Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 5 năm 2019

Thượng Hải xây dựng khu thí điểm đầu

tiên của Trung Quốc cho ứng dụng AI

Thành phố Thượng Hải của Trung

Quốc đã bắt đầu xây dựng khu vực thí

điểm đầu tiên của đất nước để đổi mới và

ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Được Bộ Công nghiệp và Công nghệ

thông tin phê duyệt, nơi thí điểm ở Khu

vực mới Pudong đã đặt ra ba nhiệm vụ

chính là thành lập cụm công nghiệp cốt lõi

AI, để thúc đẩy ứng dụng AI và xây dựng

một hệ thống hỗ trợ cho đổi mới AI của

nền kinh tế và công nghệ thông tin.

Một loạt các lĩnh vực thử nghiệm sẽ

được thiết lập trong khu vực thí điểm cho

đổi mới và ứng dụng AI, như trong một số

lĩnh vực tìm đường, sản xuất, chăm sóc y

tế, vận chuyển và tài chính.

Khu vực thí điểm cũng sẽ triển khai

cơ sở hạ tầng, kiến trúc tiêu chuẩn và giao

dịch sở hữu trí tuệ của ngành công nghiệp

AI, giải quyết vấn đề về dữ liệu và bảo

mật.

Với các kịch bản ứng dụng phong

phú, Thượng Hải đã thúc đẩy mạnh mẽ sự

phát triển của ngành công nghiệp AI với

Kế hoạch hành động AI @ SH của mình

trong những năm gần đây, thu hút các

công ty công nghệ lớn như Microsoft và

IBM.

Thành phố Thượng Hải đang hướng

tới một trung tâm AI toàn cầu với kế

hoạch mở rộng quy mô công nghiệp lên

hơn 100 tỷ nhân dân tệ (14,5 tỷ đô la Mỹ)

trong năm 2020

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 5 năm 2019 trang 1

Trang 1

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 5 năm 2019 trang 2

Trang 2

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 5 năm 2019 trang 3

Trang 3

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 5 năm 2019 trang 4

Trang 4

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 5 năm 2019 trang 5

Trang 5

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 5 năm 2019 trang 6

Trang 6

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 5 năm 2019 trang 7

Trang 7

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 5 năm 2019 trang 8

Trang 8

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 5 năm 2019 trang 9

Trang 9

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 5 năm 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 21 trang baonam 11640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 5 năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 5 năm 2019

