Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 11 năm 2019

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nghiên

cứu CHLB Đức, Anja Karliczek, mới đây

đã công bố sẽ tăng gấp đôi tài trợ cho

nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI), từ 64

đến 128 triệu EUR từ nay đến năm 2022.

Quyết định được Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Nghiên cứu CHLB Đức đưa ra do cạnh

tranh quốc tế gia tăng và mong muốn duy

trì vị thế của Đức như một nước mạnh về

nghiên cứu AI.

Trong cuộc họp báo này, Bộ trưởng

Anja Karliczek cũng nhấn mạnh các liên

kết phải được tăng cường giữa các lĩnh

vực chính trị, khoa học và kinh tế để cho

phép phát triển AI. Bà Anja Karliczek

nhấn mạnh sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ

Giáo dục và Nghiên cứu CHLB Đức và

Bộ Kinh tế nước này trong việc thiết lập

chiến lược của Đức về trí tuệ nhân tạo

cũng như sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và

Nghiên cứu CHLB Đức cho dự án điện

toán đám mây có chủ quyền GAIA-X hiện

đang được Bộ Kinh tế nước này sử dụng.

Việc tăng tài trợ ban đầu sẽ có lợi cho

các trung tâm nghiên cứu AI ở Berlin,

Dortmund, Bon, Dresden, Munich và

Tübingen cũng như Trung tâm nghiên cứu

AI Đức (DFKI).

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 11 năm 2019 trang 1

Trang 1

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 11 năm 2019 trang 2

Trang 2

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 11 năm 2019 trang 3

Trang 3

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 11 năm 2019 trang 4

Trang 4

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 11 năm 2019 trang 5

Trang 5

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 11 năm 2019 trang 6

Trang 6

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 11 năm 2019 trang 7

Trang 7

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 11 năm 2019 trang 8

Trang 8

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 11 năm 2019 trang 9

Trang 9

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 11 năm 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 24 trang baonam 9540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 11 năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 11 năm 2019

