Bài Trùng tu Hiển Trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định

Năm 1799, Nguyễn Ánh chiếm được thành Quy Nhơn, đổi tên là thành Bình Định, kế rút quân về Gia Định, sai Chưởng Hậu quân Võ Tánh và Lễ Bộ Ngô Tòng Châu ở lại trấn thủ. Quân Tây Sơn vào đánh, Thiếu phó Trần Quang Diệu vây thành, Tư đồ Võ Văn Dũng giữ cửa Thi Nại chặn không cho quân Nguyễn ra cứu viện. Qua 1801 Nguyễn Ánh đem quân ra cứu, phá được thủy đồn Tây Sơn ở Thi Nại, Võ Văn Dũng thua chạy nhưng lại kéo quân tới hợp lực với Trần Quang Diệu đánh thành Bình Định càng gấp. Nguyễn Ánh sai người bí mật vào thành bảo Võ Tánh bỏ thành phá vây ra hội họp với đại quân, Võ Tánh lại gửi thư khuyên Nguyễn Ánh nhân lúc binh lực Tây Sơn tập trung ở thành Bình Định, Phú Xuân bỏ trống, cứ đem quân chiếm Phú Xuân, “đổi một mạng thần để lấy Phú Xuân là đủ”. Nguyễn Ánh gạt lệ đem quân đi, quả nhiên chiếm được Phú Xuân, kế sai Lê Văn Duyệt, Lê Chất theo đường bộ vào cứu, nhưng quân Nguyễn tới Quảng Ngãi

thì thành Bình Định đã bị hạ. Sử chép trước khi thành bị hạ, Võ Tánh nói với Ngô Tòng Châu “Ta là chủ tướng, không cùng giặc cùng sống, ông là văn thần, giặc ắt không giết, nên tính cách tự toàn tính mạng”. Ngô Tòng Châu đáp “Trung ái chỉ có một, đâu chia văn võ. Tướng quân có thể vì nước tử nạn, Tòng Châu lại không thể làm tôi tận trung sao”, rồi về phủ uống thuốc độc tự tử. Võ Tánh được tin ngậm ngùi nói “Ông Ngô đi trước ta một bước rồi”, sai người khâm liệm chu đáo rồi sai người đem khẩu súng của mình ra thành đưa cho Trần Quang Diệu, có ý gởi gắm xin Quang Diệu không giết hại tướng sĩ dưới quyền. Kế lên lầu Bát Giác trong thành sai quân chất củi ở dưới, rắc thuốc súng vào rồi xua mọi người lui ra, vứt điếu thuốc đang hút xuống phóng hỏa tự thiêu. Có một viên Cai đội là Nguyễn Văn Huyên được tin chạy tới nhảy vào lửa chết chung với Võ Tánh. Về sau nhà Nguyễn lập đền Chiêu Trung ở Bình Định thờ Võ Tánh và Ngô Tòng Châu, Nguyễn Văn Huyên cũng được thờ phụ vào.

Bài Trùng tu Hiển Trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định trang 1

Trang 1

Bài Trùng tu Hiển Trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định trang 2

Trang 2

Bài Trùng tu Hiển Trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định trang 3

Trang 3

Bài Trùng tu Hiển Trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định trang 4

Trang 4

Bài Trùng tu Hiển Trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định trang 5

Trang 5

Bài Trùng tu Hiển Trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định trang 6

Trang 6

Bài Trùng tu Hiển Trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định trang 7

Trang 7

Bài Trùng tu Hiển Trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định trang 8

Trang 8

Bài Trùng tu Hiển Trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định trang 9

Trang 9

Bài Trùng tu Hiển Trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang Trúc Khang 08/01/2024 3440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài Trùng tu Hiển Trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài Trùng tu Hiển Trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định

