Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 9 năm 2019

Ba Lan thành lập Mạng lưới viện

nghiên cứu Łukasiewicz

Ba Lan vừa thành lập Mạng lưới viện

nghiên cứu lớn Łukasiewicz - một bước

tiến mới trong liên kết nghiên cứu và phát

triển của Ba Lan, bao gồm 37 viện nghiên

cứu hoạt động trong các lĩnh vực khoa học

khác nhau (công nghệ sinh học, hóa học,

dược phẩm, điện tử, kỹ thuật điện ).

Mạng lưới được dẫn dắt bởi Trung tâm

Phát triển Công nghệ Ba Lan (PORT).

Mạng nghiên cứu Łukasiewicz sẽ

đảm bảo sự hợp tác hiệu quả hơn của các

viện nghiên cứu, đặc biệt là thông qua

việc thống nhất quản lý tài chính, nguồn

nhân lực, bất động sản và cơ chế quyền sở

hữu trí tuệ. Mạng lưới như một "cầu nối"

giữa khoa học và nền kinh tế. Mạng

nghiên cứu cũng sẽ tiến hành các hoạt

động nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng

về các công nghệ tiên tiến.

Mạng nghiên cứu Łukasiewicz là

mạng lưới viện nghiên cứu lớn thứ ba ở

châu Âu, sau Viện Carnot ở Pháp và

Fraunhofer ở Đức. Nó sẽ tập hợp các viện

đặt tại 11 thành phố ở Ba Lan và quy tụ

khoảng 8.000 nhân viên, trong đó có hơn

1.500 nhà nghiên cứu.

Ba Lan hiện chỉ dành 1,04% GDP để

tài trợ cho nghiên cứu và phát triển

(R&D) so với 2,27% ở Pháp hoặc 3,02%

ở Đức - trung bình ở các nước OECD là

2,37%. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tài trợ

cho các hoạt động R&D đã tăng 13%

trong năm 2017 so với năm 2016. Các

doanh nghiệp của Ba Lan vẫn thường chỉ

sao chép các giải pháp công nghệ nước

ngoài và đổi mới sáng tạo vẫn là điểm yếu

của các doanh nghiệp nước này.

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 9 năm 2019 trang 1

Trang 1

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 9 năm 2019 trang 2

Trang 2

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 9 năm 2019 trang 3

Trang 3

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 9 năm 2019 trang 4

Trang 4

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 9 năm 2019 trang 5

Trang 5

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 9 năm 2019 trang 6

Trang 6

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 9 năm 2019 trang 7

Trang 7

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 9 năm 2019 trang 8

Trang 8

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 9 năm 2019 trang 9

Trang 9

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 9 năm 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang baonam 9200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 9 năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 9 năm 2019