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 11 năm 2019
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 11/2019 1 
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
Mục lục 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
1. Đức tăng gấp đôi ngân sách cho nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo 2 
2. Thái Lan: Trung tâm chống tin giả sử dụng trí tuệ nhân tạo đi vào hoạt động 3 
3. Hàn Quốc sẽ ra chiến lược quốc gia về trí tuệ nhân tạo 4 
4. Trung Quốc mở rộng hoạt động nghiên cứu Nam Cực 5 
TIN TRONG NƯỚC TRONG THÁNG 
5. Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Bộ KH&CN và đón nhận Huân chương Lao động 
hạng Nhất 
7 
6. Lễ ra mắt Trường Đại học Phenikaa và Quỹ Đổi mới sáng tạo Phenikaa 12 
7. Ký thỏa thuận đồng tài trợ cho các dự án nghiên cứu chung giữa Việt Nam và 
Hàn Quốc 
13 
8. Hội thảo “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vì mục tiêu phát triển bền 
vững” 
14 
9. Hội thảo khoa học: “Bảo đảm thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên 
cứu và đào tạo tại Việt Nam” 
16 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 
10. Tôn vinh sinh viên nghiên cứu khoa học tại Giải thưởng Euréka 2019 18 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
11. Clarivate Analytics và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc công bố báo cáo 
"Những mặt trận nghiên cứu 2019" 
20 
Tháng 11 năm 2019 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 11/2019 2 
 Đức tăng gấp đôi ngân sách cho nghiên 
cứu về trí tuệ nhân tạo 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nghiên 
cứu CHLB Đức, Anja Karliczek, mới đây 
đã công bố sẽ tăng gấp đôi tài trợ cho 
nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI), từ 64 
đến 128 triệu EUR từ nay đến năm 2022. 
Quyết định được Bộ trưởng Bộ Giáo dục 
và Nghiên cứu CHLB Đức đưa ra do cạnh 
tranh quốc tế gia tăng và mong muốn duy 
trì vị thế của Đức như một nước mạnh về 
nghiên cứu AI. 
Trong cuộc họp báo này, Bộ trưởng 
Anja Karliczek cũng nhấn mạnh các liên 
kết phải được tăng cường giữa các lĩnh 
vực chính trị, khoa học và kinh tế để cho 
phép phát triển AI. Bà Anja Karliczek 
nhấn mạnh sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ 
Giáo dục và Nghiên cứu CHLB Đức và 
Bộ Kinh tế nước này trong việc thiết lập 
chiến lược của Đức về trí tuệ nhân tạo 
cũng như sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và 
Nghiên cứu CHLB Đức cho dự án điện 
toán đám mây có chủ quyền GAIA-X hiện 
đang được Bộ Kinh tế nước này sử dụng. 
Việc tăng tài trợ ban đầu sẽ có lợi cho 
các trung tâm nghiên cứu AI ở Berlin, 
Dortmund, Bon, Dresden, Munich và 
Tübingen cũng như Trung tâm nghiên cứu 
AI Đức (DFKI). 
Chính phủ CHLB Đức đã công bố 
Chiến lược Quốc gia AI tháng 12/2018. 
Chiến lược còn được nhắc đến là “AI 
được sản xuất tại Đức”, nhằm mục đích 
tăng cường tài trợ cho AI, mở rộng nhóm 
dữ liệu và thúc đẩy nghiên cứu AI. Đi 
kèm với đó là các mục tiêu khác bao gồm 
dự đoán sự phát triển của AI tác động đến 
thị trường lao động và thiết lập các tiêu 
chuẩn đạo đức để truy cập dữ liệu. Chiến 
lược AI đầy tham vọng của Đức không 
chỉ bao gồm các yếu tố chính như chiến 
lược AI của Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà 
còn tiến thêm một bước để kêu gọi thiết 
lập tiêu chuẩn kỹ thuật và hợp tác quốc tế. 
Bên cạnh đó, Đức cũng tập trung xây 
