Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 1 năm 2019

Thái Lan công nhận thêm một loại

tiền ảo

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch

Thái Lan (Thai Sec) vừa chính thức công

bố Lina là loại tiền điện tử thứ 8

được công nhận tại nước này, bên cạnh 7

loại tiền đã được công nhận hợp pháp là:

Bitcoin, Ethereum, Bitcoin Cash,

Ethereum Classic, Litecoin, Ripple,

Stellar. Thái Lan quy định các loại tiền ảo

được công nhận được phép sử dụng cho

các giao dịch tại các sàn giao dịch tiền

điện tử tại nước này và các dịch vụ gọi

vốn đầu tư dự án bằng tiền ảo (ICO).

Đồng tiền điện tử LINA do Công ty

Lina SLS (Thụy Sĩ) phát hành từ năm

2017. Lina SLS hoạt động trong lĩnh vực

công nghệ Blockchain, Bigdata, AI và có

các ứng dụng bao gồm: LINA REVIEW

(ứng dụng đánh giá sản phẩm trên nền

tảng Blockchain), LINA

SUPPLYCHAIN (Chuỗi quản lý cung

ứng sản phẩm trên nền tảng Blockchain,

E-Government (Xây dựng Chính phủ điện

tử trên công nghệ Blockchain),

Healthcare (Ứng dụng công nghệ

SupplyChain vào chuổi quản lý ngành y

tế)

Như vậy, Thái Lan đang trở thành

một trong những quốc gia đi đầu ở khu

vực Đông Nam Á trong lĩnh vực tiền ảo

khi công nhận đến 8 loại tiền điện tử.

Nhiều nước trên thế giới hiện nay vẫn còn

chưa có chính sách về tiền ảo, thì Thái

Lan đã đi trước với các chính sách cởi mở

cho tiền ảo và nước này muốn trở thành

một trung tâm tiền mật mã. Bên cạnh đó,

Thái Lan đã chỉnh sửa luật thuế để có thể

thu thuế các loại hình giao dịch liên quan

đến tiền ảo. Tại Thái Lan, LINA SLS còn

là đơn vị cung cấp giải pháp Supply Chain

trên nền tảng Blockchain cho các tập đoàn

hoạt động về lĩnh vực cung ứng nông

nghiệp như: ChokChai (tập đoàn chăn

nuôi bò sữa lớn nhất Đông Nam Á); Tập

đoàn SAP Siam Food International Co.

Ltd (kinh doanh ở lĩnh vực thực phẩm);

Tập đoàn AIM THAI (chuyên về cung

ứng trái cây sấy hàng đầu tại Thái Lan);

Lawola Thai Herb Tech Co., Ltd (chuyên

về dược); Kongfawattanawtt Co., Ltd

(hoạt động trong lĩnh vực giáo dục);

Journey South Travel Co., Ltd (hoạt động

trong lĩnh vực du lịch)

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 1 năm 2019 trang 1

Trang 1

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 1 năm 2019 trang 2

Trang 2

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 1 năm 2019 trang 3

Trang 3

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 1 năm 2019 trang 4

Trang 4

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 1 năm 2019 trang 5

Trang 5

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 1 năm 2019 trang 6

Trang 6

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 1 năm 2019 trang 7

Trang 7

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 1 năm 2019 trang 8

Trang 8

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 1 năm 2019 trang 9

Trang 9

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 1 năm 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang baonam 7480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 1 năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 1 năm 2019

