Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 8 năm 2019

Hội nghị Trí tuệ Nhân tạo Thế giới

2019 (WAIC) được tổ chức tại Thượng

Hải (Trung Quốc) từ 29-31/8/2019, nhằm

tăng cường hợp tác và đổi mới sáng tạo

AI trên toàn cầu.

Với chủ đề "Kết nối thông minh, Khả

năng vô hạn" (Intelligent Connectivity,

Infinite Possibilities), sự kiện năm nay tập

trung vào phát triển AI chất lượng cao để

đối phó với các vấn đề chung trong phát

triển con người và tạo ra một cuộc sống

tốt hơn cho nhân loại.

Hai diễn đàn hội nghị đã được tổ chức

ngày 29/8, nơi các thống đốc, đại diện của

các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học và

doanh nhân hàng đầu thảo luận về sự phát

triển của ngành công nghiệp AI và tiến bộ

của khoa học để phát triển, ứng dụng và

quản trị chất lượng cao. Hơn 50% số

người tham thuyết trình tại diễn đàn đến

từ các nước hàng đầu về nghiên cứu và

phát triển AI.

Ngoài ra còn có 12 cuộc thảo luận

chuyên đề cũng được tổ chức bao gồm

các chủ đề như giáo dục, thuật toán thông

minh, chip và phần cứng thông minh, xe

không người lái và AI 5G +.

WAIC cũng bao gồm một khu vực

triển lãm rộng 15.000 m2 trình diễn các

ứng dụng sáng tạo liên quan đến sinh thái

công nghiệp, ứng dụng đô thị AI, xe

không người lái và các công nghệ tiên

tiến nhất liên quan.

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 8 năm 2019 trang 1

Trang 1

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 8 năm 2019 trang 2

Trang 2

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 8 năm 2019 trang 3

Trang 3

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 8 năm 2019 trang 4

Trang 4

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 8 năm 2019 trang 5

Trang 5

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 8 năm 2019 trang 6

Trang 6

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 8 năm 2019 trang 7

Trang 7

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 8 năm 2019 trang 8

Trang 8

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 8 năm 2019 trang 9

Trang 9

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 8 năm 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 21 trang baonam 6480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 8 năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 8 năm 2019

