Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 3 năm 2019

Chính sách mới của Mỹ về ưu tiên và

thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa

ký “Sắc lệnh về duy trì khả năng lãnh đạo

của Mỹ trong trí tuệ nhân tạo” (Executive

Order on Maintaining American

Leadership in Artificial Intelligence).

Sắc lệnh hành pháp yêu cầu các cơ

quan chính phủ liên bang dành nhiều

nguồn lực và đầu tư vào nghiên cứu,

quảng bá và đào tạo về trí tuệ nhân tạo

(AI). Theo Sáng kiến AI của Mỹ, chính

quyền đang chỉ đạo các cơ quan ưu tiên

đầu tư vào nghiên cứu và phát triển AI,

tăng khả năng tiếp cận dữ liệu và mô hình

liên bang cho nghiên cứu đó và chuẩn bị

cho công nhân thích nghi với thời đại của

AI.

Mặc dù không có tài trợ cụ thể được

công bố cho sáng kiến này, nhưng Nhà

Trắng muốn báo cáo và theo dõi chi tiêu

tốt hơn cho nghiên cứu và phát triển liên

quan đến AI. Nhà Trắng cho biết đầu tư

vào AI là rất quan trọng để tạo ra các

ngành công nghiệp của tương lai, như xe

hơi tự lái, robot công nghiệp, thuật toán

chẩn đoán bệnh

Sắc lệnh này nhằm đảm bảo Hoa Kỳ

duy trì lợi thế của mình trong phát triển

AI và các lĩnh vực liên quan, như sản xuất

tiên tiến và điện toán lượng tử.

Tổng thống Donald Trump, trong bài

phát biểu tại Liên bang trước đó, cho biết

ông sẵn sàng hợp tác với các nhà lập pháp

để cung cấp đầu tư cơ sở hạ tầng mới và

quan trọng, bao gồm đầu tư vào các ngành

công nghiệp tiên tiến trong tương lai, cho

đó là một điều cần thiết.

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 3 năm 2019 trang 1

Trang 1

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 3 năm 2019 trang 2

Trang 2

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 3 năm 2019 trang 3

Trang 3

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 3 năm 2019 trang 4

Trang 4

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 3 năm 2019 trang 5

Trang 5

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 3 năm 2019 trang 6

Trang 6

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 3 năm 2019 trang 7

Trang 7

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 3 năm 2019 trang 8

Trang 8

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 3 năm 2019 trang 9

Trang 9

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 3 năm 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang baonam 15060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 3 năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 3 năm 2019