Bản tin Khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo - Tháng 1 năm 2019
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 1/2019 1 
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
Mục lục 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
1. Thái Lan công nhận thêm một loại tiền 
ảo ........................................................2 
2. Hàn Quốc: kế hoạch thành lập một học 
viện đổi mới sáng tạo cho chuyên gia 
phần mềm ...........................................3 
3. Singapore thiết lập khung quản lý mô 
hình về trí tuệ nhân tạo (AI) ................3 
4. Chiến lược “Make In India” đã đưa Ấn 
Độ thành nước sản xuất điện thoại di 
động lớn thứ hai thế giới ....................4 
5. Đức sẽ đóng cửa tất cả nhà máy nhiệt 
điện than trong vòng 19 năm tới .........5 
TIN TRONG NƯỚC TRONG THÁNG 
6. Thủ tướng Chính phủ Gặp mặt đại biểu 
trí thức, nhà khoa học .........................6 
7. Hội nghị triển khai công tác ngành 
KH&CN năm 2019 ..............................7 
8. Vệ tinh do kĩ sư Việt thiết kế bay vào vũ 
trụ ....................................................... 8 
9. Việt Nam - Australia tăng cường cam 
kết thúc đẩy hợp tác về khoa học, công 
nghệ và đổi mới sáng tạo................... 9 
10. Khởi động cuộc thi chứng minh ý 
tưởng lần thứ 3 (POC3) ..................... 9 
11. Đà Nẵng: Hơn 60 dự án khởi nghiệp 
đổi mới sáng tạo giai đoạn 2017 - 2018
.......................................................... 10 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA 
HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG 
12. Các sáng kiến phục vụ thiết thực cho 
cộng đồng ........................................ 11 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
13. AI và robot có thể tạo ra nhiều việc làm 
hơn là làm mất việc .......................... 12 
Tháng 1 năm 2019 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 1/2019 2 
Thái Lan công nhận thêm một loại 
tiền ảo 
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch 
Thái Lan (Thai Sec) vừa chính thức công 
bố Lina là loại tiền điện tử thứ 8 
được công nhận tại nước này, bên cạnh 7 
loại tiền đã được công nhận hợp pháp là: 
Bitcoin, Ethereum, Bitcoin Cash, 
Ethereum Classic, Litecoin, Ripple, 
Stellar. Thái Lan quy định các loại tiền ảo 
được công nhận được phép sử dụng cho 
các giao dịch tại các sàn giao dịch tiền 
điện tử tại nước này và các dịch vụ gọi 
vốn đầu tư dự án bằng tiền ảo (ICO). 
Đồng tiền điện tử LINA do Công ty 
Lina SLS (Thụy Sĩ) phát hành từ năm 
2017. Lina SLS hoạt động trong lĩnh vực 
công nghệ Blockchain, Bigdata, AI và có 
các ứng dụng bao gồm: LINA REVIEW 
(ứng dụng đánh giá sản phẩm trên nền 
tảng Blockchain), LINA 
SUPPLYCHAIN (Chuỗi quản lý cung 
ứng sản phẩm trên nền tảng Blockchain, 
E-Government (Xây dựng Chính phủ điện 
tử trên công nghệ Blockchain), 
Healthcare (Ứng dụng công nghệ 
SupplyChain vào chuổi quản lý ngành y 
tế) 
Như vậy, Thái Lan đang trở thành 
một trong những quốc gia đi đầu ở khu 
vực Đông Nam Á trong lĩnh vực tiền ảo 
khi công nhận đến 8 loại tiền điện tử. 
Nhiều nước trên thế giới hiện nay vẫn còn 
chưa có chính sách về tiền ảo, thì Thái 
Lan đã đi trước với các chính sách cởi mở 
cho tiền ảo và nước này muốn trở thành 
một trung tâm tiền mật mã. Bên cạnh đó, 
Thái Lan đã chỉnh sửa luật thuế để có thể 
thu thuế các loại hình giao dịch liên quan 
đến tiền ảo. Tại Thái Lan, LINA SLS còn 
là đơn vị cung cấp giải pháp Supply Chain 