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 8 năm 2019
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 8/2019 1 
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
Mục lục 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
1. Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới 2019: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo 2 
2. Singapore xây dựng Chỉ số Thành phố thông minh 3 
3. Kế hoạch về ô tô điện của Đức đến năm 2030 4 
4. Khuyến nghị “Nguyên tắc của OECD về trí tuệ nhân tạo” 5 
TIN TRONG NƯỚC TRONG THÁNG 
5. Công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2019 7 
6. Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2019 (AI4VN Summit 2019) 8 
7. Lễ khai trương dự án Asi@Connect tại Việt Nam 10 
8. Hội nghị thường niên lần thứ 17 Liên hợp thư viện Việt Nam về nguồn tin 
KH&CN 
12 
9. Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup tài trợ cho 20 dự án KH&CN 15 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 
10. Nhà khoa học nữ Việt Nam công bố công trình trên tạp chí khoa học uy tín nhất 
thế giới 
12 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
11. Dữ liệu bằng sáng chế của WIPO cho thấy các ứng dụng công nghiệp trong tương 
lai của trí tuệ nhân tạo (AI) 
19 
Tháng 8 năm 2019 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 8/2019 2 
Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới 2019: 
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo 
Jack Ma (L), Chủ tịch điều hành của 
Alibaba, có cuộc đối thoại với Elon Musk, 
CEO của hãng xe điện Hoa Kỳ Tesla Inc. 
Hội nghị Trí tuệ Nhân tạo Thế giới 
2019 (WAIC) được tổ chức tại Thượng 
Hải (Trung Quốc) từ 29-31/8/2019, nhằm 
tăng cường hợp tác và đổi mới sáng tạo 
AI trên toàn cầu. 
Với chủ đề "Kết nối thông minh, Khả 
năng vô hạn" (Intelligent Connectivity, 
Infinite Possibilities), sự kiện năm nay tập 
trung vào phát triển AI chất lượng cao để 
đối phó với các vấn đề chung trong phát 
triển con người và tạo ra một cuộc sống 
tốt hơn cho nhân loại. 
Hai diễn đàn hội nghị đã được tổ chức 
ngày 29/8, nơi các thống đốc, đại diện của 
các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học và 
doanh nhân hàng đầu thảo luận về sự phát 
triển của ngành công nghiệp AI và tiến bộ 
của khoa học để phát triển, ứng dụng và 
quản trị chất lượng cao. Hơn 50% số 
người tham thuyết trình tại diễn đàn đến 
từ các nước hàng đầu về nghiên cứu và 
phát triển AI. 
Ngoài ra còn có 12 cuộc thảo luận 
chuyên đề cũng được tổ chức bao gồm 
các chủ đề như giáo dục, thuật toán thông 
minh, chip và phần cứng thông minh, xe 
không người lái và AI 5G +. 
WAIC cũng bao gồm một khu vực 
triển lãm rộng 15.000 m2 trình diễn các 
ứng dụng sáng tạo liên quan đến sinh thái 
công nghiệp, ứng dụng đô thị AI, xe 
không người lái và các công nghệ tiên 
tiến nhất liên quan. 
Hơn 150 nhân vật hàng đầu toàn cầu 
từ ngành công nghiệp AI và giới học thuật 
tham gia vào sự kiện này, trong đó có hai 
người đoạt giải thưởng Nobel và hai 
người đoạt giải thưởng Turing. 
Hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài 
Trung Quốc tham gia WAIC 2019, tăng 
50% so với năm trước và đại diện của hơn 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 8/2019 3 
1.000 doanh nghiệp công nghiệp cũng 
tham dự Hội nghị. 
Đặc biệt, hơn 70 dự án AI và 5G đã 
được ký kết tại Hội nghị, trong đó có các 
đối tác như Trung tâm đổi mới 5G của 
