Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam

Bài viết tập trung khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phân khúc bất động sản công

nghiệp trong đại dịch COVID-19 tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi, phát

triển kinh doanh bất động sản công nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu

thứ cấp, phương pháp phân tích, so sánh để chỉ ra những cơ hội, hạn chế và nguyên nhân trong

kinh doanh bất động sản. Đại dịch COVID-19 mang đến nhiều khó khăn nhưng đồng thời cũng là

cơ hội để phát triển bất động sản công nghiệp, tạo tiền đề cho Việt Nam đón nhận các dòng vốn

đầu tư từ nước ngoài. Xét trong bối cảnh chung của nền kinh tế nước ta, đại dịch COVID-19 làm

nhiều doanh nghiệp bất động sản phải ngừng hoạt động hay phá sản; nhân lực trong lĩnh vực bất

động sản thiếu việc làm, thu nhập giảm. Để kinh doanh bất động sản phát triển, đặc biệt là phân

khúc bất động sản công nghiệp, cần thực hiện tốt đồng thời các giải pháp về phòng, chống dịch

COVID-19, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về kinh doanh bất động sản;

thực hiện tốt giải pháp với bất động sản công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam trang 8

Trang 8

Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam trang 9

Trang 9

Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang baonam 15460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam

Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
550
BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP: ĐIỂM SÁNG 
TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Quốc Huy*
Tóm tắt
Bài viết tập trung khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phân khúc bất động sản công 
nghiệp trong đại dịch COVID-19 tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi, phát 
triển kinh doanh bất động sản công nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu 
thứ cấp, phương pháp phân tích, so sánh để chỉ ra những cơ hội, hạn chế và nguyên nhân trong 
kinh doanh bất động sản. Đại dịch COVID-19 mang đến nhiều khó khăn nhưng đồng thời cũng là 
cơ hội để phát triển bất động sản công nghiệp, tạo tiền đề cho Việt Nam đón nhận các dòng vốn 
đầu tư từ nước ngoài. Xét trong bối cảnh chung của nền kinh tế nước ta, đại dịch COVID-19 làm 
nhiều doanh nghiệp bất động sản phải ngừng hoạt động hay phá sản; nhân lực trong lĩnh vực bất 
động sản thiếu việc làm, thu nhập giảm. Để kinh doanh bất động sản phát triển, đặc biệt là phân 
khúc bất động sản công nghiệp, cần thực hiện tốt đồng thời các giải pháp về phòng, chống dịch 
COVID-19, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về kinh doanh bất động sản; 
thực hiện tốt giải pháp với bất động sản công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 
Từ	khóa: Bất động sản công nghiệp, COVID-19, tác động, giải pháp 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới, hiện 
nay vẫn đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. 
Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, 
ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng 
và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã tác động 
trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo 
dục, lao động, việc làm; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy 
mô...; GDP quý I/2020 chỉ tăng 3,82%, là mức thấp nhất trong 10 năm gần đây; ảnh hưởng mạnh 
đến tâm lý và đời sống Nhân dân...
52.
* Học viện An ninh nhân dân
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
551
Ngay khi có dịch bệnh bùng phát, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta và cả hệ thống chính trị đã vào 
cuộc quyết liệt, cùng với sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân, toàn quân, công tác phòng, chống 
dịch đã đạt kết quả tốt, Việt Nam đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, dịch bệnh 
COVID-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực của dịch bệnh đến 
các mặt của đời sống kinh tế - xã hội còn tiếp tục kéo dài, chưa thể đánh giá hết. Hoạt động kinh 
doanh bất động sản cũng bị tác động bất lợi của đại dịch COVID-19 nên nhiều doanh nghiệp 
kinh doanh bất động sản phải dừng hoạt động hay thay đổi phương thức hoạt động so với phương 
pháp truyền thống trước đây. Vấn đề đặt ra là đại dịch COVID-19 tác động như thế nào đến bất 