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 5 năm 2019
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 5/2019 1 
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
Mục lục 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
1. Thượng Hải xây dựng khu thí điểm đầu tiên của Trung Quốc cho ứng dụng AI 2 
2. Đức: Sáng kiến cho nền kinh tế tuần hoàn 2 
3. Nhật Bản công bố Sách Trắng về khoa học và công nghệ 2019 3 
4. Hàn Quốc: Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp sản xuất nội dung 
nhập vai hoạt động trên mạng 5G 
4 
TIN TRONG NƯỚC TRONG THÁNG 
5. Tăng cường hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa Việt Nam với 
các nước Liên bang Nga, Na Uy và Thụy Điển 
5 
6. Hội nghị khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 8 
7. Kết nối các nguồn lực thông tin KH&CN quốc tế phục vụ thương mại hoá kết quả 
nghiên cứu giữa trường đại học và doanh nghiệp 
10 
8. Hội nghị trực tuyến Giới thiệu Mạng VinaREN; hướng dẫn khai thác, sử dụng Cơ 
sở dữ liệu quốc gia về KH&CN 
12 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 
9. Lễ kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam, trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 
và giải Báo chí viết về KH&CN 2018 
14 
10. Tổng kết và trao giải thưởng VIFOTEC 2018 15 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
11. Nhận định về những tính năng khiến robot ngày càng giống người 17 
Tháng 5 năm 2019 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 5/2019 2 
Thượng Hải xây dựng khu thí điểm đầu 
tiên của Trung Quốc cho ứng dụng AI 
Thành phố Thượng Hải của Trung 
Quốc đã bắt đầu xây dựng khu vực thí 
điểm đầu tiên của đất nước để đổi mới và 
ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). 
Được Bộ Công nghiệp và Công nghệ 
thông tin phê duyệt, nơi thí điểm ở Khu 
vực mới Pudong đã đặt ra ba nhiệm vụ 
chính là thành lập cụm công nghiệp cốt lõi 
AI, để thúc đẩy ứng dụng AI và xây dựng 
một hệ thống hỗ trợ cho đổi mới AI của 
nền kinh tế và công nghệ thông tin. 
Một loạt các lĩnh vực thử nghiệm sẽ 
được thiết lập trong khu vực thí điểm cho 
đổi mới và ứng dụng AI, như trong một số 
lĩnh vực tìm đường, sản xuất, chăm sóc y 
tế, vận chuyển và tài chính. 
Khu vực thí điểm cũng sẽ triển khai 
cơ sở hạ tầng, kiến trúc tiêu chuẩn và giao 
dịch sở hữu trí tuệ của ngành công nghiệp 
AI, giải quyết vấn đề về dữ liệu và bảo 
mật. 
Với các kịch bản ứng dụng phong 
phú, Thượng Hải đã thúc đẩy mạnh mẽ sự 
phát triển của ngành công nghiệp AI với 
Kế hoạch hành động AI @ SH của mình 
trong những năm gần đây, thu hút các 
công ty công nghệ lớn như Microsoft và 
IBM. 
Thành phố Thượng Hải đang hướng 
tới một trung tâm AI toàn cầu với kế 
hoạch mở rộng quy mô công nghiệp lên 
hơn 100 tỷ nhân dân tệ (14,5 tỷ đô la Mỹ) 
trong năm 2020. 
Nguồn: Xinhua 
Đức: Sáng kiến cho nền kinh tế tuần 
hoàn 
CHLB Đức vừa công bố Sáng kiến 
cho Nền kinh tế tuần hoàn. Việc xây dựng 
Sáng kiến đã thu hút các chuyên gia từ 
giới chính trị, kinh tế và khoa học và các 
thành viên của xã hội dân sự xung quanh 
các vấn đề về dấu chân sinh thái của mô 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 5/2019 3 
hình sản xuất và tiêu dùng của chúng ta. 
Mục tiêu cuối cùng là thiết lập lộ trình 
kinh tế tuần hoàn. 
 Nền kinh tế tuần hoàn, bao gồm việc 
xem xét lại vòng đời của các sản phẩm 
chúng ta tiêu thụ và cho phép phần lớn tái 
sử dụng hoặc tái chế, cho đến nay không 