trên nền tảng Blockchain cho các tập đoàn 
hoạt động về lĩnh vực cung ứng nông 
nghiệp như: ChokChai (tập đoàn chăn 
nuôi bò sữa lớn nhất Đông Nam Á); Tập 
đoàn SAP Siam Food International Co. 
Ltd (kinh doanh ở lĩnh vực thực phẩm); 
Tập đoàn AIM THAI (chuyên về cung 
ứng trái cây sấy hàng đầu tại Thái Lan); 
Lawola Thai Herb Tech Co., Ltd (chuyên 
về dược); Kongfawattanawtt Co., Ltd 
(hoạt động trong lĩnh vực giáo dục); 
Journey South Travel Co., Ltd (hoạt động 
trong lĩnh vực du lịch) 
Theo https://www.coinspeaker.com/ 
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 1/2019 3 
Hàn Quốc: kế hoạch thành lập 
một học viện đổi mới sáng tạo cho 
chuyên gia phần mềm 
Chính phủ nước này có kế hoạch 
thành lập một học viện đổi mới sáng tạo 
và một loạt các chương trình đào tạo trong 
năm 2019, nhằm đào tạo ít nhất 10.000 
chuyên gia công nghệ thông tin và thúc 
đẩy các ngành công nghiệp tập trung vào 
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ IV. 
Theo Bộ Khoa học, Công nghệ 
thông tin - truyền thông Hàn Quốc, học 
viện đổi mới sáng tạo sẽ được xây dựng 
theo mô hình trường đào tạo lập trình viên 
Pháp Ecole 42, để đào tạo khoảng 2.500 
chuyên gia phần mềm trong khóa đào tạo 
kéo dài 5 năm. Bộ này cũng khởi động 
một chương trình hỗ trợ nghiên cứu ở 
nước ngoài để cho phép các chuyên gia 
Hàn Quốc có bằng cấp cao thực hiện 
những nghiên cứu chung và được đào tạo 
trong các lĩnh vực tương ứng của mình tại 
những tổ chức có uy tín ở nước ngoài. Các 
lĩnh vực mục tiêu trọng tâm là công nghệ 
thông tin và truyền thông, phương tiện 
tương lai, máy bay không người lái, năng 
lượng, y  ... ào việc nâng cao chất lượng và 
sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa 
trong nước theo chuỗi giá trị; tập trung 
phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo 
quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp 
làm trung tâm của hệ sinh thái; xây dựng 
và triển khai các cơ chế, chính sách phù 
hợp để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư 
nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ 
khoa học và đổi mới công nghệ; tổ chức 
hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chỉ số 
Đổi mới sáng tạo toàn cầu, chỉ số Cạnh 
tranh toàn cầu; chủ trì tổ chức triển khai 
mạnh mẽ, toàn diện Đề án Hệ tri thức Việt 
số hóa; Chương trình KH&CN trọng điểm 
quốc gia về CMCN 4.0 và các đề án, 
chương trình trọng điểm; tăng cường hợp 
tác quốc tế trong hoạt động KH&CN. 
Vệ tinh do kĩ sư Việt Nam thiết 
kế bay vào vũ trụ 
7h25 (giờ Hà Nội) ngày 18/01/2019, 
vệ tinh MicroDragon (50 kg) do các kỹ sư 
của Việt Nam thiết kế, chế tạo cùng với 6 
vệ tinh khác của Nhật Bản đã được phóng 
lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Epsilon số 4 
tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura, Nhật 
Bản. Khoảng 8h55, vệ tinh của Việt Nam 
đã được tách ra thành công ở độ cao 511 
km, đi vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trong 
không gian. 
Mục đích chính của vệ tinh 
MicroDragon là công cụ để đào tạo thực 
hành chế tạo thử nghiệm vệ tinh lớp 
micro. Nhiệm vụ chủ đạo khi thiết kế của 
MicroDragon là chụp ảnh theo dõi chất 
lượng nước biển ven bờ để phục vụ cho 
ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản 
Việt Nam. 
MicroDragon là một sản phẩm nằm 
trong Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản, bộ 
phận của Dự án “Phòng chống thiên tai và 
biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát 
