Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 4 năm 2019
Ngày 8/4/2019, Liên minh châu Âu
(EU) đã công bố Hướng dẫn về phát triển
trí tuệ nhân tạo có đạo đức (Guidelines on
Developing ethical AI). Đây là một bộ
hướng dẫn về cách các công ty và chính
phủ nên phát triển các ứng dụng của trí tuệ
nhân tạo có đạo đức.
Để xây dựng Hướng dẫn, EU đã triệu
tập một nhóm gồm 52 chuyên gia từ các
học viện, cơ quan công nghiệp và các
công ty để đưa ra 7 yêu cầu mà họ nghĩ
rằng các hệ thống AI trong tương lai nên
đáp ứng, đó là:
Con người can thiệp và giám sát: AI
không nên chà đạp lên quyền tự chủ của
con người. Mọi người không nên bị thao
túng hoặc ép buộc bởi các hệ thống AI và
con người sẽ có thể can thiệp hoặc giám
sát mọi quyết định mà phần mềm đưa ra.
An toàn và tin cậy về kỹ thuật: AI
phải an toàn, chính xác, không dễ dàng bị
xâm phạm bởi các cuộc tấn công bên
ngoài, và đáng tin cậy.
Quyền riêng tư và quản trị dữ liệu:
Dữ liệu cá nhân được thu thập bởi các hệ
thống AI phải được bảo mật, riêng tư,
không nên được tiếp cận bởi bất cứ ai, và
không dễ dàng bị đánh cắp.
Tính minh bạch: Dữ liệu và thuật toán
được sử dụng để tạo ra một hệ thống AI
nên được truy cập và các quyết định được
đưa ra bởi phần mềm nên được hiểu và có
thể được truy tìm bởi con người. Nói cách
khác, các nhà khai thác có thể giải thích
các quyết định mà hệ thống AI của họ đưa
ra.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 4 năm 2019
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 1 BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA MỤC LỤC TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 1. EU: công bố hướng dẫn về phát triển trí tuệ nhân tạo có đạo đức ................................. 2 2. Hàn Quốc: Kế hoạch "Kinh doanh chiến lược 5G Plus" ............................................... 3 3. Nhật Bản lập liên minh 40 công ty để tạo đột phá trong đổi mới sáng tạo mở .............. 4 4. Đức: Thành lập trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo ở Bavaria .................................. 5 TIN TRONG NƯỚC TRONG THÁNG 5. Doanh nghiệp công nghệ Mỹ hợp tác về KH,CN và đổi mới sáng tạo với Việt Nam.6 6. IoT Innovation Hub: Hướng đến mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam ...................... 7 7. Việt Nam thúc đẩy hợp tác KH, CN và đổi mới sáng tạo với CHLB Đức .................... 8 8. Hoạch định chiến lược KH, CN và đổi mới sáng tạo dựa trên nhìn trước công nghệ ... 9 9. Ra mắt Không gian đổi mới sáng tạo dành cho nhà sáng chế ..................................... 10 10. Triển lãm Analytica Vietnam 2019 ............................................................................. 11 GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 11. 10 sáng chế xuất sắc được vinh danh .......................................................................... 12 NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 12. Mỹ: Sản xuất điện từ năng lượng tái tạo lần đầu vượt nhiệt điện than ........................ 