Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 12 năm 2019

NeurIPS 2019 - Hội nghị thượng đỉnh

trí tuệ nhân tạo (AI)

NeurIPS 2019 (Neural Information

Processing Systems - Hội nghị quốc tế

hàng năm về hệ thống xử lý thông tin

mạng thần kinh nhân tạo) diễn ra từ 8-

14/12/2019 tại Vancouver thu hút hơn

10.000 người tham dự - chủ yếu là các nhà

nghiên cứu và doanh nghiệp.

Đây là hội nghị thượng đỉnh trí tuệ

nhân tạo (AI) lớn và có uy tín nhất trong

năm, quy tụ số lượng lớn các công trình

nghiên cứu đỉnh cao về AI, thống kê, học

máy. NeurIPS cũng là nơi hội tụ của các

chuyên gia hàng đầu về học thuật từ

Google, Apple, Facebook, Intel, Amazon,

IBM, Nvidia, Tesla, Uber, Alibaba,

Baidu Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân

tạo VinAI Research (thuộc Tập đoàn

Vingroup) đã vinh dự có hai kết quả

nghiên cứu khoa học đầu tiên được công

bố tại Hội nghị lần này. Việt Nam là nước

thứ hai trong khu vực có công trình được

công bố tại Hội nghị.

Hội nghị năm nay có tổng cộng hơn

1.400 nghiên cứu được nhận, trong tổng

số hơn 6.700 nghiên cứu nộp. Google,

Google Brain và Google Deepmind là

công ty có số lượng nghiên cứu được nhận

nhiều nhất; đứng thứ hai là Đại học MIT

và sau đó là Đại học Stanford, Microsoft

Research. Để được công bố nghiên cứu

khoa học tại sự kiện này, ngoài ý tưởng

mới các nghiên cứu còn phải đáp ứng yêu

cầu áp dụng được trong thực tế. Hằng

năm, chỉ có 20% các nghiên cứu được gửi

"vượt qua" được những đánh giá khắt khe

từ ban giam khảo là hội đồng các nhà khoa

học hàng đầu thế giới.

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 12 năm 2019 trang 1

Trang 1

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 12 năm 2019 trang 2

Trang 2

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 12 năm 2019 trang 3

Trang 3

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 12 năm 2019 trang 4

Trang 4

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 12 năm 2019 trang 5

Trang 5

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 12 năm 2019 trang 6

Trang 6

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 12 năm 2019 trang 7

Trang 7

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 12 năm 2019 trang 8

Trang 8

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 12 năm 2019 trang 9

Trang 9

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 12 năm 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang baonam 11100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 12 năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 12 năm 2019