dựng và phát triển một hệ sinh thái AI sôi 
động được thúc đẩy bởi một lượng lớn 
đầu tư mạo hiểm hoặc đại gia công nghệ, 
các nhà hoạch định chính sách của Đức 
đang tìm kiếm sự can thiệp chính sách 
hiệu quả của chính phủ để kích thích tăng 
trưởng AI. 
Chính phủ Đức muốn tăng cường và 
mở rộng nghiên cứu của Đức và châu Âu 
về AI và tập trung vào việc chuyển giao 
kết quả nghiên cứu cho khu vực tư nhân 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 11/2019 3 
và tạo ra các ứng dụng AI. Các sáng kiến 
được đề xuất để đạt được điều này bao 
gồm các trung tâm nghiên cứu mới, hợp 
tác nghiên cứu và phát triển Pháp-Đức, tài 
trợ cụm khu vực và hỗ trợ cho các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp. Kế hoạch 
đề xuất khá toàn diện và cũng bao gồm 
các biện pháp thu hút nhân tài quốc tế, 
ứng phó với tính chất thay đổi của công 
việc, tích hợp AI vào các dịch vụ của 
chính phủ, làm cho dữ liệu công khai dễ 
tiếp cận hơn và thúc đẩy sự phát triển của 
AI minh bạch và đạo đức. Nhìn chung, 
chính phủ muốn AI được sản xuất tại Đức, 
trở thành một nơi sản xuất chất lượng 
được công nhận trên toàn cầu. 
Ngoài chiến lược trên, Đức đã có một 
số chính sách liên quan để phát triển AI. 
Về cơ bản, chính phủ, hợp tác với các học 
giả và các tác nhân trong ngành, tập trung 
vào việc tích hợp các công nghệ AI vào 
các lĩnh vực xuất khẩu của Đức. Chương 
trình hàng đầu là Công nghiệp 4.0. Trung 
tâm nghiên cứu AI của Đức (DFKI) là 
một tác nhân chính trong việc theo đuổi 
này và cung cấp kinh phí cho nghiên cứu 
AI định hướng ứng dụng. Các tổ chức có 
liên quan khác bao gồm Quỹ Alexander 
von Humboldt, thúc đẩy hợp tác học thuật 
và thu hút tài năng khoa học làm việc ở 
Đức, và Plattform Lernende Systeme, tập 
hợp các chuyên gia từ khoa học, công 
nghiệp, chính trị và các tổ chức dân sự để 
phát triển các khu ... a học 
và công nghệ, cấp quyền truy cập từ xa tới 
các nguồn tin học thuật, chính thống của 
các nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới; 
bảo đảm quyền khai thác, sử dụng cơ sở 
dữ liệu mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị 
đối với tất cả các cá nhân hoạt động 
nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam. 
Các cơ sở dữ liệu được cung cấp bởi 
Cục Thông tin KH&CN quốc gia sẽ giúp 
các nhà khoa học xác định định hướng 
nghiên cứu, tránh trùng lặp và đúng xu 
hướng nghiên cứu trên thế giới; viết tổng 
quan tình hình nghiên cứu trong nước và 
quốc tế; tìm kiếm và đánh giá đối tác 
nghiên cứu, các tổ chức tài trợ kinh phí 
cho từng lĩnh vực; tìm kiếm, download tài 
liệu toàn văn; đánh giá chất lượng các 
nghiên cứu và lựa chọn tạp chí để đăng 
bài. Với cá nhân nhà nghiên cứu, thông tin 
KH&CN được đảm bảo từ giai đoạn hình 
thành ý tưởng tới viết đề xuất nghiên cứu, 
tiến hành nghiên cứu và công bố kết quả 
nghiên cứu. Với các tổ chức quản lý và 
cấp phát kinh phí, thông tin KH&CN 
được bảo đảm từ giai đoạn tuyển chọn, xét 
duyệt nhiệm vụ tới giai đoạn kiểm tra tình 
hình thực hiện nhiệm vụ và đánh giá, 
nghiệm thu nhiệm vụ. 
Các báo cáo viên cũng chia sẻ những 
tính năng mới ở từng cơ sở dữ liệu, như 
tính năng PlumX Metrics của CSDL 
ScienceDirect giúp tổng quan về cách 
thức mọi người tương tác với bài nghiên 
cứu trong môi trường trực tuyến với 5 
thước đo: Trích dẫn (Citation), Lượt sử 
dụng (Usage), Capture (như bookmark, 
