Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 6 năm 2019

Hàn Quốc công bố “Tầm nhìn quốc

gia về y sinh học”

Chính phủ Hàn Quốc vừa công bố

“Tầm nhìn quốc gia về y sinh học”. Tại lễ

công bố Tổng thống Hàn Quốc Moon Jaein cam kết sẽ thúc đẩy chiến lược đưa y

sinh học trở thành một trong ba ngành

công nghiệp chủ lực thế hệ mới trong

tương lai của nước này, bên cạnh các

ngành chip bán dẫn hệ thống và ôtô. Ông

Moon Jae-incho biết: "Lĩnh vực y sinh

học sẽ không chỉ dẫn đến tăng trưởng kinh

tế và tạo ra việc làm mới, mà còn cải thiện

chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Mục tiêu

của chúng ta là tạo ra một hệ sinh thái bao

gồm tất cả các giai đoạn của quy trình: từ

nghiên cứu, phê duyệt, cho đến sản xuất

và phát hành sản phẩm”.

Theo Tầm nhìn quốc gia về y sinh

học, mục tiêu đến năm 2030 nước này sẽ

tăng gấp ba lần thị phần của ngành y sinh

học Hàn Quốc trên thị trường thế giới, đạt

kim ngạch xuất khẩu 50 tỷ USD, tạo ra

300.000 việc làm, đồng thời đưa nước này

trở thành cường quốc về công nghiệp y

sinh học. Với các biện pháp mới, chính

phủ của Tổng thống Moon đặt cũng hy

vọng rằng ngành y tế sinh học có thể giúp

Hàn Quốc đối phó với sự gia tăng nhu cầu

về các dịch vụ y tế, do dân số già. Hàn

Quốc đã trở thành một "xã hội già hóa"

vào năm 2017, khi tỷ lệ người trên 65 tuổi

đạt 14% trong số khoảng 50 triệu dân.

Bắt đầu từ năm 2020, Chính phủ Hàn

Quốc sẽ tiến hành thu thập thông tin về

gen di truyền, lịch sử điều trị y tế, thông

tin sức khoẻ của những người có mong

muốn tham gia, lưu giữ trong ngân hàng

thông tin, để vận dụng trong nghiên cứu

và phát triển. Chính phủ sẽ tăng ngân sách

đầu tư vào nghiên cứu và phát triển từ

2.600 tỷ won (2,18 tỷ USD) mỗi năm lên

mức trên 4.000 tỷ won (3,34 tỷ USD) vào

năm 2025.

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 6 năm 2019 trang 1

Trang 1

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 6 năm 2019 trang 2

Trang 2

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 6 năm 2019 trang 3

Trang 3

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 6 năm 2019 trang 4

Trang 4

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 6 năm 2019 trang 5

Trang 5

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 6 năm 2019 trang 6

Trang 6

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 6 năm 2019 trang 7

Trang 7

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 6 năm 2019 trang 8

Trang 8

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 6 năm 2019 trang 9

Trang 9

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 6 năm 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang baonam 13720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 6 năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 6 năm 2019