13 Tháng 4 năm 2019 Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 2 EU: công bố hướng dẫn về phát triển trí tuệ nhân tạo có đạo đức Ngày 8/4/2019, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố Hướng dẫn về phát triển trí tuệ nhân tạo có đạo đức (Guidelines on Developing ethical AI). Đây là một bộ hướng dẫn về cách các công ty và chính phủ nên phát triển các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo có đạo đức. Để xây dựng Hướng dẫn, EU đã triệu tập một nhóm gồm 52 chuyên gia từ các học viện, cơ quan công nghiệp và các công ty để đưa ra 7 yêu cầu mà họ nghĩ rằng các hệ thống AI trong tương lai nên đáp ứng, đó là: Con người can thiệp và giám sát: AI không nên chà đạp lên quyền tự chủ của con người. Mọi người không nên bị thao túng hoặc ép buộc bởi các hệ thống AI và con người sẽ có thể can thiệp hoặc giám sát mọi quyết định mà phần mềm đưa ra. An toàn và tin cậy về kỹ thuật: AI phải an toàn, chính xác, không dễ dàng bị xâm phạm bởi các cuộc tấn công bên ngoài, và đáng tin cậy. Quyền riêng tư và quản trị dữ liệu: Dữ liệu cá nhân được thu thập bởi các hệ thống AI phải được bảo mật, riêng tư, không nên được tiếp cận bởi bất cứ ai, và không dễ dàng bị đánh cắp. Tính minh bạch: Dữ liệu và thuật toán được sử dụng để tạo ra một hệ thống AI nên được truy cập và các quyết định được đưa ra bởi phần mềm nên được hiểu và có thể được truy tìm bởi con người. Nói cách khác, các nhà khai thác có thể giải thích các quyết định mà hệ thống AI của họ đưa ra. Đa dạng, không phân biệt đối xử và công bằng: Các dịch vụ do AI cung cấp phải có sẵn cho tất cả mọi người, bất kể tuổi tác, giới tính, chủng tộc hoặc các đặc điểm khác. Môi trường và xã hội: Các hệ thống AI phải bền vững (nghĩa là chúng phải đảm bảo về mặt sinh thái) và thúc đẩy thay đổi xã hội theo hướng tích cực. Trách nhiệm: Các hệ thống AI phải được kiểm toán và được bảo vệ. Tác động tiêu cực của hệ thống nên được thừa nhận và báo cáo trước. Ông Andrus Ansip, Phó Chủ tịch EU về thị trường kỹ thuật số, cho rằng “Khía cạnh đạo đức của AI không là phần xa xỉ hay một đặc tính bổ sung. Xã hội chúng ta phải có sự tin tưởng để hưởng lợi hoàn toàn từ công nghệ”. EU nhận định AI đã và đang chuyển đổi doanh nghiệp theo nhiều hướng khác TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 3 nhau. Nó giúp doanh nghiệp tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và phân tích luồng dữ liệu. Dù vậy, công nghệ này đặt ra một loạt câu hỏi về mặt đạo đức, chẳng hạn như làm thế nào để bảo đảm rằng các thuật toán được lập trình mà không có sự thiên vị, và làm thế nào để AI chịu trách nhiệm nếu sự cố xảy ra. Do đó, EU muốn rằng công nghệ AI được kiểm soát và phát triển một cách có đạo đức. Theo EU, các công ty liên quan tới AI cần thiết lập các cơ chế trách nhiệm để ngăn chặn nó bị lạm dụng. Nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn cũng đang cố gắng đảm bảo điều này. Hướng dẫn mới về phát triển AI của cho thấy nỗ lực của EU để trở thành khu vực đi đầu trong việc quản lý AI. EU đã thực thi nhiều luật bảo mật dữ liệu mang tính bước ngoặt trong năm 2018, trong đó phạt nhiều hãng công nghệ như Google và Apple. Trong đầu tư cho AI, EU vẫn kém Mỹ và châu Á: EU đầu tư từ 2,4 - 3,2 tỉ EUR (2,7 - 4,15 tỉ USD) trong năm 2016, so với mức 10,9 tỉ USD ở châu Á và 20,9 tỉ USD ở Bắc Mỹ. Nguồn: The Verge Hàn Quốc: Kế hoạch "Kinh doanh chiến lược ... h CLIENT I & II - Đối tác quốc tế về nghiên cứu phát triển bền vững và Chương trình Đổi mới sáng tạo nhằm hỗ trợ các viện/trường và doanh nghiệp vừa và nhỏ (ZIM programme) hợp tác với Bộ Kinh tế và Năng lượng liên bang Đức (BMWi) Tại buổi làm việc, Ngài Bodo Ramelow cho biết, Bang Thüringen là Bang lớn nhất của Cộng hòa Liên bang Đức, đây là Bang đứng thứ tư về số lượng doanh nghiệp và có doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng số 1 tại Đức, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp mong muốn hợp tác với Việt Nam. Ngài Bodo Ramelow bày tỏ mong muốn hai Bên cùng đẩy mạnh hợp tác KH&CN, cũng như mở ra cánh cửa mới trong hợp