Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 10 năm 2019

Trung Quốc tăng cường giám sát khoa

học và các quy định đạo đức trong

nghiên cứu

Trung Quốc đã quyết định tăng

cường giám sát nghiên cứu khoa học

trong nước, bao gồm các dự án nghiên

cứu liên quan đến thử nghiệm lâm sàng

hoặc phát triển công nghệ sinh học ứng

dụng hoặc dựa trên con người.

Sau vụ bê bối của nhà khoa học Hạ

Kiến Khuê tuyên bố tạo được những em

bé chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới (sử

dụng công cụ chỉnh sửa gen CRISPRCas9 để tạo ra hai bé gái song sinh có khả

năng miễn nhiễm virút HIV/AIDS), các

quy định đạo đức mới đã được Ủy ban

Pháp luật và Hiến pháp Quốc hội

(CCLCN) trình trước Ủy ban Thường vụ

Quốc hội đề xuất quy định trong Dự án

Luật Dân sự Quốc gia, yêu cầu bất kỳ

nghiên cứu y học hoặc khoa học nào được

coi là rủi ro cao (liên quan sửa đổi vật liệu

di truyền trong tế bào người, phôi hoặc

các vật liệu sinh học khác của người) phải

tuân theo các quy tắc "nghiêm ngặt". Bên

cạnh đó có Danh mục phân loại các công

nghệ có nguy cơ này.

Các nghiên cứu liên quan vấn đề trên

phải được đệ trình để phê duyệt của Ủy

ban đạo đức cũng như của các cơ quan có

thẩm quyền. Ủy ban xem xét học tập và

đạo đức được thiết lập bởi các phòng

khám liên quan nên xem xét đến các nhu

cầu, tính hợp pháp, an ninh và đạo đức

luân lý của các dự án nghiên cứu cụ thể.

Các kỹ năng, trình độ và lý lịch của các

bác sĩ hoặc nhà nghiên cứu tham gia vào

dự án cũng sẽ được xem xét. Bệnh nhân

cần được thông báo đầy đủ về mục đích

của các xét nghiệm, ứng dụng và rủi ro

phát sinh trước khi họ có thể đưa ra văn

bản đồng ý.

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 10 năm 2019 trang 1

Trang 1

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 10 năm 2019 trang 2

Trang 2

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 10 năm 2019 trang 3

Trang 3

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 10 năm 2019 trang 4

Trang 4

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 10 năm 2019 trang 5

Trang 5

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 10 năm 2019 trang 6

Trang 6

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 10 năm 2019 trang 7

Trang 7

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 10 năm 2019 trang 8

Trang 8

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 10 năm 2019 trang 9

Trang 9

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 10 năm 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 19 trang baonam 16140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 10 năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 10 năm 2019