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 12 năm 2019
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 1 
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
Mục lục 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
1. NeurIPS 2019 - Hội nghị thượng đỉnh trí tuệ nhân tạo (AI) 2 
2. Đài Loan tăng cường thiết lập đối tác quốc tế trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo 3 
3. Trung Quốc thiết lập các nguyên tắc về nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo 4 
4. Trung Quốc công bố thêm 26 biện pháp thu hút nhân tài Đài Loan 5 
TIN TRONG NƯỚC TRONG THÁNG 
5. APO hỗ trợ xây dựng Trung tâm xuất sắc về đổi mới sáng tạo thúc đẩy năng suất 
tại Việt Nam 
7 
6. Cuộc thi Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam 8 
7. Thành lập Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp đổi mới sáng tạo 9 
8. Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF trao 160 suất học bổng thạc sĩ và tiến sĩ 10 
9. Ngày Internet Việt Nam 2019: Đổi mới sáng tạo để chuyển đổi số 11 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 
10. Giáo sư người Việt giành giải quốc tế cho nhà toán học trẻ 13 
11. Nhật Bản vinh danh nhà khoa học Việt 13 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
12. Phân bố tài năng AI toàn cầu 15 
13. Dự báo của IEA về điện gió trong tương lai 
Tháng 12 năm 2019 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 2 
NeurIPS 2019 - Hội nghị thượng đỉnh 
trí tuệ nhân tạo (AI) 
NeurIPS 2019 (Neural Information 
Processing Systems - Hội nghị quốc tế 
hàng năm về hệ thống xử lý thông tin 
mạng thần kinh nhân tạo) diễn ra từ 8-
14/12/2019 tại Vancouver thu hút hơn 
10.000 người tham dự - chủ yếu là các nhà 
nghiên cứu và doanh nghiệp. 
Đây là hội nghị thượng đỉnh trí tuệ 
nhân tạo (AI) lớn và có uy tín nhất trong 
năm, quy tụ số lượng lớn các công trình 
nghiên cứu đỉnh cao về AI, thống kê, học 
máy. NeurIPS cũng là nơi hội tụ của các 
chuyên gia hàng đầu về học thuật từ 
Google, Apple, Facebook, Intel, Amazon, 
IBM, Nvidia, Tesla, Uber, Alibaba, 
Baidu Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân 
tạo VinAI Research (thuộc Tập đoàn 
Vingroup) đã vinh dự có hai kết quả 
nghiên cứu khoa học đầu tiên được công 
bố tại Hội nghị lần này. Việt Nam là nước 
thứ hai trong khu vực có công trình được 
công bố tại Hội nghị. 
Hội nghị năm nay có tổng cộng hơn 
1.400 nghiên cứu được nhận, trong tổng 
số hơn 6.700 nghiên cứu nộp. Google, 
Google Brain và Google Deepmind là 
công ty có số lượng nghiên cứu được nhận 
nhiều nhất; đứng thứ hai là Đại học MIT 
và sau đó là Đại học Stanford, Microsoft 
Research... Để được công bố nghiên cứu 
khoa học tại sự kiện này, ngoài ý tưởng 
mới các nghiên cứu còn phải đáp ứng yêu 
cầu áp dụng được trong thực tế. Hằng 
năm, chỉ có 20% các nghiên cứu được gửi 
"vượt qua" được những đánh giá khắt khe 
từ ban giam khảo là hội đồng các nhà khoa 
học hàng đầu thế giới. 
Các nghiên cứu của VinAI được công 
bố tại NeurIPS 2019 là những kết quả ban 
đầu của dự án nghiên cứu về vấn đề tối ưu 
hoá quyết định và lựa chọn hành động cho 
hệ thống AI. Một trong những vấn đề 
quan trọng trong AI hiện nay. Khi máy 
tương tác với môi trường, đặc biệt là khi 
những tương tác ảnh hưởng trực tiếp đến 
dữ liệu của hệ thống trong tương lai, máy 
sẽ cân nhắc giữa việc tối ưu hoá dựa vào 
những thông tin máy đã học được với việc 