phải là một chủ đề hàng đầu ở Đức, mà 
chủ đề hàng đầu là khái niệm kinh tế sinh 
học. 
Nền kinh tế tuần hoàn đang là chủ đề 
nghiên cứu ở Đức dưới sự bảo trợ của 
Acatech, Viện Hàn lâm Khoa học và 
Công nghệ Đức, và công ty SYSTEMIQ. 
Mục đích của Sáng kiến là tạo điều 
kiện khởi động các dự án thí điểm trong 
lĩnh vực kinh tế tuần hoàn, khuyến khích 
nghiên cứu và phát triển các công nghệ 
mới, quy trình sản xuất hoặc vật liệu nhằm 
giảm thiểu dấu chân môi trường. Một mục 
tiêu cũng là để khám phá các cơ hội nhưng 
cũng là những thách thức đặt ra khi 
chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn ở Đức. 
Các ưu tiên theo chủ đề của Sáng kiến 
là: Mô hình kinh doanh tuần hoàn và công 
nghệ kỹ thuật số là nguồn sáng tạo; Chuỗi 
giá trị gia tăng mới liên quan đến phát 
triển công nghệ pin và đóng gói; Chuyển 
đổi sang nền kinh tế tuần hoàn và đo 
lường các tiềm năng xã hội liên quan đến 
nền kinh tế tuần hoàn. 
Những nghiên cứu và phát triển liên 
quan sẽ được tài trợ từ Bộ Giáo dục và 
Nghiên cứu Liên bang và các công ty liên 
quan. Kết quả của Sáng kiến sẽ được công 
bố dưới dạng các khuyến nghị trong lộ 
trình kinh tế tuần hoàn cho Đức. 
Nguồn: https://www.diplomatie.gouv.fr 
Nhật Bản công bố Sách Trắng về khoa 
học và công nghệ 2019 
Ngày 28/5, Nội các Nhật Bản đã phê 
duyệt và công bố Sách Trắng về Khoa học 
và Công nghệ năm 2019, trong đó đặc biệt 
nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết 
phải cải thiện năng lực nghiên cứu cơ bản 
của nước này. Sách Trắng nêu bật tầm 
quan trọng của nghiên cứu cơ bản và coi 
nó là nền tảng cho sự phát triển của xã hội, 
có thể đem lại các giá trị mới cho xã hội  ... ầng công nghệ thông tin phát 
triển như hiện nay, sự trao đổi thông tin 
và khai thác, truy cập cơ sở dữ liệu quốc 
gia về KH&CN mang lại hiệu quả to lớn 
trong công tác quản lý tài nguyên thiên 
nhiên bảo vệ môi trường trong bối cảnh 
biến đổi khí hậu toàn cầu. 
Tại Hội nghị, cán bộ Cục Thông tin 
KH&CN quốc gia đã trình bày các báo 
cáo tham luận: Giới thiệu Mạng Nghiên 
cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN); 
Hướng dẫn khai thác, sử dụng nguồn 
thông tin KH&CN trong hệ thống thông 
tin KH&CN; Hướng dẫn khai thác, sử 
dụng nguồn tin trong các CDSL quốc tế 
về KH&CN; đồng thời chia sẻ, giải đáp 
nhiều thắc mắc của các đại biểu tham dự. 
Hình thức họp trực tuyến này góp 
phần đưa các thông tin, dữ liệu về 
KH&CN được nhanh chóng, kịp thời. 
Đây cũng là một trong những giải pháp 
đổi mới cơ bản cơ chế quản lý KH&CN 
theo đúng định hướng nhiệm vụ phát triển 
KH&CN tại Chiến lược phát triển 
KH&CN, đáp ứng yêu cầu trong thời đại 
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 
NASATI 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 5/2019 14 
Lễ kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam, 
trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 
2019 và giải Báo chí viết về KH&CN 
2018 
Chiều 18/5/2019, Bộ Khoa học và 
Công nghệ đã tổ chức kỷ niệm Ngày 
KH&CN Việt Nam, trao giải thưởng Tạ 
Quang Bửu năm 2019 và giải Báo chí viết 
về KH&CN 2018. Tham dự sự kiện có 
ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính 
phủ. 
Từ năm 2014 đến nay, Ngày KH&CN 
Việt Nam 18-5 đã trở thành ngày truyền 
thống, ngày hội quan trọng của Ngành 
KH&CN. Vào dịp này, nhiều hoạt động 
có ý nghĩa, thiết thực được tổ chức và 
nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của 
cộng đồng các nhà khoa học và toàn xã 