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 10 năm 2019
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 10/2019 1 
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
Mục lục 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
1. Trung Quốc tăng cường giám sát khoa học và các quy định đạo đức nghiên cứu 2 
2. Trung Quốc xây dựng thêm Trung tâm siêu máy tính quốc gia 3 
3. Đức thành lập các trung tâm nghiên cứu dành riêng cho trí tuệ nhân tạo 4 
4. Hàn Quốc đầu tư 100 tỷ won để thành lập "Mạng thông minh Seoul” 5 
TIN TRONG NƯỚC TRONG THÁNG 
5. Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia có quyết định thành lập 7 
6. Lễ ra mắt nền tảng bản đồ số Vmap và hệ thống thông tin nhân đạo iNhandao 8 
7. Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu chung về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 
với Thụy Sỹ 
11 
8. Phát triển môi trường sở hữu trí tuệ kiến tạo và cải thiện Chỉ số đổi mới sáng tạo 12 
9. Việt –Úc tăng cường thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới 
sáng tạo 
14 
10. Cuộc thi đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 
2019 
15 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 
11. Trao Giải thưởng Đối tác Đổi mới sáng tạo Aus4Innovation 14 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
12. Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực Nam và Đông Nam Á về công bố khoa 
học 
15 
Tháng 10 năm 2019 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 10/2019 2 
 Trung Quốc tăng cường giám sát khoa 
học và các quy định đạo đức trong 
nghiên cứu 
Trung Quốc đã quyết định tăng 
cường giám sát nghiên cứu khoa học 
trong nước, bao gồm các dự án nghiên 
cứu liên quan đến thử nghiệm lâm sàng 
hoặc phát triển công nghệ sinh học ứng 
dụng hoặc dựa trên con người. 
Sau vụ bê bối của nhà khoa học Hạ 
Kiến Khuê tuyên bố tạo được những em 
bé chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới (sử 
dụng công cụ chỉnh sửa gen CRISPR-
Cas9 để tạo ra hai bé gái song sinh có khả 
năng miễn nhiễm virút HIV/AIDS), các 
quy định đạo đức mới đã được Ủy ban 
Pháp luật và Hiến pháp Quốc hội 
(CCLCN) trình trước Ủy ban Thường vụ 
Quốc hội đề xuất quy định trong Dự án 
Luật Dân sự Quốc gia, yêu cầu bất kỳ 
nghiên cứu y học hoặc khoa học nào được 
coi là rủi ro cao (liên quan sửa đổi vật liệu 
di truyền trong tế bào người, phôi hoặc 
các vật liệu sinh học khác của người) phải 
tuân theo các quy tắc "nghiêm ngặt". Bên 
cạnh đó có Danh mục phân loại các công 
nghệ có nguy cơ này. 
Các nghiên cứu liên quan vấn đề trên 
phải được đệ trình để phê duyệt của Ủy 
ban đạo đức cũng như của các cơ quan có 
thẩm quyền. Ủy ban xem xét học tập và 
đạo đức được thiết lập bởi các phòng 
khám liên quan nên xem xét đến các nhu 
cầu, tính hợp pháp, an ninh và đạo đức 
luân lý của các dự án nghiên cứu cụ thể. 
Các kỹ năng, trình độ và lý lịch của các 
bác sĩ hoặc nhà nghiên cứu tham gia vào 
dự án cũng sẽ được xem xét. Bệnh nhân 
cần được thông báo đầy đủ về mục đích 
của các xét nghiệm, ứng dụng và rủi ro 
phát sinh trước khi họ có thể đưa ra văn 
bản đồng ý. 
Biện pháp trừng phạt trong trường 
hợp thí nghiệm tạo ra lợi nhuận, người 
phạm tội sẽ bị phạt từ 5 đến 10 lần số tiền 
lãi kiếm được. Tương tự, các cơ sở liên 
quan đến hành vi vi phạm có thể bị phạt 
từ 50.000 RMB đến 100.000 RMB (tương 
đương 6.400 đến 13.000 euro). Họ cũng 
có thể bị cấm nghiên cứu trong thời gian 