khám phá những thông tin và khái niệm 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 3 
mới. Hai nghiên cứu được ứng dụng cho 
các lĩnh vực khác nhau như robot thông 
minh; hệ thống đưa ra gợi ý, đề xuất; tiếp 
thị kỹ thuật số; mua hàng trực tuyến; 
quảng cáo web; điều chỉnh siêu tham số 
của các thuật toán học máy. Ngoài dự án 
này, VinAI còn tập trung vào các dự án 
khác liên quan đến nhận diện khuôn mặt, 
thị giác máy tính, xử lý và hiểu ngôn ngữ 
tự nhiên. Bên cạnh việc công bố các công 
trình nghiên cứu khoa học, VinAI cũng có 
gian trưng bày giúp mọi người có cái nhìn 
toàn cảnh về môi trường nghiên cứu và 
làm việc tại VinAI. Sự kiện là cơ hội để 
VinAI hợp tác với những viện nghiên cứu, 
các trường đại học công nghệ hàng đầu 
thế giới nhằm tạo ra mạng lưới cùng trao 
đổi, nghiên cứu, từng bước đưa AI thế 
giới về gần hơn với Việt Nam. 
Nguồn: https://sg.news.yahoo.com/; 
https://nips.cc/Conferences/2019/Dates 
Đài Loan tăng cường thiết lập quan 
hệ đối tác quốc tế trong lĩnh vực trí tuệ 
nhân tạo 
Với việc dựa vào siêu máy tính mới 
Taiwania 2, Đài Loan (Trung Quốc) hiện 
đang nỗ lực mở rộng hợp tác quốc tế trong 
lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm kích 
thích hiện đại hóa công nghiệp. Taiwania 
2 được xây dựng bởi Trung tâm tính toán 
mạng Internet tốc độ cao thuộc Viện 
Nghiên cứu Thực nghiệm Đài Loan hợp 
tác với các tập đoàn công nghiệp lớn của 
Đại Loan là AsusTek Computer, Quanta 
Computer và Taiwan Mobile. Được cài 
đặt tại Trung tâm Khoa học của miền 
trung Đài Loan, tại Đài Trung, siêu máy 
tính này đạt tốc độ tính toán cao nhất là 9 
petaflop, nhanh thứ 20 trên thế giới, theo 
bảng xếp hạng hai năm một lần do trang 
TOP500 công bố. Các đ ... cạnh đó, Trung tâm còn tập trung 
các dịch vụ phục vụ cho việc hình thành 
và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp 
ĐMST. 
NASATI 
Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF trao 160 
suất học bổng thạc sĩ và tiến sĩ 
Ngày 16/12/2019, Quỹ Đổi mới Sáng 
tạo VinIF (thuộc Tập đoàn Vingroup) trao 
160 suất học bổng trị giá 23 tỷ đồng cho 
các sinh viên, nghiên cứu sinh trong lĩnh 
vực khoa học công nghệ, kỹ thuật và y 
dược, khoa học máy tính, dữ liệu, công 
nghệ mô phỏng, tài nguyên môi trường, 
công nghệ thực phẩm, tự động hóa. 
Theo TS Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa 
học của VinIF, ở nhiều nước, tiến sĩ là 
một nghề được trả lương, dù thấp nhưng 
đủ sống, nhờ vậy nghiên cứu sinh có thể 
chuyên tâm học tập. Trong khi đó, ở Việt 
Nam, học tiến sĩ giống như làm bán thời 
gian, nghiên cứu sinh phải lo làm thêm 
nghề khác để kiếm sống, chỉ còn lại vài 
tiếng mỗi ngày, thậm chí mỗi tuần, cho 
nghiên cứu khoa học nên không thể đạt 
kết quả như kỳ vọng. Do đó, VinIF muốn 
xây dựng một chương trình nhằm hỗ trợ, 
đảm bảo các điều kiện kinh tế căn bản để 
các học viên cao học, các nghiên cứu sinh 
xuất sắc chuyên tâm học tập, vững tâm đi 
theo con đường nghiên cứu khoa học. 
Các ứng viên nhận học bổng thạc sĩ, tiến 
sĩ trong nước trị giá từ 120 triệu đồng đến 
150 triệu đồng/năm do VinIF trao chiều 
16/9 tại Hà Nội. 
Đại diện của VinIF cho biết, trong đợt 
trao đầu tiên này, có 80 học viên cao học 
và 78 nghiên cứu sinh được chọn ra từ hơn 
500 hồ sơ gửi đến. Một số ứng viên có 
hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn đạt kết 