hội. Ngày KH&CN Việt Nam năm nay 
được tổ chức với chủ đề: Khoa học, công 
nghệ và đổi mới sáng tạo - kiến tạo tương 
lai với mong muốn ngành KH&CN Việt 
Nam sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn, 
khẳng định được vai trò quan trọng trong 
quá trình phát triển và xác định vị trí của 
Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới. 
Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm nay 
được trao cho ba nhà khoa học gồm PGS. 
Phạm Đức Chính, Viện Cơ học, Viện Hàn 
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
TSKH. Phạm Đức Chính nhận hoa và Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 do Phó Thủ tướng Chính 
phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh trao tại buổi Lễ 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 
SÁNG TẠOVÀ ĐMST 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 5/2019 15 
(lĩnh vực Cơ học); PGS.TS. Nguyễn Lê 
Khánh Hằng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung 
ương (lĩnh vực Y sinh Dược học) và TS. 
Lê Trọng Lư, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, 
Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ 
Việt Nam (lĩnh vực Vật lý). 
Giải thưởng Báo chí về KH&CN năm 
2018 được trao cho 18 tác giả/nhóm tác 
giả có các tác phẩm/nhóm tác phẩm xuất 
sắc đến từ các cơ quan thông tấn báo chí 
lớn trong cả nước như: Báo Nhân Dân, 
Thông tấn xã Việt Nam, VietNamNet, 
Đài truyền hình Việt Nam, Tuổi trẻ 
Phát biểu tại lễ trao giải, Bộ trưởng 
Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh 
chúc mừng và ghi nhận cống hiến của các 
tác giả đối với sự nghiệp phát triển khoa 
học và công nghệ. Bộ trưởng cũng chúc 
mừng và ghi nhận cống hiến của các nhà 
báo có tinh thần khoa học, những nhà báo 
đã nỗ lực hết mình, tìm tòi, phát hiện, 
phản ánh mọi lĩnh vực của ngành 
KH&CN, đóng góp cho sự phát triển 
KH&CN của đất nước bằng chính các tác 
phẩm của mình. Đồng thời thông qua các 
bài viết góp phần nâng cao nhận thức của 
xã hội về vai trò của KH&CN trong thời 
kỳ phát triển và hội nhập. 
NASATI 
Tổng kết và trao giải thưởng 
VIFOTEC 2018 
14/5/2019 tại Hà Nội, Liên hiệp các 
Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ 
chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng Sáng 
tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 
2018 và Giải thưởng WIPO năm 2018. 
Tham dự buổi Lễ có ông Vũ Đức 
Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ. 
Giải thưởng VIFOTEC 2018 có 101 
công trình tham dự và được chia theo 6 
lĩnh vực. Ban Tổ chức Giải thưởng đã ký 
Quyết định trao giải thưởng cho 45 công 
trình bao gồm: 04 giải nhất; 11 giải nhì; 
14 giải ba; 16 giải khuyến khích. Trong 
đó, 04 công trình đoạt giải nhất gồm: 
Công trình "Nghiên cứu cải tiến xe thiết 
giáp bánh lốp BTR - 152 thành xe thiết 
giáp cứu thương phục vụ nhiệm vụ gìn giữ 
hòa bình" của tác giả TS Trần Hữu Lý - 
Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự - Tổng cục 
kỹ thuật - Bộ Quốc phòng; Công trình 
"Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xác 
định vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết 
thường gặp và phát hiện gen kháng kháng 
sinh" của tác giả PGS.TS Lê Hữu Song - 
Bệnh viện Trung ương quân đội 108 - Bộ 
Quốc phòng; Công trình "Nghiên cứu 
thiết kế, chế tạo, sản xuất coppha nhựa 
khung thép" của tác giả Nguyễn Xuân 
Thủy - Công ty CP thiết kế và phát triển 
công nghệ xây dựng SPAN; Công trình 