Bài Trùng tu Hiển Trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định
145Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018
BÀI TRÙNG TU HIỂN TRUNG TỪ KÝ
Ở ĐỀN CHIÊU TRUNG BÌNH ĐỊNH
 Cao Tự Thanh*
Năm 1799, Nguyễn Ánh chiếm được thành Quy Nhơn, đổi tên là thành Bình 
Định, kế rút quân về Gia Định, sai Chưởng Hậu quân Võ Tánh và Lễ Bộ Ngô 
Tòng Châu ở lại trấn thủ. Quân Tây Sơn vào đánh, Thiếu phó Trần Quang Diệu 
vây thành, Tư đồ Võ Văn Dũng giữ cửa Thi Nại chặn không cho quân Nguyễn ra 
cứu viện. Qua 1801 Nguyễn Ánh đem quân ra cứu, phá được thủy đồn Tây Sơn ở 
Thi Nại, Võ Văn Dũng thua chạy nhưng lại kéo quân tới hợp lực với Trần Quang 
Diệu đánh thành Bình Định càng gấp. Nguyễn Ánh sai người bí mật vào thành bảo 
Võ Tánh bỏ thành phá vây ra hội họp với đại quân, Võ Tánh lại gửi thư khuyên 
Nguyễn Ánh nhân lúc binh lực Tây Sơn tập trung ở thành Bình Định, Phú Xuân 
bỏ trống, cứ đem quân chiếm Phú Xuân, “đổi một mạng thần để lấy Phú Xuân là 
đủ”. Nguyễn Ánh gạt lệ đem quân đi, quả nhiên chiếm được Phú Xuân, kế sai Lê 
Văn Duyệt, Lê Chất theo đường bộ vào cứu, nhưng quân Nguyễn tới Quảng Ngãi 
thì thành Bình Định đã bị hạ. Sử chép trước khi thành bị hạ, Võ Tánh nói với Ngô 
Tòng Châu “Ta là chủ tướng, không cùng giặc cùng sống, ông là văn thần, giặc ắt 
không giết, nên tính cách tự toàn tính mạng”. Ngô Tòng Châu đáp “Trung ái chỉ 
có một, đâu chia văn võ. Tướng quân có thể vì nước tử nạn, Tòng Châu lại không 
thể làm tôi tận trung sao”, rồi về phủ uống thuốc độc tự tử. Võ Tánh được tin ngậm 
ngùi nói “Ông Ngô đi trước ta một bước rồi”, sai người khâm liệm chu đáo rồi sai 
người đem khẩu súng của mình ra thành đưa cho Trần Quang Diệu, có ý gởi gắm 
xin Quang Diệu không giết hại tướng sĩ dưới quyền. Kế lên lầu Bát Giác trong 
thành sai quân chất củi ở dưới, rắc thuốc súng vào rồi xua mọi người lui ra, vứt 
điếu thuốc đang hút xuống phóng hỏa tự thiêu. Có một viên Cai đội là Nguyễn Văn 
Huyên được tin chạy tới nhảy vào lửa chết chung với Võ Tánh. Về sau nhà Nguyễn 
lập đền Chiêu Trung ở Bình Định thờ Võ Tánh và Ngô Tòng Châu, Nguyễn Văn 
Huyên cũng được thờ phụ vào. 
Đại Nam nhất thống chí, Tỉnh Bình Định, mục Cổ tích ghi “Thành cũ Chà 
Bàn: ở địa phận ba thôn Nam Định, Bắc Thuận và Bả Canh về phía đông bắc huyện 
Tuy Viễn (). Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc chiếm cứ thành này, nhân nền cũ xây 
đá ong, tiếm xưng là thành Hoàng Đế (). Trong thành có đền Chiêu Trung thờ 
Hoài quốc công Võ Tánh và Ninh Hòa quận công Ngô Tòng Châu”. Cụ thể hơn, 
* Thành phố Hồ Chí Minh.
TƯ LIỆU
146 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018
mục Đền miếu ghi đền Chiêu Trung “ở thôn Nam Định, phía bắc huyện Tuy Viễn”, 
lúc vừa xây dựng có tên là đền lầu Bát Giác, năm Tự Đức thứ 4 (1851) đổi tên là 
đền Chiêu Trung. Trong kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, ngôi đền này được 