quả học tập và thành tích nghiên cứu tốt. 
Học bổng trị giá 120 triệu đồng/năm đối 
với học viên cao học và 150 triệu 
đồng/năm đối với nghiên cứu sinh được 
chuyển khoản 1 lần ngay sau khi ký hợp 
đồng tài trợ. Ngoài ra, những ứng viên 
nhận học bổng hỗ trợ học tập của VinIF 
còn có cơ hội nhận hỗ trợ công bố quốc 
tế, tức là được tài trợ chi phí đăng ký và 
đi lại, ăn ở nếu kết quả nghiên cứu của họ 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 
11 
được chấp nhận trình bày tại các hội nghị, 
hội thảo quốc tế chuyên ngành uy tín. 
Chính thức công bố và khởi động từ 
tháng 3/2019, tính đến tháng 11/2019, 
VinIF đã giải ngân học bổng cho trên 90% 
cho các học viên được lựa chọn. Chương 
trình sẽ tiếp sẽ tiếp tục được triển khai 
hàng năm với thời gian nhận hồ sơ từ 1/4 
- 15/7. Các ứng viên có thể được nhận học 
bổng nhiều lần, trong đó học viên cao học 
được nhận học bổng tối đa hai lần, nghiên 
cứu sinh được nhận học bổng tối đa ba 
lần. Học bổng cho năm tiếp theo được xét 
dựa trên thành tích học tập, nghiên cứu 
của các năm trước. 
Trước đó, vào tháng 8 năm nay, 
VinIF đã tài trợ 124 tỷ đồng cho 20 dự án 
khoa học và công nghệ có định hướng ứng 
dụng trong các lĩnh vực như dữ liệu lớn, 
gen và tế bào, khoa học máy tính, trí tuệ 
nhân tạo, tự động hóa, năng lượng tái tạo, 
vật liệu thế hệ mới 
NASATI 
Ngày Internet Việt Nam 2019: Đổi mới 
sáng tạo để chuyển đổi số 
Ngày 11/12/2019, tại Hà Nội, Hiệp 
hội Internet Việt Nam tổ chức hội thảo và 
triển lãm Ngày Internet Việt Nam 
(Internet Day 2019) với chủ đề "Đổi mới 
sáng tạo để chuyển đổi số". 
Đổi mới sáng tạo diễn ra thuận lợi 
nhất trong môi trường Internet, môi 
trường số vì đây là nhân tố trọng yếu 
mang tính chiến lược quyết định sự thành 
công trong chuyển đổi số nền kinh tế. 
Năm 2019, nước ta đã và đang chứng kiến 
sự ra đời và lớn mạnh của nhiều doanh 
nghiệp công nghệ, hoạt động trong nhiều 
lĩnh vực với nhiều mô hình khác nhau, đặc 
biệt chứng kiến hàng loạt tên tuổi lớn 
trong “làng Internet Việt Nam” khẳng 
định rõ quyết tâm chuyển mình để trở 
thành các nhà cung cấp dịch vụ số và tiên 
phong kiến tạo xã hội số. 
Toàn cảnh Hội thảo 
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, 
Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với 
64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 
28% so với năm 2017. Theo số liệu thống 
kê, có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội 
trên thiết bị di động tính đến đầu năm 
2019. Thống kê từ WeareSocial và 
Hootsuite cũng cho thấy, người dùng Việt 
Nam dành trung bình tới 6 giờ 42 phút 
mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên 
quan tới mạng Internet. 94% người dùng 
Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hằng 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 
12 
ngày. Và 6% số người sử dụng Internet ít 
nhất một lần trong tuần. 
 Năm 2019 cũng đánh dấu mốc quan 
trọng trong nghiên cứu, ứng dụng và phát 
triển nghệ 5G tại Việt Nam. Bộ Thông tin 
và Truyền thông đã cấp phép thử nghiệm 
công nghệ 5G cho 3 doanh nghiệp viễn 
thông lớn, mục tiêu là hướng tới việc 
thương mại hóa công nghệ 5G. Điều này 
sẽ tạo ra một hạ tầng đặc biệt quan trọng 
cho sự phát triển của nền kinh tế số, đáp 
ứng tốt hơn nhu cầu về tốc độ và quy mô 
kết nối. 
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, 
Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ 