tác giữa các doanh nghiệp. Tại buổi làm việc, phía Bang Thüringen đã đề xuất một số nội dung hợp tác với Bộ KH&CN thông qua một số dự án cụ thể của khối doanh nghiệp và các Viện nghiên cứu gồm: hợp tác kinh tế giữa Bang Thüringen và Việt Nam; Hợp tác nghiên cứu; triển khai dự án đầu tư trong lĩnh vực Y tế công nghệ cao: Dự án sản phẩm cấy ghép cao cấp trong chấn thương của Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam; chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng từ chất tái chế. Trên cơ sở tiềm năng hợp tác giữa hai nước, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới, hai Bên thúc đẩy triển khai tốt các hợp tác nghiên cứu chung và ký kết thực hiện thêm nhiều chương trình hợp tác mới giữa Việt Nam với Cộng hòa Liên bang Đức nói chung và Bang Thüringen nói riêng vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của hai nước trong tương lai và mong mối quan hệ hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hai Bên phát triển lên tầm cao mới. Nguồn: CESTC Hoạch định chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo dựa trên nhìn trước công nghệ Ngày 18/4/2019, tại Hà Nội, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (VISTI), Bộ KH&CN và Viện Chính sách KH&CN Hàn Quốc (STEPI) phối hợp tổ chức Hội thảo “Chiến lược quốc gia trong tương lai và nhìn trước công nghệ”. Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 10 Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe trình bày và cùng trao đổi các tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý của hai nước, đặc biệt là chia sẻ nhiều kinh nghiệm về chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI), nhìn trước công nghệ của Hàn Quốc mà Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng. Theo đó, việc hoạch định mang tầm chiến lược với STI dựa vào việc nhìn trước công nghệ cần xem xét kế hoạch đó có nằm trong chiến lược phát triển tổng thể quốc gia và liên quan đến các ngành khác như thế nào; thời điểm thực hiện phải gắn với thời gian thực hiện và định hướng của chiến lược phát triển quốc gia; cần lưu ý đến bối cảnh quốc tế, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia; chú ý đến ý kiến đóng góp của người dân, cơ quan chuyên trách; xây dựng kế hoạch, chiến lược hướng đến đổi mới sáng tạo KH&CN; Theo GS. Young II Park, Đại học Ewha, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN Hàn Quốc, vai trò phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan ban, ngành rất quan trọng và để có cơ chế hợp tác tốt cần đặt ra những tiêu chuẩn, nguyên tắc nhất định; điều tra nhu cầu, dự báo STI; phát triển năng lực phân tích, thống kê để có thể tiếp tục xây dựng, bổ sung chiến lược. Đặc biệt, phát triển hệ thống khung chính sách pháp lý và giao cho một đơn vị giám sát Nhiều vấn đề đã được các đại biểu Việt Nam đặt ra để cùng các chuyên gia Hàn Quốc trao đổi, thảo luận. Nguồn: CESTC Ra mắt Không gian đổi mới sáng tạo dành cho nhà sáng chế Trường Đại học Cần Thơ vừa ra mắt "Không gian đổi mới dành cho nhà sáng chế", nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo cho sinh viên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Đại học Bang Arizona hỗ trợ cho trường đại học Cần Thơ, với mục đích hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái đổi mới tại Việt Nam, trong đó có sinh viên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Không gian đổi mới dành cho nhà sáng chế (MIS) được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển đổi từ các phương pháp giảng dạy truyền thống sang mô