Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 7 năm 2019

Ngày 24/7/2019 tại New Delhi (Ấn

Độ), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới

(WIPO) kết hợp với Trường Đại học

Cornell (Mỹ) và Học viện Kinh doanh

INSEAD (Pháp) và các đối tác đã công bố

Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST)

toàn cầu năm 2019 (Global Innovation

Index 2019, gọi tắt là GII 2019). Chỉ số

cung cấp các số liệu chi tiết về hiệu suất

ĐMST của 129 quốc gia và nền kinh tế

trên toàn thế giới. Với 80 tiểu chỉ số/tiêu

chí, GII 2019 cho thấy một tầm nhìn rộng

về ĐMST, bao gồm: môi trường chính trị,

giáo dục, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển

kinh doanh. từ các phép đo truyền thống

như đầu tư nghiên cứu và phát triển

(R&D), công bố bằng sáng chế và thương

hiệu quốc tế đến các chỉ số mới hơn như

tạo ứng dụng cho điện thoại di động và

xuất khẩu công nghệ cao.

Theo đó, Việt Nam đã tăng 3 bậc, từ

vị trí 45 lên vị trí 42 trên tổng số 129 nền

kinh tế được xếp hạng. Đây là năm thứ ba

liên tiếp Việt Nam tăng hạng và vị trí 42

cũng là vị trí cao nhất mà Việt Nam từng

đạt được từ trước đến nay. Thứ hạng năm

nay của Việt Nam đã được cải thiện 17

bậc so với thứ hạng năm 2016 và đưa Việt

Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm

26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và

đứng thứ 3 trong ASEAN sau Singapo và

Malaixia.

Bảng xếp hạng về ĐMST toàn cầu,

thể hiện kết quả và năng lực đổi mới sáng

tạo của các nên kinh tế. Đây là lần thứ 12

liên tiếp, Báo cáo Chỉ số GII được công

bố. Mục đích của Chỉ số GII là đưa ra các

đánh giá về trình độ ĐMST của mỗi quốc

gia một cách toàn diện nhất, là tài liệu

tham khảo hàng đầu về năng lực ĐMST

hiện nay của các nước. GII được coi là là

một công cụ định lượng chi tiết giúp các

nhà ra quyết định toàn cầu hiểu rõ hơn về

cách kích thích hoạt động ĐMST để tạo

động lực cho phát triển kinh tế và con

người.

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 7 năm 2019 trang 1

Trang 1

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 7 năm 2019 trang 2

Trang 2

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 7 năm 2019 trang 3

Trang 3

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 7 năm 2019 trang 4

Trang 4

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 7 năm 2019 trang 5

Trang 5

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 7 năm 2019 trang 6

Trang 6

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 7 năm 2019 trang 7

Trang 7

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 7 năm 2019 trang 8

Trang 8

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 7 năm 2019 trang 9

Trang 9

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 7 năm 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang baonam 8920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 7 năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 7 năm 2019