Huawei, Trung tâm hoạt động toàn cầu 
của CloudWalk và Trung tâm đổi mới trí 
tuệ nhân tạo IBM Watson Build. 
Lần đầu tiên Trung Quốc đã tổ chức 
WAIC tại Thượng Hải vào năm ngoái, thu 
hút 170.000 khách và 40.000 khách mời 
từ hơn 40 quốc gia và khu vực. Hơn 20 dự 
án được ký kết tại hội nghị đầu tiên này, 
bao gồm một số trung tâm đổi mới và viện 
nghiên cứu liên quan đến AI được thành 
lập tại Thượng Hải bởi Microsoft, 
Amazon, Alibaba và các đại gia công 
nghệ quốc tế khác. 
Kể từ năm ngoái, AI đã trở thành một 
ưu tiên trong chiến lược phát triển của 
Thượng Hải, theo Wu Qing, phó thị 
trưởng Thượng Hải. Có hơn 1.000 doanh 
nghiệp AI cốt lõi và hơn 3.000 doanh 
nghiệp có liên quan tại Thượng Hải. Quy 
mô của các ngành liên quan vượt quá 70 
tỷ nhân dân tệ, dẫn đầu trong nước. 
Nguồn:  
Singapore xây dựng Chỉ số Thành phố 
thông minh 
Thường nằm trong số 10 quốc gia 
hàng đầu trong Bảng xếp hạng thành phố 
thông minh quốc tế, Singapore đang 
muốn tạo ra một chỉ số toàn diện nổi bật 
so với các quốc gia khác do các tổ chức tư 
vấn và công nghệ tạo ra - bằng cách coi 
phản hồi của người dân là một trong 
những tiêu chí quan trọng. 
Chỉ số Thành phố thông minh của 
Singapore sẽ được công bố đầy đủ vào 
tháng 10 năm nay, sẽ đo lường các yếu tố 
như cách người dân nhìn nhận việc sử 
dụng công nghệ trong thành phố của họ. 
Ví dụ, một cuộc khảo sát đang diễn ra cho 
thấy công dân thể hiện mức độ thoải mái 
khác nhau về việc sử dụng quét khuôn mặt 
để đạt hiệu quả quản lý hành chính hoặc 
an toàn công cộng, một công cụ mà thành 
phố San Francisco đã cấm sử dụng vào 
đầu năm nay để ngăn chặn việc lạm dụng 
có thể xảy ra. Tiến sĩ Bruno Lanvin, chủ 
tịch Đài quan sát thành phố thông minh 
(Smart City Observatory) tại Viện Phát 
triển Quả ... và 130 đại biểu đại diện cho 65 thư viện 
công cộng, thư viện đại học, thư viện 
chuyên ngành và trung tâm thông tin 
trong cả nước. 
Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy phát 
biểu tại Hội nghị 
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng 
Bùi Thế Duy đánh giá cao sáng kiến thành 
lập Liên hợp thư viện Việt Nam về nguồn 
tin KH&CN. Ông nhận định: “Đây là hoạt 
động rất có ý nghĩa và đi đúng xu hướng 
của thời đại. Nguồn tin KH&CN là bộ 
phận quan trọng của tiềm lực KH&CN 
quốc gia và các viện nghiên cứu, trường 
đại học cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho 
loại hình nguồn tin này”. Nhiều viện 
nghiên cứu, trường đại học, nhiều lĩnh 
vực nghiên cứu ở Việt Nam bị cô lập do 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 8/2019 13 
không cập nhật được tình hình nghiên cứu 
trên thế giới. Để KH&CN đuổi kịp và bứt 
phá với các quốc gia trên thế giới, cứu 
cánh duy nhất là tận dụng sự phát triển của 
công nghệ thông tin và công nghệ số để 
tiếp cận nhanh chóng tri thức của nhân 
loại qua hệ thống dữ liệu, tài liệu trong các 
thư viện. 
TS. Trần Đắc Hiến, Cục trưởng Cục 
Thông tin KH&CN quốc gia, Chủ tịch 
Liên hợp thư viện, phát biểu khai mạc Hội 
nghị 
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Cục 
trưởng Trần Đắc Hiến cho biết: “Trong 
suốt quá trình hình thành và phát triển 15 
năm qua, Liên hợp thư viện Việt Nam về 
nguồn tin KH&CN đã có bước trưởng 
thành quan trọng, góp phần nâng cao năng 
lực cho các cơ quan thông tin, thư viện 
trong nước. Liên hợp thư viện đã phát 
triển lớn mạnh cả về số lượng đơn vị tham 
gia cũng như tự chủ về kinh phí bổ sung 