động sản công nghiệp tại Việt Nam, cần có những giải pháp gì để kinh doanh bất động sản công 
nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển trong thời gian tới nhằm đón đầu các làn sóng đầu tư từ 
nước ngoài vào Việt Nam. Vì vậy, việc đánh giá hoạt động kinh doanh phân khúc bất động sản 
công nghiệp dưới tác động của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam là cần thiết. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh bất động sản công nghiệp 
trong giai đoạn từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam đến nay (từ ngày 23/01/2020 
đến ngày 15/3/2021). 
2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu sử dụng các số liệu liên quan đến kinh doanh bất động sản công nghiệp và đại 
dịch COVID-19 được thu thập từ kết quả điều tra, đánh giá trong các báo cáo, bài báo khoa học 
đã được công bố tại các hội thảo khoa học, hội nghị và trên mạng internet. 
2.3. Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá
Khi thu thập đủ các số liệu cần thiết từ hoạt động kinh doanh bất động sản công nghiệp 
trong bối cảnh đại dịch COVID-19, tác giả đưa ra các phân tích, đánh giá về tác động tích cực, 
tiêu cực, cơ hội và thách thức của đại dịch COVID-19 đến hoạt động kinh doanh bất động sản 
công nghiệp. 
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đại dịch COVID-19 và tổng quan nền kinh tế thế giới năm 2020
3.1.1.	Đại	dịch	COVID-19
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, 
đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12/2019 với tâm dịch đầu tiên 
được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm 
phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng, trước đó họ đã từng tiếp 
xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các 
nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứ ... ng nghiệp ấn tượng
Tăng trưởng sản xuất công nghiệp (IIP) của Việt Nam trong quý I/2019 tăng 9,1% theo năm. 
Ngành sản xuất và chế biến tăng 11,2% đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước. Theo Tổng 
cục Thống kê (GSO), các sản phẩm công nghiệp chính bao gồm khai thác sắt và thép thô (60%), 
dầu mỏ (58%), sơn (15%), thức ăn thủy sản (14%) và điện tử viễn thông (14%).
Trong khi đó, tăng trưởng sản xuất công nghiệp tại Việt Nam tính đến tháng 7/2019 đạt 9,6%, 
cao hơn Indonesia (2,6%), Malaysia (3,9%), Trung Quốc (6,3%) và Thái Lan (đang giảm 5,5%).
Đặc biệt, các công ty hoạt động trong các khu công nghiệp cũng được hưởng nhiều ưu đãi 
như miễn thị thực, miễn thuế từ 2 năm đến 4 năm, giảm thuế từ 3 năm đến 15 năm và miễn thuế 
nhập khẩu. Bên cạnh đó, một lợi thế khác của Việt Nam là gần Trung Quốc về mặt địa lý, điều 
này giúp các nhà đầu tư dễ dàng bổ sung cơ sở sản xuất. Lượng tìm kiếm bất động sản công 
nghiệp trong quý I/2020 tăng 32% so với mức trung bình cùng kỳ năm 2019; trong đó khu 
công nghiệp Nam Đình Vũ (Hải Phòng) tăng 243%, khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
557
tăng 260%, khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh) tăng 19%, khu công nghiệp Việt Yên (Bắc 
Giang) tăng 76%..., mức độ quan tâm tại khu vực Việt Yên (Bắc Giang) tăng 76%. Đối với phân 
khúc bất động sản công nghiệp, dịch COVID-19 gây ra những khó khăn tạm thời cho các doanh 
nghiệp nhưng phân khúc này vẫn thu hút khách thuê; giá thuê tăng khoảng 9% so với cùng kỳ 
năm 2019 (Nguyễn Trọng Cơ, 2020).
Bên cạnh những chính sách được ban hành để thực hiện “mục tiêu kép”, Luật Đầu tư sửa đổi 
2020 có hiệu lực vào đầu năm 2021 sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc mà những doanh nghiệp đầu tư 
dự án bất động sản. Điều này tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư có vốn từ 
nước ngoài. 
3.2.2.	Thách	thức	đối	với	bất	động	sản	công	nghiệp	trong	đại	dịch	COVID-19
Hiện nay, cả nước có 336 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 97.800 ha. Trong đó, 
261 khu công nghiệp đang hoạt động và 75 khu công nghiệp còn lại đang trong quá trình giải 
phóng mặt bằng, bắt đầu xây dựng. Công suất cho thuê đạt 76% trên tổng diện tích các khu công 
nghiệp đang hoạt động. Ở khu vực phía Nam, ngoài Thành phố Hồ Chí Minh được xem là vùng 
lõi đã chật chội, thì các tỉnh, thành phố vùng ven đang được các nhà đầu tư rất quan tâm như 
Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai; còn phía Bắc là các khu vực phụ cận Hà 
Nội như: Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương cũng đều có sự gia tăng công suất thuê 
trong thời gian qua. 
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/7/2020, tổng vốn đầu tư FDI vào 
Việt Nam đạt 18,82 tỷ USD, bằng 93,1% so cùng kỳ năm 2019. Vốn đầu tư tăng chủ yếu là do 
trong 7 tháng năm 2020, có dự án Nhà máy Điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp 
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD. Vốn điều chỉnh trong 7 tháng 
năm 2020 tăng do có dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều 
chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD và dự án Khu trung tâm Đô thị tây Hồ Tây điều chỉnh 
tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD Tuy nhiên, dù vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh vốn tăng, 
song vẫn chủ yếu nhờ các dự án lớn đã được nộp hồ sơ và đàm phán trong thời gian dài trước đó. 
Hình 3. FDI đăng ký và thực hiện giai đoạn 2013 - tháng 4/2020
Nguồn: mpi.gov.vn
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
558
Trong khi những con số về vốn đầu tư và dự án FDI đăng ký cấp mới vẫn còn tỏ ra khiêm 
tốn, cung, cầu về bất động sản công nghiệp chưa thật sự rõ ràng, thì giá đất đã được đẩy lên cao 
từng ngày khiến phân khúc này trở thành “hiện tượng”. Các chuyên gia cảnh báo, việc phát triển 
ồ ạt các khu công nghiệp sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Bởi hiện thị trường bất động sản Việt Nam 
gần như không còn đất mới để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong ngắn hạn. Nguồn cung 
đất công nghiệp tại các vị trí có kết nối hạ tầng tốt, gần các cảng quan trọng và khu đô thị lớn rất 
hạn chế.
Tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2020, nhiều chuyên gia cho rằng, cách 
quản lý các khu công nghiệp ở Việt Nam vẫn nặng tính bao cấp, với nhiều thủ tục hành chính. 
Ngoài ra, hệ thống pháp luật chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đón đại bàng đến làm tổ. Chưa kể, 
các doanh nghiệp cũng cần nhiều hơn sự hỗ trợ của địa phương trong công tác giải phóng mặt 
bằng, bởi đây là điểm mấu chốt quyết định tiến độ của xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. 
Khi đánh giá các sản phẩm bất động sản công nghiệp hiện nay ở các địa phương, có thể thấy 
vẫn còn đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn. Bất động sản công nghiệp không đơn thuần chỉ là nhà 
xưởng, mà phải có một quần thể, hạ tầng đồng bộ đi kèm. Vì vậy, muốn có được sản phẩm bất 
động sản công nghiệp hấp dẫn, đòi hỏi nhà đầu tư phải quy hoạch theo chiều sâu, tốn kém, dày 
công trên cơ sở đánh giá đúng tổng cầu của thị trường và nhu cầu thật sự của khách hàng.
Hiện nay, những hạn chế, vướng mắc từ nhiều năm qua tại các doanh nghiệp đầu tư bất động 
sản công nghiệp chưa thể giải quyết được, đó là vấn đề nhà ở và các khu sinh hoạt, giải trí cho 
những gia đình công nhân. Do đó, cần khuyến khích các chủ đầu tư bất động sản công nghiệp 
thứ cấp cung ứng nhiều nhóm sản phẩm mới, ngoài nhà xưởng xây sẵn, kho thường, kho lạnh, 
nhà xưởng xây theo yêu cầu, cần chú ý đến hạ tầng thiết yếu như khu nhà ở công nhân, trường 
học, y tế, nơi vui chơi, giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Từ đó, tạo 
nền tảng cho quá trình hình thành một thị trường bất động sản công nghiệp tiên tiến, hiện đại.
3.3. Giải pháp phát triển bất động sản công nghiệp
3.3.1.	Các	giải	pháp	phòng,	chống	đại	dịch	COVID-19
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, để hoạt động kinh tế - xã 
hội được ổn định, cần thực hiện tốt nguyên tắc phòng, chống dịch COVID-19 gắn với phát triển 
kinh tế - xã hội do Chính phủ đề ra; luôn có ý thức phòng, chống dịch bằng những biện pháp phù 
hợp, tùy theo từng thời điểm, từng địa phương để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội ở mức cao 
nhất có thể mà không ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, 
trong đó có các hoạt động liên quan đến phát triển bất động sản công nghiệp cần triệt để tuân thủ. 
Hạn chế tổ chức các sự kiện đông người như: tiếp thị, mở bán sản phẩm, động thổ, khởi công, 
khánh thành rầm rộ Chuyển đổi phương pháp làm việc từ trực tiếp sang trực tuyến thông qua 
ứng dụng sự phát triển của khoa học công nghệ và internet. 