5 năm hoặc bị thu hồi giấy phép vĩnh viễn. 
Quỹ Khoa học Tự nhiên của Trung 
Quốc cũng sẽ không tài trợ trong thời gian 
từ 3 đến 5 năm cho bất cứ ai phạm các giá 
trị đạo đức hay thất bại trong việc thực 
hiện nghĩa vụ của mình theo luật pháp. 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 10/2019 3 
Ngoài những quy định về đạo đức 
mới, Hội đồng Nhà nước đã công bố 46 
biện pháp có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 
2019 để hạn chế việc sử dụng và sở hữu 
các vật liệu sinh học có nguồn gốc từ 
Trung Quốc và có chứa vật liệu di truyền 
của con người trong đó bao gồm các cơ 
quan hoặc tế bào cũng như dữ liệu thu 
được từ các nguồn này. Những người 
nước ngoài làm việc liên quan đến các 
loại vật liệu sinh học này sẽ phải hợp tác 
với một đối tác Trung Quốc và họ buộc 
phải chia sẻ tất cả dữ liệu và bằng sáng 
chế từ nghiên cứu này. Ngoài ra, các hồ 
sơ liên quan đến loại vật liệu sinh học này 
sẽ phải được đăng ký với cơ quan khoa 
học và công nghệ địa phương. Các tổ chức 
không tuân thủ các quy định này sẽ bị phạt 
hơn 5 triệu RMB (tương đương hơn 
630.000 euro). 
Nhiều nhà nghiên cứu đã tuyên bố 
rằng các quy định này đã được cộng đồng 
khoa học chờ đợi từ lâu và họ vẫn tò mò 
về các chi tiết và tác dụng trong tương lai 
đối với nghiên cứu của họ. GS. Huang Yu 
tại Khoa Medical Genetics tại Đại học 
Bắc Kinh tiết cho rằng trước đây khó có 
thể lên án đạo đức người vi phạm vì thiếu 
các quy tắc pháp lý rõ ràng. . 
Nguồn: diplomatie.gouv.fr 
Trung Quốc xây dựng thêm Trung 
tâm siêu máy tính quốc gia 
Bộ Khoa học và Công nghệ Trung 
Quốc mới đây đã cho biết Trung Quốc sẽ 
xây dựng một Trung tâm siêu máy tính 
 ... ý vận hành, tài trợ hoạt 
động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, kết 
nối hoạt động nghiên cứu với doanh 
nghiệp... Bộ trưởng đề nghị Trung tâm tạo 
điều kiện cho các nhà quản lý, hoạch định 
chính sách của Việt Nam sang trao đổi, 
học tập kinh nghiệm tại Trung tâm. 
Ông René Kalt nhất trí cùng đẩy 
mạnh hợp tác giữa hai bên thông qua các 
hoạt động cụ thể, phù hợp với nhu cầu 
Bộ trưởng và Đoàn công tác làm việc tại ETH Zurich 
Đoàn công tác làm việc tại Trung tâm Đổi mới sáng 
tạo Thụy Sỹ tại Zurich 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 10/2019 
12 
thực tiễn. Trước mắt, hai bên xem xét khả 
năng đẩy hoạt động hợp tác nghiên cứu về 
mô hình và kinh nghiệm thực tế triển khai 
của các bên, trong đó có hoạt động của 
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. 
Tại buổi làm việc với Viện Công 
nghệ Liên bang Thụy Sỹ (ETH Zurich), 
ông Detlef Gunther, Phó Chủ tịch phụ 
trách nghiên cứu và quan hệ kinh tế của 
ETH Zurich cho biết, ETH Zurich với 3 
chức năng chính: giáo dục, nghiên cứu và 
chuyển giao công nghệ, tập trung vào một 
số lĩnh vực chuyên ngành. Hiện nay, ETH 
Zurich đào tạo hơn 21.000 sinh viên (đến 
từ hơn 120 quốc gia), khoảng 2.600 giảng 
viên và nhân viên đang theo học, giảng 
dạy và làm việc tại đây. Đến nay, có 21 
người đạt giải Nobel đã từng học tập, 
giảng dạy, nghiên cứu tại ETH Zurich, 
trong đó có Albert Einstein. Trên cơ sở 
nội dung trao đổi tại buổi làm việc, Bộ 
trưởng Chu Ngọc Anh và ông Detlef 
Gunther đã thống nhất về việc hai bên sẽ 
thúc đẩy hợp tác trong các hoạt động 
nghiên cứu chung; trao đổi cán bộ giảng 
dạy, nghiên cứu; gửi và tiếp nhận nghiên 
cứu sinh thuộc một số lĩnh vực Việt Nam 
quan tâm và Thụy Sỹ có thế mạnh, v.v 
Nguồn: CESTC 