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 7 năm 2019
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 1 
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
Mục lục 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
1. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2019: Việt Nam tăng 3 bậc 2 
2. Kế hoạch phát triển trí tuệ nhân tạo của Ôxtrâylia 5 
3. Đức: năng lượng tái tạo chiếm 44% tổng sản lượng điện trong 6 tháng đầu năm 
2019 
6 
4. Hàn Quốc: Chiến lược đi đầu về tiêu chuẩn quốc tế trong Cuộc cách mạng công 
nghiệp lần thứ 4 
7 
TIN TRONG NƯỚC TRONG THÁNG 
5. Tháng 1/2020 sẽ khởi công Trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội 8 
6. Cuộc thi “Đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” 9 
7. Tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp” 10 
8. Aus4Innovation mở khóa đào tạo về thương mại hóa kết quả nghiên cứu 11 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 
9. Hai học sinh giành Huy chương vàng Olympic phát minh và sáng chế thế giới 12 
10. Gương mặt nhà khoa học hàng đầu châu Á 2019: Tiến sỹ Nguyễn Thị Hiệp 12 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
11. Nghiên cứu của Oxford Economics: robot và tự động hóa công nghiệp chiếm 20 
triệu việc làm vào năm 2030 
14 
Tháng 7 năm 2019 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 2 
Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 
2019: Việt Nam tăng 3 bậc 
Lễ công bố GII 2019 ở New Delhi, Ấn Độ 
Ngày 24/7/2019 tại New Delhi (Ấn 
Độ), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới 
(WIPO) kết hợp với Trường Đại học 
Cornell (Mỹ) và Học viện Kinh doanh 
INSEAD (Pháp) và các đối tác đã công bố 
Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) 
toàn cầu năm 2019 (Global Innovation 
Index 2019, gọi tắt là GII 2019). Chỉ số 
cung cấp các số liệu chi tiết về hiệu suất 
ĐMST của 129 quốc gia và nền kinh tế 
trên toàn thế giới. Với 80 tiểu chỉ số/tiêu 
chí, GII 2019 cho thấy một tầm nhìn rộng 
về ĐMST, bao gồm: môi trường chính trị, 
giáo dục, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển 
kinh doanh... từ các phép đo truyền thống 
như đầu tư nghiên cứu và phát triển 
(R&D), công bố bằng sáng chế và thương 
hiệu quốc tế đến các chỉ số mới hơn như 
tạo ứng dụng cho điện thoại di động và 
xuất khẩu công nghệ cao. 
Theo đó, Việt Nam đã tăng 3 bậc, từ 
vị trí 45 lên vị trí 42 trên tổng số 129 nền 
kinh tế được xếp hạng. Đây là năm thứ ba 
liên tiếp Việt Nam tăng hạng và vị trí 42 
cũng là vị trí cao nhất mà Việt Nam từng 
đạt được từ trước đến nay. Thứ hạng năm 
nay của Việt Nam đã được cải thiện 17 
bậc so với thứ hạng năm 2016 và đưa Việt 
Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 
26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và 
đứng thứ 3 trong ASEAN sau Singapo và 
Malaixia. 
Bảng xếp hạng về ĐMST toàn cầu, 
thể hiện kết quả và năng lực đổi mới sáng 
tạo của các nên kinh tế. Đây là lần thứ 12 
liên tiếp, Báo cáo Chỉ số GII được công 
bố. Mục đích của Chỉ số GII là đưa ra các 
đánh giá về trình độ ĐMST của mỗi quốc 
gia một cách toàn diện nhất, là tài liệu 
tham khảo hàng đầu về năng lực ĐMST 
hiện nay của các nước. GII được coi là là 
một công cụ định lượng chi tiết giúp các 
nhà ra quyết định toàn cầu hiểu rõ hơn về 
cách kích thích hoạt động ĐMST để tạo 
động lực cho phát triển kinh tế và con 
người. 