nguồn tin KH&CN, cơ sở pháp lý cho cơ 
chế hoạt động của Liên hợp đã được củng 
cố bằng Quyết định 1285/QĐ-TTg ngày 
01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ; 
bằng việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt 
động chính thức của Liên hợp thư viện 
Việt Nam về Nguồn tin KH&CN”. Ông 
cũng nhấn mạnh, thời gian tới, bên cạnh 
việc phối hợp bổ sung nguồn tin quốc tế, 
Liên hợp cần tập trung tăng cường chia sẻ 
tài liệu, dữ liệu nội sinh giữa các đơn vị 
thành viên, xây dựng Ứng dụng Liên hợp 
thư viện trên thiết bị di động và nghiên 
cứu các phương án huy động nguồn lực xã 
hội để đầu tư cho việc phát triển nguồn tin 
KH&CN. 
Trong năm 2018, Liên hợp thư viện 
Việt Nam về nguồn tin KH&CN đã đạt 
được nhiều thành quả đáng khích lệ với 
việc củng cố cơ sở pháp lý, ban hành Quy 
chế tổ chức hoạt động; số lượng thành 
viên chính thức phối hợp bổ sung nguồn 
tin quốc tế tăng 12% so với năm 2017 và 
tổ chức các hội nghị, tập huấn nâng cao 
năng lực cho các đơn vị thành viên. Hội 
nghị cũng đề ra phương hướng hoạt động 
trong giai đoạn tới theo Quyết định số 
1285/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ 
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án 
“Phát triển nguồn tin KH&CN phục vụ 
nghiên cứu khoa học và phát triển công 
nghệ đến năm 2025, định hướng đến năm 
2030”. 
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được 
nghe Tổng thư ký Hội Thông tin KH&CN 
Việt Nam báo cáo phân tích một số xu 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 8/2019 14 
hướng công nghệ mới tác động đến hoạt 
động thông tin thư viện; đại diện nhà xuất 
bản Elsevier báo cáo tham luận phân tích 
xu hướng nghiên cứu và đổi mới sáng tạo 
trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 
lần thứ Tư; đại diện nhà xuất bản Springer 
Nature phân tích kết quả hoạt động nghiên 
cứu và xu hướng nghiên cứu, hợp tác của 
Việt Nam với các nước trên thế giới; đại 
diện công ty iGroup trình bày các giải 
pháp công nghệ cho thư viện thông minh, 
cập nhật những tính năng mới của CSDL 
dùng chung của Liên hợp thư viện 
ProQuest Central; và một số tham luận 
của các đại biểu đến từ các học viện, thư 
viện đại học. 
Hội nghị Liên hợp thư viện Việt Nam 
về Nguồn tin KH&CN là sự kiện được 
mong đợi hàng năm với sự tham gia của 
hàng trăm cơ quan thông tin thư viện 
trong cả nước. Sau 15 năm hoạt động và 
17 lần Hội nghị được tổ chức, Liên hợp 
thư viện đã gặt hái được nhiều thành công, 
nổi bật nhất là việc phối hợp bổ sung các 
nguồn tin KH&CN quốc tế có giá trị và 
chia sẻ các nguồn tin KH&CN nội sinh, 
góp phần thỏa mãn nhu cầu của người 
dùng tin trong cả nước. Hội nghị lần này 
được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá mới 
đối với hoạt động phát triển nguồn tin 
KH&CN của Việt Nam, là hoạt động thiết 
thực để triển khai Quyết định số 
1285/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ 
tướng Chính phủ. 
NASATI 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 8/2019 15 
Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup tài trợ 
từ 2,5 đến 10 tỷ đồng cho 20 dự án 
KH&CN 
Các dự án do Quỹ Đổi mới sáng tạo 
Vingroup (VINIF) tài trợ sẽ không giải 
ngân theo thông tư, đánh giá giữa kỳ 
không đòi hỏi báo cáo chuyên đề; tổ chức 
chủ trì dự án được khoán chi theo giai 
đoạn, chỉ cần cam kết giữ đúng kết quả 
nghiên cứu và không tăng tổng kinh phí. 
Đây là những thông tin được đưa ra tại Lễ 