Phát triển môi trường sở hữu trí tuệ 
kiến tạo và cải thiện Chỉ số đổi mới 
sáng tạo 
Đó là nội dung của hai Thỏa thuận 
được ký kết giữa WIPO với Cục Sở hữu 
trí tuệ và Học viện Khoa học, Công nghệ 
và Đổi mới sáng tạo (Bộ KH&CN) ngày 
01/10/2019, tại Giơneva, Thụy Sỹ. 
Theo Thỏa thuận được ký kết, WIPO 
sẽ hỗ trợ Cục Sở hữu trí tuệ triển khai Dự 
án “Môi trường sở hữu trí tuệ kiến tạo”. 
Mục tiêu của Dự án là hỗ trợ nâng cao 
năng lực về sở hữu trí tuệ (SHTT) và đổi 
mới sáng tạo cho đội ngũ cán bộ của các 
viện nghiên cứu và trường đại học (đóng 
vai trò là Nan hoa trong Hệ thống IP-Hub) 
trong hoạt động nghiên cứu/sáng tạo, 
đăng ký và thương mại hóa các sáng chế, 
cũng như chuyển giao công nghệ. Đội ngũ 
này sẽ đóng vai trò trung tâm giúp nâng 
cao số lượng, chất lượng và giá trị thương 
mại của sáng chế trong các viện nghiên 
cứu và trường đại học, đồng thời thúc đẩy 
việc sử dụng, khai thác thông tin sáng chế 
để tránh trùng lặp trong nghiên cứu. 
Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục SHTT và Tổng 
Giám đốc WIPO Francis Gurry ký kết Thỏa thuận về 
Dự án “Môi trường sở hữu trí tuệ kiến tạo” 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 10/2019 
13 
Bên cạnh đó, Dự án sẽ hỗ trợ các 
trường đại học và viện nghiên cứu tăng 
cường năng lực phát triển, quản lý và 
thương mại hóa công nghệ thông qua việc 
trang bị các công cụ, kỹ năng và kiến thức 
phù hợp; thúc đẩy sự phối hợp giữa các 
trường đại học và doanh nghiệp thông qua 
hoạt động liên kết, quan hệ đối tác, phối 
hợp, tương tác và giao dịch về thương mại 
hóa công nghệ. 
Kết quả của Dự án sẽ thiết lập một 
Mạng lưới các chuyên gia về công nghệ 
có đầy đủ kiến thức, kỹ năng về SHTT và 
các lĩnh vực có liên quan khác, cũng như 
xây dựng được một Trục xoay và các Nan 
hoa, trong đó Cục SHTT đóng vai trò là 
Trục, còn các viện nghiên cứu, trường đại 
học và các doanh nghiệp đóng vai trò là 
Nan hoa. Dự án sẽ được triển khai trong 
vòng 05 năm từ 2019 đến 2023. 
Đối với Bản ghi nhớ hợp tác giữa 
WIPO và Học viện Khoa học, Công nghệ 
và Đổi mới sáng tạo (VISTI), WIPO sẽ hỗ 
trợ VISTI thực hiện các nghiên cứu liên 
quan tới Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 
(GII), hỗ trợ xây dựng năng lực trong lĩnh 
vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng 
tạo (STI) và tiếp cận cơ sở dữ liệu về 
SHTT của WIPO. Qua đó, giúp nâng cao 
kiến thức và kỹ năng của các nhà nghiên 
cứu của Việt Nam trong các lĩnh vực về 
SHTT và STI, bao gồm GII. 
Hai Bên sẽ thực hiện các nghiên cứu 
và phân tích cấp quốc gia về kết quả GII 
cụ thể đối với Việt Nam; hỗ trợ hoạt động 
đào tạo sau đại học về SHTT ở Việt Nam 
theo hướng cùng xây dựng các chương 
trình đào tạo chung trong thời gian tới; tổ 
chức các chương trình tập huấn, bồi 
dưỡng về SHTT và STI cũng như về 
GII. 
Trước Lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ 
KH&CN Việt Nam Chu Ngọc Anh đã có 
buổi gặp chào xã giao Tổng Giám đốc 
WIPO Francis Gurry. Bộ trưởng trân 
trọng cảm ơn sự ủng hộ và hỗ trợ của 
WIPO và cá nhân Ngài Tổng Giám đốc đã 
dành cho Việt Nam, Bộ KH&CN, cũng 
như sự ủng hộ đối với Đại sứ Dương Chí 
Dũng - Trưởng Phái đoàn đại diện thường 
trực Việt Nam tại Geneva trong thời gian 
Đại sứ thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Đại 
hội đồng WIPO. 
Nguồn: CESTC 
Ông Hoàng Minh, Giám đốc VISTI và Tổng Giám đốc 
WIPO Francis Gurry ký kết Thỏa thuận hợp tác về 