Về thứ hạng ĐMST năm nay, theo 
Chỉ số GII 2019, Thụy Sĩ là quốc gia 
ĐMST nhất thế giới, tiếp theo là Thụy 
Điển, Mỹ, Hà Lan và Vương quốc Anh. 
GII 2019 cũng xác định nền kinh tế đứng 
đầu về ĐMST trong khu vực, như Ấn Độ, 
Nam Phi, Chile, Israel và Singapo; và 
đứng đầu về ĐMST trong cùng nhóm thu 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 3 
nhập với Trung Quốc, Việt Nam và 
Rwanda.
Năm nay, 4 nền kinh tế trong khu vực 
Đông Nam Á, Đông Á nằm trong top 20 
là Singapo (8), Hàn Quốc (11), Nhật Bản 
(15) và Trung Quốc (14). 
Về chỉ số ĐMST 2019 của Việt Nam 
Trong GII 2019, Việt Nam đứng thứ 
42/129 nước và vùng lãnh thổ được xếp 
hạng, tăng 3 bậc so với năm 2018. Đây là 
năm thứ ba liên tiếp Việt Nam tăng hạng 
và vị trí 42 cũng là vị trí cao nhất mà Việt 
Nam từng đạt được từ trước đến nay. 
Phân tích Bảng 2, chúng ta có thể 
thấy: Sở dĩ năm 2019, Việt Nam có sự 
tăng bậc về chỉ số ĐMST so với năm 2018 
là do có sự tăng bậc cả ở Nhóm chỉ số đầu 
vào (tăng 2 bậc, từ vị trí 65 năm ngoái lên 
63 năm nay), và Nhóm chỉ số đầu ra (tăng 
4 bậc, từ vị trí 41 lên 37). 
Nhóm chỉ số đầu vào, gồm 5 trụ cột, 
tăng bậc do trụ cột “Nguồn nhân lực và 
nghiên cứu” tăng 5 bậc (từ 66 lên 61) nhờ 
nhóm chỉ số “Nghiên cứu và phát triển” 
tăng 14 bậc, trong đó tiểu chỉ số “Tổng chi 
cho nghiên cứu và phát triển” tăng 5 bậc; 
và trụ cột “Trình độ phát triển của thị 
trường” tăng 4 bậc, trong đó chỉ số “Tín 
dụng” tăng 4 bậc. 
Nhóm chỉ số đầu ra tăng, do trụ cột 
“Sản phẩm tri thức và công nghệ” tăng 8 
bậc, trong đó các tiểu chỉ số như “Đơn 
đăng ký sáng chế” (tăng 2 bậc), “Số công 
bố bài báo khoa học và kỹ thuật” (tăng 5 
bậc), “Tốc độ tăng năng suất lao động” 
tăng 3 bậc, “Số  ...  10 triệu 
đồng. 
NASATI 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 10 
Tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy đổi mới 
công nghệ cho doanh nghiệp” 
Thực hiện Nhiệm vụ thường xuyên 
theo chức năng “Hỗ trợ phát triển hội 
nhập khoa học và công nghệ”, ngày 
02/07/2019 tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên 
cứu và Phát triển hội nhập KH&CN quốc 
tế (VISTIP) tổ chức Tọa đàm “Giải pháp 
thúc đẩy đổi mới công nghệ cho doanh 
nghiệp”. 
Trong bối cảnh hiện nay, phát triển 
công nghệ là chìa khóa thành công của 
doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh 
nghiệp Việt Nam hiện nay đang đối mặt 
với khó khăn về đổi mới công nghệ. Các 
diễn giả cùng đại biểu tham gia Tọa đàm 
đã cùng nhau thảo luận, phân tích thực 
trạng đổi mới công nghệ trong doanh 
nghiệp, đồng thời đề xuất một vài các giải 
pháp có tính khả thi. 
Kết quả điều tra thử nghiệm về đổi 
mới sáng tạo của 8.000 doanh nghiệp 
ngành chế biến chế tạo giai đoạn 2014-
2016 do Cục Thông tin Khoa học và Công 
nghệ Quốc gia thực hiện cho thấy, số 
lượng doanh nghiệp Việt Nam có đổi mới 
sáng tạo chiếm khoảng 61,63%. Tuy 
nhiên mức độ đổi mới sản phẩm phần lớn 
vẫn nằm ở mức mới ở quy mô doanh 
nghiệp, rất ít sản phẩm được tạo ra đạt 
mức mới với thị trường. Phương thức thực 
hiện đổi mới quy trình của doanh nghiệp 
cũng mới chỉ dừng lại ở hoạt động đầu tư 
vào mua sắm máy móc thiết bị phần 
mềm. Điều quan trọng hơn là hoạt động 
đổi mới của doanh nghiệp được thực hiện 
khép kín với tỷ lệ nguồn vốn đầu tư cho 
đổi mới từ vốn tự có là khá cao, trong khi 
mức độ hợp tác với các tổ chức nghiên 
cứu phát triển thấp. Thực trạng này ở Việt 