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 9 năm 2019
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 9/2019 1 
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
Mục lục 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
1. Ba Lan thành lập Mạng lưới viện nghiên cứu Łukasiewicz 2 
2. Slovakia thành lập Trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo đầu tiên 3 
3. Đầu tư về công nghệ thông tin trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc dự kiến đạt 
18,55 tỷ USD 
3 
4. Hàn Quốc lên kế hoạch xây dựng thêm các thành phố thông minh 4 
TIN TRONG NƯỚC TRONG THÁNG 
5. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 6 
6. Hội nghị giao ban KH&CN Vùng Đông Nam Bộ 7 
7. Mạng lưới VGI làm cầu nối trí thức, đổi mới sáng tạo giữa Việt Nam và Đức 9 
8. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đổi mới, ứng dụng công nghệ 10 
9. Khai mạc Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành sinh học (Biotechmart 2019) 11 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 
10. GS.TS Phan Mạnh Hưởng lần thứ hai nhận Giải thưởng Nghiên cứu xuất sắc của 
Đại học Nam Florida 
14 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
11. WEF: Đến năm 2025, 10% GDP toàn cầu sẽ nằm trong blockchain 15 
12. McKinsey: những doanh nghiệp ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể đạt mức lợi 
nhuận cao hơn đến 20% 
17 
Tháng 9 năm 2019 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 9/2019 2 
 Ba Lan thành lập Mạng lưới viện 
nghiên cứu Łukasiewicz 
Ba Lan vừa thành lập Mạng lưới viện 
nghiên cứu lớn Łukasiewicz - một bước 
tiến mới trong liên kết nghiên cứu và phát 
triển của Ba Lan, bao gồm 37 viện nghiên 
cứu hoạt động trong các lĩnh vực khoa học 
khác nhau (công nghệ sinh học, hóa học, 
dược phẩm, điện tử, kỹ thuật điện). 
Mạng lưới được dẫn dắt bởi Trung tâm 
Phát triển Công nghệ Ba Lan (PORT). 
Mạng nghiên cứu Łukasiewicz sẽ 
đảm bảo sự hợp tác hiệu quả hơn của các 
viện nghiên cứu, đặc biệt là thông qua 
việc thống nhất quản lý tài chính, nguồn 
nhân lực, bất động sản và cơ chế quyền sở 
hữu trí tuệ. Mạng lưới như một "cầu nối" 
giữa khoa học và nền kinh tế. Mạng 
nghiên cứu cũng sẽ tiến hành các hoạt 
động nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng 
về các công nghệ tiên tiến. 
Mạng nghiên cứu Łukasiewicz là 
mạng lưới viện nghiên cứu lớn thứ ba ở 
châu Âu, sau Viện Carnot ở Pháp và 
Fraunhofer ở Đức. Nó sẽ tập hợp các viện 
đặt tại 11 thành phố ở Ba Lan và quy tụ 
khoảng 8.000 nhân viên, trong đó có hơn 
1.500 nhà nghiên cứu. 
Ba Lan hiện chỉ dành 1,04% GDP để 
tài trợ cho nghiên cứu và phát triển 
(R&D) so với 2,27% ở Pháp hoặc 3,02% 
ở Đức - trung bình ở các nước OECD là 
2,37%. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tài trợ 
cho các hoạt động R&D đã tăng 13% 
trong năm 2017 so với năm 2016. Các 
doanh nghiệp của Ba Lan vẫn thường chỉ 
sao chép các giải pháp công nghệ nước 
ngoài và đổi mới sáng tạo vẫn là điểm yếu 
của các doanh nghiệp nước này. 
Ba Lan hiện có 111 viện nghiên cứu 
được giám sát bởi 16 bộ. Điều này dẫn 
đến sự phân tán nguồn nhân lực, tài chính 
và trí tuệ. Gần 1/3 các tổ chức kiếm được 
doanh thu từ việc cho thuê bất động sản, 
cao hơn so với việc bán các dịch vụ R&D. 
Tình trạng này được phản ánh trong việc 
có được bằng sáng chế: 32 viện (28%) 
không có được bất kỳ bằng sáng chế nào 
trong giai đoạn 2009-2015. 