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 3 năm 2019
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 1 
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
Mục lục 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG ......................................................................... 2 
1. Chính sách mới của Mỹ về ưu tiên và thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo .................... 2 
2. Hàn Quốc: thành lập Đội quản trị Blockchain ............................................................... 3 
3. Indonesia: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Cách mạng Công nghiệp 4.0 ...... 3 
4. Đức: gần 60 tỷ EUR phát triển xe điện và xe tự lái ....................................................... 4 
TIN TRONG NƯỚC TRONG THÁNG ................................................................. 5 
5. Thủ tướng đốc thúc triển khai Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia ........................... 5 
6. Hội nghị Giám đốc Sở KH&CN triển khai nhiệm vụ công tác năm 2019 .................... 6 
7. Khai trương Trung tâm Hợp tác Việt Nam-Singapo ..................................................... 7 
8. Triển khai Chương trình trọng điểm cấp quốc gia: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng 
dụng công nghệ của công nghiệp 4.0” khu vực phía Nam ............................................ 8 
9. Hội nghị lần thứ 1 Liên hợp bổ sung nguồn tin điện tử Science Direct ......................... 9 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 
10. Trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2018 .................................................................. 11 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH ......................................................................... 12 
11. Những nhóm nghề nghiệp sẽ không bị robot thay thế ................................................. 12 
Tháng 3 năm 2019 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 2 
Chính sách mới của Mỹ về ưu tiên và 
thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo 
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa 
ký “Sắc lệnh về duy trì khả năng lãnh đạo 
của Mỹ trong trí tuệ nhân tạo” (Executive 
Order on Maintaining American 
Leadership in Artificial Intelligence).
Sắc lệnh hành pháp yêu cầu các cơ 
quan chính phủ liên bang dành nhiều 
nguồn lực và đầu tư vào nghiên cứu, 
quảng bá và đào tạo về trí tuệ nhân tạo 
(AI). Theo Sáng kiến AI của Mỹ, chính 
quyền đang chỉ đạo các cơ quan ưu tiên 
đầu tư vào nghiên cứu và phát triển AI, 
tăng khả năng tiếp cận dữ liệu và mô hình 
liên bang cho nghiên cứu đó và chuẩn bị 
cho công nhân thích nghi với thời đại của 
AI. 
Mặc dù không có tài trợ cụ thể được 
công bố cho sáng kiến này, nhưng Nhà 
Trắng muốn báo cáo và theo dõi chi tiêu 
tốt hơn cho nghiên cứu và phát triển liên 
quan đến AI. Nhà Trắng cho biết đầu tư 
vào AI là rất quan trọng để tạo ra các 
ngành công nghiệp của tương lai, như xe 
hơi tự lái, robot công nghiệp, thuật toán 
chẩn đoán bệnh 
Sắc lệnh này nhằm đảm bảo Hoa Kỳ 
duy trì lợi thế của mình trong phát triển 
AI và các lĩnh vực liên quan, như sản xuất 
tiên tiến và điện toán lượng tử. 
Tổng thống Donald Trump, trong bài 
phát biểu tại Liên bang trước đó, cho biết 
ông sẵn sàng hợp tác với các nhà lập pháp 
để cung cấp đầu tư cơ sở hạ tầng mới và 
quan trọng, bao gồm đầu tư vào các ngành 