thực hiện hiên cứu liên quan tới chỉ số GII 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 10/2019 
14 
Việt –Úc tăng cường thương mại hóa 
kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới 
sáng tạo 
Nhằm chia sẻ kinh nghiệm từ Úc về 
thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa 
học và đưa ra các đề xuất để tăng cường 
chương trình quốc gia về thương mại hóa 
kết quả nghiên cứu khoa học tại Việt 
Nam, chiều 31/10/2019, tại Hà Nội, Cục 
Phát triển thị trường và doanh nghiệp 
KH&CN (Bộ KH&CN) đã phối hợp với 
CSIRO (Cơ quan nghiên cứu KH&CN 
Úc) tổ chức Hội thảo “Hợp tác Việt –Úc 
nhằm nhằm tăng cường thương mại hóa 
kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới 
sáng tạo”. 
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ 
KH&CN Bùi Thế Duy cho biết: Việt Nam 
đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, 
thách thức do năng suất lao động ở dưới 
ngưỡng trung bình, năng lực nghiên cứu 
của các trường đại học, viện nghiên cứu 
còn hạn chế, đặc biệt năng lực hấp thụ và 
tiếp nhận công nghệ của doanh nghiệp 
còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, khu vực 
doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ 
trong tổng chi cho nghiên cứu và triển 
khai (R&D), mức độ đổi mới sáng tạo 
(ĐMST), hạ tầng KH&CN và đổi mới 
sáng tạo thiếu đồng bộ. 
Để giải quyết những khó khăn trên, 
một trong những nhiệm vụ ưu tiên của 
Việt Nam là đẩy mạnh hiệu quả thương 
mại hóa kết quả nghiên cứu, nâng cao 
năng lực đổi mới sáng tạo để doanh 
nghiệp có thể giành được vị trí cao hơn 
trong chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao năng 
lực nghiên cứu của các tổ chức KH&CN. 
Vì vậy, trong thời gian qua Việt Nam chủ 
trương đẩy mạnh đầu tư vào khoa học, 
công nghệ nhằm điều chỉnh hệ thống đổi 
mới sáng tạo theo hướng tập trung vào các 
doanh nghiệp, đặt doanh nghiệp vào trung 
tâm của hệ thống. 
Thông qua Hội thảo này Việt Nam có 
thể học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia 
của Úc cũng như tăng cường hợp tác với 
Úc để tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy 
mạnh hơn nữa hiệu quả thương mại hóa 
kết quả nghiên cứu, thúc đẩy phát triển hệ 
sinh thái đổi mới sáng tạo cấp quốc gia, 
khu vực, góp phần phát triển kinh tế - xã 
hội. 
Nguồn: CESTC 
Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy phát biểu tại Hội 
thảo 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 10/2019 
15 
Cuộc thi đổi mới sáng tạo trong sản 
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ 
cao 2019 
Sau 5 tháng tổ chức “Cuộc thi đổi 
mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp 
ứng dụng công nghệ cao 2019” đã khép 
lại, tuyển chọn được nhiều dự án có hàm 
lượng công nghệ cao, giải quyết vấn đề an 
toàn thực phẩm, môi trường mà xã hội 
quan tâm để tiếp tục tham gia chương 
trình hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo 
của Sở khoa học và công nghệ TP.HCM. 
“Cuộc thi đổi mới sáng tạo trong sản 
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 
2019” do Trung tâm ươm tạo doanh 
nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phối 
hợp với Sở khoa học và công nghệ 
TP.HCM tổ chức thu hút 100 dự án đăng 
ký tham gia và 15.000 lượt quan tâm, theo 
dõi. Trải qua các phần tranh tài sôi nổi (sơ 
tuyển, phản biện và chung kết), ban tổ 
chức đã chọn 5 dự án suất sắc để trao giải. 
Các dự án đạt giải cao như “Microsol 