Mạng nghiên cứu Łukasiewicz nhằm 
mục đích tiến hành nghiên cứu ứng dụng 
cho sự phát triển của các công ty Ba Lan. 
Nhờ các chiến lược hoạt động dài hạn và 
tiềm năng kết hợp của các đơn vị R&D, 
Łukasiewicz sẽ tạo ra một dịch vụ liên 
ngành cho các công ty lớn cũng như các 
doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
Nguồn: diplomatie.gouv.fr 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 9/2019 3 
Slovakia thành lập Trung tâm 
nghiên cứu trí tuệ nhân tạo đầu tiên 
Slovakia vừa thành lập trung tâm 
nghiên cứu trí tuệ nhân tạo đầu tiên, 
Slovak.AI. Đây là một bước ngoặt lớn cho 
sự phát triển của khoa học ở Slovakia và 
cho sự tham gia của Slovakia vào Liên 
minh châu Âu. 
 Đặt tại Đại học Kỹ thuật Slovak 
(STU) ở Bratislava, Slovak.AI được tạo 
ra nhờ sự hợp tác giữa STU, Hiệp hội 
CNTT Slovak và Phòng Thương mại Hoa 
Kỳ tại Slovakia với sự hỗ trợ của các 
trường đại học và các đơn vị nghiên cứu 
khác. 
Sáng kiến này là một phần của Chiến 
lược chuyển đổi kỹ thuật số của Slovakia 
2030, được đưa ra bởi Văn phòng Đầu tư 
và Thông tin của Phó Thủ tướng vào 
tháng 5/2019. 
Mục đích của nền tảng Slovak.AI là 
kết nối sinh viên, nhà nghiên cứu, doanh 
nhân, nhà đầu tư và bất kỳ ai quan tâm đến 
trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ sự hợp tác giữa 
giới học thuật và giới kinh doanh. Trung 
tâm sẽ tạo cơ hội để biến Slovakia thành 
một trung tâm khoa học hấp dẫn cho sinh 
viên và các nhà nghiên cứu, đồng thời 
tham gia vào chương trình châu Âu 
"Digital Europe". Slovak.AI giúp thu 
nhận và giữ chân nhân tài ở Slovakia, để 
có được tài năng từ nước ngoài bằng cách 
cung cấp cho họ một nơi làm việc khoa 
học cấp cao hấp dẫn và bằng cách thúc 
đẩy các nhóm nghiên cứu hiện có. 
Nguồn: d ...  học 
vật liệu - Viện Hàn lâm KH&CN Việt 
Nam; cùng đại diện các Bộ, Cục, Vụ, 
Viện, lãnh đạo các Sở KH&CN các tỉnh, 
thành phố, lãnh đạo các trường đại học, 
các tổ chức cá nhân nghiên cứu khoa học 
và phát triển công nghệ, các doanh 
nghiệp... 
Biotechmart 2019 diễn ra từ ngày 
10/9 - 12/9/2019 nhằm tạo điều kiện cho 
các nhà khoa học trong lĩnh vực công 
nghệ sinh học thông báo và chia sẻ các kết 
quả nghiên cứu khoa học của mình với 
các cộng đồng khoa học và xã hội, giới 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 9/2019 12 
thiệu các kết quả nghiên cứu KH&CN sẵn 
sàng chuyển giao và các sản phẩm trên 
nền công nghệ sinh học; hỗ trợ các doanh 
nghiệp có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu 
thông tin khoa học công nghệ trong lĩnh 
vực sinh học và các lĩnh vực khoa học liên 
quan. 
TS. Trần Đắc Hiến - Cục trưởng Cục 
Thông tin KH&CN quốc gia phát biểu 
khai mạc Biotechmart 2019 
Thông qua Biotechmart 2019, cộng 
đồng khoa học, doanh nghiệp và công 
chúng trong cả nước cũng sẽ biết đến 
những tiến bộ, thành tựu, sản phẩm 
KH&CN mới nhất trong lĩnh vực công 
nghệ sinh học, như công nghệ sinh học 
trong lĩnh vực y - dược, công nghệ sinh 
học trong nông nghiệp, công nghệ sinh 
học trong công nghiệp, công nghệ sinh 
học trong bảo vệ môi trường và các sản 
phẩm KH&CN khác. Qua đó, mở ra cơ 
hội để các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp 
giới thiệu quảng bá sản phẩm, giao lưu, 
tìm kiếm đối tác hợp tác sản xuất, kinh 
doanh, mở rộng thị trường, chuyển giao 
công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, góp 
phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng 