công nghiệp tiên tiến trong tương lai, cho 
đó là một điều cần thiết. 
Michael Kratsios, một cố vấn khoa 
học của Nhà Trắng, cho biết trên tạp chí 
Wired, với khả năng lãnh đạo đúng đắn, 
AI có thể giúp cho các công nhân Mỹ 
bằng cách giải phóng họ khỏi những 
“nhiệm vụ trần tục” (mundane tasks). AI 
chạm đến mọi khía cạnh của đời sống và 
đầy hứa hẹn đối với người dân Mỹ. 
AI và học máy sâu làm tăng mối lo 
ngại về đạo đức, kiểm soát, quyền riêng 
tư, an ninh mạng và nó cũng được thiết 
lập để kích hoạt sự thay đổi công việc giữa 
các ngành công nghiệp, các công ty. 
Một nghiên cứu năm 2018 từ PwC 
cho biết 30% việc làm có nguy cơ tự động 
hóa vào giữa những năm 2030, trong đó 
44% công nhân có trình độ học vấn thấp 
có nguy cơ mất việc. Đồng thời, nghiên 
cứu cho thấy tự động hóa có thể tăng tổng 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 3 
sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu thêm 
15 nghìn tỷ USD vào năm 2030. 
Trước đó, Nhà Trắng đã tổ chức một 
cuộc họp về AI với hơn 30 công ty lớn từ 
nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao 
gồm Ford Motor Co, Boeing Co, 
Amazon.com Inc và Microsoft Corp, cam 
kết sẽ không cản trở sự phát triển của AI. 
Nguồn: Reuters 
Hàn Quốc: thành lập Đội quản trị 
Blockchain 
Seoul mới đây đã thành lập Đội quản 
trị Blockchain (Blockchain Governance 
Team) nhằm tìm kiếm những lợi ích của 
công nghệ blockchain cho các dịch vụ 
hành chính. Theo đó, các thành viên của 
nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu các ứng 
dụng blockchain trong các dịch vụ khác 
nhau của chính quyền, trong đó có hệ 
thống bầu cử trực tuyến, các hệ thống 
quản lý tích hợp, xác minh tài liệu số và 
thanh toán hợp đồng phụ. 
 Đội đặc nhiệm này bao gồm khoảng 
100  ... ng trình KC 4.0 và trao đổi, 
giải đáp các thắc mắc xung quanh việc đề 
xuất đề tài, dự án thuộc Chương trình. 
Trong đề xuất các nhiệm vụ, GS.TS. 
Nguyễn Thanh Thủy nhấn mạnh, cần ưu 
tiên các đề xuất: gắn với các hệ tri thức 
Việt số hóa; có sản phẩm có thể triển khai 
ứng dụng trực tiếp trong đời sống, có sự 
lan tỏa trong xã hội; Có đăng ký sở hữu trí 
tuệ, sáng chế; đề xuất có sự phối hợp giữa 
các viện nghiên cứu, trường đại học và 
các tổ chức, doanh nghiệp KH&CN;... đặc 
biệt là đối với các công ty khởi nghiệp 
sáng tạo nhằm hỗ trợ, hoàn thiện công 
nghệ; đổi mới và triển khai mô hình 
quản trị, sản xuất - kinh doanh trong 
các lĩnh vực ưu tiên và quan trọng. 
Chương trình cũng kỳ vọng sẽ 
nhận được nhiều đề xuất tham gia của 
các tổ chức KH&CN khu vực phía 
Nam, đặc biệt là các đề xuất có sự phối 
hợp của doanh nghiệp và các cơ sở 
nghiên cứu; các đề xuất có sản phẩm có 
thể triển khai ứng dụng trực tiếp trong 
đời sống, có sự lan tỏa trong xã hội; các 
đề xuất nghiên cứu, phát triển và ứng 
dụng các công nghệ chủ chốt của công 
nghiệp 4.0 nằm trong Danh mục của 
Quyết định số 3685/QĐ-BKHCN ngày 
03/12/2018 của Bộ KH&CN. 
Để Chương trình Chương trình KC 
4.0 được triển khai rộng rãi, đáp ứng được 
yêu cầu thực tiễn, ngày 22/2/2019, Bộ 
KH&CN đã ra thông báo kêu gọi đề xuất 
đề tài/dự án khoa học và công nghệ từ các 
tổ chức, doanh nghiệp KH&CN, viện 
nghiên cứu, trường đại học trên cả nước. 
Nguồn: Vụ Công nghệ cao 
Hội nghị lần thứ 1 Liên hợp bổ sung 
nguồn tin điện tử Science Direct 
Sáng 5/3/2019, tại Hà Nội, Cục Thông tin 
KH&CN quốc gia đã tổ chức “Hội nghị 
lần thứ 1 Liên hợp bổ sung nguồn tin điện 