ký kết tài trợ do VINIF tổ chức chiều 19/8 
tại Hà Nội. 
Sau 6 tháng công bố nhận tài trợ các 
dự án KH&CN định hướng ứng dụng, 
Quỹ VINIF đã chọn được 20 dự án xuất 
sắc nhất từ gần 200 hồ sơ đăng ký để trao 
tài trợ, với mức thấp nhất là 2,5 tỷ đồng. 
Trong đó, Trường Đại học Bách khoa 
Hà Nội - nơi có 129 nhóm nghiên cứu, 
nhiều nhất trong số tất cả các cơ sở đào 
tạo, nghiên cứu ở Việt Nam - chiếm tới 5 
dự án được tài trợ. 
Dự án Công nghệ in 3D trên nền tảng 
máy học sâu của Đại học Công nghệ 
TPHCM, chủ trì bởi PGS.TS Nguyễn 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 8/2019 16 
Xuân Hùng, người 5 năm liên tiếp trở lại 
đây có mặt trong danh sách 1% các nhà 
khoa học được nhiều trích dẫn nhất thế 
giới của Clarivate Analytics, nhận mức tài 
trợ cao nhất là 10 tỷ đồng. 
Với dự án ứng dụng công nghệ tiên 
tiến để xây dựng và triển khai hệ thống 
quản lý điểm đỗ xe thông minh trên phố, 
TS Phùng Thị Kiều Hà, Viện Điện tử - 
Viễn thông, Trường Đại học Bách khoa 
Hà Nội là nhà khoa học nữ duy nhất có dự 
án được nhận tài trợ đợt này. 
Trường Đại học Fulbright Việt Nam 
là đơn vị duy nhất không thuộc lĩnh vực 
KHCN được nhận tài trợ cho dự án ứng 
dụng Big Data để tối ưu hóa, tăng tính kết 
nối cũng như độ ổn định và giảm chi phí 
của giao thông ở TPHCM, đặc biệt là giao 
thông công cộng. 
Để nhận tài trợ, các dự án đều đã trải 
qua vòng xét chọn trong nước, thẩm định 
nước ngoài và thuyết trình bảo vệ. Tổng 
kinh phí đối ứng của các dự án là 70 tỷ, 
tương đương 36%. 
Theo Quỹ VINIF, kinh phí tài trợ 
được sử dụng để chi trả cho lương của 
thành viên dự án, chi phí thuê chuyên gia 
trong nước và quốc tế; mua nguyên, 
nhiên, vật liệu và các vật tư, dụng cụ; mua 
sắm trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, 
thực hiện công bố quốc tế và đăng ký sáng 
chế 
Ngoài ra, Quỹ VINIF cũng hỗ trợ các 
dự án những nguồn lực khác như giới 
thiệu, cung cấp chuyên gia tư vấn, cung 
cấp cơ sở dữ liệu lớn và sở hữu trí tuệ từ 
Vingroup. 
Ngay trong tháng 8/2019, các dự án 
bắt đầu nhận tài trợ để triển khai, với mục 
tiêu đạt được tối thiểu 1 trong 4 yêu cầu: 
Có bài báo công bố trên tạp chí quốc tế 
hoặc các tổ chức nghiên cứu có uy tín xếp 
hạng Q1 hoặc tương đương; Sản phẩm, 
dịch vụ, giải pháp mang lại lợi ích thiết 
thực cho cộng đồng; Chấp nhận đơn đăng 
ký sở hữu trí tuệ; Đào tạo thạc sĩ và hỗ trợ 
đào tạo tiến sĩ trong nước. 
Với nguyên tắc hoạt động phi lợi 
nhuận, các tài sản mua sắm và hình thành 
từ dự án như sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, 
quyền sở hữu trí tuệ cùng các kết quả dự 
án khác hoàn toàn thuộc về chủ nhiệm dự 
án, nhóm nghiên cứu hoặc tổ chức chủ trì. 
NASATI 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 8/2019 17 
Nhà khoa học nữ Việt Nam công bố 
công trình trên tạp chí khoa học uy tín 
nhất thế giới 
TS. Nguyễn Thị Ánh Dương, Viện 
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Việt Hàn 
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và 
các nhà khoa học Quốc tế vừa công bố 
công trình xuất sắc về nhóm tuyến trùng 
sống tự do trong đất trên tạp chí Nature - 
tạp chí khoa học uy tín nhất trên thế giới. 
Nature là tạp chí xuất bản lần đầu tiên 
vào năm 1869 và được xếp hạng là tạp chí 
khoa học uy tín và có trích dẫn nhiều nhất 
thế giới. Những bài báo hoặc công trình 
đăng trong tạp chí này được cộng đồng 
các nhà khoa học đánh giá rất cao. Bài báo 
đăng trên tạp chí Nature là tiêu chí để 