Thông tin và Truyền thông chủ trì nghiên 
cứu, xây dựng và trình Chính phủ Đề án 
Chuyển đổi số quốc gia trong năm 2019. 
Đề án sẽ đưa ra một kế hoạch tổng thể để 
hướng tới một nền kinh tế và xã hội số 
toàn diện vào năm 2030. Một trong các 
nhiệm vụ, giải pháp được dự thảo Đề án 
xác định là tạo môi trường để phát triển 
các sản phẩm số, dịch vụ số, mô hình kinh 
doanh mới, nâng cao năng lực đổi mới 
sáng tạo, phát triển doanh nghiệp công 
nghệ số. 
Tại sự kiện, Chủ tịch Hiệp Hội 
Internet Việt Nam Vũ Hoàng Liên đã 
công bố, trao quyết định thành lập Câu lạc 
bộ Dịch vụ Điện toán đám mây và Trung 
tâm dữ liệu Việt Nam với 12 thành viên 
sáng lập. Đây là tổ chức chuyên môn trực 
thuộc Hiệp hội Internet Việt Nam với sứ 
mệnh thúc đẩy dịch vụ điện toán đám mây 
và dữ liệu phát triển, đóng góp tích cực 
cho sự hành trình chuyển đổi số quốc gia, 
chuyển đổi số của các tổ chức, doanh 
nghiệp Việt Nam. 
 Ra mắt Câu lạc bộ Điện toán đám 
mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam 
(VNCDC) 
Trong khuôn khổ Ngày Internet Việt 
Nam 2019, có ba phiên hội thảo song song 
với các chủ đề: Chiến lược, lộ trình và giải 
pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp 
trong hoàn cảnh Việt Nam; Khởi nghiệp 
(Startup) công nghệ và hệ sinh thái đổi 
mới sáng tạo Việt Nam trong dòng chảy 
chuyển đổi số; Sự hợp nhất trong kinh tế 
internet. Bên cạnh đó là các hoạt động 
triển lãm sản phẩm khởi nghiệp công 
nghệ, kết nối doanh nghiệp có ý tưởng đổi 
mới, sáng tạo và các quỹ, nhà đầu tư. 
NASATI 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 
13 
Giáo sư người Việt giành giải quốc tế 
cho nhà toán học trẻ 
Theo thông tin mới được công bố trên 
trang web của Trung tâm Vật lý lý thuyết 
quốc tế ICTP, GS Phạm Hoàng Hiệp, 
Viện Toán học (Viện Hàn lâm Khoa học 
và Công nghệ Việt Nam) đã giành giải 
thưởng Ramanujan 2019 - dành cho các 
nhà toán học trẻ từ các nước đang phát 
triển.Giải thưởng ghi nhận những đóng 
góp nổi bật của GS Phạm Hoàng Hiệp 
trong lĩnh vực giải tích phức và lý thuyết 
đa thế vị cùng những đóng góp cho sự tiến 
bộ của toán học tại Việt Nam. 
GS Phạm Hoàng Hiệp 
GS Phạm Hoàng Hiệp được phong 
hàm năm 2017, từng đạt nhiều thành tích 
nghiên cứu, trong đó Giải thưởng Tạ 
Quang Bửu dành cho nhà khoa học trẻ 
năm 2015 ghi nhận với công trình khoa 
học: "Một đánh giá tốt nhất có thể của 
ngưỡng chính tắc". Công trình nghiên cứu 
một vấn đề quan trọng trong lý thuyết kỳ 
dị ứng dụng trong nhiều ngành toán học 
khác nhau. Kết quả của công trình được 
ghi nhận có khả năng giải quyết một giả 
thuyết được nhiều nhà toán học nổi tiếng 
thế giới quan tâm nghiên cứu trước đó. 
Công trình được đăng trên Acta 
Mathematica - một trong 5 tạp chí danh 
giá của các Tạp chí Toán học thế giới. 
Giải thưởng Ramanujan dành cho các 
nhà toán học tuổi dưới 45, từ các nước 
đang phát triển đã được trao hàng năm kể 
từ năm 2005. Hội đồng giải thưởng là các 
nhà toán học danh tiếng trên thế giới do 
ICTP, Liên minh toán học quốc tế (IMU) 
và Bộ Khoa học và Công nghệ của Chính 
phủ Ấn Độ (DST) chỉ định. Người xứng 
đáng được lựa chọn sẽ kèm với khoản tiền 
mặt trị giá 15.000 USD và đến trụ sở của 
ICTP (tại Italia) để nhận thưởng và giảng 
bài. 
Nguồn: vnexpress.net 
Nhật Bản vinh danh nhà khoa học Việt 
Ngày 26/11, tại tỉnh Ibaraki, nhà 
khoa học Mai Thị Ngần của Việt Nam đã 