tử Science Direct”. Hội thảo nhằm mục 
đích hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu 
khoa học và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam 
cũng như giúp các trường đại học, viện 
nghiên cứu thành viên có cơ hội truy cập 
Quang cảnh hội thảo 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 10 
và khai thác các cơ sở dữ liệu KH&CN 
hàng đầu thế giới. 
Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá 
hoạt động của Liên hợp bổ sung nguồn tin 
Science Direct năm 2017 - 2018 và 
phương hướng phát triển bền vững cho 
Liên hợp; Đề xuất phương án mở rộng 
thành viên tham gia Liên hợp bổ sung 
nguồn tin Science Direct; Thảo luận về 
phương án mở rộng, thoả thuận hợp tác và 
phát triển Liên hợp bổ sung nguồn tin 
Science Direct. Hội nghị lần này có nghĩa 
đặc biệt quan trọng và là cơ hội để cộng 
đồng khoa học trong đó có các trường đại 
học, tổ chức nghiên cứu khoa học chia sẻ 
cả về nguồn lực, hợp tác khoa học ngoài 
vấn đề về kinh phí, cùng nhau phối hợp, 
mở rộng mô hình cũng như tạo điều kiện 
tốt nhất để tăng cường sức mạnh vốn tài 
nguyên thư viện, phát triển LHTV đa 
dạng. 
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ 
của hoạt động liên hiệp thư viện (LHTV) 
trên thế giới, chúng ta không thể phủ nhận 
việc LHTV mang lại lợi ích to lớn cho cả 
thư viện và bạn đọc. Ở Việt Nam, LHTV 
đã hình thành từ cuối năm 2004. Tham gia 
liên hiệp, thư viện thành viên có thể khắc 
phục những hạn chế, vượt qua thách thức 
và hội nhập với sự phát triển của xã hội. 
Mục tiêu cuối cùng là để thoả mãn tối đa 
nhu cầu ngày càng phát triển của bạn đọc. 
Hiện tại, LHTV có sự tham gia của 
khoảng 50 đơn vị thường xuyên tham gia 
mua chung cơ sở dữ liệu Proquest Central 
- cơ sở dữ liệu đa ngành, đa lĩnh vực lớn 
nhất trên thị trường hiện nay. Trong mô 
hình của LHTV bổ sung Proquest, Cục 
Thông tin KH&CN quốc gia là đơn vị 
đóng góp một nửa kinh phí để mua quyền 
truy cập cơ sở dữ liệu Proquest hằng năm. 
Hội nghị lần này là bước khởi đầu rất 
thành công cho sự phát triển của Liên hiệp 
Thư viện bổ sung nguồn tin điện tử 
Science Direct - nguồn tin đóng vai trò vô 
cùng quan trọng trong giai đoạn sắp tới. 
Đây là chương trình dành cho các trường 
đại học, viện nghiên cứu thành viên có cơ 
hội truy cập và khai thác các cơ sở dữ liệu 
KH&CN hàng đầu trên thế giới, nhằm 
thực hiện Quyết định số 1285/QĐ-TTg 
ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính 
phủ phê duyệt “Đề án Phát triển nguồn tin 
KH&CN phục vụ nghiên cứu khoa học, 
phát triển công nghệ đến năm 2025, tầm 
nhìn 2030”. 
NASATI 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 11 
Trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 
2018 
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ 
chức Lễ trao Giải thưởng Kovalevskaia 
năm 2018. Theo đó, GS. TS. Nguyễn Thị 
Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp 
Việt Nam đã đạt giải cá nhân và Bộ môn 
Công nghệ môi trường, Khoa môi trường, 
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học 
Quốc gia Hà Nội nhận giải tập thể. 
Mặc dù là cá nhân trẻ tuổi nhất từng 
được nhận Giải thưởng Kovalevskaia, 
GS.TS. Nguyễn Thị Lan (sinh năm 1974) 
đã có nhiều thành tích nghiên cứu khoa 
học xuất sắc, bao gồm 105 công bố khoa 
học (29 công bố ISI/Scopus, 79 công bố 
trong nước) và nhiều sản phẩm được 
chuyển giao và ứng dụng trong nông 
nghiệp, tiêu biểu như bộ kit chẩn đoán 