đánh giá chất lượng khoa học của công 
trình. Chỉ có những công trình có chất 
lượng khoa học vượt trội mới được tạp chí 
chấp nhận xuất bản. Tác giả của các công 
trình này là những nhà khoa học xuất sắc, 
có đầu tư nghiên cứu bài bản, có hệ thống 
và đạt trình độ chuyên sâu của lĩnh vực 
khoa học đang nghiên cứu. 
Những nghiên cứu về tuyến trùng 
thực vật và tuyến trùng biển đã được thực 
hiện từ rất lâu trên thế giới. Nhưng những 
nghiên cứu về nhóm tuyến trùng sống tự 
do trong đất còn rất hạn chế. Chúng là một 
trong những nhóm sinh vật đa dạng và 
đóng vai trò quan trọng trong tất các các 
mắt xích của mạng lưới thức ăn, góp phần 
luân chuyển carbon, chất dinh dưỡng, 
khoáng hóa trong đất. 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 
SÁNG TẠOVÀ ĐMST 
Nhà khoa học nữ Nguyễn Thị Ánh Dương 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 8/2019 18 
Tiến sĩ Nguyễn Thị Ánh Dương đã 
triển khai nghiên cứu và thu thập số liệu, 
xây dựng cơ sở dữ liệu về tuyến trùng 
sống trong đất ở Việt Nam trong hơn 10 
năm, Tiến sĩ đã cộng tác với 70 nhà khoa 
học hàng đầu về lĩnh vực tuyến trùng học 
ở 57 phòng thí nghiệm trên toàn thế giới 
cùng nghiên cứu và xuất bản công trình 
này. 
Trong nghiên cứu này, 6.759 mẫu đất 
trên khắp thế giới đại diện cho 73 vùng 
tiểu khí hậu đã được thu thập và phân tích 
để xác định tính đa dạng và chức năng của 
nhóm sinh vật nhỏ bé. Nghiên cứu chỉ ra 
rằng số lượng tuyến trùng sống tự do 
trong đất lớn hơn rất nhiều so với những 
nghiên cứu trước đây. Chúng có số lượng 
khoảng 4.4 ± 0.64 × 1020 và tổng sinh 
khối khoảng 300 triệu tấn - xấp xỉ 80% 
trọng lượng kết hợp của 7.7 tỷ người 
tương đương dân số trên trái đất. 
Nghiên cứu cũng cung cấp những 
bằng chứng cho thấy phần lớn tuyến trùng 
tập trung tại những nơi có vĩ độ cao: 
38,7% tồn tại trong các khu rừng phương 
bắc và lãnh nguyên trên khắp Bắc Mỹ, 
Scandinavia và Nga, 24,5% ở vùng ôn 
đới, và chỉ 20,5% ở vùng nhiệt đới và cận 
nhiệt đới. Đây có thể coi là bộ dữ liệu 
khoa học đồ sộ nhất từ trước tới nay. 
Các loài tuyến trùng có kích thước 
nhỏ bé, không nhìn được bằng mắt thường 
nhưng vai trò của chúng lại đăc biệt quan 
trọng trong sự hình thành, tồn tại và phát 
triển của hệ sinh thái đất. Kết quả nghiên 
cứu về nhóm tuyến trùng sống tự do trong 
đất đóng vai trò quan trọng trong việc xây 
dựng cở sở khoa học để phát triển thế giới 
bền vững. Đặc biệt những ứng dụng của 
nhóm sinh vật này được đưa ra để dự đoán 
những biến đổi khí hậu toàn cầu. Từ đó 
chúng ta có thể thấy chuyên ngành tuyến 
trùng hẹp nhưng thực sự ngành này lại 
đóng vai trò rất quan trọng để mở ra 
những hướng nghiên cứu mới và ứng 
dụng mới. 
TS Nguyễn Thị Ánh Dương cũng cho 
rằng, dự đoán biến đổi khí hậu đòi hỏi 
chúng ta phải hiểu chu trình carbon và 
dinh dưỡng toàn cầu. Hiện, chúng ta có 
một sự hiểu biết lớn về vật lý và hóa học 
của hành tinh, nhưng chúng ta biết rất ít 
về các sinh vật sinh học điều khiển các 
chu kỳ này. Cải thiện sự hiểu biết về các 
sinh vật này ở cấp độ toàn cầu là rất quan 
trọng nếu chúng ta muốn giải quyết các 
vấn đề biến đổi khí hậu. 
“Nghiên cứu của chúng tôi sẽ giúp 
các nhà khoa học đưa ra dự đoán tốt hơn 
về chu trình carbon bằng cách phát triển 
các mô hình phản ánh tác động của các 
sinh vật đất đặc biệt là nhóm Tuyến trùng. 
Nó cũng sẽ cho phép các nhà quản lý đất 
đai đưa ra quyết định đúng đắn trong 
cuộc chiến chống mất mát đa dạng sinh 