cao chất lượng cuộc sống của người dân. 
Biotechmart 2019 cũng giới thiệu các 
kết quả nghiên cứu triển khai trong lĩnh 
vực công nghệ sinh học phục vụ phát triển 
y - dược, sản xuất nông nghiệp sạch, chế 
biến an toàn thực phẩm và xử lý ô nhiễm 
môi trường và một số lĩnh vực liên quan 
khác. Do vậy, đây sẽ là sự kiện có ý nghĩa 
đặc biệt quan trọng không chỉ giúp các 
nhà khoa học giới thiệu các kết quả 
nghiên cứu mới, thương mại hoá kết quả 
nghiên cứu mà còn hỗ trợ các doanh 
nghiệp có thể tiếp cận được những thành 
tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong 
nước và trên thế giới, đồng thời tìm kiếm 
được các đối tác và cơ hội đầu tư phù hợp 
thông qua trao đổi tại các hội thảo khoa 
học rất thiết thực và bổ ích được diễn ra 
đồng thời với Biotechmart. 
Phát biểu tại Lễ khai mạc 
Biotechmart 2019, TS. Trần Đắc Hiến - 
Cục trưởng Cục Thông KH&CN quốc 
gia, cho biết: Công nghệ sinh học đã và 
đang làm thay đổi mạnh mẽ nhiều lĩnh 
vực của đời sống xã hội, chính vì vậy trên 
một phương diện nhất định có thể nói thế 
kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ sinh học. Ở 
Việt Nam, công nghệ sinh học được pháp 
luật quy định là một trong những lĩnh vực 
công nghệ cao được nghiên cứu trong 
nhiều năm qua và kết quả đã và đang góp 
phần quan trọng trong việc tạo ra các 
giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 9/2019 13 
chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; các 
loại enzyme và protein đã được nghiên 
cứu, phát triển để sản xuất các loại dược 
phẩm, vắc xin, sinh phẩm phục vụ điều trị 
bệnh; đã tạo ra những chế phẩm vi sinh 
ứng dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường. 
Ngoài ra, công nghệ sinh học đã trở thành 
giải pháp quan trọng để hiện đại hóa các 
công nghệ truyền thống trong sản xuất 
nông nghiệp, tạo ra nhiều loại nông sản 
sạch và an toàn thực phẩm. 
Theo TS. Trần Đắc Hiến, Techmart 
nói chung, Biotechmart nói riêng là một 
trong những hoạt động cụ thể thiết thực 
của Bộ KH&CN để góp phần phát triển 
thị trường KH&CN ở Việt Nam trong bối 
cảnh còn không ít rào cản và khó khăn về 
nguồn lực của thị trường đầu tư cho hoạt 
động này. Với mong muốn tạo ra các 
không gian chung, các điểm kết nối viện 
nghiên cứu, trường đại học với doanh 
nghiệp để thương mại hoá kết quả nghiên 
cứu, đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào 
sản xuất và đời sống, nhiều năm qua Bộ 
KH&CN đã chỉ đạo Cục Thông tin 
KH&CN quốc gia tổ chức các Techmart 
quốc tế, Techmart quốc gia, Techmart 
vùng, Techmart chuyên ngành để các viện 
nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, 
tổ chức và cá nhân có sản phẩm KH&CN 
tiêu biểu có điều kiện, môi trường, cơ hội 
quảng bá trình diễn, giới thiệu với công 
chúng và tìm kiếm cơ hội chuyển giao, 
hợp tác đầu tư nghiên cứu, phát triển và 
ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao năng 
suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá và 
dịch vụ. 
Các đại biểu cắt băng khai mạc 
Biotechmart 2019 
BioTechmart có gần 40 đơn vị tham 
gia trưng bày sản phẩm đến từ các viện 
nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, 
như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 
Trường ĐH Khoa học tự nhiên - Đại học 
Quốc gia Hà Nội, Viện Công nghiệp thực 
phẩm Bộ Cong thương, Viện Kiểm 
nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc 
gia Bộ Y tế, Viện Thổ nhưỡng nông hóa, 