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 6 năm 2019
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 6/2019 1 
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
Mục lục 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
1. Hàn Quốc công bố “Tầm nhìn quốc gia về y sinh học” 2 
2. Trung Quốc công nhận nhiều nghề liên quan đến công nghệ mới 3 
3. Singapore công bố Khung chia sẻ dữ liệu tin cậy hỗ trợ cho phát triển kinh tế số 4 
4. Nhật Bản: Công bố điều tra thăm dò ý kiến về sự hài lòng của cộng đồng nghiên 
cứu khoa học 
5 
TIN TRONG NƯỚC TRONG THÁNG 
5. Trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2018 và Giải thưởng Chất lượng 
Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương 
6 
6. Đẩy mạnh hoạt động thông tin và thống kê khoa học và công nghệ 8 
7. Điều tra tiềm lực khoa học và công nghệ năm 2019 10 
8. Hội thảo khoa học "Bàn về các giải pháp phát triển và kết nối các sàn giao dịch 
công nghệ" 
11 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 
9. Tô vinh các tập thể, cá nhân có công trình sáng tạo xuất sắc 12 
10. Các nhà khoa học nữ đạt giải cao tại Triển lãm Quốc tế về Sáng chế của phụ nữ 
(KIWIE 2019) tại Hàn Quốc 
13 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
11. Mạng 5G sẽ đóng góp gần 900 tỷ USD cho kinh tế châu Á trong 15 năm tới 15 
Tháng 6 năm 2019 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 6/2019 2 
Hàn Quốc công bố “Tầm nhìn quốc 
gia về y sinh học” 
Chính phủ Hàn Quốc vừa công bố 
“Tầm nhìn quốc gia về y sinh học”. Tại lễ 
công bố Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-
in cam kết sẽ thúc đẩy chiến lược đưa y 
sinh học trở thành một trong ba ngành 
công nghiệp chủ lực thế hệ mới trong 
tương lai của nước này, bên cạnh các 
ngành chip bán dẫn hệ thống và ôtô. Ông 
Moon Jae-incho biết: "Lĩnh vực y sinh 
học sẽ không chỉ dẫn đến tăng trưởng kinh 
tế và tạo ra việc làm mới, mà còn cải thiện 
chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Mục tiêu 
của chúng ta là tạo ra một hệ sinh thái bao 
gồm tất cả các giai đoạn của quy trình: từ 
nghiên cứu, phê duyệt, cho đến sản xuất 
và phát hành sản phẩm”. 
Theo Tầm nhìn quốc gia về y sinh 
học, mục tiêu đến năm 2030 nước này sẽ 
tăng gấp ba lần thị phần của ngành y sinh 
học Hàn Quốc trên thị trường thế giới, đạt 
kim ngạch xuất khẩu 50 tỷ USD, tạo ra 
300.000 việc làm, đồng thời đưa nước này 
trở thành cường quốc về công nghiệp y 
sinh học. Với các biện pháp mới, chính 
phủ của Tổng thống Moon đặt cũng hy 
vọng rằng ngành y tế sinh học có thể giúp 
Hàn Quốc đối phó với sự gia tăng nhu cầu 
về các dịch vụ y tế, do dân số già. Hàn 
Quốc đã trở thành một "xã hội già hóa" 
vào năm 2017, khi tỷ lệ người trên 65 tuổi 
đạt 14% trong số khoảng 50 triệu dân. 
Bắt đầu từ năm 2020, Chính phủ Hàn 
Quốc sẽ tiến hành thu thập thông tin về 
gen di truyền, lịch sử điều trị y tế, thông 
tin sức khoẻ của những người có mong 
muốn tham gia, lưu giữ trong ngân hàng 
thông tin, để vận dụng trong nghiên cứu 
và phát triển. Chính phủ sẽ tăng ngân sách 
đầu tư vào nghiên cứu và phát triển từ 
2.600 tỷ won (2,18 tỷ USD) mỗi năm lên 
mức trên 4.000 tỷ won (3,34 tỷ USD) vào 
năm 2025. 
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát 
biểu tại buổi lễ công bố “Tầm nhìn quốc 
gia về y sinh học” 
Các biện pháp hỗ trợ lớn sẽ giúp nước 
này cải thiện kiến thức và công nghệ cho 
các phương pháp điều trị thế hệ tiếp theo, 
