Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở giáo dục mầm non

GIỚI THIỆU MỤC ĐÍCH CỦA BÀI HỌC VÀ HỌC VIÊN NÊU NGUYỆN VỌNG CỦA MÌNH KHI HỌC BÀI NÀY

1. Hiện tại, khó khăn lớn nhất đối với bản thân bạn trong công tác quản lí trường mầm non, quản lí nhóm/lớp học mầm non là gì?

2. Với khó khăn đó, bạn mong đợi được hỗ trợ, bồi dưỡng nội dung cụ thể nào trong lĩnh vực quản lí nhóm/lớp? (Trừ hỗ trợ về cơ sở vật chất)

Hoạt động 2

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM QUẢN LÍ, QUẢN LÍ GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÍ TRƯỜNG MẦM NON, QUẢN LÍ LỚP HỌC; VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÍ NHÓM/LỚP

1. Thế nào là quản lí trường mầm non, quản lí lớp nhóm/lớp học?

2. Vai trò và nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong quá trình quản lí nhóm/lớp? Đề quản lí nhóm/lớp học mầm non có hiệu quả, giáo viên mầm non phải làm gì?

 

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở giáo dục mầm non trang 1

Trang 1

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở giáo dục mầm non trang 2

Trang 2

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở giáo dục mầm non trang 3

Trang 3

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở giáo dục mầm non trang 4

Trang 4

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở giáo dục mầm non trang 5

Trang 5

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở giáo dục mầm non trang 6

Trang 6

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở giáo dục mầm non trang 7

Trang 7

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở giáo dục mầm non trang 8

Trang 8

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở giáo dục mầm non trang 9

Trang 9

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở giáo dục mầm non trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 28 trang baonam 77503
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở giáo dục mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở giáo dục mầm non