được Hội đồng Nghiên cứu Nông-lâm-
ngư nghiệp (AFFRC) thuộc Bộ Nông-
lâm-ngư nghiệp Nhật Bản trao “Giải 
thưởng quốc tế Nhật Bản năm 2019 cho 
các nhà nghiên cứu nông nghiệp trẻ”. 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 
14 
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng 
Nam và nhà khoa học Mai Thị Ngần - 
Ảnh: TTXVN 
Nhà khoa học Mai Thị Ngần, năm 
nay 34 tuổi, là một nghiên cứu sinh Việt 
Nam đang theo học tại Đại học Miyazaki 
ở tỉnh Miyazaki (Nhật Bản). Chị đã được 
AFFRC trao giải thưởng trên nhờ công 
trình nghiên cứu phát triển phương pháp 
nhân gen đẳng nhiệt và hệ thống gộp mẫu 
trong chẩn đoán virus dịch tiêu chảy cấp 
ở lợn một cách đơn giản, chính xác và tiết 
kiệm. 
Trả lời phỏng vấn phóng viên Thông 
tấn xã Việt Nam, chị Ngần cho biết việc 
kiểm soát các loại dịch bệnh trên gia súc, 
gia cầm ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn 
do ý thức của người dân và kinh phí hạn 
chế cùng với nhiều yếu tố khác. Vì vậy, 
khi bắt đầu công trình nghiên cứu, chị đã 
sử dụng phương pháp xét nghiệm phổ 
biến hiện nay là PCR. Tuy nhiên, phương 
pháp này đòi hỏi chi phí nghiên cứu rất 
cao. Trong lúc chưa tìm được kinh phí cho 
hoạt động nghiên cứu, chị đã tìm đến với 
phương pháp nhân gene đẳng nhiệt. Đây 
là phương pháp rất đơn giản, có chi phí 
thấp và rất dễ áp dụng trong thực tiễn. 
Phương pháp này có thể áp dụng cho việc 
chẩn đoán nhiều loại bệnh dịch trên gia 
súc, gia cầm do các loại virus hoặc vi 
khuẩn khác gây ra. 
Trước khi sang Nhật Bản làm nghiên 
cứu sinh vào năm 2016, nhà khoa học Mai 
Thị Ngần công tác tại Bộ môn vi sinh vật-
truyền nhiễm, Khoa Thú y (Học viện 
Nông nghiệp Việt Nam). Chị tâm sự, sau 
khi hoàn thành khóa học nghiên cứu sinh 
tại Đại học Miyazaki, chị muốn trở về 
Việt Nam để áp dụng các kết quả nghiên 
cứu của mình vào thực tế, đồng thời thực 
hiện các dự án nghiên cứu khác. 
Có mặt tại lễ trao giải, Đại sứ Việt 
Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam đã chúc 
mừng nhà khoa học Mai Thị Ngần vì được 
AFFRC trao giải thưởng cao quý này, 
đồng thời hy vọng nhà khoa học này sẽ 
tiếp tục có thêm nhiều công trình nghiên 
cứu có giá trị khác phục vụ cho công tác 
phòng chống dịch trên gia súc, gia cầm ở 
Việt Nam và Nhật Bản. 
Nguồn: Chinhphu.vn 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 
15 
Phân bố tài năng AI toàn cầu 
Theo Báo cáo mới nhất của Ủy ban 
quản trị quốc gia về AI thế hệ tiếp theo 
của Trung Quốc (China AI Development 
Report), về phân bố tài năng AI toàn cầu 
và khu vực, tài năng AI của khu vực tập 
trung cao độ ở các quốc gia thịnh vượng 
bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức. Vào cuối 
năm 2017, số lượng tài năng AI quốc tế là 
khoảng 204.575 người, phân bố chủ yếu 
ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Đông Á, Nam 
Á và Tây Á. Ở cấp quốc gia, tài năng AI 
tập trung ở một vài quốc gia, với 10 quốc 
gia hàng đầu chiếm 61,8% tổng số tài 
năng AI toàn cầu. 
Mỹ dẫn đầu thế giới về số lượng tài 
năng AI, với 28.536 người, chiếm 13,9% 
tổng số tài năng AI toàn cầu; tiếp theo là 
Trung Quốc với 18.232 người, chiếm 
8,9%; Ấn Độ ở vị trí thứ ba với 17.384 
người; Đức với 9.441; và Anh với 7,998. 
Tài năng AI quốc tế hàng đầu tập 
trung ở một số ít các quốc gia phát triển 
bao gồm Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Italia. 
Vào cuối năm 2017, số lượng tài năng AI 