nhanh hội chứng rối loạn hô hấp và sinh 
sản (PRRS), bệnh tai xanh ở lợn; chế 
phẩm vi sinh vật (đệm lót sinh học) sử 
dụng trong chăn nuôi GS.TS. Nguyễn 
Thị Lan cũng nhà khoa học nữ thứ ba ở 
Học viện Nông nghiệp được trao giải 
Kovalevskaia, sau PGS.TS. Tạ Thu Cúc 
(năm 1991) và PGS.TS. Nguyễn Thị 
Trâm (năm 2000). 
Giải tập thể được trao cho các nhà 
khoa học nữ ở bộ môn Công nghệ môi 
trường, Khoa Môi trường, Đại học Khoa 
học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 
với nhiều thành tích đã đạt được trong hai 
hướng nghiên cứu chính: công nghệ xử lý, 
tận dụng chất thải và phân tích, đánh giá 
chất lượng môi trường. Từ hai hướng này, 
nhiều đề tài, mô hình đã được triển khai 
ứng dụng như: “Xây dựng hệ thống xử lý 
nước dệt vải nhuộm”, “Nghiên cứu chế 
tạo hệ thống đồng bộ xử lý nước ngầm có 
hàm lượng asen cao”, “Sử dụng các biện 
pháp sinh học để xử lý nước thải” 
Ngoài giải thưởng, Học bổng 
Kovalevskaia 2018 cũng chọn và trao cho 
3 nữ sinh có thành tích xuất sắc trong học 
tập. Một điều đặc biệt là trong lễ trao giải 
năm nay phần giao lưu giữa các nhà khoa 
học nữ với học sinh, sinh viên. Ngoài mục 
tiêu trao đổi, học hỏi thêm kiến thức, kinh 
nghiệm, Ban tổ chức kỳ vọng các nhà 
khoa học nữ sẽ “truyền cảm hứng” cho 
các thế hệ đi sau tiếp tục kiên trì trên con 
đường nghiên cứu khoa học, đặc biệt là 
lĩnh vực khoa học tự nhiên - hiện đang có 
tỷ lệ nhà khoa học nữ ở mức thấp. 
Phát biểu tại Lễ trao giải, đ/c Trần 
Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, 
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn, 
nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch 
Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà trao giải 
thưởng Kovalevskaia 2018 cho tập thể và cá nhân đạt 
giải. 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 
SÁNG TẠOVÀ ĐMST 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 12 
Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ 
quốc Việt Nam cho biết trong thời gian 
tới, Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục có các 
chính sách, quan tâm tạo điều kiện để phụ 
nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ làm công 
tác nghiên cứu khoa học nói riêng tiếp tục 
phát huy tài năng, trí tuệ, không ngừng 
cống hiến, đóng góp cho sự bình đẳng, 
phát triển của phụ nữ. 
NASATI 
Những nhóm nghề nghiệp sẽ không bị 
robot thay thế 
Kai-Fu Lee, tiến sĩ khoa học máy tính 
Trường Carnegie Mellon, nguyên Phó 
chủ tịch Apple và Google, hiện là CEO 
của hãng đầu tư mạo hiểm Trung Quốc 
Sinovation Ventures vừa đưa ra nhận định 
về 4 nhóm nghề nghiệp trong tương lai 
vẫn không có khả năng bị robot, trí tuệ 
nhân tạo (AI) thay thế. 
TS. Kai-Fu Lee 
TS. Kai-Fu Lee, tác giả cuốn sách 
“Các siêu cường AI: Trung Quốc, Thung 
lũng Silicon và Trật tự thế giới mới”, tin 
rằng AI sẽ thay đổi thế giới nhiều hơn bất 
cứ thứ gì trong lịch sử nhân loại, thậm chí 
hơn cả điện. Sự trỗi dậy của AI có ảnh 
hưởng đặc biệt đến thị trường lao động. 
Đây là thực tế mà nhiều người lao động 
quan tâm, bởi một thế hệ máy móc thông 
minh mới, được thúc đẩy bởi những tiến 
bộ nhanh chóng về AI và robot, có khả 
năng thay thế một tỷ lệ lớn các công việc 
hiện tại của con người. Mặc dù một số 
công việc mới sẽ được tạo ra như trong 
quá khứ, nhưng mối quan tâm lo ngại với 
nhiều người là có thể khi chi phí của máy 
móc thông minh giảm theo thời gian và 