"Nghiên cứu thu hồi giàn chống và các 
thiết bị trong lò chợ cơ giới hóa đồng bộ 
sử dụng cáp thép kết hợp với lưới thép 
thay thế cho các phương pháp thu hồi 
truyền thống đảm bảo an toàn, hiệu quả 
tại Công ty CP than Hà Lầm - Vinacomin" 
của tác giả Th.S Trần Mạnh Cường - 
Công ty CP than Hà Lầm - Vinacomin. 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 5/2019 16 
Theo Ban tổ chức, Tổ chức Sở hữu trí 
tuệ thế giới trao Giải WIPO cho 2 công 
trình xuất sắc thuộc lĩnh vực Cơ khí - Tự 
động hóa và Công nghệ sinh học gồm: 
Công trình CK.03: "Nghiên cứu cải tiến 
xe thiết giáp bánh lốp BTR - 152 thành xe 
thiết giáp cứu thương phục vụ nhiệm vụ 
gìn giữ hòa bình" của tác giả TS Trần Hữu 
Lý - Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự - Tổng 
cục kỹ thuật - Bộ Quốc phòng; Công trình 
SH.07 "Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm 
xác định vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết 
thường gặp và phát hiện gen kháng kháng 
sinh" của tác giả PGS.TS Lê Hữu Song - 
Bệnh viện Trung ương quân đội 108 - Bộ 
Quốc phòng. 
Phát động Giải thưởng VIFOTEC 
2019, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc 
Anh gửi lời chúc mừng tới các nhà khoa 
học, doanh nghiệp đồng thời nhấn mạnh, 
Giải thưởng nhằm động viên, khích lệ 
nghiên cứu sáng tạo khoa học, công nghệ 
trong đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ 
làm nghiên cứu, doanh nghiệp để thúc đẩy 
hơn nữa hiệu quả đóng góp của khoa học, 
công nghệ và đổi mới sáng tạo như là một 
trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội Việt 
Nam. 
NASATI
Ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các 
công trình đạt giải Nhất 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 5/2019 17 
Nhận định về những tính năng khiến 
robot ngày càng giống người 
1. Có thể trả lời những câu hỏi 
Chúng ta đã thấy các robot Alexa, 
Google Home hoặc Siri trả lời tất cả các 
câu hỏi của chúng ta, một robot siêu thông 
minh tại hãng Google đã bắt đầu trả lời 
các câu hỏi triết học phức tạp hơn, như ý 
nghĩa của cuộc sống là gì? Một robot khác 
có tên Sophia đã trả lời rất nhiều câu hỏi 
khi cô có cuộc trò chuyện dài 15 phút với 
một học sinh trước 3.000 người. 
2. Có thể trở thành công dân 
Robot Sophia đã chính thức được cấp 
quyền công dân tại đất nước Ả rập Xê-út. 
“Cô ấy” là công dân đầu tiên không phải 
là con người. 
3. Có thể sáng tạo nghệ thuật 
Robot E-David tại Đại học Konstanz 
với cánh tay có 5 cây cọ vẽ và 24 màu sắc 
có thể tạo ra những bức tranh của riêng 
mình mà không cần sự trợ giúp của lập 
trình viên. Thậm chí còn có một cuộc thi 
nghệ thuật dành cho robot với 25 robot dự 
thi. 
4. Có lòng vị tha 
Các nhà nghiên cứu tại Thụy Sĩ đã 
chế tạo robot có bánh xe để tìm kiếm đĩa 
và đẩy chúng vào các khu vực được chỉ 
định. Robot thành công sẽ được giữ lại, 
trong khi những robot thất bại sẽ bị loại 
bỏ. Thật bất ngờ, những con robot đã chia 
sẻ đĩa của mình với những con khác để 
giữ cho các robot khác cùng tồn tại. 
 5. Có thể thể hiện sự đồng cảm 
Robot Forpheus chơi một trò chơi 
bóng bàn, nhưng cũng có thể phân tích 
ngôn ngữ cơ thể của đối thủ để xác định 
xem họ có kinh nghiệm hay không. Nếu 
Forpheus nhận ra đối thủ của mình chơi 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 5/2019 18 
không tốt lắm, thì nó sẽ động viên và 
khuyên bảo đối thủ. Tại Nhật Bản, robot 
Pepper đã được thiết kế để đọc cảm xúc 
của con người và đáp lại nó. Trong tương 