Viện KH Vật liệu - Viện Hàn lâm 
KH&CN Việt Nam, Viện Đo lường, Viện 
Nghiên cứu và phát triển ứng dụng các 
hợp chất thiên nhiên (INAPRO)... 
Diễn ra đồng thời với Biotechmart 
2019 còn có Hội thảo khoa học Ứng dụng 
công nghệ sinh học trong phát triển nông 
nghiệp sạch. Hội thảo không chỉ có có ý 
nghĩa thiết thực đối với các nhà khoa học 
mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp, hội nông 
dân các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận 
những giải pháp công nghệ trong việc 
phát triển nông nghiệp sạch tại Việt Nam. 
NASATI 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 9/2019 14 
GS.TS Phan Mạnh Hưởng lần thứ hai 
nhận Giải thưởng Nghiên cứu xuất sắc 
của Đại học Nam Florida 
Đại học Nam Florida vừa công bố 
Giải thưởng Nghiên cứu xuất sắc của năm 
2019, theo đó GS.TS Phan Mạnh Hưởng 
(1978) là một trong số những người nhận 
giải. Trước đó, GS Hưởng từng nhận giải 
này vào năm 2017. 
Đây là giải thưởng hàng năm, trao 
cho từ 5-17 giảng viên thuộc tất cả các 
lĩnh vực, dựa trên tiêu chí: các công trình 
nghiên cứu nổi bật, số bài báo được trích 
dẫn, ảnh hưởng tới các hướng nghiên cứu 
trong tương lai, báo cáo tại nhiều hội nghị 
quốc tế... 
GS Hưởng tốt nghiệp Trường Đại 
học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia 
Hà Nội năm 2000; sau khi nhận học bổng 
cao học và tiến sĩ ở Hàn Quốc và Anh, từ 
năm 2008 đến nay, anh làm việc tại Khoa 
Vật lý, Đại học Nam Florida (nằm trong 
khoảng từ 251-300 trên bảng xếp hạng 
1.250 trường đại học hàng đầu thế giới 
của THE năm 2019). 
Anh đã công bố khoảng 250 bài báo 
về vật liệu từ cho các ứng dụng trong thiết 
bị làm lạnh, thiết bị cảm biến và các thiết 
bị điện tử tiên tiến, với tổng số gần 6.000 
lần trích dẫn, chỉ số ảnh hưởng (h-index) 
là 39. Đầu năm 2018, công trình về khả 
năng ứng dụng vật liệu màng siêu mỏng 
và công nghệ nano trong lĩnh vực điện tử 
của nhóm nghiên cứu do anh phụ trách, đã 
được đăng trên tạp chí Nature 
Nanotechnology. 
GS.TS Phan Mạnh Hưởng 
GS Hưởng còn là Trưởng ban biên 
tập tạp chí Journal of Science: Advanced 
Materials and Devices (JSAMD) của Đại 
học Quốc gia Hà Nội, vừa được SCImago 
xếp hạng Q1 về lĩnh vực Vật liệu chỉ sau 
3 năm xuất bản. 
Anh cũng là thành viên phản biện cho 
hơn 100 tạp chí khoa học quốc tế và đã 5 
lần được trao danh hiệu phản biện xuất 
sắc từ các tạp chí: Journal of Physics D: 
Applied Physics, Journal of Magnetism 
and Magnetic Materials, Journal of 
Alloys and Compounds, và Physica Solidi 
A. 
Báo KH&PT 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 
SÁNG TẠOVÀ ĐMST 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 9/2019 15 
WEF: Đến năm 2025, 10% GDP toàn 
cầu sẽ nằm trong blockchain 
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới 
(WEF), đến năm 2025, công nghệ chuỗi 
khối (blockchain) có thể chiếm tới 10% 
GDP toàn cầu. 
Blockchain hứa hẹn mang lại sức 
mạnh, trao quyền kiểm soát dữ liệu cho 
mọi người trong thời đại mà hơn bao giờ 
hết sức mạnh đến từ dữ liệu. Tuy nhiên, 
điều này đòi hỏi phải có sự tin tưởng vào 
công nghệ. Hiện nay, các công nghệ 
blockchain và sổ cái phân tán (DLT) được 
ứng dụng trong các lĩnh vực từ hồ sơ y tế, 
định danh sản phẩm đến đăng ký đất đai, 
bằng cấp học thuật và hợp đồng bảo hiểm. 
Những gì blockchain hứa hẹn không 
kém gì xương sống công nghệ của thời kỳ 
phục hưng thế kỷ 21 của cộng đồng xã 