năng lực của chúng tăng lên. Tuy nhiên 
vẫn có 4 nhóm nghề nghiệp sẽ an toàn 
trước cuộc cách mạng AI, đó là: 
Nhóm nghề nghiệp đòi hỏi sáng tạo 
Nhóm nghề nghiệp này bao gồm các 
nghề như nhà khoa học, tiểu thuyết gia, 
nghệ sĩ Những nghề này đòi hỏi AI cần 
phải có mục tiêu để tối ưu hóa. Theo TS. 
Kai-Fu Lee, robot, AI không thể phát 
minh. Mặc dù năm 2018, AI đã sử dụng 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 13 
sự tối ưu hóa để tạo ra bức chân dung một 
người hư cấu, nhưng nó thực sự “vô hồn”. 
AI có thể sử dụng nhiều mạng lưới “thần 
kinh” để quét hàng ngàn hình ảnh, sau đó 
dựng lên thông tin và dùng thông tin này 
để tạo ra hình ảnh mới. Kết quả của quá 
trình này là bức tranh có tựa Edmond de 
Belamy, from La Famille de Belamy được 
bán trực tuyến qua nhà đấu giá Christie’s 
với giá 432.500 USD. Tuy nhiên, đây khó 
trở thành xu hướng phổ biến trong hội 
họa. Tiểu thuyết gia đòi hỏi một trong 
những mức độ sáng tạo cao nhất. Sự thành 
công của một tác phẩm hư cấu vĩ đại nằm 
ở những ý tưởng ban đầu, những nhân vật 
thú vị, một cốt truyện hấp dẫn và ngôn 
ngữ thơ mộng. Tất cả các thành phần thiết 
yếu này của văn bản rất khó để sao chép 
thông qua các thuật toán. AI sẽ có thể viết 
các bài đăng trên phương tiện truyền 
thông xã hội, đề xuất tên sách và thậm chí 
có thể bắt chước phong cách viết, nhưng 
những cuốn sách, phim và vở kịch hay 
nhất cuối cùng sẽ được viết bởi con người, 
ít nhất là trong tương lai gần. 
Những nghề khoa học và công nghệ: 
Khoa học là nghề tối thượng của sự sáng 
tạo của con người. AI chỉ có thể tối ưu hóa 
dựa trên các mục tiêu được đặt ra bởi sự 
sáng tạo của con người. Trong khi AI 
không có khả năng thay thế các nhà khoa 
học, nhưng AI sẽ tạo ra những công cụ 
tuyệt vời cho các nhà khoa học. Ví dụ, 
trong khám phá thuốc, AI có thể được sử 
dụng để đưa ra giả thuyết và kiểm tra khả 
năng sử dụng các loại thuốc đã biết đối 
với các bệnh hoặc lọc các loại thuốc mới 
có thể để các nhà khoa học xem xét. 
Về nghề nghiên cứu và kỹ thuật liên 
quan đến AI. Lee dự đoán rằng, khi AI 
phát triển, đương nhiên sẽ có một bước 
nhảy vọt về số lượng chuyên gia AI. Khi 
nói đến các vị trí liên quan đến AI, các 
chuyên gia này sẽ cần theo kịp những thay 
đổi do AI gây ra, giống như trong những 
năm gần đây, các kỹ sư phần mềm phải 
học về ngôn ngữ lắp ráp, ngôn ngữ cấp 
cao, lập trình hướng đối tượng, lập trình 
di động và bây giờ là lập trình AI. 
Liên quan đến các nghề khoa học và 
kỹ thuật máy tính. Một báo cáo của 
McKinsey cho thấy số lượng chuyên gia 
kỹ thuật như nhà khoa học máy tính, kỹ 
sư, quản trị viên CNTT, nhân viên CNTT 
và chuyên gia tư vấn công nghệ sẽ tăng từ 
20 triệu đến 50 triệu trên toàn cầu vào 
năm 2030. Các chuyên gia kỹ thuật, ngày 
càng phải có trình độ phải cao hơn khi AI 
và tự động hóa được cải thiện, những 
công việc này đòi hỏi phải cập nhật công 
nghệ và dịch chuyển vào các lĩnh vực 
không được tự động hóa bởi công nghệ. 
Nhóm công việc cần sự đồng cảm và 
chia sẻ 
Danh mục này gồm các nghề nghiệp 
như giáo viên, bảo mẫu và bác sĩ. TS. Lee 
lưu ý rằng công việc mảng này “lớn hơn 
rất nhiều” so với công việc ở các mảng 
khác. “Những nghề nghiệp này đòi hỏi 
lòng trắc ẩn, sự tin tưởng và đồng cảm - 
điều mà AI không có. Ngay cả khi AI cố 
gắng tạo ra những cảm giác kể trên, không 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 14 
ai muốn nghe một chatbot thông báo rằng 