Nam khác hẳn với Pháp, nơi mà hoạt 
động đổi mới được thực hiện thông qua 
hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và 
Viện, trường. Doanh nghiệp không nhất 
thiết phải có bộ phận nghiên cứu và triển 
khai (R&D) nội bộ nhưng lại đạt tỷ lệ đổi 
mới công nghệ cao. 
 Bức tranh này ở các doanh nghiệp 
nhỏ và vừa còn ảm đạm hơn. Kết quả điều 
tra của Bộ Công Thương cho thấy có đến 
79% Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) 
chưa chuẩn bị cho cuộc CMCN 4.0, 55% 
DNNVV đang tìm hiểu, nghiên cứu, 19% 
đã xây dựng kế hoạch, và chỉ có 12% đang 
triển khai các biện pháp ứng phó. 
Về giải pháp, Tọa đàm cũng đã đề 
xuất một số giải pháp về thể chế, chính 
sách và môi trường kinh doanh, giải pháp 
về hạ tầng số và kinh tế số, giải pháp về 
phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và 
chất lượng cao, giải pháp về hợp tác và 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 11 
hội nhập quốc tế trong hợp tác đổi mới, 
cải tiến, chuyển giao công nghệ, trong đó 
nhấn mạnh giải pháp về thể chế, chính 
sách kiến nghị xóa bỏ các rào cản và thực 
thi chính sách có hiệu quả đóng vai trò 
tiên quyết đối với đổi mới công nghệ 
trong doanh nghiệp. 
Nguồn: CESTC 
Aus4Innovation mở khóa đào tạo 
về thương mại hóa kết quả nghiên cứu 
Vừa qua, sáng kiến Aus4Innovation 
đã khởi động chương trình thương mại 
hóa các kết quả nghiên cứu khoa học và 
công nghệ nhằm nâng cao năng lực, kĩ 
năng kết nối và chuyển giao công nghệ 
của các tổ chức nghiên cứu công lập và 
các cơ quan nhà nước liên quan. 
Tham gia chương trình này có Cục 
phát triển Thị trường và Doanh nghiệp 
KH&CN, Bộ KH&CN (NATEC), Viện 
Hàn lâm KH&CN Việt Nam (VAST), 
trường ĐH Cần Thơ (CTU) và Học viện 
Nông nghiệp Việt Nam (VNUA). 
Chương trình này là một khóa huấn 
luyện chuyên sâu diễn ra trong vòng 18 
tháng dưới sự điều hành của các chuyên 
gia người Úc và ưu tiên cho các lĩnh vực 
đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông 
nghiệp và thực phẩm Dự kiến, kết thúc 
khóa học, mỗi đơn vị sẽ phải có ít nhất hai 
đề xuất dự án về thương mại hóa kết quả 
nghiên cứu. Các chuyên gia người Úc sẽ 
đánh giá các đề xuất này dựa trên một số 
tiêu chí: Tính mới, tính hiệu quả; Tính khả 
thi về thương mại, khả năng sinh lợi 
nhuận của mô hình kinh doanh; Ưu tiên 
đối tượng hưởng lợi của dự án là nữ, mang 
lại lợi ích cho người nghèo và có tác động 
tích cực tới môi trường. Một đại diện lãnh 
đạo của các trường, cục và viện nghiên 
cứu và một học viên tham gia sẽ được lựa 
chọn để tham gia một khóa học trải 
nghiệm thực tế tại Úc một tuần. 
Aus4Innovation là một trong sáu 
sáng kiến mà chính phủ Úc tài trợ cho 
Việt Nam trị giá 10 triệu đô la Úc, thông 
qua đối tác là Bộ KH&CN. 
H.L (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 12 
Hai học sinh giành Huy chương vàng 
Olympic phát minh và sáng chế thế giới 
Tại Olympic phát minh và sáng chế 
thế giới (WICO) năm 2019 diễn ra từ 
ngày 25 đến 27-7 ở tại Seoul, Hàn Quốc, 
2 sáng chế của học sinh Việt Nam đều 
xuất sắc giành huy chương vàng. 
 WICO là cuộc thi thường niên được 
thành lập và tổ chức bởi Hiệp hội Phát 
minh Sáng chế các trường Đại học Hàn 
Quốc và được Quốc hội Hàn Quốc bảo 
trợ. WICO là cuộc thi về những phát minh 
và sáng chế có tính mới, sáng tạo và thiết 
thực. Cuộc thi được chấm bởi Ban giám 
khảo quốc tế, theo các tiêu chí chặt chẽ 
