Báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo nghề may thời trang, trình độ trung cấp
1. Tổng quan chung
1.1. Căn cứ tự đánh giá
- Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành ngày 08 tháng 06 năm 2017 theo Thông tư 15/2017/TT-BLĐTBXH.
- Hồ sơ, tài liệu, cơ sở vật chất, các điều kiện hoạt động thực tế và chiến lược phát triển của Nhà trường.
1.2. Mục đích tự đánh giá
Đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục nghề nghiệp , cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, dịch vụ cho người học của nhà trường và các điều kiện học tập của học sinh, giảng dạy của giáo viên so với bộ tiêu chí.
Xác định mức độ đạt được của nhà trường thông qua việc đối chiếu, so sánh với các yêu cầu của bộ tiêu chí (bao gồm các tiêu chuẩn và chỉ số) kiểm định chất lượng đào tạo nghề của Trường Trung cấp dân tộc nội trú - Giáo dục thường xuyên Bắc Quang.
Phát hiện các điểm không phù hợp cần cải thiện trong thời gian ngắn, trung, dài hạn và qua đó giúp trường hoạch định Chiến lược phát triển các nguồn lực trong từng giai đoạn, tiến tới xây dựng trường trở thành đơn vị giáo dục nghề nghiệp đạt chất lượng cao.
1.3. Yêu cầu tự đánh giá
- Thể hiện sự bình đẳng, khách quan, trung thực và minh bạch trong quá trình tự kiểm định.
- Hợp tác, trao đổi, thảo luận công khai với tất cả các thành viên trong trường.
- Đảm bảo đúng thời gian theo kế hoạch.
1.4. Phương pháp tự đánh giá
- Nghiên cứu bộ tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng năm 2018 và các tài liệu, hồ sơ minh chứng kèm theo.
- Thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, rà soát các hoạt động của trường và chọn lọc những chứng cứ để chứng minh.
- Khảo sát thực tế, thảo luận, lấy ý kiến với các đơn vị, cán bộ quản lý, giáo viên, người học và người sử dụng lao động.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo nghề may thời trang, trình độ trung cấp
BÁO CÁO KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ MAY THỜI TRANG, TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ GDNN, KHOA/ĐƠN VỊ PHỤ TRÁCH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Thông tin khái quát về cơ sở giáo dục nghề nghiệp 1. 1. Tên cơ sở dạy nghề: Trường Trung cấp Dân tộc nội trú – Giáo dục thường xuyên Bắc Quang 1. 2. Địa chỉ: Tổ 13 Thị trấn Việt Quang, Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang Tel: 0219.3821.918; 0219.3823.821; 0219.382281 Fax:02193823369 Mail:trungcapnghebacquang@gmail.com 1.3. Lãnh đạo cấp Trường: Kiều Ngọc Lễ 1.4. Trung tâm được thành lập theo quyết định số: 1447/QĐ-UBND, ngày 26/06/2006 của ủy ban nhân dân huyện Bắc Quang. 1.5. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiề nghiệp số: 69/GCNĐK HĐ –SLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang. 1.6. Đổi tên trường: Căn cứ Quyết định số 2231/QĐ-UBND, ngày 22/9/2016 của UBND tỉnh Hà Giang, về việc đổi tên Trường thành Trường trung cấp nghề Dân tộc nội trú Bắc Quang. Quyết định đổi tên trường số: 717/QĐ-UBND ngày 18/4/2018 của UBND tỉnh Hà Giang, về việc sát nhập Trung tâm - Giáo dục thường xuyên huyện Bắc Quang, vào Trường trung cấp nghề Dân tộc nội trú Bắc Quang, trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, thành Trường Trung cấp Dân tộc nội trú – Giáo dục thường xuyên Bắc Quang. 1.7. Quy chế tổ chức hoạt động được ban hành theo quyết định số: 108/QĐ-TTCN ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường TCDTNT - GDTX Bắc Quang, về việc phê duyệt điều lệ phê duyệt quy chế hoạt động của trường Trung cấp Dân tộc nội trú - Giáo dục thường xuyên Bắc Quang. 1. 