bệnh lý sâu răng theo nhóm tuổi Tình trạng răng miệng 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi Tổng n = 50 n=104 n=75 n=25 n=198 Sâu răng 52,0% 74,0% 94,7% 96,0% 78,0% Không sâu răng 48,0% 26,0% 5,3% 4,0% 22,0% Giá trị P 0,49 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 Tỷ lệ sâu răng chung của nhóm đối tượng nghiên cứu chiếm 78,0%. Tỷ lệ sâu răng tăng dần theo nhóm tuổi: nhóm 2 tuổi tỷ lệ sâu răng là 52,0%, nhóm 3 tuổi là 74,4%, nhóm 4 tuổi 94,7%, nhóm 5 tuổi là 96%. Sự khác biệt về tình trạng sâu răng và không sâu răng ở nhóm 2 tuổi là không có ý nghĩa thống kê, trong khi đó độ tuổi 3, 4, 5 đều có tỷ lệ sâu răng cao hơn so với tỷ lệ trẻ có răng không sâu (P<0,001). Tỷ lệ sâu răng sớm ở nhóm 2 tuổi là khá cao (52,2%). Theo phân loại mức độ sâu răng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ sâu răng trên 80% được đánh giá ở mức cao, từ 50% đến 80% là mức trung bình và dưới 50% là mức thấp, thì tỷ lệ sâu răng trong nghiên cứu của chúng tôi thuộc mức trung bình 78,0%, tuy nhiên nếu tính riêng theo từng nhóm tuổi thì tỷ lệ sâu răng ở nhóm 4 và 5 tuổi ở mức cao (94,7% và 96%). So sánh với các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ nhỏ của chúng tôi cao hơn hẳn thống kê của Awooda và cộng sự trên trẻ Sudan trong độ tuổi 3 - 5 tuổi (64,6%) (5) hay nghiên cứu tại Ấn Độ năm 2012, cùng trên nhóm trẻ độ tuổi 3 - 5 (40,5%) (6). Nhóm trẻ nghiên cứu của chúng tôi sống tại khu vực vùng núi cao, điều kiện kinh tế khó khăn, kiến thức chăm sóc răng miệng còn nhiều hạn chế, đó có thể là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng sữa của trẻ em so với các nghiên cứu khác ở các vùng thành phố. Nghiên cứu tại Hà Nội trên nhóm trẻ 4 - 5 tuổi, theo tác 55 phần nghiên cứu giả Vương Thị Hương Giang năm 2009, tỷ lệ trẻ sâu răng chiếm 53% tại quận Hoàng Mai, Hà Nội (7). Nghiên cứu tại vùng nông thôn thuộc Vĩnh Phúc năm 2017 của tác giả Vũ Văn Tâm trên trẻ 3 - 6 tuổi, tỷ lệ gặp trẻ sâu răng cũng thấp hơn, dao động từ 40 - 77,5%, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ (8). 3.3. Số lượng răng sâu Kết quả thống kê cho thấy, có 198 trẻ bị sâu răng với số răng sâu trung bình trên một trẻ là 4,8±4,6. Tỷ lệ trẻ có nhiều răng sâu (≥ 4 răng) khá cao (68,7%). Tuy nhiên tỷ lệ mất răng do sâu chiếm tỷ lệ khá thấp, chỉ 1,6%. Biều đồ 1. Tình hình trẻ bị sâu răng Trong số trẻ có nhiều răng sâu, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm trẻ có từ 4 - 7 răng sâu, nhóm trẻ sâu ít hơn 4 răng và sâu hơn 8 răng có tỷ lệ bằng nhau (31,3%). Như vậy biểu hiện tổn thương của răng miệng ở trẻ đa phần là biểu hiện mạn tính, nguyên nhân là do không được chăm sóc và điều trị kịp thời khi mới bắt đầu bị sâu răng, hậu quả là răng sâu lan dần và dẫn đến tỷ lệ trẻ bị sâu nhiều răng cùng lúc rất cao. 3.4. Điều trị răng miệng Vấn đề khám và điều trị răng miệng cho trẻ chưa được quan tâm đầy đủ, chỉ có 3 trẻ được khám răng chiếm tỷ lệ 1,2%, còn lại 98,8% trẻ chưa được khám và điều trị răng miệng lần nào. Và 100% số răng sâu chưa được điều trị. Tỷ lệ này là khá cao so với các nghiên cứu khác ở trẻ em thành phố. Ở khu vực miền núi như xã Quảng Uyên, trẻ em được thăm