hội, mang lại sức mạnh cho người dân. 
Trong thế kỷ này hơn bao giờ hết, sức 
mạnh đến từ dữ liệu. Blockchain hứa hẹn 
sẽ trao quyền kiểm soát dữ liệu cho mọi 
người. Nhưng điều này đòi hỏi một yếu 
tố: tin tưởng vào công nghệ, tin tưởng 
rằng nó làm những gì mà nó phải làm. 
Nghịch lý ở đây là blockchain loại bỏ 
nhu cầu tin tưởng người trung gian - tức 
là công chứng viên, công ty bảo hiểm và 
nhân viên ngân hàng - bằng cách yêu cầu 
chúng ta tin tưởng vào công nghệ. Nhưng 
làm thế nào chúng ta có thể tin tưởng vào 
công nghệ nếu nó bị vi phạm nhiều lần? 
Hãy tưởng tượng các khả năng vào năm 
2050 khi không phải là 10%, mà là 50% 
GDP toàn cầu là trên blockchain. Ngoài 
những hậu quả vật chất, chúng ta sẽ sống 
trong những xã hội nào, nếu chúng ta 
không tin tưởng vào công nghệ mà nó 
được thành lập? Có thể lập luận rằng nếu 
công nghệ quá khó bảo mật, blockchain sẽ 
biến mất vào vực thẳm kỹ thuật số. Nhưng 
liệu chúng ta có thể tin tưởng vào công 
nghệ khi đã từng xảy ra sự cố vì thiếu độ 
an toàn. Vụ lợi dụng lỗ hổng bảo mật 
bitcoin năm 2010 đã cho phép tạo ra 184 
tỷ bitcoin trong một giao dịch, mặc dù vấn 
đề này đã nhanh chóng được khắc phục. 
Nhưng lịch sử gần đây cho chúng ta 
biết rằng an ninh kém không phải là rào 
cản duy nhất đối với việc áp dụng. Gần 
đây hơn là vào năm 2019, Tổng Giám đốc 
điều hành (CEO) của một quỹ quản lý tài 
sản tiền điện tử đã qua đời cùng với các 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 9/2019 16 
thông tin truy cập vào các loại tiền điện tử 
mà ông đang quản lý, trị giá hơn 150 triệu 
USD. Số tiền đó không thể lấy lại được. 
Vị CEO đó đã đánh cắp tiền trước khi ra 
đi và công ty đã thất bại trong việc thực 
hiện kiểm tra và cân bằng hợp lý nhằm 
ngăn chặn tình huống như vậy. 
Blockchain là một công nghệ mới và 
không hề đơn giản. Có thể phải mất nhiều 
năm để cộng đồng blockchain hội tụ đủ 
các tiêu chuẩn bảo mật nhằm giảm tần 
suất vi phạm. 
Theo khuyến nghị của WEF, chúng ta 
cần làm 3 việc: 
1. Trước tiên, chúng ta cần phát triển 
lực lượng lao động là các nhà phát triển 
blockchain có đầu óc bảo mật. Điều này 
sẽ yêu cầu chương trình giáo dục bắt đầu 
với các lớp lập trình ở các trường trung 
học, cho đến bằng đại học với các khóa 
học mã hóa an toàn blockchain bắt buộc. 
Hiện nay, Đại học Nicosia ở Síp là trường 
đại học duy nhất trên thế giới cung cấp 
bằng thạc sĩ về blockchain, đặc biệt là về 
các loại tiền kỹ thuật số. Những bằng cấp 
này sẽ cần được bổ sung bằng các chứng 
chỉ chuyên môn về bảo mật blockchain 
được công nhận như CBSP, đồng thời 
cũng coi blockchain như một cấu phần 
trong các chứng chỉ an ninh mạng như 
CISSP. 
2. Thứ hai, chúng ta cần giáo dục 
người dùng về những rủi ro bảo mật mà 
họ đang mắc phải và cách giảm thiểu 
những điều này một cách hiệu quả với chi 
phí thấp. Sẽ cần có các chiến dịch nâng 
cao nhận thức và hợp tác công tư đi cùng 
chuyển sang blockchain. Các blockchain 
được phép cần chứng minh giá trị của nó, 
giống như mạng nội bộ của thập niên 
1980 đã chứng minh giá trị internet trên 
thế giới. Theo nghĩa đó, việc áp dụng 
blockchain bởi những người khổng lồ 
trong ngành như Facebook, với Libra tiền 
điện tử, mang đến cơ hội chào đón để giáo 
dục công chúng về những gì nó cần để sử 
dụng blockchain, miễn là không có vi 
phạm. 
3. Thứ ba, chúng ta cần các nhà lãnh 
đạo chính quyền và các công ty hiểu rằng 
blockchain không phải là không có giải 