như liệu pháp nhắm vào một số loại ung 
thư nhất định với tác dụng phụ tối thiểu 
trên bệnh nhân. Mặc dù y sinh học không 
phải là một lĩnh vực mang lại nhiều thành 
công cho một nước chế tạo mới nổi như 
Hàn Quốc, tuy nhiên nước này hiện đang 
sở hữu nhiều nhân tài và trình độ công 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 6/2019 3 
nghệ cao, cũng như nền tảng về công nghệ 
thông tin và truyền thông cùng với hệ 
thống bệnh viện, hệ thống dữ liệu y tế 
hàng đầu thế giới. 
Để phát triển ngành y sinh, các giải 
pháp sẽ được áp dụng cho việc thu thập 
dữ liệu phân tích: chính phủ dự định thu 
thập thông tin về khoảng 20 nghìn bệnh 
nhân cho đến năm 2021, với mục đích đưa 
con số lên lên một triệu vào năm 2029. Cơ 
sở dữ liệu thông tin về bệnh nhân, bao 
gồm các gen, có thể giúp tìm ra cách chữa 
trị - đặc biệt đối với những người bị rối 
loạn di truyền - bằng cách sử dụng và so 
sánh các mẫu quy mô lớn, đồng thời là 
nền tảng quan trọng để đổi mới công nghệ 
y tế. 
Trong năm 2018, kim ngạch xuất 
khẩu công nghệ tân dược của Hàn Quốc 
đạt 4,52 tỷ USD, và xuất khẩu thuốc và 
thiết bị y tế ở mức 14,4 tỷ USD, chiếm 
1,8% thị phần toàn cầu (mục tiêu đến năm 
2030 là 50 tỷ USD và chiếm 6% thị phần 
toàn cầu). 
Nguồn: Nguồn: AsiaNews và 
Trung Quốc công nhận nhiều nghề 
liên quan đến công nghệ mới 
Bộ Nhân sự và An sinh Xã hội Trung 
Quốc mới đây đã công nhận nhiều công 
việc mới là ngành nghề chính thức, trong 
đó có 13 nghề nghiệp mới có liên quan 
đến công nghệ. Đây là một trong những 
bước đi để nước này phát triển tài năng 
trong nhiều lĩnh vực công nghệ mới quan 
trọng như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet 
vạn vật (I ... ong nhiều năm qua. Cụ thể, thông 
tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ 
KH&CN được truy cập khai thác miễn phí 
với mục đích thúc đẩy việc ứng dụng các 
kết quả nghiên cứu; xây dựng cơ sở dữ 
liệu dùng chung với các trường đại học, 
viện nghiên cứu để chia sẻ dữ liệu,.v.v. 
Đây cũng là thế mạnh của tỉnh Bắc Giang 
khi phối hợp với doanh nghiệp triển khai 
hoạt động nghiên cứu khoa học và phát 
triển công nghệ nhằm đưa những kết quả 
nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế. Sở 
Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương 
đang hướng tới mô hình tiếp cận doanh 
nghiệp cùng thực hiện nghiên cứu khoa 
học và phát triển công nghệ. 
Tại các buổi làm việc, đoàn công tác 
của Cục Thông tin KH&CN quốc gia đã 
trao đổi, giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm 
triển khai công tác thông tin, thống kê 
KH&CN như việc thực hiện chế độ báo 
cáo thống kê và các cuộc điều tra thống kê 
về KH&CN theo quy định mới; những 
khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ 
thu thập thông tin về nhiệm vụ KH&CN 
các cấp; vấn đề cấp giấy chứng nhận đăng 
ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN; 
thực hiện xây dựng kế hoạch theo Quyết 
định 1285/QĐ-TTg của Thủ tướng chính 
phủ về phê duyệt Đề án Phát triển nguồn 
tin KH&CN phục vụ nghiên cứu khoa học 
và phát triển công nghệ đến năm 2025, 
định hướng đến năm 2030. 
Cục trưởng Trần Đắc Hiến khẳng 
định Cục Thông tin KH&CN quốc gia 
cũng như Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ 
luôn sẵn sàng hỗ trợ và tạo những điều 
kiện tốt nhất cho địa phương để tăng 
cường đẩy mạnh các hoạt động của các cơ 
quan/đơn vị nói chung và hoạt động thông 