nhân dân và thân hào, phụ lão địa phương tình nguyện dỡ bỏ để phục vụ mục đích 
tiêu thổ kháng chiến, sau 1954 được chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng lại, 
sau tháng 4/1975 được chính quyền các cấp quan tâm tôn tạo tu bổ, trở thành một 
bộ phận thường được gọi là lăng Võ Tánh trong quần thể di tích Thành Hoàng Đế 
ở thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định hiện nay.
Về cái chết của Võ Tánh và Ngô Tòng Châu, không những các bộ chính 
sử của triều Nguyễn về sau như Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, Đại Nam 
thực lục chính biên đệ nhất kỷ đều chép khá chi tiết mà nhiều tác giả đương thời 
như Đặng Đức Siêu với bài Văn tế Chưởng Hậu quân Võ Tánh và Lễ Bộ Ngô 
Tòng Châu, Ngô Nhơn Tịnh, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định với các bài Võ 
Hậu quân hỏa, Ngô Lễ Bộ tửu cũng bày tỏ lòng tiếc thương, sự kính trọng với hai 
người bạn đồng liêu như những anh hùng xả thân vì nước. Cho đến đời Tự Đức 
(1848 - 1883), đền Chiêu Trung ở Bình Định vẫn là một trong những địa chỉ quan 
trọng trong hệ thống bảo tàng sáng nghiệp và trung hưng của triều Nguyễn, được 
chính quyền thường xuyên chăm nom tu bổ. Nhưng sau khi người Pháp đô hộ Việt 
Nam, hệ thống ấy không còn được quan tâm như trước nữa, ngoài Triệu Miếu thờ 
Nguyễn Cam, Thái Miếu thờ Nguyễn Hoàng cùng các chúa Nguyễn, Hưng Miếu 
thờ Nguyễn Phước Luân (cha Nguyễn Ánh) và Thế Miếu thờ Nguyễn Ánh (vua 
Gia Long) cùng các vua nhà Nguyễn đã mất hay một số lăng mộ vua chúa hậu phi 
ở Huế thì những kiến trúc loại này cũng bị bỏ bê nên dần dần xuống cấp. Nhưng 
giữa những xáo trộn thời cuộc lúc Chiến tranh Thế giới thứ hai sắp chính thức nổ 
ra, đền Chiêu Trung lại được một số nhân sĩ và quan lại ở miền Trung đứng ra tu 
bổ. Bài Trùng tu Hiển Trung từ ký đã xuất hiện trong hoàn cảnh nói trên.
Theo tư liệu chúng tôi có được, bài Trùng tu Hiển Trung từ ký nói trên được 
khắc trên bốn tấm bảng (bình phong) bằng gỗ có kích thước 24 x 190cm, mỗi tấm 
gồm 6 dòng, mỗi dòng có tối đa khoảng 40 chữ. Trên đầu mỗi tấm đều có khung 
hoa văn khắc họa tiết con dơi (bức - phúc) nhưng bốn tấm đều khác hẳn nhau, rất 
không thống nhất, có lẽ do bốn người (hay nhóm) thợ chia nhau chế tác. Sau đây 
xin giới thiệu toàn văn và bản dịch tác phẩm này. Để tiện trì ... 
于穹壞間士大夫聞其氣者孰不向槃城祠宇尸祝馨香一線感情若有喚起之而不能
自己者於以知忠義至性之動人有無形之吸引力其為有益於國家有關於風教者深
且遠矣以視立德立功立言古人有三不朽二工不兼而有之而更有進焉者乎今上八
角樓而憑吊二公之犧牲血命非僅以上報君國而正以培植綱常地維立天柱尊南國
山河猶凛凛然有生氣則二公為不死矣抑又思之張許保障江淮扼敵之右臂以一死
而唐家賴之再造我國朝恢復舊都料敵完算出於二公亦以一死為中興武公第一睢
陽廟貌與槃城祠宇同巍然為魯 [Tấm 4] 殿靈光則張許亦不能獨擅名於前矣茲者
重修蕆事焚香盥手書其大者竊寓高山景行之思國人覽之將必有表同情者若夫二
公之智畧勳伐與國朝褒崇之盛典列傳具在已敬錄于屏不絮.
时保大十三年戊寅仲夏成泰乙未科副榜尚書致事表川陶潘筠奉撰前進士
茗園黃叔沆奉潤.
修補會同尚書致事表川陶潘筠參知致事奇峰鄧高第統制致事香浦胡文誰
奉鐫 
祠宇揭㕠忠與天地同其悠久
樓臺仍八角偕山水漠然清高
敬拜題
Dịch nghĩa 
Bài ký về việc trùng tu đền Hiển Trung
Từng đọc Đường thư, tới việc Trương Tuần Hứa Viễn tuẫn nạn ở Tuy Dương(2) 
thì gấp sách trầm tư như có chỗ động lòng, cảm khái nói “Từ xưa ai không chết, 