pháp hoàn hảo. Nói cách khác, chúng ta 
cần làm sáng tỏ bảo mật blockchain và 
làm rõ rằng mặc dù công nghệ mang lại 
lợi thế về tính sẵn có và tính toàn vẹn, 
nhưng sau này cải thiện chất lượng thông 
tin nắm giữ: rác vào, rác ra. Việc triển 
khai một cách an toàn một giải pháp 
blockchain sẽ đòi hỏi thời gian và sự tích 
hợp vào hệ sinh thái bảo mật rộng hơn. 
Đối với những người khởi nghiệp, 
92% các dự án blockchain vẫn thất bại và 
có tuổi thọ trung bình khoảng 15 tháng. 
Với vòng đời ngắn như vậy, thời gian để 
ra thị trường hầu như luôn được ưu tiên 
hơn bảo mật: điều này cần thay đổi, và 
cách tốt nhất để làm điều đó là thông qua 
các nhà đầu tư, theo khuyến nghị của 
WEF. 
Các tiêu chuẩn đang được phát triển 
và chắc chắn sẽ giúp công nghệ 
blockchain hội tụ, làm giảm sự phức tạp 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 9/2019 17 
của nó. Nhưng chỉ có các tiêu chuẩn 
không thì không thể làm được gì nhiều, vì 
con người vẫn là những người bảo vệ 
công nghệ, mà chúng ta cần xây dựng các 
kỹ năng bảo mật blockchain. 
Nguồn: WEF 
McKinsey: những doanh nghiệp ứng 
dụng trí tuệ nhân tạo có thể đạt mức lợi 
nhuận cao hơn đến 20% 
Theo nghiên cứu của Viện nghiên 
cứu toàn cầu McKinsey- thuộc công ty tư 
vấn và quản lý toàn cầu của Mỹ 
McKinsey&Company, thời điểm này là 
kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo (AI). Công 
nghệ này đang là tâm điểm chú ý của giới 
công nghệ và sự quan tâm của chính phủ 
các nước. 
Nhiều quốc gia chi hàng tỷ USD ngân 
sách cho các chiến lược phát triển AI với 
tham vọng trở thành người dẫn đầu về lĩnh 
vực AI trên thế giới. Trong đó, với hơn 30 
tỷ USD đầu tư mỗi năm vào AI, Trung 
Quốc hiện đang vượt Mỹ để trở thành 
nước dẫn đầu thế giới về lĩnh vực này. 
Theo McKinsey, doanh thu ngành AI năm 
2025 ước tính đạt 300 tỷ USD. Đặc biệt, 
những công ty sớm ứng dụng AI trong các 
lĩnh vực viễn thông, dịch vụ tài chính, bán 
lẻ, giáo dục, y tế... đạt mức lợi nhuận cao 
hơn đến 20%. 
5 lĩnh vực đang sử dụng phổ biến AI 
là: Phân tích hình ảnh (28%), Xử lý ngôn 
ngữ tự nhiên (7%), Trợ lý ảo (4%), Robot 
và Thực tế ảo tăng cường (6%), Học máy 
(56%). McKinsey cũng chỉ ra 3 xu hướng 
giúp AI trở nên dễ tiếp cận hơn là cải thiện 
sức mạnh xử lý và giảm chi phí lưu trữ và 
xử lý dữ liệu, nhanh chóng mở rộng khả 
năng sẵn có của dữ liệu và cải thiện công 
nghệ. 
Nghiên cứu của McKinsey cũng cho 
rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng phát 
triển AI. Một trong những điều kiện tốt là 
Việt Nam có lượng dữ liệu lớn đến từ xã 
hội tuy nhiên khó khăn là hiện chưa được 
tổ chức và sắp xếp để có thể khai thác hiệu 
quả. Ngoài ra, AI tại Việt Nam mới chỉ 
tập trung phát triển ứng dụng ở lĩnh vực 
công nghệ cao và thông tin truyền thông, 
dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe, bán 
lẻ. Còn một số lĩnh vực nhiều tiềm năng 
khác như vận tải và logistics, sản xuất 
công nghiệp, du lịch, giáo dục... vẫn chưa 
được khai phá. 
Nguồn: McKinsey 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 9/2019 18 
CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN 
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia 
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN 
Trần Đắc Hiến 
BAN BIÊN TẬP 
Trưởng Ban: Trần Thị Thu Hà 
Phó Trưởng Ban: Phùng Anh Tiến 

File đính kèm:

  • pdfban_tin_khoa_hoc_cong_nghe_doi_moi_sang_tao_thang_9_nam_2019.pdf