hình học tập trải nghiệm hiện đại và hỗ trợ trường đại học Cần Thơ trong việc hợp tác với khu vực tư nhân, Giám đốc dự án USAID tại Việt Nam nhận định. Với việc ra mắt MIS, sinh viên, doanh nhân trẻ và giảng viên có thể tiếp cận được với các máy in 3D, máy cắt laser và các công cụ công nghệ cao khác. Qua đó cùng nhau hợp tác để thiết kế, xây dựng và chế tạo các nguyên mẫu sản phẩm và giải pháp đổi mới dựa trên nền tảng kỹ thuật với mục tiêu phục vụ cho Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 11 cộng đồng. Với MIS, các ý tưởng hay và sáng tạo có thể trở thành các sáng chế phục vụ cho nghiên cứu của giảng viên và sinh viên cũng như cộng đồng. Đại học Cần Thơ khuyến khích giảng viên và sinh viên của trường sử dụng MIS nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và hoạt động chuyên môn của mình, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, GS.TS Hà Thanh Toàn chia sẻ trong ngày ra mắt MIS. Không gian đổi mới dành cho nhà sáng chế là một phần trong Dự án “Xây dựng Liên minh các trường đại học và doanh nghiệp thông qua sáng tạo và đổi mới công nghệ” của USAID. Dự án góp phần thúc đẩy mối quan hệ đa dạng giữa các đối tác bao gồm chính phủ - doanh nghiệp - trường đại học có chung mục tiêu gắn kết chặt chẽ việc giảng dạy STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) tại các trường đại học. Nguồn: https://thoidai.com.vn Triển lãm Analytica Vietnam 2019 Sáng ngày 03/04/2019 tại Trung tâm triển lãm Sài Gòn SECC đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghệ thí nghiệm, phân tích, chẩn đoán và công nghệ sinh học lần thứ 6 năm 2019 (Analytica Vietnam 2019), do Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia phối hợp với Tập đoàn Messe Munchen tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ. Analytica Vietnam 2019, diễn ra từ ngày 03-05/4/2019, là một trong những hoạt động xúc tiến phát triển thị trường KH&CN trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thí nghiệm, phân tích, chẩn đoán, công nghệ sinh học. Qua đó, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu công nghệ cao, thiết bị hiện đại được tiếp cận trực tiếp các nhà cung cấp nước ngoài, có điều kiện so sánh, lựa chọn, tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch, mua bán thiết bị, chuyển giao công nghệ cao. Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, việc tổ chức Analytica Vietnam 2019 là hoạt động có ý nghĩa và cần thiểt, giúp các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp, bệnh viện, cơ sở dịch vụ phân tích, kiểm định, chẩn đoán của Việt Nam có điều kiện tiếp cận với những công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới. Đồng thời, tìm kiếm đối tác nước ngoài để hợp tác, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 12 Hơn 140 đơn vị đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ như Đức, Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc,... giới thiệu tại Triển lãm những công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay. Trong khuôn khổ Analytica Vietnam 2019 còn có các hội nghị, hội thảo khoa học. NASATI 10 sáng chế xuất sắc được vinh danh Ngày 25/4, Lễ trao giải cuộc thi Sáng chế năm 2018 đã đã diễn ra tại Hà Nội vinh danh 10 sáng chế xuất sắc, ứng dụng khả thi giúp cải thiện cuộc sống của người dân và góp phần phát triển kinh tế. Giải Nhất của Cuộc thi thuộc về tác giả Trần Kim Quy (83 tuổi, từng là giảng viên Đại học khoa học tự nhiên TP HCM) và cộng sự với quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải rắn sinh hoạt. Tác