8. Tổ chức bộ máy: - Chi bộ; BGH; Hội đồng trường; Công đoàn; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội chữ thập đỏ; Hội khuyến học. - 5 Phòng nghiệp vụ: Phòng Đào tạo – Kiểm định chất lượng; Phòng Tuyển sinh – Quan hệ doanh nghiệp; Phòng Công tác HSSV; Phòng Kế hoạch tài vụ; Phòng Hành chính – tổ chức – quản trị - 4 Khoa chuyên môn: Khoa cơ bản; Khoa Nông lâm – thủy sản – chế biến; Khoa Điện – điện tử; Khoa Giáo dục thường xuyên. 1.9. Năm thành lập trường: - Năm thành lập đầu tiên: ngày 26 tháng 6 năm 2006 - Năm thành lập trường trung cấp nghề: ngày 02 tháng 12 năm 2011 - Năm đổi tên Trường trung cấp nghề Dân tộc nội trú Bắc Quang: ngày 22 tháng 9 năm 2016. - Năm sát nhập TTGDNN-GDTX vào trường TCDTNT Bắc Quang: Trường TCDTNT – GDTX Bắc Quang, ngày 14 tháng 4 năm 2018. 1.10. Loại hình trường: Công lập Tư thục 2. Thông tin khái quát về Khoa/đơn vị phụ trách chương trình đào tạo 2.1 Cơ cấu tổ chức - Cơ cấu tổ chức gồm: 13 người + 01 Trưởng khoa; + 02 Tổ trưởng bộ môn; + 10 Giáo viên. 2.2. Chức năng nhiệm vụ - Thực hiện tiến độ đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch hàng năm của trường. - Thực hiện việc biên soạn chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề khi được phân công; tổ chức đổi mới nghiên cứu nội dung, cải tiến phương pháp dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; - Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy nghề; - Quản lý giáo viên, nhân viên, người học nghề thuộc Khoa; - Quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của Nhà trường; 3. Thông tin về chương trình đào tạo 3.1 Tên ngành, nghề: May thời trang 3.2 Mã ngành, nghề: 5540205 3.3 Trình độ đào tạo: Trung cấp 3.4 Hình thức đào tạo: Chính quy 3.5 Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học cơ sở 3.6 Thời gian đào tạo: 1,5 năm 3.7. Mục tiêu đào tạo 3.7.1. Mục tiêu chung: Nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất may mặc hàng loạt hoặc thiết kế sản phẩm đơn chiếc. Có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn. 3.71.2. Mục tiêu cụ thể: - Về kiến thức: + Trình bày được nội dung cơ bản của nghề may thời trang + Trình bày được các nguyên, phụ liệu may; + Trình bày được nguyên lý hoạt động, tính năng, tác dụng của một số thiết bị cơ bản trên dây chuyền may; + Thiết kế và may hoàn thiện được các kiểu quần âu, áo sơ mi và áo Jacket; + Có kiến thức cơ bản về an toàn lao động, tính chất vật liệu may; - Về kỹ năng: + Lựa chọn được các nguyên, phụ liệu phù hợp với từng sản phẩm may thời trang; + Sử dụng thành thạo một số thiết bị may cơ bản + Thiết kế, cắt, may được các kiểu quần âu, sơ mi, áo jacket đảm bảo kỹ thuật và hợp thời trang; + Có khả năng làm việc độc lập trên các công đoạn lắp ráp sản phẩm thời trang; + Thực hiện được các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có tính độc lập và chịu trách nhiệm trong việc thiết kế, may các sản phẩm đơn chiếc và các s ... ược hỗ trợ kịp thời trong quá trình học tập tại trường để hoàn thành nhiệm vụ học tập Mô tả, phân tích, nhận định: Nhà trường xác định công tác thực hiện các chế độ chính sách theo quy định là một nhiệm vụ quan trọng nhằm mục đích hỗ trợ các HSSV hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập tốt nhất Hàng năm nhà trường khen thưởng kịp thời cho HSSV có thành tích cao trong học tập và rèn luyện Điểm tự đánh giá tiêu chuẩn 2, Tiêu chí 6: 2 điểm Tiêu chuấn 3: Hàng năm, cơ sở đào tạo cung cấp cho người học các thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động và việc làm; thực hiện trợ giúp, giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp. Mô tả, phân tích, nhận định: Nhằm tạo điều kiện cho học sinh an tâm khi tham gia học nhà trường đã cung cấp cho người học các thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động