đưa vào mục yêu thích), Mention: tính các 
hoạt động về bài báo trên các phương tiện 
truyền thông, Truyền thông xã hội (Social 
Media). Các đại biểu cũng được hướng 
dẫn thực hành khai thác CSDLnhiệm vụ 
KH&CN Việt Nam, CSDL công bố 
KH&CN Việt Nam và đo lường sáng tạo 
khoa học, đánh giá tác động quốc tế, xác 
định các nhà khoa học đầu ngành của từng 
lĩnh vực, đánh giá tác động các nguồn tài 
trợ lên sản lượng nghiên cứu và xác định 
xu hướng nghiên cứu qua công cụ Scopus. 
Hội thảo đã kết thúc thành công tốt 
đẹp, các đại biểu đánh giá cao và đề xuất 
Cục Thông tin tổ chức nhiều hội thảo hơn 
để đưa các nguồn tin KH&CN trong nước 
và quốc tế quý báu tới cộng đồng các nhà 
khoa học Việt Nam. 
NASATI 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 11/2019 
18 
Tôn vinh sinh viên nghiên cứu khoa học 
tại Giải thưởng Euréka 2019 
Ngày 24/11, Thành đoàn TPHCM 
cùng Đại học Quốc gia TPHCM đã tổng 
kết, trao giải thưởng Sinh viên nghiên cứu 
khoa học Euréka lần thứ 21, năm 2019. 
Hình ảnh tại Lễ trao giải sinh viên nghiên 
cứu khoa học 
Năm nay, giải thưởng đã thu hút hơn 
2.000 thí sinh đến từ 100 trường đại học, 
học viện, cao đẳng trong cả nước tham gia 
với 858 đề tài. Trải qua các vòng sơ loại 
cấp trường và vòng bán kết toàn quốc, 156 
đề tài đã xuất sắc vào vòng chung kết. 
Theo đó, Ban tổ chức đã trao hơn 120 giải 
thưởng cho các thí sinh có đề tài xuất sắc 
ở các lĩnh vực, trong đó có 10 giải Nhất, 
14 giải Nhì, 15 giải Ba, 81 giải Khuyến 
khích. Cùng với đó, Ban tổ chức đã trao 
hỗ trợ kinh phí cho 6 đề tài có khả năng 
ứng dụng cao tiếp tục nghiên cứu phát 
triển với mức kinh phí 30 triệu đồng/đề 
tài. 
Giải thưởng năm nay ghi nhận sự góp 
mặt của nhiều tài năng trẻ trong nghiên 
cứu khoa học, với các đề tài có tính ứng 
dụng cao như: “Nghiên cứu, ứng dụng 
hoa văn họa tiết trang phục dân tộc thiểu 
số vào thiết kế bộ bưu thiếp tại Bảo tàng 
văn hóa các dân tộc Việt Nam”, “Phân lập 
và tuyển chọn các chủng vi sinh vật và 
nấm trong dạ dày bò có khả năng phân 
giải Cellulose ứng dụng sản xuất thử 
nghiệm chế phẩm EM xử lý phế phẩm 
nông nghiệp” 
Một số đề tài nổi bật đoạt giải Nhất 
như: "Kết nối mô hình giáo dục STEM 
trong đào tạo giáo viên Toán thời đại 4.0" 
của nhóm sinh viên Trường đại học Cần 
Thơ (lĩnh vực Giáo dục); “Biện pháp truất 
hữu vì bảo vệ môi trường trong giải quyết 
tranh chấp đầu tư quốc tế giữa Nhà nước 
và nhà đầu tư - Thực tiễn và kinh nghiệm 
cho Việt Nam” của nhóm sinh viên 
Trường đại học Luật TPHCM (lĩnh vực 
Pháp lý); đề tài “Nghiên cứu nâng cao 
hiệu quả vi bao hợp chất màu anthocyanin 
vào trong tế bào nấm men” của nhóm sinh 
viên Trường đại học Công nghiệp Thực 
phẩm TPHCM (lĩnh vực Công nghệ thực 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG 
TẠO VÀ ĐMST 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 11/2019 
19 
phẩm); Đề tài “Giải pháp "tái sử dụng 
thích ứng" không gian chung cư cũ 42 
Nguyễn Huệ tại TPHCM trong quá trình 
chuyển đổi” của nhóm sinh viên Trường 
đại học Kiến trúc TPHCM (lĩnh vực Quy 
hoạch kiến trúc xây dựng) 
Sự thay đổi hình thức đánh giá vòng 
bán kết từ chấm kín của hội đồng sang 
chấm poster đã tăng sự tương tác giữa 
giám khảo và thí sinh. Thông qua hình 
thức bình chọn poster đã thu hút hơn 2,2 
triệu lượt người tiếp cận giải thưởng. 
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 11/2019 
20 
Clarivate Analytics và Viện Hàn 