nhưng có ích cho nước nhà, quan hệ với phong giáo thì cái chết ấy không phải nặng 
như Thái Sơn, ngàn thuở ít thấy sao!”. Kế đọc truyện Hậu quân Võ công, Lễ Bộ 
Ngô công của quốc triều, lại lên đền Hiển Trung thành Đồ Bàn tìm hỏi chuyện hai 
ông năm xưa lại phấn chấn nói “Hai ông ở nước Việt ta là thân sau của Trương Hứa 
chăng? Nếu không tại sao đất xa mấy vạn dặm, thời cách hơn ngàn năm mà lòng 
nghĩa gan trung như cùng đúc từ một lò thế!”. Lúc hai ông bị vây ở Bình Định, thế 
địch hung hăng, đem trọng binh ép sát bốn phía thành, trong ngoài thanh viện cách 
tuyệt, hai ông giữ thành lẻ loi kìm chân giặc mạnh, lấy trung nghĩa khích lệ tướng 
sĩ, bày kế chống chọi, không ít lần đánh bại quân địch suốt ba năm. 
150 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018
Thế Tổ Cao Hoàng Đế ta nhân cơ hội ấy đánh vào chỗ bỏ trống, thu phục 
kinh đô cũ Phú Xuân, thật là do mật sớ của hai ông. Một câu “Kinh đô Phú Xuân 
đổi lấy mạng thần”(3) trọng nước khinh thân, tài thức can đảm chót vót ngàn thuở, 
than ôi cao thay. Mà cùng mất với thành, nếm gian khó trăm trận, trải cay đắng 
mấy năm, đến khi đao gãy lương hết, không còn cách nào giữ được mà sau đó đem 
trường oanh liệt làm đất yên vui, chết cho nước tỏ lòng trung. Trước đó lấy sự trầm 
tĩnh quả cảm, cơ trí tài lược trăm lần tỏa chiết không hề nao núng làm tấm gương 
hàng trăm hàng ngàn năm cho người giữ đất, thì một cái chết có quan hệ rất lớn. 
Phàm chết vì nạn nước giữa khi loạn lạc có được một người đã là hiếm hoi, đây 
lại cùng lúc cùng nơi thung dung tựu nghĩa không chịu sau nhau, không phải càng 
là cái khó trong cái khó sao. Vả lại thân chết mà thuộc hạ đem thân chết theo càng 
là việc xưa nay ít có. Xem mấy lời Võ công nói với tướng sĩ “Ta phụng mệnh giữ 
thành phải còn mất với thành, bỏ thành để trộm sống thì còn mặt mũi nào nhìn thấy 
chúa thượng”, lời Ngô công trả lời Võ công “Tướng quân có thể vì nước tử nạn, 
Tòng Châu lại không thể làm tôi tận trung sao?”, moi tim trải máu, sau ngàn năm 
nghe thấy còn đập bàn nắm tay cảm xúc phấn chấn vô hạn, huống hồ những người 
cùng trong thành nguy nan chính mắt nhìn thấy lòng trung nghĩa thể hiện ra lời lẽ 
ý khí sao. Người cảm nhận sâu xa tới mức quên cái chết cam lòng chết theo không 
phải ngẫu nhiên đâu. 
Ôi, hai ông chết rồi mà phong thái hùng nghị khảng khái vẫn bàng bạc trong 
khoảng đất trời, sĩ đại phu nghe thấy khí tiết không ai không hướng về đền miếu ở 
Bàn Thành vái lạy, một làn hương thơm, giống như có lời kêu gọi mà không thể tự 
mình kiềm chế vậy. Từ đó biết trung nghĩa cực điểm làm động lòng người, có sức 
hút vô hình, về việc có ích cho nước nhà, quan hệ với phong giáo đã sâu lại xa vậy. 
Từ đó thấy lập đức lập công lập ngôn, cổ nhân có ba điều bất hủ, hai ông không 
gom mà có cả, mà còn hơn chăng. Hôm nay lên lầu Bát Giác truy điếu, hai ông hiến 
dâng huyết mệnh không những trên báo quân quốc mà còn vun đắp cương thường, 