lai, robot có thể cảm nhận được cảm xúc 
và hiểu rõ hơn về chúng. 
6. Có thể tự tiến hành các thí nghiệm 
khoa học 
Tại Đại học Colombia, robot Adam 
Adam đã được thiết kế để tự mình thực 
hiện các quy trình khoa học, sử dụng dữ 
liệu, hình thành một giả thuyết và chạy 
thử nghiệm mà không cần bất kỳ sự trợ 
giúp nào của lập trình viên. Sau khi thực 
hiện hơn 1000 thí nghiệm cho một giả 
thuyết nhất định, nó đã thực hiện được 
khám phá khoa học đầu tiên của riêng 
mình. 
7. Có thể chạy và nhảy 
Công ty Boston Dynamics đã tạo ra 
một robot hình người có thể chạy ra ngoài 
mà không cần dây cáp hoặc ai đó điều 
khiển nó. Nó được gọi là Atlas. Trong các 
thử nghiệm khác, họ đã chứng minh rằng 
nó có thể thực hiện bước nhảy thành công 
lên các khối cao, hay dừng lại ở một khúc 
gỗ và nhảy qua nó. 
9. Có thể là y tá 
Hiện nay một số bệnh viện đã sử 
dụng robot có tên là “Tug”. Tug không sử 
dụng kim tiêm hoặc thực hiện các nhiệm 
vụ chăm sóc sức khỏe đòi hỏi kỹ thuật 
cao, mà thực hiện các công việc như mang 
thuốc và thực phẩm cho bệnh nhân. Đây 
mới chỉ là khởi đầu, trong tương lai, loại 
robot này sẽ có thể cải thiện tình trạng 
thiếu điều dưỡng và thực hiện các nhiệm 
vụ phức tạp hơn. 
10. Có thể có làn da và tay giống như 
người 
Các nhà nghiên cứu tại UCLA và Đại 
học Washington đã phát triển một làn da 
nhân tạo và co giãn có thể cho phép robot 
cảm nhận được cảm giác tương tự như con 
người và có thể tự sửa chữa. Nhiều robot 
ngày nay có móng vuốt, nhưng NASA 
hiện đang nghiên cứu một robot có tên 
Valkyrie có thể có bàn tay tinh chỉnh hơn 
để thực sự giống một bàn tay người. Họ 
muốn robot có thể thực hiện các loại 
nhiệm vụ như con người, như sử dụng 
tuốc nơ vít. 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 5/2019 19 
11. Có thể dẫn chương trình truyền 
hình 
Được giới thiệu ở Nhật Bản với tư 
cách là phát thanh viên đầu tiên có tên 
Kodomoroid, robot này đã được lập trình 
để đọc tin tức và thậm chí có khiếu hài 
hước riêng. Còn tại Trung Quốc, robot 
Xin Xiaomeng tóc ngắn, đeo hoa tai và 
mặc áo màu hồng, có thể dẫn chương trình 
giới thiệu dài một phút của Tân Hoa xã và 
trình bày sự kiện. 
12. Có thể đọc 
Năm 2018, hãng khổng lồ bán lẻ 
Trung Quốc Alibaba đã phát triển một 
thuật toán trí tuệ nhân tạo, lần đầu tiên, 
đọc và hiểu ngôn ngữ tốt hơn con người. 
Họ đã thử nghiệm thuật toán với Bộ dữ 
liệu trả lời câu hỏi Standford. Phát hiện 
mới này có thể lấy đi hàng ngàn công 
việc, bao gồm cả dịch vụ khách hàng. 
13. Có thể làm một người bạn 
Có đầu và vai, robot BINA48 trông 
rất giống người, được thiết kế bởi Hanson 
Robotics, họ đã mô hình hóa tất cả các 
chương trình, ký ức và tính cách của nó 
khiến robot thật như một người bạn. 
14. Có thể là hướng dẫn viên du lịch 
Toshiba đã tạo ra một robot giúp 
khách du lịch ở Nhật Bản. Được đặt tên là 
Junko Chihira, nó có thể nói bằng ba ngôn 
ngữ và có khả năng nhận dạng giọng nói 
để trả lời câu hỏi của khách du lịch. 
15. Gần như tự nhận thức được 
Nếu như chúng ta có cách để tạo ra 
một robot có ý thức, tự nhận thức, thì 
robot có tên là Nico gần hơn bao giờ hết. 
Được phát triển tại Đại học Yale, Nico đã 
được thiết kế để nhận ra các vật thể trong 
gương, giống như con người thường làm 
khi lái xe và nhìn vào gương chiếu hậu. 
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng muốn 
nó tự nhận ra, đây có thể là bước đệm để 
tiến tới robot tự nhận thức. 
16. Có thể tham chiến 