lâm Khoa học Trung Quốc công bố báo 
cáo "Những mặt trận nghiên cứu 2019" 
Clarivate Analytics (công ty Mỹ sở 
hữu và vận hành các dịch vụ cung cấp các 
bộ sưu tập và phân tích nguồn thông tin 
tiêu chuẩn trong nghiên cứu học thuật, 
một công ty đứng đầu thế giới trong việc 
cung cấp những hiểu biết và phân tích 
đáng tin cậy để đẩy nhanh tốc độ đổi mới) 
và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc 
vừa công bố báo cáo chung "Research 
Fronts 2019" (Những mặt trận nghiên 
cứu 2019) để xác định những điểm nóng 
nhất trong nghiên cứu và các lĩnh vực 
chuyên môn mới nổi trong nghiên cứu 
khoa học từ 2013 đến 2018. Đây là báo 
cáo hợp tác thường niên lần thứ 6 giữa hai 
tổ chức và được đưa ra tại diễn đàn chung 
được tổ chức tại Viện Hàn lâm Khoa học 
Trung Quốc ở Bắc Kinh ngày 26/11/2019. 
 Báo cáo năm 2019 xác định tổng 
cộng có 137 mặt trận nghiên cứu, bao 
gồm 100 chuyên ngành nóng và 37 
chuyên ngành mới nổi trải rộng trên 10 
lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn về các khoa 
học và khoa học xã hội. Mặt trận nghiên 
cứu được hình thành khi các cụm bài báo 
được trích dẫn thường xuyên được trích 
dẫn cùng nhau, phản ánh một điểm chung 
cụ thể trong nghiên cứu - đôi khi dữ liệu 
thực nghiệm, phương pháp, khái niệm 
hoặc giả thuyết. Khả năng xác định được 
các mặt trận nghiên cứu này và theo dõi 
các lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt mới nổi 
sẽ cung cấp một lợi thế khác biệt cho 
chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, 
nhà xuất bản, quản trị viên nghiên cứu và 
những người khác theo dõi, hỗ trợ và thúc 
đẩy tiến hành nghiên cứu, đặc biệt là trong 
trường hợp đối mặt với các nguồn lực hữu 
hạn. 
The Research Fronts 2019 và The Research 
Fronts 2019 Heat Index được công bố tại 
diễn đàn chung được tổ chức tại Viện Hàn 
lâm Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh ngày 
26/11/2019 
Hợp tác với Viện Khoa học và Phát 
triển, Thư viện Khoa học Quốc gia thuộc 
Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, các 
chuyên gia thư mục của Web of Science 
Group, công ty Clarivate Analytics, đã sử 
dụng cơ sở dữ liệu Các chỉ số Khoa học 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 11/2019 
21 
Thiết yếu (ESI) được xây dựng trên nền 
tảng của chỉ số Web of Science để thực 
hiện phân tích đồng trích dẫn. Báo cáo 
năm 2019 bắt đầu từ 10.587 mặt trận 
nghiên cứu trong ESI từ 2013 đến 2018 và 
nhằm mục đích khám phá mặt trận nghiên 
cứu nào hoạt động mạnh nhất hoặc phát 
triển nhanh nhất. Các nhà phân tích tại 
Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cũng 
đã phân tích 137 mặt trận nghiên cứu do 
Web of Science Group cung cấp chuyên 
sâu và giải thích chúng để làm nổi bật 30 
mặt trận nghiên cứu quan trọng đặc biệt. 
Các mặt trận nghiên cứu được xác 
định trong báo cáo Research Fronts 2019 
cũng phản ánh các nghiên cứu giành giải 
thưởng gần đây được đề xuất bởi ủy ban 
Nobel năm 2019. “Mặt trận nghiên cứu 
nóng” về thiên văn học và vật lý thiên văn 
từ năm 2016 đến 2018 là “Khám phá 
ngoài hành tinh và đặc tính hóa với 
Kepler”, có liên quan đến giải thưởng 
nghiên cứu toàn diện của những người 
đoạt giải Nobel vật lý năm nay. Một ví dụ 
khác là mặt trận nghiên cứu quan trọng về 
toán học, khoa học máy tính và kỹ thuật 
năm nay: Ước tính điện tích của pin 
lithium-ion được sử dụng trong xe điện, 