tin và thống kê KH&CN nói riêng. 
Một số hình ảnh hoạt động của đoàn 
công tác tại các địa phương: 
Đoàn công tác làm việc với Sở Khoa học và Công 
nghệ thành phố Hồ Chí Minh 
Đoàn công tác làm việc với Sở Khoa học và Công 
nghệ tỉnh Bắc Ninh 
NASATI 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 6/2019 10 
Điều tra tiềm lực khoa học và công 
nghệ năm 2019 
Căn cứ theo Quyết định số 1335/QĐ-
BKHCN ngày 24/5/2019 của Bộ trưởng 
Bộ Khoa học và công nghệ về việc triển 
khai thực hiện Điều tra Tiềm lực khoa học 
và công nghệ của các tổ chức khoa học và 
công nghệ năm 2019, Cục Thông tin khoa 
học và công nghệ quốc gia sẽ tiến hành 
cuộc điều tra trên toàn quốc tiềm lực của 
các tổ chức khoa học và công nghệ từ 
ngày 01/7/2019. 
Ông Trần Đắc Hiến, Cục trưởng Cục 
Thông tin KH&CN quốc gia, khai mạc lớp 
tập huấn được tổ chức tại Tp. Hồ Chí 
Minh ngày 12/6/2019 
Trong khuôn khổ triển khai thực hiện 
nhiệm vụ này, vừa qua Cục Thông tin 
KH&CN quốc gia đã tổ chức các lớp tập 
huấn trên cả nước nhằm giới thiệu phương 
án điều tra, các mẫu phiếu và hướng dẫn 
điền phiếu Điều tra Tiềm lực KH&CN 
của các tổ chức KH&CN năm 2019. Các 
đối tượng tham gia các lớp tuập huấn gồm 
có đại diện lãnh đạo và các bộ làm công 
tác thống kê KH&CN của các bộ, ngành 
và địa phương (sở KH&CN) trên cả nước. 
Lớp tập huấn được tổ chức tại Tp. Hồ Chí 
Minh ngày 12/6/2019 
Phát biểu khai mạc lớp tập huấn tại 
TP. Hồ Chí Minh, ông Trần Đắc Hiến, 
Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc 
gia cho biết: Đây là lần thứ 2 Bộ KH&CN 
tiến hành cuộc điều tra quốc gia tiềm lực 
KH&CN được tổ chức 5 năm 1 lần. Mục 
đích của cuộc điều tra nhằm thu thập 
thông tin về tiềm lực khoa học và công 
nghệ nhằm đánh giá hiện trạng tiềm lực 
của các tổ chức KH&CN, có cơ sở xây 
dựng quy hoạch, kế hoạch của các Bộ, 
ngành, địa phương trên cả nước. Các 
nhóm thông tin điều tra bao gồm: nhân lực 
KH&CN, nguồn lực tài chính, cơ sở hạ 
tầng và các tiềm lực KH&CN khác phục 
vụ việc đánh giá, xây dựng chính sách, 
chiến lược và kế hoạch phát triển 
KH&CN quốc gia. 
NASATI 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 6/2019 11 
Hội thảo khoa học "Bàn về các giải 
pháp phát triển và kết nối các sàn giao 
dịch công nghệ" 
Ngày 25/6/2019 tại Hải Phòng, Cục 
Thông tin KH&CN quốc gia và Sở 
KH&CN Hải Phòng phối hợp tổ chức Hội 
thảo khoa học "Bàn về các giải pháp phát 
triển và kết nối các sàn giao dịch công 
nghệ". Tham dự Hội thảo có ông Vũ Anh 
Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Thông tin 
KH&CN quốc gia kiêm Giám đốc Trung 
tâm Giao dịch thông tin công nghệ và thiết 
bị; Lãnh đạo các Sở KH&CN Ninh Bình, 
Nam Định, Nghệ An, Đà Nẵng, An 
Giang, Hà Nam, 
Phát biểu tại Hội thảo, Ông Vũ Anh 
Tuấn cho rằng Sàn giao dịch công nghệ 
(GDCN) chỉ có thể tồn tại và phát triển 
nếu xây dựng, duy trì và phát triển mối 
quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các sàn và 
giữa sàn với hệ thống cơ quan chức năng, 
tổ chức chuyên môn, tổ chức truyền 
thông, đồng thời xây dựng hệ thống dữ 
liệu (big data) đầy đủ. Để tăng cường hợp 
tác giữa các sàn và giữa sàn với các cơ 
quan chức năng có liên quan, cần xây 
dựng các sàn giao dịch công nghệ cấp 
quốc gia tại 3 thành phố Hà Nội, Hồ Chí 
Minh, Đà Nẵng. 
Về liên kết sàn GDCN quốc gia với 
các sàn giao dịch trong nước và sàn giao 
dịch quốc tế, ông Vũ Anh Tuấn cho rằng, 
cần tổ chức hệ thống thông tin online của 