3.3.2.	Hoàn	thiện	chính	sách	thu	hút	đầu	tư	vào	hạ	tầng	giao	thông
Hiện nay, các dự án, công trình giao thông khởi công mới trong thời gian qua là ít so với yêu 
cầu phát triển. Việc hoàn thành mục tiêu 2.000 km đường bộ cao tốc đang chậm so với mục tiêu 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
559
đề ra (theo Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành ngày 16/01/2012). 
Phát triển đường sắt còn chưa được quan tâm bố trí vốn, các dự án đường sắt đô thị triển khai 
chậm. Nhiều dự án hạ tầng giao thông còn chậm tiến độ. Đầu tư mới tập trung chủ yếu vào lĩnh 
vực đường bộ, chưa quan tâm đúng mức đến đường sắt, đường thủy, thiếu các cảng biển, cảng 
đường sông hiện đại. Nguyên nhân của các bất cập trên, trước tiên có thể kể đến là hệ thống 
pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông còn thiếu đồng bộ, còn nhiều bất 
cập chưa được kịp sửa đổi (Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đường sắt, Luật Hàng không, 
Luật Quy hoạch).
Do đó, nhiệm vụ của giai đoạn tới đó là phải hoàn thành hệ thống đường cao tốc; nâng cấp, 
mở rộng đầu tư hệ thống cảng hàng không, đặc biệt là đầu tư nâng cấp các cảng hàng không lớn, 
hệ thống cảng biển, đường thủy nội địa, hệ thống đường sắt quốc gia; kết nối đồng bộ hệ thống 
giao thông với các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng hàng không, cảng biển. Cùng với đó, tập 
trung đầu tư và đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án giao thông đô thị, đường vành đai, các 
bãi đỗ xe Để đạt được những mục tiêu trên, cần tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật liên 
quan, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút hiệu quả nguồn lực cho đầu tư, phát triển hệ 
thống hạ tầng giao thông.
3.3.3.	Đầu	tư	đúng	mức	cho	hạ	tầng	logistics
Ngành logistics Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, dù hạ 
tầng logistics ở Việt Nam đã hình thành nhưng còn manh mún và chưa có một quy hoạch đồng 
bộ, chi phí vận chuyển logistics của Việt Nam tính theo tỷ trọng GDP khoảng 18% - 20%, gần 
gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển và cao hơn 4% mức bình quân toàn cầu. Ngoài ra hiện 
nay, lượng hàng hóa sản xuất, lưu trữ trong nước cũng như lượng hàng hóa xuất khẩu khá lớn đòi 
hỏi cần có hạ tầng đủ lớn và hiện đại để xử lý được các nguồn hàng hóa mà không gây ách tắc, 
đồng thời tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Về thực trạng hạ tầng logistics, các chuyên gia nhận định, hiện có rất nhiều tiềm năng phát 
triển, bởi các doanh nghiệp đang có nhu cầu mở rộng thị phần. Hạ tầng logistics phục vụ cho lưu 
chuyển, lưu thông, đồng thời phục vụ cho hàng hóa xuất nhập khẩu cao nên đây là một cơ hội 
lớn đối với ngành Logistics. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vận chuyển ngày càng có yêu cầu cao 
hơn đối với nhà kho để lưu trữ hàng hóa. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội đối với phát triển 
hạ tầng logistics, bởi nhu cầu kho bãi lớn (đặc biệt xây dựng ở vị trí thuận lợi, có kết nối hạ tầng 
tốt, thuận lợi đi vào các thành phố trung tâm, cảng biển) và các nhà đầu tư nhìn thấy những tiềm 
năng, đang và sẽ đầu tư mạnh mẽ vào thị phần này.
Để tận dụng được thời cơ này, trước tiên, chúng ta cần phát triển đồng bộ hệ thống trung tâm 
logistics mang tính quốc gia, bổ sung nguồn cung bất động sản logisctics. Nhà nước cần có các 
chính sách để kêu gọi và hỗ trợ đầu tư trung tâm logistics như: ưu đãi thuế, bảo lãnh khoản vay, 
bảo hiểm tín dụng, tài trợ lãi suất thấp...; tăng cường thúc đẩy và khuyến khích doanh nghiệp đầu 
tư cho ứng dụng công nghệ, có các chương trình, kế hoạch cụ thể để chuyển đổi số trong lĩnh 
vực logistics. Đồng thời, xây dựng mạng lưới doanh nghiệp logistics gắn với thương mại điện tử; 
phát triển các giải pháp công nghệ mới nhằm sử dụng nhiên liệu sạch, giảm ô nhiễm môi trường. 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
560
3.3.4.	Đột	phá	thu	hút	đầu	tư	nước	ngoài
Ngay sau khi Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện 
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh 
tranh quốc gia năm 2021 được ban hành, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có chuyển biến lớn, 
tạo ra làn sóng lạc quan từ những ngày đầu năm 2021. Để duy trì và đón làn sóng đầu tư trong 