được xác định bởi các nhà khoa học hàng 
đầu có uy tín. Kỳ thi dành cho học sinh từ 
lớp 6 đến lớp 12 trên toàn thế giới. Năm 
2019, cuộc thi WICO được tổ chức tại 
Seoul, Hàn Quốc, có 22 nước trên thế giới 
tham dự với 345 sáng chế ở tất cả các lĩnh 
vực khoa học. 
Việt Nam có 2 phát minh, sáng chế 
thuộc lĩnh vực Sinh - Hóa và Vật lí của 2 
nhóm nghiên cứu Khoa học liên trường 
gồm 6 học sinh Trường THCS Giảng Võ 
(Ba Đình, Hà Nội), 2 học sinh Trường 
THCS Cầu Giấy (Cầu Giấy, Hà Nội) và 1 
học sinh Trường THPT Chu Văn An (Tây 
Hồ, Hà Nội) đạt được kết quả hết sức ấn 
tượng. Cụ thể: Sáng chế “Chế phẩm xử lý 
ô nhiễm dầu từ nấm men tạo màng sinh 
học trên than sinh học có nguồn gốc từ 
Trấu”; và Sáng chế “Ứng dụng nano bạc 
để nâng cao hiệu suất của thiết bị chưng 
cất nước ngọt sử dụng năng lượng mặt 
trời” đều được đánh giá cao bởi tính mới, 
sáng tạo và thiết thực. Cùng đạt huy 
chương vàng, 2 sáng chế trên còn giành 2 
giải đặc biệt cho các sáng chế tốt nhất của 
Đại học Chulalongkorn Thái Lan (Nhóm 
Sinh - Hoá) và của Hiệp hội Khoa học trẻ 
Indonesia (Nhóm Vật lí). 
Gương mặt nhà khoa học hàng đầu 
châu Á 2019: Tiến sỹ Nguyễn Thị Hiệp 
Với mong muốn tạo ra sản phẩm 
phục vụ cộng đồng, Tiến sỹ Nguyễn Thị 
Hiệp (sinh năm 1981, Trưởng Bộ môn Kỹ 
thuật Y Sinh, Trường Đại học Quốc tế - 
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) kiên 
trì theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học 
lĩnh vực kỹ thuật y sinh, dù con đường này 
đã và đang còn nhiều chông gai. 
 Với nhiều thành tựu khoa học nổi 
bật, Tiến sỹ Nguyễn Thị Hiệp là một trong 
hai nhà khoa học Việt Nam có tên trong 
danh sách 100 nhà khoa học hàng đầu 
châu Á năm 2019 do Tạp chí khoa học 
Asian Scientist (Singapore) vừa bình 
chọn. 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 
SÁNG TẠOVÀ ĐMST 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 13 
Trong hơn 10 năm nghiên cứu khoa 
học, Tiến sỹ Nguyễn Thị Hiệp đã có bảng 
thành tích đồ sộ với 107 công trình khoa 
học, trong đó 2 chương sách chuyên khảo, 
56 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc 
tế uy tín, hơn 30 bài trong kỷ yếu hội nghị 
quốc tế, 10 bài trên các tạp chí trong nước 
và 4 sáng chế. Các công trình của chị theo 
hướng nghiên cứu về vật liệu ứng dụng 
trong y học, đặc biệt là vật liệu trong nước 
với giá thành rẻ cho người dân. Trong đó, 
chị tập trung nghiên cứu về vật liệu điều 
trị cho da, vật liệu kháng khuẩn để điều trị 
từ xa, vừa tiện lợi, giảm đau cho bệnh 
nhân vừa tránh nhiễm trùng chéo khi phải 
đến bệnh viện điều trị. 
Trong suốt quá trình nghiên cứu khoa 
học, Tiến sỹ Nguyễn Thị Hiệp liên tục 
được vinh danh tại các giải thưởng khoa 
học trong nước cũng như quốc tế. Năm 
2016, chị giành giải thưởng Nhà nghiên 
cứu khoa học trẻ tài năng (L’Oreal 
National Fellowship). Năm 2017, chị 
nhận giải thưởng Nhà khoa học nữ trẻ 
ASEAN-US; năm 2018, nhận Giải 
thưởng Nhà khoa học tài năng trẻ thế giới 
do Quỹ L'Oréal - UNESCO trao tặng... 
Mới đây nhất, tháng 6/2019, với công 
trình Keo thông minh trong điều trị lành 
thương, Tiến sỹ Nguyễn Thị Hiệp đã 
giành giải Nhất Giải thưởng sáng tạo TP 
Hồ Chí Minh năm 2019 ở lĩnh vực khoa 
học cơ bản. Đây là một loại keo dùng để 
cầm máu, diệt khuẩn và đẩy nhanh quá 
trình tái tạo mô, làm lành vết thương trong 
thời gian ngắn. Giải pháp này giúp những 
người dân ở xa bệnh viện có thể tự sơ cứu, 