Quân đội đã sử dụng robot trong 
chiến tranh trong nhiều năm nay. Chúng 
được dùng để xác định vị trí bom, hoặc là 
một máy bay không người lái bay qua 
lãnh thổ của kẻ thù, robot chiến tranh gần 
như là phổ biến tại thời điểm này. Bước 
tiếp theo, robot đưa ra quyết định trong 
chiến tranh cho chính chúng. Xe tăng tự 
lái, thậm chí có lẽ cả robot hình người 
trong tương lai với trí tuệ nhân tạo đưa ra 
quyết định và điều hành cuộc chiến. 
17. Có thể làm trái với lập trình cho 
chính chúng 
Một nhóm nghiên cứu ở 
Massachusetts cho rằng robot sẽ có thể 
bất chấp mệnh lệnh của con người, đặc 
biệt là nếu mệnh lệnh của con người có 
vấn đề về mặt đạo đức. Tất nhiên, những 
người đã xem bộ phim A Space Odyssey 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 5/2019 20 
biết điều gì xảy ra khi robot có thể không 
tuân thủ lập trình cho chính chúng. 
18. Có thể lái xe ô tô 
Xe tự hành đang trở nên thực tế hơn 
bao giờ hết. Google, Tesla và nhiều nhà 
sản xuất ô tô khác đã nghiên cứu công 
nghệ này và gần đây Nissan và NASA đã 
nhảy vào cuộc đua, sử dụng công nghệ 
tương tự như Mars Rover để tự lái. 
19. Có thể nấu ăn 
Công ty Moley Robotics có trụ sở tại 
London mới đây đã tiết lộ robot của họ có 
thể nấu những bữa ăn ngon. Được gắn vào 
tường, hai cánh tay và bàn tay robot lơ 
lửng phía trên bếp, robot quét một hành 
động của con người và sau đó tự thực hiện 
các hành động tương tự. Nó được đào tạo 
bởi đầu bếp Tim Anderson, và công ty hy 
vọng sẽ bắt đầu giới thiệu nó trong nước. 
Nó không chỉ có thể làm thức ăn, mà còn 
có thể làm sạch các món ăn sau đó. Trong 
khi làm việc, bạn sẽ có thể đặt một bữa ăn 
nhất định từ một ứng dụng trên điện thoại 
để bạn có thể ăn nó khi về nhà. 
20. Có thể chơi nhạc 
Robot Shimon có thể tự tạo và phát 
nhạc của riêng mình. Sử dụng một cơ sở 
dữ liệu phong phú gồm 5.000 bài hát hoàn 
chỉnh, cộng với hai triệu họa tiết, đoạn riff 
và đoạn nhạc ngắn, nó có thể sáng tác các 
bài hát gốc. Để biết những gì nên được 
chơi, nó sử dụng một camera trên đầu với 
chương trình máy tính để phát hiện chúng. 
21. Có thể quan hệ tình dục 
Như chúng ta đã nói, các công ty 
robot đang phát triển các robot trông 
giống con người và có thể quan hệ tình 
dục với con người. Telegraph cho biết, 
hàng tỷ USD đang được đầu tư vào công 
nghệ mà không nghĩ về vấn đề đạo đức. 
Tiến sĩ Trudy Barber, người tiên phong về 
vấn đề này, tuyên bố những loại robot 
thông minh nhân tạo này sẽ là bình 
thường trong hai vòng hai thập kỷ tới. 
Nguồn: List 25 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 5/2019 21 
Mọi thông tin liên quan, xin vui lòng liên hệ: 
Bà Trần Thị Thu Hà, Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia 
24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Email: tranthithuha@vista.gov.vn 
CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN 
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia; Văn Phòng Bộ; 
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông Khoa học và Công nghệ 
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN 
Trần Đắc Hiến, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Trần Quang Tuấn. 
BAN BIÊN TẬP 
Trưởng Ban: Trần Thị Thu Hà 
Phó Trưởng Ban: Phùng Anh Tiến, Nguyễn Hoàng Giang 
Thành viên: Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Lê Hằng, Phạm 
Thu Thảo, Nguyễn Hạnh. 

File đính kèm:

  • pdfban_tin_khoa_hoc_cong_nghe_doi_moi_sang_tao_thang_5_nam_2019.pdf