phản ánh sự công nhận phát triển pin 
lithium-ion của ủy ban giải thưởng Nobel 
Hóa học 2019. 
David Liu, Phó chủ tịch điều hành và 
Giám đốc điều hành Châu Á Thái Bình 
Dương của Clarivate Analytics, cho biết: 
"Chúng tôi tin rằng thông tin đẳng cấp thế 
giới giúp thúc đẩy nghiên cứu khoa học 
đẳng cấp thế giới. Research Fronts 2019 
đã tiết lộ sự phát triển của nghiên cứu 
khoa học và xu hướng đổi mới khoa học 
và công nghệ thông qua dữ liệu đáng tin 
cậy và phân tích khoa học. Tầm nhìn của 
chúng tôi là cải thiện cách thế giới tạo ra, 
bảo vệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. 
Chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác với Viện 
Hàn lâm Khoa học Trung Quốc liên tục 
để cung cấp thông tin và phân tích đẳng 
cấp thế giới, giúp các nhà nghiên cứu, nhà 
hoạch định chính sách, cơ quan tài trợ và 
những người trong ngành trên toàn thế 
giới đưa ra quyết định tốt hơn nhằm thúc 
đẩy nghiên cứu khoa học toàn cầu. " 
Giáo sư Bai Chunli, Chủ tịch Viện 
Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết: 
"Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc là 
tổ chức đứng đầu trong nước trong việc 
thúc đẩy khoa học và công nghệ. Chúng 
tôi phải có câu trả lời cho các vấn đề bao 
gồm hiểu biết rõ ràng về nghiên cứu khoa 
học toàn cầu, phát triển khoa học và công 
nghệ đẳng cấp thế giới, và nắm bắt cơ hội 
đổi mới khoa học, để có thể biến chúng 
thành động lực không thể thay thế trong 
việc thúc đẩy đổi mới của Trung Quốc. 
Dự báo chính xác xu hướng phát triển 
khoa học và công nghệ cung cấp cơ sở 
nghiên cứu cho Trung Quốc để hỗ trợ tốt 
hơn cho kế hoạch phát triển khoa học và 
công nghệ." 
Bai Chunli nói rằng nghiên cứu khoa 
học cơ bản mạnh là nền tảng của việc xây 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 11/2019 
22 
dựng một quốc gia mạnh về khoa học và 
công nghệ trên thế giới. Hiện nay, một 
vòng mới của cách mạng khoa học và 
công nghệ và chuyển đổi công nghiệp 
đang bùng nổ, khám phá khoa học đang 
tăng tố, hội nhập liên ngành đang trở nên 
gần gũi hơn, và một số vấn đề khoa học 
cơ bản đã mở ra những bước đột phá lớn. 
Các nước phát triển lớn trên thế giới nói 
chung đã tăng cường nghiên cứu chiến 
lược về nghiên cứu cơ bản và cạnh tranh 
công nghệ toàn cầu vẫn tiếp tục tăng 
cường nghiên cứu cơ bản. Để đạt được 
mục tiêu cải thiện đáng kể mức độ nghiên 
cứu khoa học cơ bản và ảnh hưởng quốc 
tế, Trung Quốc phải đạt được một số kết 
quả khoa học giải quyết một số vấn đề 
khoa học quan trọng trong tương lai với 
nhu cầu chiến lược quốc gia và hỗ trợ phát 
triển theo hướng đổi mới. Khả năng cung 
cấp của nguồn lực phát triển đã được tăng 
cường đáng kể, và cần phải nắm bắt chính 
xác hướng và trọng tâm của khoa học và 
công nghệ trong tương lai. 
Cùng với báo cáo “Mặt trận nghiên 
cứu 2019”, hai tổ chức cũng đã xuất bản 
một báo cáo phân tích có tên "Mặt trận 
nghiên cứu năm 2019: Các lĩnh vực hoạt 
động, các quốc gia hàng đầu" (2019 
Research Fronts: Active Fields, Leading 
Countries). Báo cáo này kiểm tra và so 
sánh hiệu suất của các quốc gia trên 137 
mặt trận nghiên cứu, qua đó phản ánh sự 
đóng góp và tác động của quốc gia (ảnh 
hưởng toàn cầu) trên 10 lĩnh vực nghiên 
cứu lớn. Báo cáo này tiết lộ rằng dựa trên 
“Chỉ số lãnh đạo nghiên cứu” (Research 
Leadership Index) của 137 mặt trận 
nghiên cứu, Mỹ vẫn đang dẫn đầu nghiên 