điều trị vết thương nhanh chóng. Keo đã 
được thử nghiệm trên tế bào động vật; 
đánh giá có tính ứng dụng rộng rãi và 
thương mại hóa cao. 
Không dừng lại ở đó, từ khả năng hỗ 
trợ lành vết thương, tái tạo tế bào tốt, 
Tiến sỹ Nguyễn Thị Hiệp đang tiếp tục 
nghiên cứu phát triển keo thông minh này 
theo nhiều hướng ứng dụng khác nhau để 
điều trị các bệnh khác. 
Nhắn nhủ với các bạn trẻ đang lựa 
chọn nghiên cứu khoa học, Tiến sỹ 
Nguyễn Thị Hiệp cho rằng con đường 
này không dễ dàng, để nghiên cứu khoa 
học thành công không chỉ cần có đam mê 
mà phải quyết tâm, luôn cố gắng vượt qua 
mọi khó khăn, thử thách. 
Nguồn: TTXVN 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 14 
Nghiên cứu của Oxford 
Economics: robot và tự động hóa công 
nghiệp chiếm 20 triệu việc làm vào năm 
2030 
Ngày 25/6/2019, Công ty dự báo và 
phân tích định lượng toàn cầu Oxford 
Economics đã công bố báo cáo “How 
Robots Change The World” (Robot thay 
đổi thế giới như thế nào?) cho thấy, công 
nghệ robot liên quan sẽ đáp ứng khoảng 
20 triệu việc làm sản xuất trên toàn thế 
giới trong thập kỷ tới. Điều đó có nghĩa là 
khoảng 8,5% lực lượng lao động sản xuất 
toàn cầu có thể bị thay thế bởi robot vào 
năm 2030. 
Tự động hóa không phải là một xu 
hướng mới trong sản xuất, khi ngành công 
nghiệp ô tô đã sử dụng 43% số robot trên 
thế giới kể từ năm 2016. Tuy nhiên, chi 
phí cho robot đang trở nên rẻ hơn so với 
nhân công của con người, một phần là do 
giá thành máy móc giảm. Đơn giá trung 
bình cho mỗi robot đã giảm 11% trong 
giai đoạn 2011 - 2016. Thêm vào đó, trí 
tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng có khả 
năng hoạt động trong các quy trình phức 
tạp và bối cảnh đa dạng hơn, trong khi nhu 
cầu đối với hàng hóa sản xuất cũng tăng 
lên. AI sẽ thúc đẩy năng suất và tăng 
trưởng kinh tế, cũng như thúc đẩy các 
ngành công nghiệp thậm chí chưa tồn tại, 
nhưng Oxford Economics cũng cảnh báo 
rằng cuộc cách mạng robot có thể dẫn đến 
bất bình đẳng thu nhập trầm trọng. 
Ảnh hưởng của xu hướng tự động hóa 
nhanh, mạnh này đến sản lượng kinh tế là 
rất lớn. Oxford Economics ước tính, việc 
tăng sử dụng AI và công nghệ robot liên 
quan ở mức 30% sẽ dẫn đến sự tăng 5,3% 
GDP toàn cầu, tương đương 4,9 nghìn tỷ 
USD, so với các dự báo hiện tại đối với 
năm 2030. Tuy nhiên, lợi ích lớn này sẽ 
không được phân phối đồng đều trên toàn 
thế giới hay chính trong mỗi quốc gia. 
Điều này được lý giải một phần là bởi 
những công nhân có kiến thức và tư duy 
đổi mới trong sản xuất có xu hướng tập 
trung ở các thành phố lớn hơn hay quốc 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 15 
gia phát triển hơn, khiến những kỹ năng 
đó khó để tự động hóa hơn. Đó cũng là lý 
do tại sao các khu vực đô thị sẽ đối phó 
tốt hơn với sự tự động hóa gia tăng. 
Báo cáo của Oxford Economics nhận 
định các nước Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nhật 
Bản, Hàn Quốc và Úc dễ bị tổn thương 
nhất do mất việc làm do sự lan rộng của 
tự động hóa trong công nghiệp. Sự phụ 
thuộc vào việc làm sản xuất, cường độ sử 
dụng robot hiện nay trong sản xuất và 
năng suất của lực lượng lao động sản xuất 
là những chỉ số chính để xác định khả 
năng mất việc làm của người lao động. 
Những người lạc quan vẫn cho rằng 
AI và robot sẽ tạo ra số lượng công việc 
mới tương đương với số công việc sẽ 