– giải pháp công nghệ vi sinh thay thế 
kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản hiệu 
quả, tiết kiệm bền vững và hướng tới nuôi 
trồng thủy sản hữu cơ”, “Hoàn thiện quy 
trình công nghệ làm ống hút cỏ bàng thay 
thế ống hút nhựa, thân thiện với môi 
trường”, “Máy sấy trái cây công nghệ mới 
theo dõi và điều khiển bán tự động”... Các 
dự án này được đánh giá cao về tính sáng 
tạo, hàm lượng công nghệ, giải quyết các 
vấn đề đang được xã hội quan tâm như an 
toàn thực phẩm, môi trường, công nghệ 
4.0 
 Một số dự án khác cũng được đánh 
giá cao về ứng dụng IoT trong canh tác 
nông nghiệp, như: dự án hoàn thiện và tối 
ưu hóa hệ thống châm phân tự động điều 
khiển từ xa – công nghệ 4.0” hoặc dự án 
được xem là lĩnh vực mới và tiềm năng 
cho sản xuất nông nghiệp của TP.HCM 
đó là “Agribis –giải pháp công nghệ sinh 
học chuyển đổi canh tác nông nghiệp sang 
hướng hữu cơ bền vững”. 
Nguồn: KHPTO 
Các nhóm đoạt giải cao của cuộc thi 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 10/2019 
16 
Được lựa chọn từ 115 hồ sơ, 3 dự án 
có sáng kiến xuất sắc, tạo ra tác động kinh 
tế - xã hội tích cực đã nhận được tổng tài 
trợ lên đến hơn 1,6 triệu đô la Australia. 
Ngày 09/10, tại Hà Nội, trong khuôn 
khổ "Tuần lễ Kỹ năng và Đổi mới sáng 
tạo" đã diễn ra hội thảo "Australia-Việt 
Nam: Chia sẻ kinh nghiệm Phát triển hệ 
sinh thái Đổi mới sáng tạo" và Lễ trao 
Giải thưởng Đối tác Đổi mới sáng tạo 
Aus4Innovation do Đại sứ quán Australia 
phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức. 
 Giải thưởng Đối tác Đổi mới sáng 
tạo được trao cho 3 dự án do các trường 
đại học của Australia cùng với các trường 
đại học và trung tâm nghiên cứu của Việt 
Nam triển khai thực hiện. Đó là dự án 
Chuyển giao mô hình nghiên cứu và ứng 
dụng trong xử lý nước và các hệ thống 
giám sát sử dụng công nghệ 4.0 (do Đại 
học Công nghệ Sydney (Australia) và 
Trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học 
quốc gia Hà Nội thực hiện); Dự án Công 
nghệ sản xuất hoóc môn giúp nâng cao 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 
SÁNG TẠOVÀ ĐMST 
Thứ trưởng Bùi Thế Duy và bà Rebecca Bryant trao Giải thưởng Đối tác 
Đổi mới sáng tạo Aus4Innovation cho 3 đội xuất sắc. 
Trao Giải thưởng Đối tác Đổi mới sáng tạo Aus4Innovation 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 10/2019 
17 
năng suất nuôi hải sâm (do Đại học 
Sunshine Coast của Australia và Viện 
Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III thực 
hiện) và Dự án Phương pháp mới tạo ra 
bước ngoặt trong việc chẩn đoán ung thư 
vú (do Đại học Sydney của Australia và 
Viện Chiến lược và Chính Sách y tế quốc 
gia thực hiện). 
Australia và Việt Nam có sự hợp tác 
lâu dài, được thể hiện qua việc hỗ trợ đào 
tạo giữa hai nước. Đội ngũ cán bộ được 
đào tạo đã góp phần tăng cường quan hệ 
hợp tác giữa các trường đại học, viện 
nghiên cứu và doanh nghiệp của hai bên. 
Mối quan hệ hợp tác về đổi mới sáng tạo 
là cơ chế hiệu quả để hai nước chia sẻ 
những mô hình và phương pháp hữu hiệu 
nhằm cải thiện hệ thống đổi mới sáng tạo 
của hai quốc gia. 
Ngay sau Lễ trao giải đã diễn ra Hội 
thảo “Australia và Việt Nam - Chia sẻ 
kinh nghiệm trong phát triển Hệ sinh thái 
đổi mới sáng tạo”. Tại hội thảo, các đại 
biểu đã tìm hiểu và lắng nghe kinh nghiệm 
từ Australia trong việc phát triển kinh tế - 
xã hội dựa trên đổi mới sáng tạo. Nhân dịp 
này, Thứ trưởng Bùi Thế Duy đánh giá 