Trái Đất” (viết tắt là Dự án Trung tâm Vũ 
trụ Việt Nam). Dự án sử dụng nguồn vốn 
ODA ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, 
điều phối bởi Cơ quan Hợp tác Quốc tế 
Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của 
Chính phủ Việt Nam. 
Cụ thể, Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ 
bản thực hiện nhiệm vụ “Đào tạo 36 thạc 
sĩ công nghệ vũ trụ và thực hành chế tạo 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 1/2019 9 
thử nghiệm 1 vệ tinh micro (khối lượng 
khoảng 50 kg) tại một số trường đại học 
của Nhật Bản”. 
Trước đó, vào năm 2013, vệ tinh 
siêu nhỏ PicoDragon (1kg) do VNSC 
nghiên cứu, chế tạo cũng được phóng, 
hoạt động tương đối ổn định trong khoảng 
3 tháng và liên tục phát tín hiệu quảng bá 
với bản tin “PicoDragon VietNam” đến 
các trạm mặt đất trên toàn thế giới. 
Việt Nam - Australia tăng cường cam 
kết thúc đẩy hợp tác về khoa học, công 
nghệ và đổi mới sáng tạo 
Ngày 10/01/2019, tại Hà Nội, đã 
diễn ra sự kiện công bố Chương trình 
Quan hệ đối tác về Đổi mới sáng tạo 
Australia – Việt Nam (Aus4Innovation). 
Aus4Innovation là kết quả của sự hợp tác 
giữa Bộ KH&CN, Đại sứ quán Australia 
tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao và Thương mại 
Australia tại Thủ đô Canberra và Cơ quan 
Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa 
học của Chính phủ Australia 
(CSIROAus4Innovation là một chương 
trình chủ đạo được thiết kế để hiện thực 
hóa Quan hệ Đối tác về Sáng tạo giữa 
Australia và Việt Nam được thiết lập lần 
đầu tiên tại APEC 2017 giữa cựu Bộ 
trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại 
Australia, bà Julie Bishop và Bộ trưởng 
Bộ KH&CN Việt Nam Chu Ngọc Anh. 
Aus4Innovation là một chương trình 
hợp tác phát triển với tổng trị giá 10 triệu 
đô la Úc, được thiết kế nhằm tăng cường 
hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt 
Nam, xây dựng các mối quan hệ đối tác 
lâu dài giữa các nhà khoa học, nhà nghiên 
cứu, và giúp Chính phủ và nhân dân Việt 
Nam trong việc nắm bắt các cơ hội cuộc 
cách mạng 4.0 có thể mang lại.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc 
Anh chụp ảnh lưu niệm với Ngài Craig 
Chittick, Đại sứ Australia tại Việt Nam 
cùng đại diện đại sứ quán một số nước 
Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, 
Chương trình này sẽ giúp các ngành quan 
trọng của Việt Nam như nông nghiệp và 
sản xuất, từng bước hiện đại hóa trên cơ 
sở thương mại hóa được các kết quả 
nghiên cứu và nắm bắt được các lợi ích 
kinh tế trong khi vẫn đảm bảo cơ hội việc 
làm cho lực lượng lao động của Việt Nam 
trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh 
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
Khởi động cuộc thi chứng minh ý 
tưởng lần thứ 3 (POC3) 
Ngày 23/1, tại Cần Thơ, dưới sự chủ 
trì Bộ KH&CN, Ban QLDA Trung tâm 
đổi mới sáng tạo và ứng phó với biến đổi 
khí hậu (BĐKH) Việt Nam (VCIC), phối 
hợp với Hội LHPN Việt Nam, tổ chức Hội 
thảo kêu gọi tham gia cuộc thi chứng 
minh ý tưởng lần thứ 3 (POC3) với chủ đề 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 1/2019 10 
“Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế 
xanh”. 
Thứ trưởng Bộ KH&CN Tràn Văn Tùng 
phát biểu tại lễ khởi động cuộc thi 
Cuộc thi nhằm cung cấp hỗ trợ toàn 
diện cho các công ty khởi nghiệp đổi mới 
sáng tạo trong lĩnh vực phát triển xanh và 
bền vững. Năm nay, đối tượng của cuộc 
thi là các nữ doanh nhân Việt Nam – 
nhóm mục tiêu tài năng nhưng chưa được 