học và biến đổi khí hậu bằng cách xác 
định các loại đất cần được phục hồi” - TS 
Nguyễn Thị Ánh Dương cho biết. 
Nguồn:  
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 8/2019 19 
Dữ liệu bằng sáng chế của WIPO cho 
thấy các ứng dụng công nghiệp trong 
tương lai của trí tuệ nhân tạo 
Báo cáo 2019 của Tổ chức Sở hữu trí 
tuệ thế giới (WIPO) cho thấy nhiều lĩnh 
vực và ngành công nghiệp đang khai thác 
thương mại trí tuệ nhân tạo (AI). Ngoài 
các kỹ thuật và ứng dụng cụ thể, phân tích 
của WIPO đã xác định 20 lĩnh vực ứng 
dụng được đề cập trong 62% tất cả các 
bằng sáng chế AI. 
Theo WIPO, tổng cộng có 209.910 
bằng sáng chế về AI đề cập đến một hoặc 
một số lĩnh vực ứng dụng. Hai lĩnh vực 
ứng dụng hàng đầu được đề cập trong các 
bằng sáng chế AI là viễn thông và vận tải, 
với hơn 50.000 bằng, tiếp theo là khoa học 
sự sống và y tế, và các thiết bị cá nhân, 
máy tính và tương tác máy tính - người. 4 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
Các bằng sáng chế đồng dạng 
(Patent families) liên quan đến 
các lĩnh vực ứng dụng AI xuất 
hiện trong những năm 1990s, 
trong đó các lĩnh vực vận tải và 
viễn thông vượt trội so với các 
lĩnh vực khác 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 8/2019 20 
lĩnh vực ứng dụng này chiếm 42% tổng số 
bằng sáng chế về AI. 
Trong các lĩnh vực ứng dụng AI, các 
ngành công nghiệp hàng đầu là vận tải 
(15% trong số tất cả các bằng sáng chế 
liên quan đến AI), viễn thông (15%), và 
khoa học sự sống và y tế (12%). 
IBM là công ty có danh mục bằng 
sáng chế lớn nhất (8.290), tiếp theo là 
Microsoft (5.930). Trong số 20 công ty 
hàng đầu, có 12 công ty Nhật Bản, 3 công 
ty Mỹ và 2 công Trung Quốc. 
Hầu hết trong số 30 tổ chức và công 
ty có bằng sáng chế AI hàng đầu thế giới 
là các công ty hoạt động trong lĩnh vực 
điện tử tiêu dùng, viễn thông và phần 
mềm, cũng như các lĩnh vực như năng 
lượng điện và sản xuất ô tô; chỉ 4 trong số 
30 tổ chức và công ty này là các trường 
đại học hoặc các tổ chức nghiên cứu công. 
Ứng dụng chức năng chính được các 
công ty hàng đầu đề cập trong các bằng 
sáng chế của họ là thị giác máy tính, xử lý 
ngôn ngữ tự nhiên, học máy cho đến nay 
là kỹ thuật AI được thể hiện nhiều nhất 
trong danh mục đầu tư ứng dụng hàng 
đầu. 
Tổ chức hàng đầu trong số các trường 
đại học/tổ chức nghiên cứu công có nhiều 
bằng sáng chế trong lĩnh vực AI là Viện 
Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS). 
Hoạt động cấp bằng sáng chế của các 
trường đại học/tổ chức nghiên cứu Trung 
Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng 
kể (từ 20 đến 60% hàng năm), cao hơn tốc 
độ tăng trưởng của các tổ chức từ hầu hết 
các quốc gia khác. 
Nguồn: Báo cáo của WIPO 2019 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 8/2019 21 
CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN 
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia; Văn Phòng Bộ; 
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông Khoa học và Công nghệ 
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN 
Trần Đắc Hiến, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Trần Quang Tuấn. 
BAN BIÊN TẬP 
Trưởng Ban: Trần Thị Thu Hà 
Phó Trưởng Ban: Phùng Anh Tiến, Nguyễn Hoàng Giang 
Thành viên: Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Lê Hằng, Phạm 
Thu Thảo, Nguyễn Hạnh. 

File đính kèm:

  • pdfban_tin_khoa_hoc_cong_nghe_doi_moi_sang_tao_thang_8_nam_2019.pdf