sàn giao dịch công nghệ quốc gia đạt 
chuẩn mực quốc tế, tạo kênh kết nối trực 
tuyến về giao dịch công nghệ trên phạm 
vi quốc gia và quốc tế. Các sàn giao dịch 
cần có sự trao đổi thông tin với nhau, sàn 
cấp quốc gia có thể truy xuất thông tin từ 
các sàn giao dịch quốc tế, sàn cấp cơ sở 
có thể truy xuất thông tin từ sàn quốc gia 
và có thể cung cấp dữ liệu cho sàn quốc 
gia; hợp tác phát triển các hệ thống mạng 
lưới thành viên ở quy mô khu vực và quy 
mô quốc gia, để có thể tập hợp, huy động 
cao nhất các nguồn lực cho hoạt động kết 
nối giao dịch chuyển giao công nghệ, đưa 
nhanh các tiến bộ KHKT vào sản xuất. 
Ông Vũ Anh Tuấn phát biểu tại Hội thảo 
Theo Bà Lê Thị Tố Uyên, Phó Giám 
đốc Sở KH&CN Hải Phòng, sàn GDCN 
có vai trò cốt lõi trong phát triển thị 
trường KH&CN và cho rằng đây cũng là 
nền tảng cho các hoạt động tư vấn, môi 
giới, xúc tiến chuyển giao, thương mại 
hóa công nghệ, đánh giá khoa học, định 
giá công nghệ... Cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ đã đặt 
ra cho Việt Nam áp lực thay đổi mô hình, 
phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức 
của sàn GDCN. 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 6/2019 12 
Quang cảnh Hội thảo 
Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, 
để nâng cao hiệu quả hoạt động của 
GDCN cần tạo ra một hệ sinh thái, song 
song với đó là hỗ trợ thương mại hóa công 
nghệ, định hướng nghiên cứu theo nhu 
cầu và xu hướng thị trường và đặc biệt là 
sự kết hợp giữa hoạt động Online và 
Offline. Việc kết nối với mạng lưới công 
nghệ và chuyên gia quốc tế, sự hợp tác 
giữa Nhà nước và tư nhân theo mô hình 
PPP sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động của 
các sàn GDCN. Sàn GDCN cần có rất 
nhiều thông tin về thiết bị/công nghệ; về 
doanh nghiệp hay viện, trường có thiết 
bị/công nghệ; về nhu cầu công nghệ của 
bên mua qua đó mới hấp dẫn các bên 
cung-cầu về công nghệ tham gia giao dịch 
qua sàn. 
NASATI 
Tôn vinh các tập thể, cá nhân có công 
trình sáng tạo xuất sắc 
UBND TP.HCM đã tổ chức lễ công 
bố và trao tặng Giải thưởng sáng tạo 
TP.HCM năm 2019 (Ho Chi Minh City 
Creative Awards - 2019). Giải thưởng 
nhằm tôn vinh các tập thể, cá nhân có 
công trình sáng tạo theo 7 nhóm lĩnh vực, 
gồm kinh tế - xã hội, quốc phòng - an 
ninh; văn hóa - nghệ thuật; cải cách hành 
chính; truyền thông; xã hội; khởi nghiệp 
sáng tạo và khoa học cơ bản. Từ 111 hồ 
sơ tham gia, hội đồng tuyển chọn 44 công 
trình, trong đó có 4 giải nhất, 15 giải nhì 
và 25 giải ba. 
Các công trình đoạt giải nhất gồm: 
1. Công trình: “Quy trình báo động 
đỏ cấp cứu người bệnh trong tình trạng 
nguy kịch”, của các tác giả: ThS.BS. Đào 
Trung Hiếu, PGS.TS. Nguyễn Thanh 
Hùng, TS.BS. Ngô Ngọc Quang Minh, 
ThS.BS. Đỗ Văn Niệm, đều thuộc Bệnh 
viện nhi đồng 1. Công trình thuộc lĩnh vực 
kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. 
2. Vở diễn “Dấu xưa”, của ông 
Nguyễn Thanh Bình và đạo diễn NSƯT. 
Trần Minh Ngọc, do Nhà hát kịch sân 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 
SÁNG TẠOVÀ ĐMST 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 6/2019 13 
khấu nhỏ dựng. Công trình thuộc lĩnh vực 
văn hóa - nghệ thuật. 
3. Công trình: “Keo thông minh trong 
điều trị lành thương”, của TS. Nguyễn Thị 
Hiệp, Trường đại học quốc tế - Đại học 
quốc gia TP.HCM. Công trình thuộc lĩnh 
vực khoa học cơ bản. 
4. Công trình: “Nghiên cứu quy trình 