giềng đất lập cột trời tôn, sông núi nước Nam còn lẫm liệt có sinh khí thì hai ông vẫn 
không mất vậy. Lại nhớ Trương Hứa che chở Giang Hoài, chẹt cứng tay phải địch 
quân, đem một chết mà nhà Đường nhờ đó dựng lại được, triều ta khôi phục cựu đô, 
liệu địch trọn mưu là nhờ hai ông, cũng là dùng một cái chết làm nên vũ công đệ 
nhất thời trung hưng. Miếu mạo ở Tuy Dương cùng đền thờ ở Bàn Thành cao ngất, 
về công đức lưu lại(4) thì Trương Hứa cũng không thể riêng dương danh ở trước vậy. 
Nay trùng tu việc xong, thắp hương rửa tay viết lại sự lớn lao. Trộm ngụ ý 
nhớ đức cao đường sáng,(5) người trong nước nhìn thấy ắt có kẻ tỏ ý đồng tình. 
Còn như tài trí thao lược, huân công chinh phạt của hai ông dự vào thịnh điển tôn 
vinh của quốc triều, liệt truyện đều có chép, kính sao vào bình phong không phải 
là nhiều lời.
151Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018
Tháng 4 năm Mậu Dần Bảo Đại thứ 13 (1938), Phó bảng khoa Ất Mùi Thành 
Thái, Thượng thư trí sự Biểu Xuyên Đào Phan Duân kính soạn, Tiến sĩ trước Mính 
Viên Huỳnh Thúc Kháng kính nhuận sắc.
Thượng thư trí sự Biểu Xuyên Đào Phan Duân, Tham tri trí sự Kỳ Phong 
Đặng Cao Đệ, Thống chế trí sự Hương Phố Hồ Văn Thùy trong hội đồng tu bổ 
kính khắc.
Đền miếu tỏ hai trung, như trời đất miên man còn mãi, 
Lâu đài còn bát giác, cùng núi sông lặng lẽ thanh cao.
Kính bái đề.
*
* *
Ngoài Thống chế trí sự Hồ Văn Thùy mà tiếc là chúng tôi chưa tìm hiểu được 
tiểu sử, ba người được khắc tên trong bài ký này đều là nhân vật có lai lịch. Huỳnh 
Thúc Kháng là một chí sĩ yêu nước ai ai cũng biết nên ở đây không cần nhiều lời, 
trong nguyên bản khắc là “Tiền Tiến sĩ” (Tiến sĩ trước) vì ông đã bị triều đình nhà 
Nguyễn truất danh hiệu Tiến sĩ trong vụ án Trần Quý Cáp năm 1908. 
Đào Phan Duân là người làng Biểu Chánh huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, 
sinh năm Giáp Tý 1864, đỗ Cử nhân trường Bình Định khoa Giáp Ngọ 1894, đỗ 
Phó bảng kỳ thi Hội khoa Ất Mùi 1895, năm 1925 đang giữ chức Tuần phủ Khánh 
Hòa thì từ quan, năm 1946 là Chủ tịch danh dự Mặt trận Liên Việt huyện Phù 
Cát. Ngoài ra một tờ tâu của Phủ Phụ chính ngày 13 tháng 1 năm Duy Tân thứ 5 
(1911) cho biết vào thời điểm ấy Đào Phan Duân đang là Án sát Nghệ An, được 
giữ nguyên hàm Quang lộc tự khanh điều bổ làm Phủ doãn phủ Thừa Thiên (Châu 
bản triều Nguyễn,(6) Duy Tân tập 30, tờ 9). Tên hiệu Biểu Xuyên của ông có lẽ lấy 
từ tên làng Biểu Chánh.
Đặng Cao Đệ theo Quốc triều Hương khoa lục của Cao Xuân Dục là người 
xã Kỳ Sơn huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, đỗ Cử nhân trường Bình Định khoa 
Canh Tý 1900 năm 32 tuổi, tức sinh năm Kỷ Tỵ 1869. Một tờ tâu của Bộ Hình 
ngày 3 tháng 11 năm Duy Tân thứ 1 (1907) cho biết vào thời điểm ấy Đặng Cao 
Đệ đang là Lang trung Bộ Hình (Châu bản triều Nguyễn, Duy Tân tập 5, tờ 169). 
Tên hiệu Kỳ Phong của ông có lẽ lấy từ tên làng Kỳ Sơn.