và việc làm, Nhà trường và trung tâm tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm cho HSSV trước khi tốt nghiệp. Điểm tự đánh giá tiêu chuẩn 3, Tiêu chí 6: 2 điểm Tiêu chuấn 4: Cơ sở đào tạo thực hiện đa dạng hóa các hoạt động xã hội, văn hóa văn nghệ, thể dục thê thao cho người học. Mô tả, phân tích, nhận định: Nhà trường xác định công tác hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao đối với HSSV, hàng năm tham mưu với lãnh đạo nhà trường tổ chức các hoạt động vào 02 đợt thi đua và các ngày lễ lớn, phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các cuộc thi nhằm nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng xã hội Hàng năm Trung tâm Tuyến sinh – Liên kết - GTVL khảo sát nhu cầu lao động ở các doanh nghiệp để giới thiệu và gửi học sinh đến thực tập sản xuất tại các khu công nghiệp lớn các doanh nghiệp, đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp, xí nghiệp trực tiếp đến giới thiệu và tuyển dụng học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp. Điểm tự đánh giá tiêu chuẩn 4, Tiêu chí 6: 2 điểm TIÊU CHÍ 7: GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG Đánh giá tổng quát tiêu chí 7: Giám sát, đánh giá chất lượng Mở đầu: Giám sát, đánh giá chất lượng chương trình luôn được nhà trường quan tâm, coi đây là và là việc thường xuyên để đánh giá chất lượng của chương trình và chất lượng đào tạo của nghề May thời trang thông qua ý kiến phản hồi của các đơn vị sử dụng lao động, ý kiến của các nhà giáo và cán bộ quản lý, ý kiến người học về chương trình, công tác dạy và học, công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý; khảo sát tỉ lệ học sinh sau tốt nghiệp có việc làm phù hợp với vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Qua đó kịp thời điều chỉnh chương trình phù hợp với thực tiễn hiện nay. * Những điểm mạnh: - Công tác giam sát, đánh giá chất lượng luôn được nhà trường quan tâm và thực hiện nghiêm túc, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng để định hướng phát triển của nghề May thời trang nói riêng và của nhà trường nói chung. - Việc thu thập ý kiến của các đơn vị sử dụng lao động, ý kiến của các nhà giáo và cán bộ quản lý, ý kiến người học diễn ra thuận lợi và các đơn vị sử dụng lao động hưởng ứng và đóng góp ý kiến nhệt tình. * Những tồn tại: Việc điều tra lần vết và khảo sát về về chất lượng đào tạo thực hiện còn chưa khoa học nên việc điều tra, khảo sát mới chỉ ở mức độ tương đối gây khó khăn cho vấn đề hoạch định trong tương lai. * Kế hoạch nâng cao chất lượng: - Tiếp tục thực hiện tốt công tác giam sát, đánh giá chất lượng và coi đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để phát triển chương trình. - Tạo lập mối quan hệ tốt với các đơn vị sử dụng lao động, xây dựng ban liên lạc với các khóa, lớp học sinh sau khi tốt nghiệp để thuận lợi cho công tác điều tra lần vết và khảo sát. - Xây dựng các biểu mẫu phục vụ công tác điều tra, khảo sát khoa học nhằm đạt được mục được kết quả khách quan, chính xác nhất. Qua đó sẽ giúp nhà trường có giải pháp và kế hoạch thực hiện cụ thể cho việc phát triển chương trình và đơn vị. Đánh giá tiêu chí 7: Tiêu chí, tiêu chuẩn Điểm tự đánh giá Tiêu chí 7: Giám sát, đánh giá chất lượng 14 Tiêu chuấn 1: Hàng năm, thu thập ý kiến tối thiêu 10 đơn vị sử dụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động và sự phù hợp của chương trình đào tạo với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 2 Tiêu chuấn 2: Thực hiện điều tra lần vết đối với người tốt nghiệp để thu thập thông tin về việc làm, đánh giá về chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo và sự phù hợp của chương trình đào tạo vó'i vị trí việc làm của ngưcri tốt nghiệp. 