khuyến khích mạnh mẽ. Thông qua cuộc 
thi, những doanh nghiệp khởi nghiệp 
(DNKN), doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có 
cơ hội nhận được nguồn tài trợ và tiếp cận 
các dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp 
toàn diện từ VCIC. 
Đặc biệt, các DNKN sẽ có cơ hội 
nhận được vốn tài trợ lên tới 75.000 USD 
cho một ý tưởng/dự án với tổng giá trị giải 
thưởng lên tới 1 triệu USD, tương đương 
23 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các ứng viên đạt 
giải còn được tư vấn, hỗ trợ phát triển 
doanh nghiệp; gọi vốn đầu tư ở tất cả các 
giai đoạn phát triển từ giai đoạn hình 
thành ý tưởng, ươm tạo, thương mại hóa 
tới giai đoạn phát triển thị trường, kêu gọi 
vốn đầu tư. Để tham gia cuộc thi, các ứng 
viên được yêu cầu nộp bản đề xuất cho 
một sản phẩm dịch vụ hoặc mô hình kinh 
doanh đổi mới thuộc trong các lĩnh vực, 
như: năng lượng hiệu quả; nông nghiệp 
bền vững; công nghệ thông tin trong lĩnh 
vực BĐKH; công nghệ năng lượng tái tạo; 
quản lý nước và lọc nước; các lĩnh vực, 
công nghệ khác liên quan tới BĐKH. 
Hồ sơ hướng dẫn và thông tin về 
Cuộc thi có tại: 
hoi-thao-keu-goi-de-xuat-tham-gia-poc3-
100424.html. 
Đà Nẵng: Hơn 60 dự án khởi 
nghiệp đổi mới sáng tạo giai đoạn 2017 
- 2018 
 Tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực 
hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi 
nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 
2025” và triển khai kế hoạch hoạt động 
năm 2019, Sở Khoa học và Công nghệ 
TP. Đà Nẵng cho biết, tổng kinh phí thực 
hiện Đề án giai đoạn 2017 - 2018 là 
7.267.600.000 đồng. Trong giai đoạn 
2017 - 2018, thành phố đã ươm tạo hơn 
60 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 
trên tổng số 50 dự án mà mà mục tiêu 
thành phố đề ra. Thành phố hỗ trợ doanh 
nghiệp khởi nghiệp, Start-ups kết nối với 
đối tác, nhà đầu tư,... thông qua các buổi 
làm việc với các đoàn nước ngoài. 
Phong trào học sinh, sinh viên khởi 
nghiệp cũng được hình thành thông qua 
nhiều cuộc thi sáng tạo và thiết thực. Qua 
02 năm, thành phố đã có 21 giải 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 1/2019 11 
pháp/công trình/mô hình đạt giải thưởng 
quốc gia dành cho học sinh/sinh viên. 
Ngoài các cuộc thi do thành phố tổ chức, 
nhiều trường đã tham gia các cuộc thi 
quốc gia, quốc tế và đạt giải thưởng cao. 
Trong cuộc thi “Go green in the city” 
trường Đại học Duy Tân đã dành được 1 
trong 10 tấm vé và đại diện cho khu vực 
Châu Á Thái Bình Dương đến Atlanta dự 
vòng chung kết toàn cầu. 
Quang cảnh hội nghị 
Ngoài ra, thành phố đã xây dựng 
nhiều khu tập trung dịch vụ, hạ tầng hỗ trợ 
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Hiện thành 
phố có 6 vườn ươm, 2 không gian sáng 
tạo, 10 không gian làm việc chung và sắp 
đến sẽ có thêm 1 không gian làm việc 
chung. Toàn thành phố đã có 09 câu lạc 
bộ, trung tâm khởi nghiệp tại các trường 
đại học, cao đẳng. Thành phố đã đầu tư 
nâng cấp Sàn giao dịch công nghệ và thiết 
bị Techmart online Đà Nẵng. Xây dựng 
được thư viện số về KH&CN với 9.300 tài 
liệu và 1.000 đầu sách thuộc nhiều lĩnh 
vực khác nhau đã được cập nhật. Các sự 
kiện của ngày hội khởi nghiệp cũng được 
chú trọng tổ chức với quy mô lớn và thành 
phần tham dự đa dạng. 
Các sáng kiến phục vụ thiết thực 
cho cộng đồng 
Các tác giả được trao giải thưởng Sáng 
kiến vì cộng đồng 
14 đề tài, giải pháp sáng kiến cộng 
đồng vừa được Sở KH&CN TP.HCM tôn 
vinh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau 