Chắc chắn còn có nhiều điều phải nói thêm về bài ký này nhưng cần có thời 
gian và tư liệu nên ở đây chỉ có thể nêu ra vài điều nổi bật. Đại Nam chính biên liệt 
truyện sơ tập (hoàn thành năm 1899) và Đại Nam nhất thống chí (hoàn thành năm 
1909) đều ghi tên đền là Chiêu Trung, nhưng tên trong bài ký là Hiển Trung, nếu 
152 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018
Ảnh 1: Tấm 1 khắc đoạn mở đầu bài Trùng tu 
Hiển Trung từ ký được lưu giữ ở nhà ông Thái 
Cần (Ảnh chụp năm 2011).
Ảnh 2: Tấm 2 được lưu giữ ở lăng Võ Tánh 
(Ảnh chụp năm 2011).
Ảnh 3: Đoạn cuối bài 
Trùng tu Hiển Trung từ 
ký nói tới việc Huỳnh 
Thúc Kháng nhuận sắc 
(Tấm 4).
Ảnh 4: Đoạn cuối 
bài Trùng tu Hiển 
Trung từ ký có tên 
ba người Đào Phan 
Duân, Đặng Cao 
Đệ, Hồ Văn Thùy 
(Tấm 4).
153Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018
là tên được đổi thì chỉ có thể sau 1909, đây là một trong những điều cần được tiếp 
tục tìm hiểu. 
Để tìm hiểu sâu hơn về bài ký này, cần lưu ý tới thời điểm ra đời của nó, vì 
sự kiện quân Nhật tấn công Trung Quốc năm 1937 chính là màn mở đầu của Chiến 
tranh Thế giới thứ hai, và nhiều người Việt Nam lúc bấy giờ mà nhất là tầng lớp 
trí thức đều dự cảm về một điều gì đó có thể xảy ra cho dân tộc và đất nước. Việc 
trùng tu đền Chiêu Trung - Hiển Trung thờ hai công thần trung hưng bậc nhất của 
triều Nguyễn nói chung cũng như bản thân tác phẩm nói riêng cần được đặt vào bối 
cảnh lịch sử ấy. Đáng nói là mặc dù mang nhan đề như một bài ký về việc trùng tu, 
tác phẩm này lại chỉ có vài chữ về việc trùng tu (Tư giả trùng tu siển sự - Nay trùng 
tu việc xong), ngoài ra đều là ca ngợi tấm gương hy sinh của Võ Tánh và Ngô Tòng 
Châu. Dĩ nhiên Võ Tánh và Ngô Tòng Châu vốn là liệt sĩ của triều Nguyễn nhưng 
tập quán coi triều là nước trước kia đã biến họ thành anh hùng của toàn dân tộc từ 
thế kỷ XIX trở đi, tình hình này vẫn kéo dài đến thời Pháp thuộc, đặc biệt là trên 
địa bàn miền Trung, “chỗ trũng” cuối cùng ở Việt Nam trong việc lưu giữ những 
giá trị lịch sử xuất hiện dưới thời Nguyễn. Đặt vào bối cảnh Việt Nam năm 1938, 
việc tái tạo và cách tái tạo một giá trị gần như không thể tái tạo như vậy có lý do cụ 
thể của nó, lý do này nằm trong chính nhận thức và tình cảm của những người tái 
tạo. Dự cảm về thời cuộc sắp tới ở những nhân sĩ - quan lại tham gia việc trùng tu 
này đã khiến nội dung bài ký có một sắc thái đặc thù đơn nhất. Chẳng hạn vế sau 
trong câu liễn đối cuối bài ký “Lâu đài còn bát giác, cùng núi sông lặng lẽ thanh 
cao” ít nhiều cho thấy họ khẳng định giá trị Võ Tánh và Ngô Tòng Châu không 
phải với thái độ nhập cuộc và nhằm kêu gọi hành động, mà bằng tâm lý chịu đựng 
và để khẳng định niềm tin.
Về hình thức nghệ thuật thì dễ nhận ra bài ký này ít dùng điển cố, những 
trường hợp như “Lỗ điện Linh Quang”, “Cao sơn cảnh hàng” là rất ít ỏi, câu chữ 