giả đã sử dụng rác thải sinh hoạt đô thị và nông thôn làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Các chủng vi sinh vật dùng để nhân giống, lên men sản xuất ra các chế phẩm vi sinh phân lập tuyển chọn từ trong đất. Hội đồng giám khảo đánh giá, giải pháp kỹ thuật khả thi và tính ổn định cao trong điều kiện kinh tế hiện nay của Việt Nam. Giải nhất được nhận 80 triệu đồng, cúp của Ban tổ chức và bằng khen của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ. Giải nhì được trao cho giải pháp "Hệ thống hộp thép mạ kẽm bọc nhựa PVC chứa đá hộc liên kết dạng bậc so le bảo vệ mái hạ lưu đập đá đổ giảm lũ quét và bùn đá" của tác giả Phạm Anh Tuấn và cộng sự tại Hà Nội. Giải pháp này giúp xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển hạn chế xói lở bờ, công trình giảm thiểu rủi ro thiên tai lũ ống, lũ quét, bùn đá tại khu vực miền núi có nguy cơ sạt lở cao. Nhóm tác giả nhận được 50 triệu đồng và cúp từ Ban tổ chức. Giải ba được trao cho phương pháp và hệ thống thiết bị sản xuất hỗn hợp C60 – C70 Fullerene của tác giả Trịnh Đình Năng (Vĩnh Phúc). Giải pháp sáng chế này tận dụng các loại chất thải nông nghiệp có hàm lượng carbon cao như vỏ trấu, sọ dừa, vỏ tơ của hạt cà phê, lông vũ, cùi ngô... là những nguyên liệu có sẵn, rẻ Tác giả Trần Kim Quy (thứ hai từ phải qua) nhận giải nhất từ Ban tổ chức. GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠOVÀ ĐMST Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 13 tiền để tổng hợp ra sản phẩm hỗn hợp C60 - C70 fullerene - vật liệu phục vụ cho nhiều lĩnh vực kỹ thuật cao như: vật liệu, điện tử... Ở giải ba, tác giả nhận được 30 triệu đồng và cúp từ Ban tổ chức. Có 7 sáng chế giành giải khuyến khích. Cuộc thi năm nay có chủ đề "Sáng tạo công nghệ cho cuộc sống hàng ngày", Ban Tổ chức cho biết đã nhận được 212 hồ sơ dự thi, từ 40 tỉnh/thành phố trong cả nước, trong đó Hà Nội là địa phương có nhiều hồ sơ dự thi nhất (61 hồ sơ). Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc, Cuộc thi Sáng chế được Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam tổ chức thường niên. Cuộc thi lan tỏa tinh thần sáng tạo tới nhiều thành phần kinh tế trong xã hội, nhận được sự quan tâm của cộng đồng từ nhà khoa học đến người dân. Hồ sơ gửi đến tham gia giải gia tăng trong các năm. Đây cũng chính là mục tiêu của giải thưởng nhằm khuyến khích, tôn vinh các hoạt động sáng tạo, tạo ra các công nghệ, giải pháp kỹ thuật, dịch vụ mới có khả năng ứng dụng rộng, tiện ích, với chi phí thấp để phục vụ tốt hơn cho cuộc sống người dân và sự phát triển chung của đất nước. NASATI Mỹ: Sản xuất điện từ năng lượng tái tạo lần đầu vượt nhiệt điện than Theo một báo cáo gần đây được công bố bởi Viện phân tích tài chính và kinh tế năng lượng Mỹ (IEEFA), lần đầu tiên ngành năng lượng tái tạo tạo ra nhiều điện hơn nhiệt điện than trong tháng 4/2019. Đây là một thời khắc bước ngoặt đối với năng lượng tái tạo. Sự chuyển dịch trong ngành điện của nước Mỹ rõ ràng là một hiện tượng. Than, từ lâu là nguồn đóng góp chính của ngành điện, vị trí này sau đó thuộc về khí đốt tự nhiên - một loại nhiên liệu hóa thạch đốt sạch hơn nhiều. Hiện nay, sản xuất nhiệt điện than đang phải đối mặt với áp lực từ năng lượng gió và mặt trời. "5 năm trước, không mấy ai dám nghĩ tới viễn cảnh này. Quá trình chuyển đổi đang diễn ra trong lĩnh vực điện ở Hoa Kỳ đã trở nên phi thường" Dennis Wamstead, nhà phân tích nghiên cứu tại IEEFA, cho biết. Thậm chí một thập kỷ trước, năng lượng tái tạo của Mỹ còn rất ít. Nhưng một làn sóng đầu tư - đầu tiên là năng lượng gió và sau đó là năng lượng mặt trời - đã làm cho các công nghệ mới này rẻ hơn rất nhiều. Đồng thời, nhận thức ngày càng tăng về biến đổi khí hậu đã khiến nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình và cơ NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 14 quan lập pháp nhà nước Mỹ yêu cầu năng lượng sạch hơn. Báo cáo của IEEFA đã trích dẫn số liệu thống kê của chính phủ Mỹ cho thấy rằng năng lượng tái tạo (thủy điện, sinh khối, gió, mặt trời và địa nhiệt) sẽ vượt năng lượng than trong tháng 5/2019 và trong giai đoạn còn lại của năm 2019 và sang 2020. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ nhận định, năm nay năng lượng tái tạo có thể sẽ bắt đầu tạo ra nhiều năng lượng hơn so với 240 GW điện than than hiện nay. Tại Mỹ, năng lượng tái tạo vượt năng lượng điện than là ngoài dự kiến. Thực tế chỉ đến năm 2016, than mới bị khí đốt tự nhiên vượt qua để trở thành nguồn năng lượng số 1 của Mỹ. Việc sản lượng điện tái tạo tăng cũng có thể thay thế lượng điện lớn thiếu hụt trong quá trình bảo trì các nhà máy điện than, hoặc các nhà máy điện than bổ sung lượng điện khi sản xuất điện tái tạo phụ thuộc theo mùa. Tại Mỹ, một số nhà máy than ngừng hoạt động để bảo trì trong mùa xuân khi nhu cầu điện thấp. Mùa xuân cũng có xu hướng là một thời kỳ thủy điện và năng lượng gió có mức sản xuất điện cao. Theo số liệu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (EIA) được công bố đầu năm nay, năng lượng tái tạo của Mỹ được dự báo là nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất trong sản xuất điện trong 2 năm tới. Đồng thời, điện than tiếp tục giảm nhanh chóng. Tổng sản lượng điện than đã giảm từ 45% trong năm 2010 xuống còn 28% vào năm 2018. Và dự kiến sẽ giảm xuống chỉ còn 24% vào năm 2020. Bất chấp lời hứa của Tổng thống Donald Trump sẽ làm trẻ hóa ngành công nghiệp than bằng cách cắt giảm quy định, lượng điện than của Mỹ vẫn tiếp tục giảm. Tiêu thụ than của Mỹ giảm khoảng 4% trong năm 2018 để xuống mức thấp nhất kể từ năm 1979, theo EIA. Vấn đề đối với than là kinh tế. Các nhà máy điện than của Mỹ đã cũ, trung bình đã hoạt động được khoảng 40 năm, theo Wamstead. Các nhà máy điện than thường tồn tại trong khoảng từ 40 đến 60 năm. Khi đã có thời gian sử dụng lâu năm, các nhà máy này đòi hỏi phải được bảo trì và sửa chữa nhiều hơn, làm cho năng lượng tái tạo trở nên hấp dẫn hơn nhiều. Một số công ty điện lực đang từ bỏ các nhà máy điện than để chuyển sang nguồn sản xuất điện thân thiện với môi trường hơn. Chẳng hạn, Công ty Xcel Energy (XEL) đã đóng cửa 1/4 các nhà máy điện than của mình và có kế hoạch cung cấp điện không carbon vào năm 2050 - một mục tiêu đầy tham vọng sẽ cần nhiều năng lượng gió và mặt trời. Nguồn: CNN Business Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 15 Mọi thông tin liên quan, xin vui lòng liên hệ: Bà Trần Thị Thu Hà, Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Email: tranthithuha@vista.gov.vn CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia; Văn Phòng Bộ; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông Khoa học và Công nghệ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN Trần Đắc Hiến, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Trần Quang Tuấn. BAN BIÊN TẬP Trưởng Ban: Trần Thị Thu Hà Phó Trưởng Ban: Phùng Anh Tiến, Nguyễn Hoàng Giang Thành viên: Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Lê Hằng, Phạm Thu Thảo, Nguyễn Hạnh.
File đính kèm:
- ban_tin_khoa_hoc_cong_nghe_doi_moi_sang_tao_thang_4_nam_2019.pdf