nhưng đều mang sứ mệnh phục vụ cộng 
đồng theo cách đơn giản, thiết thực nhưng 
hiệu quả. Tác giả của những sáng kiến 
cộng đồng khá đơn giản, không giới hạn 
thành phần từ học sinh trung học, sinh 
viên cho đến anh bảo vệ dân phố, thầy 
giáoNhững sáng kiến của cá nhân được 
tôn vinh, như: Sáng chế xe chữa cháy mini 
của anh Lý Nhơn Thành tại phường 
Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM; 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG 
TẠOVÀ ĐMST 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 1/2019 12 
sáng kiến đổi mới phương pháp dạy để tiết 
học trở nên thú vị, học sinh không nhàm 
chán của thầy Lê Thiên Phúc (Trường 
THPT Phú Nhuận, TP.HCM); nghiên cứu 
và chế tạo thành công máy bóc vỏ trứng 
tự động, có công suất 3.000 vỏ trứng/giờ 
của sinh viên Trương Công Hoàng, 
Trường ĐH công nghiệp 4 - TP.HCM; ô 
tô điện sử dụng tấm pin mặt trời, có thể 
hoạt động thời gian dài không cần sạc do 
nhóm sinh viên Trường ĐH sư phạm kỹ 
thuật TP.HCM thiết kế 
Nhiều năm qua, Sở KH&CN là đơn 
vị luôn kiên trì, khuyến khích và muốn tôn 
vinh những cá nhân, tổ chức có sáng kiến 
đổi mới sáng tạo ngay trong các công 
việc, hoạt động hàng ngày. Vì thế, tôn chỉ 
của cuộc thi là tìm kiếm và tôn vinh những 
sáng kiến đến từ cộng đồng, hướng tới 
cộng đồng và phục vụ cộng đồng. Đây là 
năm thứ ba liên tiếp, Sở KH&CN 
TP.HCM tổ chức giải thưởng Sáng kiến 
cộng đồng. 
AI và robot có thể tạo ra nhiều việc làm 
hơn là làm mất việc 
 Tự động hóa không có gì mới - máy 
móc đã và đang dần dần thay thế người công 
nhân từ Cách mạng Công nghiệp. Điều này 
xảy ra đầu tiên trong nông nghiệp và các 
nghề thủ công như dệt tay, sau đó là sản xuất 
hàng loạt và, trong những thập kỷ gần đây, 
trong nhiều nhiệm vụ văn thư. 
Khi thu nhập thêm được tạo ra bởi 
những tiến bộ công nghệ này đã được tái sử 
dụng vào nền kinh tế, thì nhu cầu mới về lao 
động của con người đã được tạo ra và nói 
chung vẫn còn rất nhiều việc con người phải 
làm. 
Nhưng một thế hệ máy móc thông 
minh mới, được thúc đẩy bởi những tiến bộ 
nhanh chóng về trí tuệ nhân tạo (AI) và 
robot, có khả năng thay thế một tỷ lệ lớn các 
công việc hiện tại của con người. Mặc dù 
một số công việc mới sẽ được tạo ra như 
trong quá khứ, nhưng mối quan tâm lo ngại 
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 1/2019 13 
với nhiều người là có thể khi chi phí của 
máy móc thông minh giảm theo thời gian và 
năng lực của chúng tăng lên thì nhiều việc 
làm sẽ bị mất đi. 
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy rằng 
có tới 30% công việc hiện tại trong các nước 
OECD có thể có nguy cơ tự động hóa vào 
giữa những năm 2030. Nhưng đây không 
phải là toàn bộ sự thật, trong nghiên cứu gần 
đây của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về 
Vương quốc Anh và về Trung Quốc được 
công bố tại cuộc họp WEF (tháng 9 năm 
2018 tại Thiên Tân, Trung Quốc) cho thấy: 
Thứ nhât, một công việc có tiềm năng kỹ 
thuật được tự động hóa không có nghĩa là 
điều này chắc chắn sẽ xảy ra. Có một loạt 
các yếu tố kinh tế, chính trị, quy định và tổ 
chức có thể ngăn chặn hoặc ít nhất là trì 
hoãn đáng kể tự động hóa. Dựa trên phân 
tích rủi ro xác suất, chỉ khoảng 20% công 
việc hiện tại của Vương quốc Anh thực sự 
có thể bị thay thế bởi AI và các công nghệ 
liên quan đến năm 2037, tỷ lệ này khoảng 
26% ở Trung Quốc do tiềm năng tự động 
hóa cao hơn đặc biệt là trong sản xuất và 
nông nghiệp. Các nhà nghiên cứu của Diễn 