các năm tiếp theo cần:
- Tận dụng những tác động từ chủ trương, chính sách mới, Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ 
01/01/2021 đã tạo ra “độ mở” lớn để “dọn tổ đón đại bàng”. Cụ thể, Luật Đầu tư 2020 có những 
thay đổi đáng chú ý về các chính sách ưu đãi đầu tư, được kỳ vọng sẽ mang lại làn gió mới cho 
các nhà đầu tư tiềm năng. So với quy định cũ, Luật Đầu tư 2020 bổ sung những ngành nghề ưu 
đãi đầu tư mới như: sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy 
định của pháp luật về khoa học và công nghệ, sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công 
nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, giáo dục đại học, sản xuất trang thiết bị y tế, sản xuất hàng hóa, 
cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành. Với việc bổ sung này, các 
ngành nghề ưu đãi đầu tư đã được cập nhật phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt 
Nam. Ngoài ra, các chính sách mới của Luật Đầu tư 2020 về đối tượng được hưởng ưu đãi đầu 
tư được điều chỉnh theo hướng tập trung hơn về các lĩnh vực công nghệ cao, dự án khởi nghiệp 
sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển, sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng 
sạch, sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số
Chú trọng xây dựng nền kinh tế số, doanh nghiệp số và xã hội số để thu hút FDI theo hướng 
chọn lọc có căn cứ khoa học, không những coi trọng quy mô, mà quan trọng hơn là chất lượng 
và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
Quan tâm đến việc thu hút đầu tư của các “ông lớn” như các doanh nghiệp Mỹ, trong đó có 
nhiều tập đoàn lớn như Intel, Apple đang chuẩn bị thực hiện nhiều dự án quy mô lớn tại Việt Nam 
thì “ngoài những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư nói chung, chúng ta cần quan tâm đến 
các yêu cầu của họ như: thực thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp 
pháp của nhà đầu tư; bảo đảm quyền sơ hữu trí tuệ, chống hàng lậu, hàng nhái, hàng giả; thủ tục 
hành chính đơn giản, bảo đảm thời gian đã quy định”.
4. KẾT LUẬN
Dưới sự tác động tổng thể của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế thế giới trong đó có Việt 
Nam, hoạt động sản xuất bị đình trệ, chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy 
nhiên, có thể thấy đại dịch COVID-19 là cơ hội để phát triển bất động sản công nghiệp, đặc biệt 
dưới tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, nhiều làn sóng di chuyển vốn 
đến khu vực Đông Nam Á trong đó Việt Nam là một trong những điểm đến lý tưởng của các nhà 
đầu tư với nhiều ưu thế như: sự ổn định của hệ thống chính trị, chi phí sản xuất thấp, các ưu đãi 
hỗ trợ về chính sách trong phân khúc bất động sản công nghiệp... Nếu Việt Nam tiếp tục duy trì 
được các ưu thế vốn có và có những bước đi đúng đắn trong thời gian tiếp theo, bất động sản 
công nghiệp nói riêng và bất động sản nói chung sẽ có sự phát triển đột phá lớn. 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
561
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2020), Tổng hợp số liệu về dịch COVID-19 tại Việt Nam đến ngày 01/10/2020. 
2. Nguyễn Trọng Cơ (2020), Tác động của dịch COVID-19 đến nền kinh tế và những phản ứng 
chính sách của Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo quốc gia “COVID-19 tác động và phản ứng chính 
sách”, Học viện Tài chính, Hà Nội, ngày 19/6/2020, tr.20 - 26. 
3. Kiều Linh (2020), Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới? 
https://vneconomy.vn/bat-dong-san-cong-nghiep-viet-nam-dang-o-dau-tren-ban-do-the-
gioi-20201217113943656.htm. 
4. Phạm Phương Nam, Đoàn Thế Đạt, Ngô Thị Kim Ngọc (2020), Ảnh hưởng của đại dịch 
COVID-19 đến thị trường bất động sản Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “COVID-19 tác 
động và phản ứng chính sách”, Học viện Tài chính, Hà Nội, ngày 19/6, tr.765 - 769. 
5. Quốc hội (2014), Nghị quyết số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014 thông qua Luật Kinh doanh 
bất động sản. 
6. Hạ Vy (2020), Cơ hội cho thị trường bất động sản công nghiệp thời COVID-19. https://cafef.vn/
co-hoi-cho-thi-truong-bat-dong-san-cong-nghiep-thoi-COVID-19-20200225174633438.chn

File đính kèm:

  • pdfbat_dong_san_cong_nghiep_diem_sang_trong_boi_canh_dai_dich_c.pdf