được robot đảm nhận và chúng ta không 
nên lo lắng quá nhiều. Theo Diễn đàn kinh 
tế thế giới (WEF), AI và công nghệ robot 
liên quan cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng 
kinh tế và do đó tạo ra nhiều cơ hội việc 
làm bổ sung, giống như các làn sóng đổi 
mới công nghệ khác trong quá khứ đã 
thực hiện, từ động cơ hơi nước đến máy 
tính. Đặc biệt, các hệ thống AI và robot sẽ 
giúp tăng năng suất, giảm chi phí và cải 
thiện chất lượng và phạm vi sản phẩm mà 
các công ty có thể sản xuất. Trung Quốc 
sẽ dẫn đầu trong việc sản xuất các sản 
phẩm được tăng cường AI (robot, xe 
không người lái, máy bay không người 
lái, v.v.) trong cuộc Cách mạng công 
nghiệp lần thứ tư này. 
Tuy nhiên, những công việc mới hay 
những ngành công nghiệp mới đó sẽ tập 
trung vào một số khu vực nhất định của 
những nước phát triển và các nước đang 
phát triển sẽ không đón bắt được các cơ 
hội đó. Nhìn chung, việc sử dụng robot và 
AI ngày càng tăng có thể sẽ tạo ra việc 
làm mới với tốc độ tương đương với số 
công việc sẽ bị mất, nhưng các khu vực 
nghèo hơn sẽ không được hưởng lợi như 
nhau từ việc tạo công việc mới này do 
khoảng cách về kỹ năng. Điều đó sẽ dẫn 
đến sự bất bình đẳng thu nhập gia tăng 
giữa các thành phố và khu vực nông thôn, 
cũng như giữa các khu vực trên thế giới. 
Guy Ryder, Tổng giám đốc Tổ chức Lao 
động Quốc tế (ILO), nhấn mạnh khía cạnh 
chính trị của chủ nghĩa bảo hộ sẽ đẩy 
nhanh quá trình phát triển của AI và robot 
cùng các công nghiệp hỗ trợ. Nhu cầu đưa 
quá trình sản xuất trở lại các nước tiên tiến 
đang ở mức cao chưa từng thấy, mặc dù 
thực tế không phải số lượng việc làm mà 
chính là AI và các quy trình robot đang 
được đưa trở lại các nước đang phát triển. 
Ngoài ra, sự bất bình đẳng có thể 
ngày càng tăng. Khi công nghệ ngày càng 
chiếm ưu thế trong nền kinh tế toàn cầu, 
khu vực nào thúc đẩy sự phát triển công 
nghệ sẽ ngày càng củng cố vị trí quyết 
định. Khi xu hướng này lan rộng trên toàn 
cầu, bất bình đẳng sẽ trở nên tồi tệ hơn. 
Do tính chất khó đo lường và xuyên biên 
giới của nền kinh tế kỹ thuật số, các khoản 
thu thuế của chính phủ bị thiệt hại nặng 
nề, làm giảm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, y 
tế và giáo dục. Ngành công nghệ cũng thu 
hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới, dẫn 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 16 
đến thiếu hụt nguồn nhân lực ở một số 
quốc gia. Tất cả các nền kinh tế hiện nay 
đều đang cần những người lao động có tay 
nghề cao làm việc trong các lĩnh vực như 
AI và robot, nhưng những cá nhân tài 
năng dù phân bố toàn cầu lại có xu hướng 
thích sống ở các thành phố an toàn và phát 
triển vốn mang đến cho họ những cơ hội 
nghề nghiệp tốt nhất. 
Nguồn: Oxford Economics 
CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN 
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia; Văn Phòng Bộ; 
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông Khoa học và Công nghệ 
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN 
Trần Đắc Hiến, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Trần Quang Tuấn. 
BAN BIÊN TẬP 
Trưởng Ban: Trần Thị Thu Hà 
Phó Trưởng Ban: Phùng Anh Tiến, Nguyễn Hoàng Giang 
Thành viên: Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Lê Hằng, Phạm 
Thu Thảo, Nguyễn Hạnh. 

File đính kèm:

  • pdfban_tin_khoa_hoc_cong_nghe_doi_moi_sang_tao_thang_7_nam_2019.pdf