đàn kinh tế thế giới (WEF) gọi nó là hiệu 
ứng dịch chuyển. 
Thứ hai, và quan trọng hơn, AI và 
các công nghệ liên quan cũng sẽ thúc đẩy 
tăng trưởng kinh tế và do đó tạo ra nhiều 
cơ hội việc làm bổ sung, giống như các 
làn sóng đổi mới công nghệ khác trong 
quá khứ đã thực hiện, từ động cơ hơi nước 
đến máy tính. Đặc biệt, các hệ thống AI 
và robot sẽ giúp tăng năng suất, giảm chi 
phí và cải thiện chất lượng và phạm vi sản 
phẩm mà các công ty có thể sản xuất. 
Kết quả là các công ty thành công sẽ 
gia tăng được lợi nhuận, phần lớn trong số 
đó sẽ được tái đầu tư vào các công ty đó 
hoặc trong các doanh nghiệp khác bởi các 
cổ đông nhận cổ tức. Để duy trì tính cạnh 
tranh, các công ty cuối cùng sẽ phải 
chuyển hầu hết các lợi ích này cho người 
tiêu dùng dưới dạng giá thấp hơn (điều 
chỉnh chất lượng), sẽ có tác dụng làm tăng 
mức thu nhập thực tế. Điều này có nghĩa 
là các hộ gia đình có thể mua nhiều hơn 
bằng tiền của họ và do đó, các công ty sẽ 
cần phải thuê thêm nhân công để đáp ứng 
nhu cầu tăng thêm. Các nhà nghiên cứu 
gọi đây là hiệu ứng thu nhập, bù đắp cho 
hiệu ứng dịch chuyển trong công việc. 
Đối với Vương quốc Anh, tác động 
ròng ước tính đối với việc làm là không 
đổi, với khoảng 7 triệu việc làm (20%) dự 
kiến sẽ được thay thế, nhưng cũng sẽ có 
số lượng việc làm như thế (7 triệu việc 
làm việc mới) được tạo ra. Phân tích chi 
tiết hơn cho thấy mức tăng việc làm đáng 
kể trong các lĩnh vực như chăm sóc sức 
khỏe, nơi nhu cầu sẽ tăng do dân số già 
nhưng ở đó cũng có giới hạn về phạm vi 
tự động hóa do nhu cầu giao tiếp của con 
người. Sự thay thế công việc đáng kể 
trong các lĩnh vực như sản xuất và việc 
làm liên quan đến các phương tiện không 
người lái, vận tải và hậu cần. 
Đối với Trung Quốc, có một tác 
động ròng tiêu cực ước tính đối với việc 
làm nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ. 
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 1/2019 14 
Đối với cả Vương quốc Anh và Trung 
Quốc, chăm sóc sức khỏe sẽ là một lĩnh 
vực có tiềm năng đáng kể để tạo việc làm 
mới, vì dân số Trung Quốc cũng đang già 
đi nhanh chóng. 
Một kết quả có vẻ đáng ngạc nhiên 
là tác động đối với việc làm trong lĩnh vực 
công nghiệp của Trung Quốc được ước 
tính là không đổi. Điều này phản ánh thực 
tế rằng mặc dù sẽ có phạm vi đáng kể để 
tự động hóa hơn nữa trong sản xuất của 
Trung Quốc khi tiền lương tăng, nghiên 
cứu cũng ước tính rằng Trung Quốc sẽ 
dẫn đầu trong việc sản xuất các sản phẩm 
được tăng cường AI (robot, xe không 
người lái, máy bay không người lái, v.v.) 
trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần 
thứ tư này. 
Nguồn: WEF 
Mọi thông tin liên quan, xin vui lòng liên hệ: 
Bà Trần Thị Thu Hà, Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia 
24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Email: tranthithuha@vista.gov.vn 
CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN 
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia; Văn Phòng Bộ; 
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông Khoa học và Công nghệ 
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN 
Trần Đắc Hiến, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Trần Quang Tuấn. 
BAN BIÊN TẬP 
Trưởng Ban: Trần Thị Thu Hà 
Phó Trưởng Ban: Phùng Anh Tiến, Nguyễn Hoàng Giang 
Thành viên: Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Lê Hằng, Phạm 
Thu Thảo, Nguyễn Hạnh. 

File đính kèm:

  • pdfban_tin_khoa_hoc_cong_nghe_doi_moi_sang_tao_thang_1_nam_2019.pdf