mình bị ung thư, hay một robot trông 
chừng con em họ”, ông Lee cho biết. 
Dạy học có vẻ như là một trong 
những nghề nghiệp mà robot thực sự sẽ 
phù hợp hoàn hảo. Tuy nhiên, mặc dù một 
robot có thể có tất cả các câu trả lời cho 
sinh viên, nhưng dạy học không phải là 
một nghề lý tưởng cho AI. AI đòi hỏi phải 
được đào tạo liên tục về cảm xúc và tương 
tác của con người, những điều mà chỉ con 
người sinh ra và có thể hiểu một cách hợp 
lý. Mặc dù vẫn còn phải chờ xem liệu dự 
đoán của Lee sẽ trở thành sự thật hay 
không, có một điều chắc chắn: AI vẫn còn 
một chặng đường dài trước khi có thể làm 
chủ cách thức con người hoạt động. 
Theo TS. Lee, mối quan hệ cộng sinh 
giữa con người và AI có thể giúp ích cho 
các khía cạnh phân tích và hành chính 
trong chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên, các 
bác sĩ và y tá vẫn sẽ cần thiết. Ngoài ra, 
các công việc liên quan đến tâm thần học, 
công tác xã hội và tư vấn hôn nhân đều là 
những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng giao 
tiếp mạnh mẽ, sự đồng cảm và khả năng 
chiếm được lòng tin. Vì tâm thần học và 
các vai trò tư vấn khác đòi hỏi những kỹ 
năng giao tiếp sâu sắc như vậy, nên hầu 
như không thể đào tạo một cỗ máy phản 
ứng như con người trong các tình huống 
cảm xúc. 
Tuy nhiên, AI vẫn được dùng để hỗ 
trợ công việc cho các bác sĩ. Đơn cử, một 
nhóm các nhà khoa học từ Đại học 
Stanford sử dụng AI để xác định khi nào 
bệnh nhân sẽ chết để cải thiện khả năng 
tiếp cận hoạt động chăm sóc giảm nhẹ, 
hoặc chăm sóc chuyên biệt cho bệnh nhân 
mắc bệnh hiểm nghèo. 
Nhóm công việc phức tạp và chiến 
lược 
Theo TS. Kai-Fu Lee, nhóm công 
việc này bao gồm nhà điều hành, nhà 
ngoại giao, nhà kinh tế. Sự phức tạp của 
con người trong các ngành nghề này vượt 
xa những gì mà máy tính có thể xử lý. Các 
nhà quản lý giỏi có các kỹ năng tương tác 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 3/2019 15 
thiết yếu của con người bao gồm các khả 
năng thúc đẩy, đàm phán và thuyết phục. 
Thay mặt cho công ty, họ có thể kết nối 
hiệu quả với nhân viên. Quan trọng hơn, 
các nhà quản lý tốt nhất có thể thiết lập 
một hệ thống văn hóa và giá trị nơi làm 
việc thông qua các hành động và lời nói 
của họ, biết được những khó khăn từ nhân 
viên của họ. Trong khi AI có thể được sử 
dụng để quản lý hiệu suất, thì việc quản lý 
nói chung sẽ tiếp tục được thực hiện bởi 
con người. Nếu một người quản lý chỉ đơn 
thuần là một quan chức ngồi sau bàn làm 
việc và ra lệnh cho nhân viên, thì họ có 
thể sẽ bị thay thế. 
Nguồn: CNBC, https://www.linkedin.com
Mọi thông tin liên quan, xin vui lòng liên hệ: 
Bà Trần Thị Thu Hà, Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia 
24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Email: tranthithuha@vista.gov.vn 
CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN 
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia; Văn Phòng Bộ; 
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông Khoa học và Công nghệ 
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN 
Trần Đắc Hiến, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Trần Quang Tuấn. 
BAN BIÊN TẬP 
Trưởng Ban: Trần Thị Thu Hà 
Phó Trưởng Ban: Phùng Anh Tiến, Nguyễn Hoàng Giang 
Thành viên: Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Lê Hằng, Phạm 
Thu Thảo, Nguyễn Hạnh. 

File đính kèm:

  • pdfban_tin_khoa_hoc_cong_nghe_doi_moi_sang_tao_thang_3_nam_2019.pdf