cứu toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc ở vị 
trí thứ hai. Anh, Đức và Pháp xếp lần lượt 
thứ ba, thứ tư và thứ năm. Báo cáo cũng 
cho thấy Trung Quốc đang giảm khoảng 
cách với Mỹ. 
Trong số tất cả 137 mặt trận nghiên 
cứu, Hoa Kỳ có 80 mặt trận được xếp 
hạng nhất, chiếm 58,39% (khoảng 3/5), 
Trung Quốc có 33, chiếm 24,09%, tiếp 
theo là Anh (7), Đức và Pháp mỗi nước có 
một. Trong 10 chủ đề nghiên cứu hàng 
đầu có 7 chủ đề mà Hoa Kỳ đứng đầu với 
lợi thế dẫn đầu rõ ràng. 
Các báo cáo cũng tiết lộ rằng các chủ 
đề nghiên cứu tích cực nhất của Trung 
Quốc trong ba lĩnh vực: hóa học và khoa 
học vật liệu; toán học, khoa học máy tính 
và kỹ thuật; và sinh thái học và khoa học 
môi trường. Các lĩnh vực khoa học nông 
nghiệp, thực vật và động vật, khoa học địa 
chất, sinh học, vật lý và khoa học xã hội 
là tương đối tích cực. Tuy nhiên, các hoạt 
động nghiên cứu trong các lĩnh vực y học 
lâm sàng, thiên văn học và vật lý thiên văn 
vẫn còn khiêm tốn. 
20 chủ đề đáng chú ý trong số 100 
mặt trận nghiên cứu nóng nhất là: 
1. Cơ chế báo hiệu jasmonate để 
điều hòa sinh trưởng và bảo vệ 
thực vật 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 11/2019 
23 
2. Ứng dụng hệ thống máy bay 
không người lái trong giám sát 
cây trồng 
3. Đặc tính môi trường, phơi nhiễm 
của con người và nguy cơ sức 
khỏe do các chất gây rối loạn nội 
tiết 
4. Lượng phốt pho và ô nhiễm cùng 
nguy cơ sức khỏe do vi khuẩn lam 
gây ra 
5. Các nghiên cứu về biến đổi khí 
hậu dựa trên CESM và RCP8.5 
6. Ô nhiễm kim loại nặng của đất đô 
thị ở Trung Quốc: đánh giá nguồn 
và rủi ro 
7. Hiệu quả và an toàn của sinh học 
Infliximab 
8. Vai trò của thoái hóa pericyte 
trong bệnh Alzheimer 
9. Gen kháng polymyxin qua trung 
gian Plasmid 
10. Cas13: một hệ thống CRISPR mới 
nhắm mục tiêu RNA 
11. Sản xuất hơi nước nhờ năng lượng 
mặt trời 
12. Máy phân tử 
13. Vật liệu quang học phi tuyến UV 
sâu mới 
14. Các nghiên cứu về fermion 
Majorana trong vật lý vật chất 
ngưng tụ 
15. Sao neutron nhị phân GW170817 
16. Nghiên cứu quan sát và lý thuyết 
về sáp nhập lỗ đen nhị phân 
17. Bảo mật dữ liệu trong môi trường 
điện toán đám mây 
18. Ước tính trạng thái của pin 
lithium-ion được sử dụng trong xe 
điện 
19. Phương pháp phân tích phân hủy 
phát thải năng lượng và carbon 
20. Phương pháp fMRI cho cấu trúc 
chức năng não và mô hình kết nối 
10 chủ đề đáng chú ý trong số 37 mặt 
trận nghiên cứu mới nổi là: 
1. Cơ chế của gen OsAUX1 trong 
việc thúc đẩy sự kéo dài chân 
tóc trong điều kiện phốt pho 
thấp 
2. Ảnh hưởng của các chất ô 
nhiễm môi trường đến hệ vi 
sinh vật đường ruột 
3. Ảnh hưởng của tác động nhiệt 
đến đặc tính cơ học của đá 
4. Kết quả lâm sàng của can thiệp 
mạch vành qua da ở bệnh nhân 
mắc bệnh mạch vành ổn định 
5. RNA tuần hoàn như một dấu 
ấn sinh học mới cho bệnh ung 
thư 
6. Đa dạng hóa các anken chưa 
được kích hoạt thông qua 
chiến lược di chuyển nhóm 
chức năng ở xa 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 11/2019 
24 
7. Các nghiên cứu về dị thường 
vật lý B 
8. Điều tra vật chất tối trong vũ 
trụ sơ khai trong phạm vi quan 
sát đường 21 cm 
9. Ứng dụng của mạng nơ ron 
tích chập trong xử lý ảnh cộng 
hưởng từ 
10. Công nghiệp 4.0 và các ứng 
dụng của nó 
Nguồn: https://global.chinadaily.com và Clarivate Analytics 

File đính kèm:

  • pdfban_tin_khoa_hoc_cong_nghe_doi_moi_sang_tao_thang_11_nam_201.pdf