công nghệ sản xuất các loại tinh bột kháng 
tiêu hóa cao và các sản phẩm thực phẩm 
sinh đường thấp dùng cho các bệnh nhân 
béo phì và tiểu đường từ các loại lương 
thực của Việt Nam”. Tác giả là PGS.TS. 
Phạm Văn Hùng, Trường đại học quốc tế 
- Đại học quốc gia TP.HCM. Công trình 
cũng thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản. 
NASATI 
Các nhà khoa học nữ đạt giải cao 
tại Triển lãm Quốc tế về Sáng chế của 
phụ nữ (KIWIE 2019) tại Hàn Quốc 
Trong khuôn khổ triển khai Dự án hỗ 
trợ xúc tiến thương mại hóa công nghệ 
của nhà khoa học nữ, Trung tâm Ứng 
dụng KH&CN và Khởi nghiệp thuộc Hội 
Nữ trí thức Việt Nam đã hỗ trợ 06 nhà 
khoa học nữ tham dự Triển lãm và Diễn 
đàn Quốc về sáng chế của phụ nữ lần thứ 
12 (KIWIE 2019) tại Hàn Quốc từ ngày 
20 - 25/6/2019. KIWIE là sự kiện thường 
niên dành cho các nhà sáng chế do Hội nữ 
sáng chế Hàn Quốc (KWIA) tổ chức từ 
năm 2008. Năm nay, với thông điệp “Làn 
sóng sở hữu trí tuệ dành cho các nhà lãnh 
đạo nữ sáng tạo 2019”, KIWIE 2019 đã 
có sự tham gia của các nhà sáng tạo nữ từ 
30 nước, giới thiệu hơn 500 công nghệ và 
sản phẩm khoa học. 
Đoàn các nhà khoa học nữ Việt Nam 
lần đầu tiên tham gia Triển lãm với 2 gian 
hàng, trưng bày 6 công nghệ và sản phẩm 
KH&CN của 6 nữ sáng chế được Dự án 
xúc tiến thương mại hóa công nghệ thuộc 
Chương trình phát triển thị trường 
KH&CN đến năm 2020 hỗ trợ. 
Trong số các công nghệ dự thi của các 
nữ sáng chế từ 30 nước tham gia Triển 
lãm, sản phẩm của các nhà khoa học nữ 
Việt Nam đã gặt hái thành công lớn với 
07 giải thưởng, cụ thể như sau: 
1. Công nghệ sản xuất Kem ngừa 
nám SAM của PGS.TS. Trần Thị Oanh, 
Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát 
triển các sản phẩm hữu cơ, được trao Giải 
lớn thứ hai (Semi - Grand Prix); 
2. Phương pháp chiết xuất hợp chất 
Hợp chất (3S)-dihydroeleutherinol-8-O-
beta D- glucopyranoside từ thân rễ cây 
Sâm đại hành của PGS.TS. Lê Minh Hà, 
Trưởng phòng hóa-dược, Viện Hóa học 
các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm 
KH&CN Việt Nam, được trao Huy 
chương Vàng; 
3. Giải pháp hữu ích về Chế phẩm vi 
sinh vật cải tạo đất của TS. Nguyễn Thu 
Hà, Trưởng bộ môn vi sinh vật, Viện Thổ 
nhưỡng Nông hóa, được trao Giải Đặc 
biệt và Huy chương bạc; 
4. Công nghệ cô đặc nước quả mẫn 
cảm nhiệt của PGS. TS. Nguyễn Minh 
Tân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 6/2019 14 
phát triển các sản phẩm hữu cơ, được trao 
Huy chương Bạc; 
5. Giải pháp hữu ích về Phương pháp 
chiết xuất resveratrol từ rễ cây Cốt khí của 
Việt Nam của Ths. Bá Thị Châm, Nghiên 
cứu viên, Viện hóa, Viện Hàn lâm 
KH&CN Việt Nam, được trao Huy 
chương Bạc; 
6. Sản phẩm SKGOLD Đông trùng 
hạ thảo của PGS.TS. Lê Mai Hương, Chủ 
tịch Hội đồng khoa học Viện Hóa học các 
hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm 
KH&CN Việt Nam với, được trao Huy 
chương Đồng. 
Ban tổ chức triển lãm đánh giá cao 
tính sáng tạo và hàm lượng khoa học của 
các công nghệ và sản phẩm đăng ký dự thi 
của Đoàn Việt Nam. Đây thực sự là phần 
thưởng quý giá và sự động viên rất lớn đối 
với các nhà khoa học nữ Việt Nam sau 
nhiều năm nghiên cứu khoa học. 
Ngoài ra, các nhà khoa học và doanh 
nghiệp tham gia 2 ngày tập huấn về 
phương thức thương mại hóa sáng chế, 
khai thác sáng chế, cách thức bảo vệ sáng 
chế, nhượng quyền, chuyển giao công 
nghệ và giữ bí mật thương mại 
NASATI 
