Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 2 năm 2019
Thái Lan thông qua Kế hoạch
phát triển năng lượng tới năm 2037
Hội đồng Chính sách năng lượng quốc
gia Thái Lan (NEPC), do Thủ tướng Prayut
Chan-o-cha làm Chủ tịch, vừa thông qua Kế
hoạch phát triển điện năng 2019 - 2037. Theo
đó, Kế hoạch này ưu tiên phát triển các nguồn
năng lượng tái tạo, giảm nhiệt điện than và
khuyến khích khu vực tư nhân tham gia sâu
hơn vào lĩnh vực sản xuất điện.
Kế hoạch cũng khuyến khích sự
tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân
trong sản xuất điện, đồng thời giảm tỷ lệ
phát điện của Cơ quan Phát điện Thái Lan
xuống 24% so với 35% hiện nay; nâng
công suất sản xuất điện lên 77.211 MW
vào năm 2037 (trong đó năng lượng tái
tạo chiếm 20.766 MW) so với khoảng 50
nghìn MW hiện nay. NEPC cũng rà soát
nhằm tiến tới đóng cửa các nhà máy điện
nhỏ ô nhiễm, đồng thời cam kết duy trì giá
điện trong giai đoạn Kế hoạch, vào
khoảng 3,50-3,68 baht/ kwh hoặc trung
bình 3,58 baht.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Thái
Lan, năng lượng phi hóa thạch sẽ chiếm
35% tổng công suất vào năm 2037, đồng
thời giảm sự tham gia của các nhà máy
nhiệt điện than xuống 12%. Thái Lan
đang rất quan tâm các dự án năng lượng
tái tạo và kế hoạch bảo tồn năng lượng,
trong khi năng lượng nhập từ các nước
láng giềng chủ yếu là thủy điện. Thái Lan
cũng sẽ tăng nhập khẩu điện (chủ yếu từ
Lào và Campuchia) để đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ điện ngày càng tăng của thị
trường trong nước, từ mức 3.528 MW
hiện nay lên 5.857 MW vào năm 2037.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 2 năm 2019
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 2/2019 1 BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA MỤC LỤC TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 1. Thái Lan thông qua Kế hoạch phát triển năng lượng tới năm 2037 ................... 2 2. "Mã hóa Thái Lan": Chương trình đào tạo người Thái trẻ tuổi trong lĩnh vực kỹ thuật số ......................................... 3 3. Pháp đầu tư 700 triệu EURO cho nghiên cứu và phát triển pin xe điện .. 3 4. Ấn độ: 12 tỷ USD cho các sáng kiến giảm ô nhiễm..................................... 4 TIN TRONG NƯỚC TRONG THÁNG 5. Nhiều quy định mới, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp KH&CN .............. 5 6. Cuộc ‘gặp gỡ’ đặc biệt của 5 đề án khoa học lớn .............................................. 6 7. Triển khai Nghị quyết số 01 và 02 năm 2019 của Chính phủ: Ngành khoa học và công nghệ phải bứt phá mạnh mẽ .. 7 8. Đại học đầu tiên đào tạo miễn phí ngành robot, trí tuệ nhân tạo ........................ 8 9. Đề xuất hợp tác nghiên cứu trong các lĩnh vực Nông nghiệp và Vật liệu thuộc Chương trình nghiên cứu chung Đông Á (e-ASIA JRP) ................................ 9 GƯƠNG MẶT ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 10. Vinh danh 524 doanh nghiệp đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2019 .................................................10 NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 11. Tiêu chuẩn quốc tế ISO mới cho báo cáo vốn nhân lực - yếu tố quan trọng tác động kinh tế thế giới ........................11 Tháng 2 năm 2019 Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 2/2019 2 Thái Lan thông qua Kế hoạch phát triển năng lượng tới năm 2037 Hội đồng Chính sách năng lượng quốc gia Thái Lan (NEPC), do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha làm Chủ tịch, vừa thông qua Kế hoạch phát triển điện năng 2019 - 2037. Theo đó, Kế hoạch này ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, giảm nhiệt điện than và khuyến khích khu vực tư nhân tham gia sâu hơn vào lĩnh vực sản xuất điện. Kế hoạch cũng khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân trong sản xuất điện, đồng thời giảm tỷ lệ phát điện của Cơ quan Phát điện Thái Lan xuống 24% so với 35% hiện nay; nâng công suất sản xuất điện lên 77.211 MW vào năm 2037 (trong đó năng lượng tái tạo chiếm 20.766 MW) so với khoảng 50 nghìn MW hiện nay. NEPC cũng rà soát nhằm tiến tới đóng cửa các nhà máy điện nhỏ ô nhiễm, đồng thời cam kết duy trì giá điện trong giai đoạn Kế hoạch, vào khoảng 3,50-3,68 baht/ kwh hoặc trung bình 3,58 baht. Theo Bộ trưởng Năng lượng Thái Lan, năng lượng phi hóa thạch sẽ chiếm 35% tổng công suất vào năm 2037, đồng thời giảm sự tham gia của các nhà máy nhiệt điện than xuống 12%. Thái Lan đang rất quan tâm các dự án năng lượng tái tạo và kế hoạch bảo tồn năng lượng, trong khi năng lượng nhập từ các nước láng giềng chủ yếu là thủy điện. Thái Lan cũng sẽ tăng nhập khẩu điện (chủ yếu từ Lào và Campuchia) để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng của thị trường trong nước, từ mức 3.528 MW hiện nay lên 5.857 MW vào năm 2037. Bộ Năng lượng có trách nhiệm thúc đẩy nghiên cứu phát triển lưới điện nhằm duy trì giá điện, đồng thời mua thêm năng lượng tái tạo trong tương lai, phát triển lưới điện thông minh trong Hành lang kinh tế phía Đông nhằm giảm phí điện năng để thu hút dòng đầu tư mới. Ngoài ra, Kế hoạch cũng khuyến khích tư nhân phát triển điện mặt trời và có thể được bán lại cho chính phủ, với mục tiêu mua ít nhất 100 MW điện năng lượng mặt trời mỗi năm trong 10 năm tới. Kế hoạch chính thức có hiệu lực từ quý II-2019 và giá trị đến năm 2037, có thể được sửa đổi sau năm năm nếu có những thay đổi và xu hướng công nghệ mới trong ngành điện. Theo:https://www.bangkokpost.com TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 2/2019 3 "Mã hóa Thái Lan": Chương trình đào tạo người Thái trẻ tuổi trong lĩnh vực kỹ thuật số Với mục tiêu đào tạo 10 triệu người Thái trẻ tuổi trong ba năm tới trong lĩnh vực mã hóa và khoa học máy tính, đây là kỹ năng thiết yếu trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra dự án "Mã hóa Thái Lan" và trang web của dự án CodingThailand.org. Theo Bộ Kinh tế và Xã hội kỹ thuật số, việc giảng dạy không chỉ theo hình thức truyền thống mà còn có thể thực hiện thông qua điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng, ... Tỷ lệ thuê bao di động ở Thái Lan là 182%, với tỷ lệ truy cập Internet là 68%. Thời gian trung bình mà người dân Thái Lan sử dụng mạng xã hội cũng ở mức cao (trung bình 5 giờ một ngày) Theo Bộ này, khi truy cập vào CodingThailand.org, công dân có thể bắt kịp với thay đổi công nghệ và thậm chí tạo ra chúng. Do đó, trang web sẽ trở thành một công cụ quan trọng để giảm khoảng cách xã hội, giáo dục và kinh tế. Chương trình được tạo ra với sự cộng tác của Code.org và các công ty tư nhân. Code.or ... - Cổ vũ sáng tạo - Kết nối cộng đồng - Vì tương lai Việt Nam”. Đề án giao thoa giữa công nghệ thông tin với các ngành khoa học khác, tập hợp kết quả từ các công trình khoa học khác nhau kết hợp với DN, tập đoàn lớn, DN khởi nghiệp sáng tạo với mục tiêu tổng hợp, hệ thống hóa, Việt hóa, số hóa, lưu trữ và phổ biến tri thức trong mọi lĩnh vực, trước hết là hỗ trợ cho giáo dục đào tạo, đổi mới sáng tạo và các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 2/2019 7 người dân như pháp luật, y tế, kỹ thuật sản xuất Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, cùng với nhiều công trình, đề án khoa học khác, 5 đề án có ý nghĩa rất quan trọng, phù hợp với chủ trương chung “khoa học, giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “văn hoá là nền tảng”, đồng thời đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Các đề án đã và sẽ tiếp tục quy tụ hầu hết các nhà khoa học trong lĩnh vực xã hội, chính trị và nhiều ngành KH&CN. “Đây là những đề án rất thiết thực, có ý nghĩa cho hiện nay lẫn mai sau nếu chúng ta hoàn thành tốt”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Triển khai Nghị quyết số 01 và 02 năm 2019 của Chính phủ: Ngành khoa học và công nghệ phải bứt phá mạnh mẽ Ngày 14/02/2019, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ về triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ KH&CN thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ và Chương trình công tác năm 2019 của Bộ KH&CN với phương châm hành động của Chính phủ “Kỷ cương, liêm chính, hành động, bứt phá, sáng tạo, phát triển”. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh khái quát ngắn ngọn về những kết quả cũng như những khó khăn, thách thức của ngành KH&CN trong năm 2018 vừa qua. Đặc biệt, được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương về hoạt động KH,CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) đã tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển KH&CN phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều thành tựu KH&CN được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, xây dựng, thông tin, ngân hàng, du lịch. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng của nền kinh tế ngày một lớn, năm 2018 đạt 43,5% (bình quân 3 năm 2016-2018 đạt 42,18%, cao hơn nhiều giai đoạn 2011- 2015 là 33,58%) vượt mục tiêu 5 năm 2016-2020 Quốc hội giao (khoảng 30%- 35%). Năm 2018, xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam tiếp tục tăng 2 bậc lên vị trí 45/126 quốc gia và nền kinh tế, dẫn đầu nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp (năm 2017 tăng 12 bậc, từvị trí 59 lên vị trí 47). Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 2/2019 8 Bộ trưởng khẳng định, với sự chuyển dịch chính sách – lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trong mấy năm gần đây, Bộ đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ; tập trung phát triển các sản phẩm theo chuỗi giá trị sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; đặc biệt là việc tận dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại. Tuy nhiên, Bộ trưởng nhận định, mặc dù có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn, Bộ trưởng mong muốn tập thể cán bộ Bộ KH&CN, nhất là những người đứng đầu các đơn vị cần phát huy sức mạnh và trí tuệ, bứt phá mạnh mẽ, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ được giao, tiếp tục khẳng định và nâng cao vị thế của Bộ trong công tác tham mưu chính sách về phát triển KH,CN và ĐMST để ngành KH&CN tiếp tục có những đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung. Tại hội nghị, Lãnh đạo các đơn vị đã được quán triệt các nhiệm vụ cần phải tập trung triển khai theo Chương trình hành động của Bộ KH&CN thực hiện Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ. Đại học đầu tiên đào tạo miễn phí ngành robot, trí tuệ nhân tạo Năm 2019, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM là trường lần đầu tiên tuyển sinh ngành học mới về robot và trí tuệ nhân tạo, đào tạo hoàn toàn miễn phí kỹ sư tài năng về lĩnh vực này. Với đội ngũ giảng dạy không chỉ trong trường mà còn là các chuyên gia hàng đầu về robot cũng như trí tuệ nhân tạo trong và ngoài nước, nhà trường đặt mục tiêu tạo bước đột phá cũng như xây dựng nền tảng cho sự phát triển ngành robot và trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam trong kỷ nguyên số. Sinh viên ngành này sẽ được học các môn học hoàn toàn bằng tiếng Anh. Thí sinh đạt điểm thi THPT quốc gia 2019 từ 24 điểm trở lên có thể nộp đơn xét tuyển vào ngành này. Nhà trường ưu tiên thí sinh các trường THPT chuyên, đạt giải sáng tạo KH&CN trong và ngoài nước. Chương trình đào tạo 132 tín chỉ, với các môn học gần như khá mới mẻ ở Việt Nam nhằm tiếp cận với thế giới phù hợp với xu thế phát triển về công nghệ như: Hệ thống robot công nghiệp, robot di động và xe tự hành, cơ sở dữ liệu lớn, internet vạn vật, robot y sinh, tương tác giữa người và robot, hệ thống thực ảo... Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 2/2019 9 Sinh viên ngành này sẽ học 3 năm tại trường và các doanh nghiệp nhằm hoàn thành các môn học, năm 4 sinh viên sẽ có trọn vẹn một năm để đi thực tập ngoài doanh nghiệp và thực hiện đề tài tốt nghiệp.Nhà trường cũng đã đầu tư các phòng thí nghiệm phục vụ ngành này như: Tự động hóa sản xuất, sản xuất thông minh, VR studio, nhiều phòng thí nghiệm robot di động, robot công nghiệp, cơ điện tử y sinh, in 3D và công nghệ bồi đắp... Đề xuất hợp tác nghiên cứu trong các lĩnh vực Nông nghiệp và Vật liệu thuộc Chương trình nghiên cứu chung Đông Á (e-ASIA JRP) Bộ Khoa học và Công nghệ vừa thông báo kêu gọi đề xuất hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực Nông nghiệp và lĩnh vực Vật liệu thuộc Chương trình nghiên cứu chung Đông Á (e-ASIA JRP). Trong lĩnh vực Nông nghiệp, tập trung vào chủ đề “Bảo tồn, cải thiện và sử dụng nguồn gen động vật”, trong đó ứng dụng công nghệ tiên tiến và các giải pháp bền vững ứng phó các thách thức chung, đáp ứng yêu cầu sản xuất thực phẩm trong khu vực châu Á. Các đối tác cùng tham gia kêu gọi bao gồm: Inđônêxia, Nhật Bản, Lào, Philipin, Nga, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam. Trong lĩnh vực Vật liệu, tập trung vào chủ đề “Vật liệu sáng tạo”, trong đó nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vật liệu kết cấu, vật liệu kết dính, vật liệu Polyme thông minh, sản xuất phụ gia, vật liệu giảm thiểu biến đổi khí hậu, điện tử và điện tử học. Các đối tác cùng tham gia kêu gọi bao gồm: Inđônêxia, Nhật Bản, Lào, Philipin, Nga, Thái Lan, Việt Nam. Thời gian kêu gọi đề xuất từ từ tháng 02 đến hết ngày 14/5/2019. Thời gian hỗ trợ thực hiện cho mỗi đề xuất tối đa không quá 03 năm, thời gian bắt đầu thực hiện nhiệm vụ từ năm 2020. Về kinh phí thực hiện, phía Việt Nam: Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học dưới hình thức nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ theo Nghị định thư. Phía nước ngoài, kinh phí do Cơ quan liên quan của đối tác tương ứng hỗ trợ thực hiện. Hồ sơ đề xuất được coi là hợp lệ để đưa ra xem xét khi được nộp đầy đủ theo hướng dẫn. Đối tác nghiên cứu Việt Nam gửi Hồ sơ đến Bộ Khoa học và Công nghệ, đối tác nghiên cứu phía nước ngoài gửi hồ sơ đến cơ quan cấp kinh phí tương ứng. Hồ sơ đề xuất đề nghị gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 14/05/2019. Thông tin liên quan đến Chương trình nghiên cứu chung Đông Á (e-ASIA JRP) tham khảo tại website: www.the- easia.org Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 2/2019 10 Vinh danh 524 doanh nghiệp đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2019 Ngày 20/2/2019, tại TP. Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) tổ chức lễ công bố 524 DN đạt danh hiệu HVNCLC năm 2019 do người tiêu dùng bình chọn. Tại buổi lễ, Hội DN HVNCLC đồng thời vinh danh 14 DN đạt danh hiệu HVNCLC Chuẩn hội nhập ngành thực phẩm, nâng tổng số lên 102 DN đạt chuẩn hội nhập. DN đạt danh hiệu HVNCLC năm 2019 hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề như: bánh kẹo, thực phẩm, nước chấm, gia vị, sữa và sản phẩm từ sữa, đồ uống, văn phòng phẩm, hóa mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm vải sợi, may thêu, da, nhựa, kim khí gia dụng, máy móc gia dụng, vật liệu xây dựng, phân bón Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết, những DN đạt danh hiệu chứng nhận là những DN đã xây dựng được văn hoá tiêu chuẩn - chất lượng - thương hiệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là điển hình về áp dụng thành công các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến sản xuất, hệ thống cung ứng, phân phối và phát triển thương hiệu sản phẩm Những DN này đã đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh trao giấy chứng nhận cho DN HVNCLC Chuẩn hội nhập ngành thực phẩm Danh hiệu HVNCLC là một sự tôn vinh xứng đáng cho những DN đã nỗ lực đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Qua đó chứng minh những cải tiến không ngừng nghỉ của Chương trình HVNCLC và Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong những năm qua về cách nghĩ, cách làm, cách tiếp cận và hội nhập thị trường trong nước và quốc tế thông qua Bộ tiêu chí Chuẩn hội nhập ngành thực phẩm, Bộ tiêu chí Chuẩn hội nhập ngành phi thực phẩm Đây là hướng đi phù hợp, hiệu quả, đã thu hút được sự quan tâm và tạo được uy tín cao trong cộng đồng DN. Mặt khác tạo được GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠOVÀ ĐMST Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 2/2019 11 uy tín với cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương tới địa phương cũng như người tiêu dùng. “Để có thể nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức phục vụ tăng trưởng bền vững và hội nhập quốc tế, một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra với DN Việt Nam hiện nay, đó là cần chủ động thực hiện các giải pháp trong việc đổi mới công nghệ, sản phẩm; tăng cường tham gia xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, ứng dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giảm chi phí, qua đó nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh” - Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh. Tiêu chuẩn quốc tế ISO mới cho báo cáo vốn nhân lực - yếu tố quan trọng tác động kinh tế thế giới Trong xu thế toàn thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh, nguồn nhân lực chất lượng cao càng thể hiện vai trò quyết định trong phát triển kinh tế- xã hội. Cũng như thước đo để xác định một tổ chức, doanh nghiệp lớn mạnh thì nguồn nhân lực phải dồi dào và có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ, đồng thời chi phí cho lực lượng lao động thường là một trong những chi phí lớn nhất. Tuy nhiên, việc đo lường lợi nhuận thực sự cho khoản đầu tư về nhân lực còn là một công việc hết sức khó khăn. Để giúp cho việc xác định vốn nhân lực trở nên dễ dàng hơn, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã cho ra đời Tiêu chuẩn Quốc tế đầu tiên về báo cáo vốn nhân lực. Chúng ta biết rằng chiến lược nguồn nhân lực (HR) hiệu quả có thể có tác động tích cực đến hiệu suất của một doanh nghiệp, tổ chức. Và với chi phí chi cho lực lượng lao động chiếm tới 70% chi phí của một doanh nghiệp thì điều quan trọng là phải thực hiện chiến lược đó một cách hiệu quả, tối ưu nhất. Hiện nay, có nhiều hệ thống và quy trình quản lý nhân sự khác nhau nhằm NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 2/2019 12 tối đa hóa lợi tức đầu tư vào nguồn nhân lực, nhưng mỗi quy trình, hệ thống quản lí nhân sự này lại hoạt động và đem lại hiệu quả khác nhau ở từng tổ chức, doanh nghiệp. Điều đó, gây khó khăn cho việc định chuẩn chính xác và xác định mức độ phù hợp với tiêu chí quốc tế. Do đó, một Tiêu chuẩn Quốc tế ISO mới vừa được công bố cung cấp những cách thức được thống nhất trên toàn cầu. Tiêu chuẩn ISO 30414, Quản lý nguồn nhân lực – Hướng dẫn báo cáo vốn nhân lực bên trong và bên ngoài, là Tiêu chuẩn Quốc tế đầu tiên cho phép một tổ chức, doanh nghiệp có được cái nhìn rõ ràng về sự đóng góp thực sự của nguồn nhân lực. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình và các cấp quy mô, đồng thời cung cấp các hướng dẫn về các lĩnh vực nhân sự cốt lõi như văn hóa tổ chức, tuyển dụng và doanh thu, năng suất, an toàn và sức khỏe, và khả năng lãnh đạo. Tiến sĩ Ron McKinley, Chủ tịch ủy ban kỹ thuật ISO đã phát triển tiêu chuẩn này cho biết tiêu chuẩn ISO 30414 sẽ cho phép các tổ chức, doanh nghiệp hiểu rõ những tác động của họ sẽ ảnh hưởng đến nguồn nhân lực ra sao và giúp tối đa hóa khả năng đóng góp của nguồn nhân lực cho sự phát triển lâu dài, bền vững của chính tổ chức, doanh nghiệp đó. Tiến sĩ McKinley cũng cho rằng Báo cáo về Lực lượng lao động trong một tổ chức là về việc xem xét lại cách hiểu và đánh giá giá trị của tổ chức đó, và cho phép đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu nhiều hơn trong việc quản lý lực lượng lao động. Bên cạnh đó, bằng cách cung cấp một số số liệu quan trọng đã được nhận diện trên phạm vi quốc tế, các công ty đa quốc gia có thể dễ dàng trao đổi thông tin về vốn nhân lực dễ dàng hơn, kiểm soát tốt hơn các hoạt động nhân sự quốc tế của họ và cung cấp sự minh bạch hơn cho tất cả các bên liên quan của tổ chức, doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này không chỉ dành riêng cho các công ty đa quốc gia mà các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, bao gồm các công ty vừa và nhỏ, có thể hưởng lợi từ việc chọn ra các số liệu phù hợp nhất với họ. Đồng thời, Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách cũng sẽ được hưởng lợi, Tiến sĩ McKinley nói, bằng cách thu nhận kiến thức về phát triển vốn nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp. Nguồn: iso.org Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 2/2019 13 Mọi thông tin liên quan, xin vui lòng liên hệ: Bà Trần Thị Thu Hà, Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Email: tranthithuha@vista.gov.vn CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia; Văn Phòng Bộ; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông Khoa học và Công nghệ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN Trần Đắc Hiến, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Trần Quang Tuấn. BAN BIÊN TẬP Trưởng Ban: Trần Thị Thu Hà Phó Trưởng Ban: Phùng Anh Tiến, Nguyễn Hoàng Giang Thành viên: Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Lê Hằng, Phạm Thu Thảo, Nguyễn Hạnh.
File đính kèm:
- ban_tin_khoa_hoc_cong_nghe_doi_moi_sang_tao_thang_2_nam_2019.pdf