cao việc Australia hỗ trợ Việt Nam trong 
phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, 
đặc biệt hỗ trợ Việt Nam trong việc nuôi 
dưỡng hợp tác giữa các doanh nghiệp, 
viện nghiên cứu, trường đại học..., hướng 
tới mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, 
đồng thời chuẩn bị cho tương lai phát triển 
nền kinh tế số cũng như thúc đẩy thương 
mại hóa các sản phẩm KH&CN. 
Đổi mới sáng tạo chỉ thực sự đi vào 
thực tiễn khi có một hệ sinh thái hỗ trợ, 
một cộng đồng nơi những ý tưởng mới 
được nuôi dưỡng và những thành công 
được nhân rộng.Vì vậy, hội thảo tập trung 
thảo luận về những thách thức trong việc 
xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng 
tạo ở Việt Nam và giới thiệu trường hợp 
thành công của Mạng lưới Đổi mới sáng 
tạo Canberra (CBRIN) - mạng lưới hàng 
đầu tại Australia kết chính phủ, giới hàn 
lâm với các doanh nhân và nhà sáng tạo. 
Đầu năm 2019, Chương trình 
Aus4Innovation đã triển khai vòng thứ 
nhất của Chương trình Đối tác Đổi mới 
sáng tạo nhằm hỗ trợ tài chính, giúp nhân 
rộng các sáng kiến đã được thử nghiệm để 
giải quyết thách thức và đón đầu cơ hội 
trong mọi lĩnh vực trong hệ thống đổi mới 
sáng tạo của Việt Nam. Vòng hai của 
Chương trình với số vốn tài trợ 2,4 triệu 
đô la Australia sẽ được công bố vào cuối 
năm 2019. Đây là một hợp phần quan 
trọng của Aus4Innovation với tổng ngân 
sách giai đoạn 2018-2022 là 11 triệu đôla 
Australia, có mục đích củng cố hệ thống 
đổi mới sáng tạo của Việt Nam, chuẩn bị 
cho nền kinh tế và công nghệ của Việt 
Nam trong tương lai số. 
 NASATI 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 10/2019 
18 
Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu 
vực Nam và Đông Nam Á về công bố 
khoa học 
Nghiên cứu do Clarivate Web of 
Science (ISI) công bố mới đây cho thấy, 
Việt Nam có lượng công bố đã tăng 5 lần 
kể từ năm 2009 - mức tăng trưởng cao 
nhất trong số 14 nước thuộc khu vực Nam 
và Đông Nam Á. 
Đáng lưu ý là mốc 2009 trong báo 
cáo cũng trùng với thời điểm Quỹ Phát 
triển KH&CN Quốc gia NAFOSTED 
chính thức bước vào hoạt động. Theo 
nhận định của nghiên cứu này, Việt Nam 
vẫn còn nhiều dư địa để phát triển nhanh 
hơn và hội nhập sâu hơn với thế giới về 
KH&CN trong những năm tiếp theo. 
Trong khi đó, về mặt sản lượng công 
bố, Ấn Độ đứng đầu với hơn 560.000 bài 
báo ISI và được xem là “người khổng lồ 
ngủ quên” với rất nhiều tiềm năng phát 
triển. Singapore đứng thứ 2, đóng góp hơn 
120.000 bài báo. 
Nghiên cứu chỉ ra một vấn đề cố hữu 
của các nhà khoa học tại khu vực này là, 
những đóng góp đáng kể của họ chủ yếu 
lại nhờ vào quãng thời gian họ làm việc 
tại nước ngoài. Những năm gần đây, trung 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
Công bố của 6 nước hàng đầu khu vực Nam và Đông Nam Á qua các năm. Nguồn: 
Báo cáo Global Research Report – South and East Asia 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 10/2019 
19 
bình mỗi năm, các nhà khoa học trong khu 
vực đã công bố 8% tổng sản lượng công 
bố khoa học toàn cầu, so với con số chỉ 
khoảng 3% trong suốt giai đoạn 1981-
1995. 
Các nước được đề cập trong nghiên 
cứu bao gồm Lào, Myanmar, Brunei, 
Campuchia, Sri Lanka, Philippines, 
Bangladesh, Indonesia, Thái Lan, 
Pakistan, Malaysia, Singapore, Ấn Độ và 
Việt Nam; và giai đoạn được khảo sát là 
từ năm 1981 đến 2018. 
Nguồn: SSHPA 

File đính kèm:

  • pdfban_tin_khoa_hoc_cong_nghe_doi_moi_sang_tao_thang_10_nam_201.pdf