khám và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các Trạm y tế, nơi chưa có bác sĩ chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt, do vậy các trường hợp trẻ bị đau răng thường không được thăm khám và điều trị đúng mức. 3.5. Vệ sinh răng miệng Qua nghiên cứu 254 trẻ thì đa số các trẻ không vệ sinh răng miệng hàng ngày. Sâu từ 4 - 7 răng Sâu ≥ 8 răng Tỷ lệ trẻ bị răng sâu Sâu ít hơn 4 răng tạp chí nhi khoa 2019, 12, 3 56 Biều đồ 2. Tỷ lệ trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày 16,90% 63,40% Không chải răng Chải răng 1 lần Chải răng 2 lần 19,70% Số trẻ không chải răng chiếm tỷ lệ cao nhất: 63,4%. Chải răng 1 lần trong ngày chiếm 19,7%, chải răng 2 lần trong ngày chiếm 16,9%. Như vậy có thể do bố mẹ chưa quan tâm đến vấn đề vệ sinh răng miệng cho trẻ, mặt khác trẻ 2 đến 3 tuổi chưa đánh răng được nên cũng làm gia tăng tỷ lệ trẻ không đánh răng hàm ngày. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy cần có các biện pháp tích cực nhằm truyền thông chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ và bố mẹ trẻ tại cơ sở y tế ban đầu cũng như tại các trường mầm non trên địa bàn huyện để cải hiện tình hình răng miệng của trẻ trong thời gian tới. 4. KẾT LUẬN Tỷ lệ sâu răng ở nhóm trẻ nghiên cứu ở mức cao (78,0%) trong đó tỷ lệ sâu răng tăng dần theo nhóm tuổi từ 2 đến 5. Tỷ lệ sâu nhiều răng chiếm tỷ lệ cao (68,7%). Trẻ không được khám và chăm sóc răng miệng thường xuyên, 100% số răng sâu không được điều trị, 98,8% trẻ chưa được khám vào điều trị răng miệng. Vệ sinh răng miệng ở trẻ chưa được tốt, đa số trẻ không vệ sinh răng miệng hàng ngày. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kassebaum, N. J., Bernabé, E., Dahiya et al. (2015). Global Burden of Untreated Caries. Journal of Dental Research, 94(5), 650–658. 2. Dye BA, Li X, Thornton-Evans G. Oral health disparities as determined by selected Healthy People 2020 oral health objectives for the United States, 2009-2010. NCHS Data Brief. 2012; (104): 1-8. 3. Phantumvanit, P., Makino, Y., Ogawa, H., Rugg-Gunn, A., Moynihan, P., Petersen, P. E., Ungchusak, C. (2018). WHO Global Consultation on Public Health Intervention against Early Childhood Caries. Community Dentistry and Oral Epidemiology, 46(3), 280-287. 4. Trịnh Đình Hải. Sâu răng sữa ở trẻ em Việt Nam. Tạp chí y học thực hành. 2004;10:48-50. 5. Awooda E, Saeed S, Elbasir E. Caries prevalence among 3-5 years old children in khartoum State-Sudan. Innovative Journal of Medical and Health Science. 2013;3(2). 57 phần nghiên cứu 6. Singh S, Vijayakumar N, Priyadarshini H et al. Prevalence of early childhood caries among 3-5 year old pre-schoolers in schools of Marathahalli, Bangalore. Dental research journal. 2012; 9(6):710. 7. Vương Hương Giang (2008), Khảo sát tình trạng răng miệng ở trẻ em mẫu giáo lứa tuổi 4-5 tuổi, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 35-48. 8. Vũ Văn Tâm, Nguyễn Hữu Nhân, Hoàng Quý Tinh, Nghiên cứu tình trạng sâu răng của trẻ mầm non 3-6 tuổi thuộc xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 2S (2017) 134-139.
File đính kèm:
- benh_ly_sau_rang_va_tinh_hinh_cham_soc_suc_khoe_rang_mieng_o.pdf