cũng ít đăng đối kiểu văn chương biền ngẫu, thậm chí những chỗ như “hữu vô hình 
chi hấp dẫn lực” (có sức hút vô hình) còn cho thấy đây là một tác phẩm Hán văn 
mang màu sắc hiện đại, nhưng được những bậc khoa bảng như Đào Phan Duân 
chấp bút và Huỳnh Thúc Kháng nhuận sắc, nó vẫn tuân thủ những quy phạm của 
Hán văn truyền thống, không có những chỗ cọc cạch hay ngô nghê như một số tác 
phẩm văn xuôi Hán văn xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian 1919 - 1945. 
Sau cùng, chắc chắn nhiều người sẽ quan tâm tới việc nguyên bản bài ký này 
đang được lưu giữ ở đâu. Năm 2011, những người tiếp xúc với tư liệu này cũng đã 
rất bất ngờ với hiện trạng nguyên bản. Như đã nói ở trên, văn bản bài ký vốn được 
khắc trên bốn tấm bình phong, nhưng hai tấm 2 và 3 thì được lưu giữ ở lăng Võ 
Tánh trong khu vực thành Hoàng Đế thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định, còn hai tấm 
1 và 4 lại được lưu giữ ở nhà riêng của ông Thái Cần tại thôn Nam Tân xã Nhơn 
154 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018
Hậu cũng thuộc thị xã An Nhơn! Tác giả Nguyễn Thanh Quang trong bài “Từ việc 
thờ phụng Võ Tánh và Ngô Tùng Châu: Một góc nhìn vào tâm hồn người Bình 
Định”, báo Bình Định ngày 1/11/2014 có nhắc tới bài ký này với hai trích đoạn 
được dịch là “...Ôi! Ai người chẳng chết? Chết mà có ích cho nước nhà, có lợi cho 
phong hóa tức là chẳng chết Nay việc trùng tu đã xong, rửa tay đốt hương kính 
cẩn viết những nét đại cương, ngụ ý bày tỏ lòng kính ngưỡng bậc có công đức vĩ 
đại như núi cao đường lớn”,(7) nhưng so sánh thì chỉ là dịch từ phần nguyên văn 
thuộc tấm 1 và tấm 4 tức hai tấm được giữ ở nhà ông Thái Cần. Cho nên nếu hiện 
nay các cơ quan chức năng ở tỉnh Bình Định chưa biết hai tấm 2, 3 “không đầu 
không đuôi” ở lăng Võ Tánh chỉ mới là một nửa văn bản thì hy vọng việc giới thiệu 
tác phẩm này có thể góp phần giúp cho nguyên bản bài Trùng tu Hiển Trung từ ký 
được gom về một mối sau khi bị xé lẻ suốt nhiều năm 
 2015 - 2017
 C T T
CHÚ THÍCH
(1) Nguyên bản khắc lầm là “hạ trọng”, đây đính lại như trên.
(2) Trương Tuần, Hứa Viễn: hai danh thần nhà Đường. Trương Tuần người Nam Dương, Trịnh 
Châu, thi đỗ Tiến sĩ cuối niên hiệu Khai Nguyên, lúc An Lộc Sơn và Sử Tư Minh làm phản 
chống nhà Đường ông đang là Huyện lệnh Trấn Nguyên. Huyện lệnh Ung Khâu Lệnh Hồ 
Triều theo hàng An Sử, Trương Tuần mang quân tới giữ Ung Khâu, chống địch lập nhiều 
công lao, nhưng quân ít lương thiếu phải tới Tuy Dương hội quân với Hứa Viễn. Hứa Viễn 
người Tân Thành Hàng Châu, lúc An Sử làm phản được cử làm Thái thú Tuy Dương. Sau 
khi Trương Tuần tới Tuy Dương, hai người đồng tâm hiệp lực chống địch, giữ thành Tuy 
Dương lẻ loi chặn đứng đường qua Giang Hoài của quân An Sử hơn một năm, sau cùng 
thành bị phá, hai ông đều bị bắt, không chịu hàng đều tuẫn tiết, về sau được coi là những 
điển hình trung thần giữ thành chống giặc, đây ví với việc Võ Tánh và Ngô Tòng Châu giữ 