quốc tế hàng đầu là khoảng 204.575 
người, phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ, Tây 
Âu, Đông Á và và Nam Á. Ở cấp quốc 
gia, tài năng AI hàng đầu tập trung ở một 
số quốc gia, với 10 quốc gia hàng đầu 
chiếm 63,6% tổng số tài năng hàng đầu về 
AI toàn cầu. 
Mặc dù có số lượng tài năng AI lớn 
thứ 2 thế giới, nhưng số lượng tài năng AI 
hàng đầu của Trung Quốc lại rất thấp (chỉ 
chiếm khoảng 5,4% tổng số lượng tài 
năng AI). Mỹ duy trì vị trí dẫn đầu và vượt 
xa các nước khác với 5.158 tài năng AI 
hàng đầu, chiếm 25,2% tổng số tài năng 
AI tài năng hàng đầu toàn cầu, gấp 4,4 lần 
so với Anh ở vị trí thứ hai. Các quốc gia 
đang phát triển như Ấn Độ (đứng thứ ba 
về tổng số lượng tài năng AI) và Brazil 
(thứ 8) cũng trong tình trạng ít tài năng AI 
hàng đầu (thứ hạng về tài năng AI hàng 
đầu lần lượt là thứ 11 và 13). 
Số lượng và tỷ lệ tài năng AI ở một 
số nước hàng đầu thế giới 
Nước Số 
lượng 
tài năng 
AI 
Chiếm 
tỷ lệ tài 
năng 
toàn 
cầu (%) 
Số 
lượng 
tài 
năng 
AI 
hàng 
đầu 
Tỷ lệ 
tài năng 
AI 
hàng 
đầu 
trên 
tổng số 
tài năng 
AI (%) 
Mỹ 28.536 13,9% 5.158 18,1% 
Trung 
Quốc 
18.232 8,9% 977 5,4% 
Đức 9.441 4,6% 1.119 11,9% 
Anh 7.998 3,9% 1.177 14,7% 
Pháp 6.395 3,1% 1.056 16,5% 
Tây Ban 
Nha 
4.942 2,4% 772 15,6% 
Italia 4.740 2,3% 987 20,8% 
Canada 4.228 2,1% 606 14,3% 
Úc 3.186 1,6% 515 16,2% 
Nhật 
Bản 
3.117 1,5% 651 20,9% 
Nguồn: China AI Development 
Report 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 
16 
Dự báo của IEA về điện gió trong tương 
lai 
Theo Báo cáo đánh giá hằng năm của 
Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) về 
nguồn năng lượng sạch công bố ngày 
25/10/2019, công nghệ điện gió sẽ thu hút 
nguồn đầu tư khoảng 1.000 tỷ USD xuất 
phát từ nhiều yếu tố thuận lợi như chi phí 
công nghệ giảm, chính sách hỗ trợ của các 
chính phủ và những đột phá về công nghệ. 
Theo IEA, gió biển có thể trở thành 
nguồn năng lượng lớn nhất ở châu Âu, với 
công suất dự kiến tăng 15 lần trên toàn thế 
giới đến năm 2040. Các quốc gia Liên 
minh châu Âu (EU) và Trung Quốc được 
cho là sẽ dẫn đầu giai đoạn chuyển tiếp 
sang điện gió với công suất từ gió biển tại 
châu Âu tăng từ 20 -130 GW đến năm 
2040 với chính sách và giá cả hiện tại. 
Công suất điện gió của Trung Quốc được 
dự báo tăng từ 4-110 GW đến năm 2040, 
vượt qua nước Anh, để trở thành quốc gia 
sở hữu nguồn năng lượng gió lớn nhất. 
IEA cho biết công suất điện gió của châu 
Âu có thể tăng đến 180 GW nếu nhiều 
nước EU có thể hoàn thành mục tiêu 
"không carbon." 
Trong thập kỷ qua, hai yếu tố chính 
được coi là nguyên nhân làm "thay đổi 
cuộc chơi" trong hệ thống năng lượng, đó 
là cuộc cách mạng đá phiến và sự trỗi dậy 
của điện mặt trời. Mặc dù điện gió hiện tại 
chỉ cung cấp khoảng 0,3 % sản lượng 
năng lượng toàn cầu, song trong bối cảnh 
giá cả giảm và niềm tin của các nhà đầu 
tư đối với các dự án nhiên liệu hóa thạch 
trong dài hạn, công nghệ "không carbon" 
được dự báo sẽ phát triển bền vững với 
nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Tuy 
nhiên, IEA cho rằng điện gió chỉ có thể 
cạnh tranh về giá cả với khí đốt tự nhiên 
và các loại năng lượng khác trong trường 
hợp công ty năng lượng chế tạo được các 
loại turbine lớn với công suất hiệu quả 
hơn hiện nay. 
Nguồn: IEA 

File đính kèm:

  • pdfban_tin_khoa_hoc_cong_nghe_doi_moi_sang_tao_thang_12_nam_201.pdf