 Các nhà khoa học nữ Việt Nam nhận giải thưởng 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 6/2019 15 
Mạng 5G sẽ đóng góp gần 900 tỷ 
USD cho kinh tế châu Á trong 15 năm 
tới 
Theo báo cáo “The Mobile Economy 
2019” do Hiệp hội Hệ thống Thông tin Di 
động Toàn cầu (GSMA) công bố tại Triển 
lãm Di động Thế giới (MWC) diễn ra tại 
Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 28/6 vừa 
qua, mạng 5G sẽ đóng góp gần 900 tỷ 
USD cho nền kinh tế châu Á trong 15 năm 
tới.. 
GSMA là hiệp hội đại diện cho lợi ích 
của các nhà điều hành di động trên thế 
giới, quy tụ hơn 750 nhà điều hành mạng 
với gần 400 công ty trong hệ sinh thái di 
động, bao gồm có các nhà sản xuất thiết 
bị và thiết bị cầm tay, các công ty phần 
mềm, nhà cung cấp thiết bị và các công ty 
Internet. 
Báo cáo của GSMA cho biết các nhà 
điều hành di động châu Á dự kiến sẽ đầu 
tư 370 tỷ USD để xây dựng mạng lưới 5G 
trong giai đoạn 2018-2025, chiếm 2/3 
tổng nguồn vốn đầu tư của họ vào các 
mạng lưới mới. Sự phát triển của các công 
nghệ di động sẽ thúc đẩy kinh tế của khu 
vực châu Á. GSMA dự báo các công nghệ 
và dịch vụ di động tại khu vực châu Á - 
Thái Bình Dương sẽ tạo ra 1.900 tỷ USD 
vào năm 2023, tăng so với 1.600 tỷ USD 
(tương đương 5,3% GDP) trong năm 
2018. Năm 2018, hệ thống sinh thái di 
động tại khu vực châu Á - Thái Bình 
Dương đã tạo hơn 18 triệu việc làm trực 
tiếp và gián tiếp, đồng thời đóng góp 165 
tỷ USD tiền thuế vào ngân sách. 
Mạng 4G vẫn còn nhiều dư địa để 
phát triển trên khắp khu vực châu Á song 
các nhà mạng trong khu vực hiện đang 
đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án phát 
triển mạng lưới 5G tiên tiến nhằm cung 
cấp một loạt dịch vụ mới cho khách hàng, 
cải thiện ngành công nghiệp - chế tạo 
cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 
Theo Báo cáo, đến năm 2025, khoảng 
18% kết nối di động của khu vực châu Á 
sẽ được vận hành trên hệ thống mạng 5G. 
Trong khi đó, công nghệ di động 4G sẽ 
chiếm gần 70% kết nối tại châu Á vào 
năm 2025, tăng so với mức 52% của năm 
2018. 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 6/2019 16 
Dự báo Trung Quốc sẽ là nước dẫn 
đầu trong triển khai ứng dụng 5G. Nước 
này đầu tư 184 tỷ USD để phát triển mạng 
5G vào năm 2025. Trung Quốc hiện đang 
thử nghiệm mạng 5G tại các thành phố 
lớn và các tỉnh trên cả nước, trong đó có 
Thượng Hải, trước khi ra mắt thương mại 
vào năm tới. Dự kiến, khoảng 28% kết nối 
di động của Trung Quốc sẽ hòa mạng 5G 
vào năm 2025, chiếm hơn 30% tổng kết 
nối 5G trên toàn cầu. 
Nguồn: www.chinadaily.com và 
https://www.forbes.com
Mọi thông tin liên quan, xin vui lòng liên hệ: 
Bà Trần Thị Thu Hà, Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia 
24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Email: tranthithuha@vista.gov.vn 
CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN 
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia; Văn Phòng Bộ; 
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông Khoa học và Công nghệ 
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN 
Trần Đắc Hiến, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Trần Quang Tuấn. 
BAN BIÊN TẬP 
Trưởng Ban: Trần Thị Thu Hà 
Phó Trưởng Ban: Phùng Anh Tiến, Nguyễn Hoàng Giang 
Thành viên: Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Lê Hằng, Phạm 
Thu Thảo, Nguyễn Hạnh. 

File đính kèm:

  • pdfban_tin_khoa_hoc_cong_nghe_doi_moi_sang_tao_thang_6_nam_2019.pdf