thành Bình Định. 
(3) Kinh đô Phú Xuân đổi lấy mạng thần: nguyên văn là “Xuân kinh để thần mệnh”, là câu trong 
mật sớ của Võ Tánh gửi cho Nguyễn Ánh đề nghị không giải vây thành Bình Định mà đem 
quân cường tập đánh chiếm Phú Xuân năm 1801, được Quốc Sử Quán triều Nguyễn chép 
lại trong Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập quyển 6, Chư thần liệt truyện quyển 3, Truyện 
Võ Tánh.
(4) Công đức lưu lại: nguyên văn là “Lỗ điện Linh Quang”, lấy tích Lỗ Cung Vương Lưu Dư con 
Hán Cảnh Đế được phong ở nước Lỗ xây nhiều cung thất đài tạ, về sau nhà Hán suy vi, 
cung điện đền đài các nơi đều hư hỏng đổ nát, duy điện Linh Quang ở Khúc Phụ nước Lỗ 
vẫn còn nguyên vẹn, về sau người ta dùng tích này ví với những giá trị sau nhiều biến cố 
vẫn tồn tại, đây ví với công tích thanh danh của Võ Tánh và Ngô Tòng Châu.
(5) Đức cao đường sáng: nguyên văn là “Cao sơn cảnh hàng”, lấy ý câu trong Thi, Tiểu nhã, Xa 
hạt “Cao sơn ngưỡng chỉ, Cảnh hàng hành chỉ” (Núi cao ngẩng theo, Đường sáng đi theo), 
chỉ việc ngưỡng mộ đức tốt, noi theo điều hay.
155Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018
(6) Châu bản triều Nguyễn, hiện được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cục Văn thư và 
Lưu trữ Nhà nước, Hà Nội. 
(7) Xem thêm: 
TÓM TẮT
Đền Chiêu Trung (sau đổi tên là Hiển Trung) là nơi thờ hai vị trung thần Võ Tánh và Ngô 
Tòng Châu thời Nguyễn. Năm 1938, đền được một số nhân sĩ và quan lại ở miền Trung đứng ra 
tu bổ và soạn bài ký Trùng tu Hiển Trung từ ghi lại sự việc này.
Ngoài việc cung cấp toàn văn nguyên tác chữ Hán và bản dịch bài Trung tu Hiển Trung từ 
ký, tác giả bài viết còn phân tích một số điểm nổi bật như thời điểm ra đời, nội dung, hình thức 
nghệ thuật của tác phẩm. Đặc biệt là thông tin về tình trạng bảo quản nguyên bản bài ký vốn 
được khắc trên 4 tấm gỗ, hiện đang bị xé lẻ ở 2 địa điểm: lăng Võ Tánh và một tư gia, đều ở tại 
thị xã An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định.
ABSTRACT
THE TEXT OF TRÙNG TU HIỂN TRUNG TỪ KÝ 
IN CHIÊU TRUNG TEMPLE IN BÌNH ĐỊNH PROVINCE
Chieu Trung Temple (then renamed Hiển Trung) was built to worship two martyrs Võ Tánh 
and Ngô Tòng Châu in the Nguyễn dynasty. In 1938, the temple was renovated by the notables and 
mandarins in the Central Vietnam, and the journal of Trùng tu Hiển Trung từ recorded that work.
Apart from providing the full text of the original text in Chinese script and the translation of 
Trung tu Hiển Trung từ, the author also analyzed some outstanding features, such as the time of 
appearance, content and art form of the work. Especially the information about the conservation 
status of the originals, which were carved on four wooden boards, being kept in two places: Võ 
Tánh tomb and in a private house, both in An Nhơn town, Bình Định province. 

File đính kèm:

  • pdfbai_trung_tu_hien_trung_tu_ky_o_den_chieu_trung_binh_dinh.pdf