2 Tiêu chuẩn 3: Hàng năm, thu thập ý kiến tối thiếu 50% nhà giáo, cán bộ quản lý vê các nội dung liên quan đên công tác dạy và học, tuyên dụng, bổ nhiệm, bồi dưõng, phân loại và đánh giá nhà giáo, cán bộ quản lý. 2 Tiêu chuấn 4: Hàng năm, thu thập ý kiên tối thiểu 30% người học về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo, chất lượng, giảng dạỵ, việc thực hiện chế độ, chính sách và các dịch vụ đối với người học. 2 Tiêu chuân 5: Cơ sở đào tạo thực hiện tự đánh giá chât lượng chương trình đào tạo theo quy định. 2 Tiêu chuấn 6: Hàng năm, cơ sở đào tạo có kế hoạch cụ thế và thực hiện cải thiện, nâng cao chât lượng chương trình đào tạo trên cơ sở kết quả tự đánh giá của cơ sở đào tạo và kết quả đánh giá ngoài (nếu có). 2 Tiêu chuẩn 7: Trong vòng 06 tháng kể từ khi tốt nghiệp, tối thiểu 80% người học có việc làm phù hợp với ngành, nghề đào tạo. 2 Tiêu chuẩn 8: Tối thiểu 80% đơn vị sử dụng lao động được điều tra hài lòng với kiến thực, kỹ năng, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm nghề nghiệp của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị sử dụng lao động. 0 Tiêu chuẩn 1: Hàng năm, thu thập ý kiến tối thiêu 10 đơn vị sử dụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động và sự phù hợp của chương trình đào tạo với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Mô tả, phân tích nội, nhận định: Hàng năm nhà trường tổ chức đến các các đơn vị sử dụng lao động nghề May thời trang thu thập ý kiến về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp và sự phù hợp của chương trình đào tạo với thực tiễn qua nhiều hình thức như: xin ý kiến đánh giá tực tiếp, dùng phiếu khảo sát,.. để đánh giá một cách khoa học, khách quan và có kết quả chính xác nhất. Quan đánh giá, phản hồi của các đơn vị sử dụng lao động đa số hài lòng về lực lượng lao động đã qua đào tạo tại đơn vị. Điểm tự đánh giá tiêu chuẩn 1, Tiêu chí 7:2 điểm Tiêu chuẩn 2: Thực hiện điều tra lần vết đối với người tốt nghiệp để thu thập thông tin về việc làm, đánh giá về chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo và sự phù hợp của chương trình đào tạo với vị trí việc làm của người tốt nghiệp. Mô tả, phân tích nội, nhận định: Hàng năm nhà trường đã có kế hoạch và có những giải pháp hiệu quả trong việc điều tra lần viết với người đã tốt nghiệp như: Trước khi trao bằng tốt nghiệp nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các lớp lưu giữ toàn bộ thông tin cá nhân, gia đình cũng như định hướng trong tương lai của các em học sinh sẽ làm việc ở đâu. Đồng thời thành lập ban đại diện các lớp các khóa để thuận tiện cho việc liên lạc để thu thập thông tin về việc làm, đánh giá về chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo và sự phù hợp của chương trình đào tạo với vị trí việc làm của người tốt nghiệp. Kết quả: đa số người học thích nghi nhanh với môi trường và vị trí việc làm và đánh giá cao về chương trình đào tạo của đơn vị. Điểm tự đánh giá tiêu chuẩn 2, Tiêu chí 7: 2 điểm Tiêu chuẩn 3: Hàng năm, thu thập ý kiến tối thiếu 50% nhà giáo, cán bộ quản lý vê các nội dung liên quan đên công tác dạy và học, tuyên dụng, bổ nhiệm, bồi dưõng, phân loại và đánh giá nhà giáo, cán bộ quản lý. Mô tả, phân tích nội, nhận định: Hàng năm nhà trường tiến hành thu thập ý kiến của đa số nhà giáo, cán bộ quản lý về công tác dạy và học, tuyên dụng, bổ nhiệm, bồi dưõng, phân loại và đánh giá nhà giáo, cán bộ quản lý thông qua các các buổi họp tập trung toàn trường, qua hội thảo chuyên môn, các buổi sinh hoạt chuyên môn, sử dụng phiếu khảo sát, .... Việc thu thập thông tin diễn ra khách quan, phán ánh đúng, chân thực trong đánh giá chất đào tạo, năng lực giáo viên. Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm luôn thực hiện việc lấy ý kiến bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định. Công tác bồi dưỡng được thực hiện đúng theo kế hoạch. Việc phân loại và đánh giá nhà giáo, cán bộ quản lý được thực hiện khách quan,công bằng, đúng quy trình và hướng dẫn. Điểm tự đánh giá tiêu chuẩn 3, Tiêu chí 7: 2 điểm Tiêu chuẩn 4: Hàng năm, thu thập ý kiên tối thiểu 30% người học về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo, chất lượng, giảng dạỵ, việc thực hiện chế độ, chính sách và các dịch vụ đối với người học. Mô tả, phân tích nội, nhận định: Đa số người học được khảo sát về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo, chất lượng, giảng dạỵ, việc thực hiện chế độ, chính sách và các dịch vụ đối với người học thông qua các phiếu khảo sát và thông qua biên bản sinh hoạt hàng tuần, kiến nghị của các lớp. Vì vậy việc thu thập ý kiến được thực hiện khách quan, phản ánh đúng với thực tế của đơn vị. Điểm tự đánh giá tiêu chuẩn 4, Tiêu chí 7: 2 điểm Tiêu chuẩn 5: Cơ sở đào tạo thực hiện tự đánh giá chât lượng chương trình đào tạo theo quy định. Mô tả, phân tích nội, nhận định: Hàng năm nhà trường thực hiện nghiêm túc công tác kiểm định tự đánh giá chât lượng chương trình đào tạo. Việc đánh giá thực hiện khách quan, chính xác theo quy định. Qua đó phán ánh đúng chât lượng chương trình đào tạo của nghề. Điểm tự đánh giá tiêu chuẩn 5, Tiêu chí 7: 2 điểm Tiêu chuấn 6: Hàng năm, cơ sở đào tạo có kế hoạch cụ thế và thực hiện cải thiện, nâng cao chât lượng chương trình đào tạo trên cơ sở kết quả tự đánh giá của cơ sở đào tạo và kết quả đánh giá ngoài (nếu có). Mô tả, phân tích nội, nhận định: Trên cơ sở kết quả tự đánh giá hàng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể để phát triển, nâng cao chất lượng chương trình phù hợp với thực tiễn của thi trường lao động hiện nay. Qua đó học sinh sau khi tốt nghiệp đã thích nghi tốt với vị trí việc làm tại các cơ sở sử dụng lao động. Điểm tự đánh giá tiêu chuẩn 6, Tiêu chí 7: 2 điểm Tiêu chuẩn 7: Trong vòng 06 tháng kể từ khi tốt nghiệp, tối thiểu 80% người học có việc làm phù hợp với ngành, nghề đào tạo. Mô tả, phân tích nội, nhận định: Qua khảo sát tại các đơn vị sử dụng lao động và điều tra lần vết sau 06 tháng kể từ khi tốt nghiệp, người học có việc làm phù hợp với ngành, nghề đào tạo đạt trên 80%. Được các cơ sở sử dụng lao động tuyển dụng và sử dụng đúng ngành, nghề đào tạo. Điểm tự đánh giá tiêu chuẩn 7, Tiêu chí 7: 2 điểm Tiêu chuẩn 8: Tối thiểu 80% đơn vị sử dụng lao động được điều tra hài lòng với kiến thực, kỹ năng, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm nghề nghiệp của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị sử dụng lao động. Mô tả, phân tích nội, nhận định: Nhà trường chưa có điều kiện khảo sát các đơn vị sử dụng lao động về mức độ hài lòng với kiến thực, kỹ năng, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm nghề nghiệp của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị sử dụng lao động. Điểm tự đánh giá tiêu chuẩn 8, Tiêu chí 7: 0 điểm PHẦN III: TỔNG HỢP KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Nhà trường, các đơn vị phục trách chương trình tiếp tục rà soát, nghiên cứu điều chỉnh chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng của thị trường lao động, đồng thời đáp ứng mục tiêu chung của chương trình; Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất với các cấp có thẩm quyền về mức chi tối thiểu cho 1 học sinh sát với thực tế hiện nay 2. Tăng cường công tác phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong việc đóng góp ý kiến xây dựng chương trình đào tạo, phối hợp trong việc đào tạo gắn với giải quyết viêc làm cho hoc sinh sinh viên ̣sau khi tốt nghiêp̣ . Thực hiện tốt công tác tuyển sinh theo nhu cầu của người học; mở rộng đối tượng tuyển sinh; đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo như: đào tạo chính quy, đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo theo địa chỉ để đáp ứng yêu cầu của người học, đơn vị sử dụng lao động. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa việc ứng duṇg công nghệ thông tin vào việc daỵ học, nhất là đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học trong HSSV. Đầu tư trang thiết bị dạy học, giáo trình, bài giảng nhằm giúp học sinh sinh viên có nhiều tài liệu học tập để nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu. Mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác với các trường bạn để trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của nghề như: Tiếp tục cử đi học nâng cao, đi thực tập tại các đơn vị bạn, các doanh nghiệp, các trung tâm có sử dụng lao động theo các ngành nghề mà nhà trường có để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có kinh nghiệm giảng dạy sát với thực tiễn. 4. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ xung các nội dung trong chương trình đào tạo cho sát thực tế đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; Tiếp tục lấy ý kiến từ các doanh nghiệp, cán bộ quan lý, giáo viên và học sinh về chương trình đào tạo liên thông; Hoàn thiện việc chỉnh sửa, bổ sung các giáo trình đã biên soạn trước đây theo hướng cập nhật kiến thức mới và tiếp cận công nghệ tiên tiến phù hợp với chương trình. 5. Tiếp tục đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung trang thiết bị thực hành đáp ứng nhu cầu thực tiễn đồng thời mở rộng quy mô đào tạo cho cho nghề. Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học tự tạo. Trang bị các phần mềm ảo mô phỏng thiết bị dạy học. 6. Duy trì và phát huy việc thực hiện phổ biến các nội quy, quy định, quy chế của nhà trường thường xuyên đến với người học. Cập nhật các quy định lên trang web của Nhà trường đảm bảo mọi thông tin đến với người học nhanh, hiệu quả nhất. 7. Tiếp tục thực hiện tốt công tác giam sát, đánh giá chất lượng và coi đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để phát triển chương trình; Tạo lập mối quan hệ tốt với các đơn vị sử dụng lao động, xây dựng ban liên lạc với các khóa, lớp học sinh sau khi tốt nghiệp để thuận lợi cho công tác điều tra lần vết và khảo sát; Xây dựng các biểu mẫu phục vụ công tác điều tra, khảo sát khoa học nhằm đạt được mục được kết quả khách quan, chính xác nhất. Qua đó sẽ giúp nhà trường có giải pháp và kế hoạch thực hiện cụ thể cho việc phát triển chương trình và đơn vị. PHẦN IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1. Đề nghị nhà trường tìm kiếm, ký kết với các đơn vị sử dụng lao động cho giáo viên đi thực tập, học sinh được thực hành tại các đơn vị sử dụng lao động. 2. Tìm kiếm, ký kết với các trường cao đẳng, đại học để đào tạo liên thông theo quy định. 3. Đề nghị Nhà trường tham mưu cấp có thẩm quyền tiếp tục mua sắm đủ số lượng trang thiết bị thực hành cho nghề May thời trang. 4. Trang bị phần mềm mô phỏng thiết bị dạy học thực tế trong giảng dạy. 5. Tiếp tục tổ chức có hiệu quả công tác tư vấn giới thiệu việc làm giúp cho học sinhn sau khi tốt nghiệp có việc làm phù hợp với chuyên ngành, nghề đào tạo. 6. Thường xuyên giữ mối liên lạc với các đơn vị sử dụng lao động để xin ý kiến về các vấn đề liên quan tới chương trình đào tạo như: Sự phát triển của nghề nghiệp, học sinh có đáp ứng được vị trí việc làm,...
File đính kèm:
- bao_cao_ket_qua_tu_danh_gia_chat_luong_chuong_trinh_dao_tao.docx