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở giáo dục mầm non
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở GDMN
QUẢN LÝ NHÓM LỚP CHO GIÁO VIÊN MẦM NON
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài học, học viên có thể:
- Nắm được lí luận cơ bản nhất về quản lí nhóm/lớp học mầm non.
- Xác định rõ những mục tiêu cơ bản của quản lí nhóm/lớp.
- Nêu lên được nội dung quản lí nhóm/lớp ở trường mầm non.
- Vận dụng kiến thức quản lí nhóm/lớp học mầm non vào hoạt động quản lí nhóm/ lớp học mầm non trong thực tiễn.
II. NỘI DUNG:
- Nội dung 1: Khái quát chung về quản lí nhóm/lớp.
- Nội dung 2: Nội dung quản lí nhóm/lớp.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1
GIỚI THIỆU MỤC ĐÍCH CỦA BÀI HỌC VÀ HỌC VIÊN NÊU NGUYỆN VỌNG CỦA MÌNH KHI HỌC BÀI NÀY
1. Hiện tại, khó khăn lớn nhất đối với bản thân bạn trong công tác quản lí trường mầm non, quản lí nhóm/lớp học mầm non là gì?
2. Với khó khăn đó, bạn mong đợi được hỗ trợ, bồi dưỡng nội dung cụ thể nào trong lĩnh vực quản lí nhóm/lớp? (Trừ hỗ trợ về cơ sở vật chất)
Hoạt động 2
TÌM HIỂU KHÁI NIỆM QUẢN LÍ, QUẢN LÍ GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÍ TRƯỜNG MẦM NON, QUẢN LÍ LỚP HỌC; VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÍ NHÓM/LỚP
1. Thế nào là quản lí trường mầm non, quản lí lớp nhóm/lớp học?
2. Vai trò và nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong quá trình quản lí nhóm/lớp? Đề quản lí nhóm/lớp học mầm non có hiệu quả, giáo viên mầm non phải làm gì?
THÔNG TIN PHẢN HỒI
1. Khái niệm quản lí trường mầm non, quản lí lớp nhóm/lớp học
2. Quản lí trường mầm non
- Quản lí trường mầm non là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí (hiệu trưởng) đến tập thể các bộ giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của từng bậc học.
3. Quản lí nhóm/lớp học
Quản lí nhóm/lớp là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của giáo viên đến trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với trẻ.
Từ khái niệm nêu trên cho thấy thực chất của công tác quản lí nhóm/lớp của giáo viên mầm non là quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ, đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và có hiệu quả.
Quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ bao gồm các nhân tố tạo thành như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, giáo dục trẻ em từ 0 đến 6 tuổi, kết quả chăm sóc – giáo dục trẻ.Các nhân tố của quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ có quan hệ tương hỗ, trong đó mục tiêu nhiệm vụ giáo dục giữ vai trò định hướng cho sự vận động phát triển của toàn bộ quá trình và cho từng nhân tố.
3. Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong quá trình quản lí nhóm/lớp học mầm non:
Giáo viên là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ, họ là lực lượng chủ yếu, là nhân vật trung tâm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì thế, giáo viên mầm non là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục mầm non.
Giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức quản lí, điều hành các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ. Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ và xây dựng nhà trường và là người có vai trò quyết định đối với chất lượng giáo dục của trường. Vai trò quan trọng đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ổn định và đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo phục vụ các yêu cầu trước mắt và lâu dài của trường. Vì vậy, giáo viên phải hết lòng yêu thương trẻ, đối xử công bằng đối với trẻ, là việc nhiệt tình và có trách nhiệm cao, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, đảm bảo chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ và có uy tín đối với phụ huynh, đối với cộng đồng.
Nhiệm vụ của trường mầm non đòi hỏi người giáo viên về trách nhiệm cá nhân rất cao trong tiến trình hoạt động hiện hành các hoạt động của trường. Sản phẩm lao động của người giáo viên có ảnh hưởng đến xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa. Đặc trưng công tác quản lí trường mầm non đòi hỏi các nhà quản lí không chỉ là người có học vấn, có kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt mà còn phải biết tìm ra những đặc điểm của trẻ để có phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Những nét đặc trưng đó về nghề nghiệp của người giáo viên mầm non phải được thể hiện trong nhân cách của người quản lí.
* Để quản lí lớp học có hiệu quả, giáo viên mầm non cần nắm vững được các mặt sau:
Hiểu được đặc điểm trẻ;
Xây dựng kế hoạch của nhóm lớp;
Quản lý trẻ hằng ngày;
Đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ;
Đánh giá sự phát triển của trẻ;
Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp;
Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ.
* Để phát huy vai trò của mình, người giáo viên mầm non phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục mầm non, phải thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình chăm sóc - giáo dục mầm non.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và tuyên truyền hướng  ... t triển thể chất và tinh thần cho trẻ.
Đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục
Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước. Chương trình được xây dựng trên cơ sở quán triệt đầy đủ những nguyên tắc cơ bản về lí luận giáo dục mầm non nhằm thực hiện tốt ưu mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của giáo dục mầm non. Thực hiện nghiêm túc chương trìnhlà một yêu cầu mang tính bắt buộc đối với giáo viên mầm non và các nhà quản lí giáo dục mầm non.
Để đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ, giáo viên phải nguyên túc quán triệt mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào quá trình tổ chức thực hiện chương trình nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm và kĩ năng xã hội, thẩm mĩ.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch theo hằng tháng, hằng tuần trên cơ sở hiểu rõ đặc điểm của đối tượng và phù hợp với tình hình thực tế. Các nội dung đề ra trong kế hoạch phải được lựa chọn, sắp xếp có hệ thống, phù hợp với chủ đề giáo dục, phù hợp với vốn kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Giữa các nội dung có sự kết hợp với nhau một cách cân đối, hợp lí giúp cho việc học của trẻ thông qua khám phá chủ đề đạt hiệu quả.
Giáo viên là người tổ chức môi trường cho trẻ, là người tạo cơ hội, tạo tình huống, tạo cảm giác tin tưởng để kích thích trẻ tham gia vào các trò chơi và các hoạt động tìm tòi khám phá. Dưới vai trò chủ đạo của cô, trẻ chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm các tình huống của cuộc sống, được bộc lộ khả năng làm phong phú vốn kinh nghiệm và phát triển tính độc lập sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động vui chơi, học tập, lao động, dạo chơi tham quan
Các điều kiện các phương tiện, đồ dung, đồ chơi cho từng hoạt động phải được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, phù hợp với nội dung chủ đề và sắp xếp hợp lí tạo cho trẻ tham gia vào các hoạt động thuận tiện, phát triển được khả năng. Thường xuyên có sự thay đổi, bổ sung đồ dùng đồ chơi để thích ứng với quá trình phát triển của trẻ.
Phương pháp tổ chức hướng dẫn các hoạt động giáo dục được thể hiện ở trẻ khi tham gia vào các hoạt động và sau khi kết thúc chủ đề, kết quả đánh giá là thước đo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục của mỗi giáo viên. Đồng thời là căn cứ để điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục thích hợp cho các họat động tiếp theo.
Chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ trong trường mầm non do đội ngũ giáo viên quyết định. Vì thế, giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững mục tiêu nội dung chương trình, tích cực rèn luyện năng lực, nghệ thuật sư phạm, chịu khó suy nghĩ cải tiến phương pháp giáo dục sáng tạo linh hoạt trong quá trình tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ Đó là những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ ở từng nhóm lớp trong trường mầm non.
5/ Đánh giá sự phát triển của trẻ
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định phán đóan và kết quả của quá trình giáo dục, phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm cải thiện thực trạng và điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trẻ.
Đánh giá sự phát triển của trẻ (gọi tắt là đánh giá trẻ) mẫu giáo, gồm 2 loại: đánh giá trẻ hằng ngày và theo giai đoạn (đánh giá cuối chủ đề và đánh giá cuối độ tuổi).
Giáo viên cần thực hiện nghiêm túc việc đánh giá trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch giáo dục và phương pháp tổ chức các hoạt động cho phù hợp.
Cách ghi chép hồ sơ cá nhân trẻ
- Cách ghi chép
Kết quả nhận xét, đánh giá trẻ hằng ngày được ghi vào nhật kí nhóm/lớp hoặc sổ kế hoạch giáo dục (Mục nhận xét đánh giá). Giáo viên cần ghi lại những biểu hiện bất thường của trẻ (tích cực, tiêu cực) và những lưu ý trong việc tổ chức hoạt động chăm sóc – giáo dục, để rút kinh nghiệm thực hiện tốt hơn.
Kết quả đánh giá trẻ cuối chủ đề được ghi vào phiếu đánh giá việc thực hiện chủ đề và kết quả đánh giá trẻ cuối độ tuổi được ghi vào bảng đánh giá sự phát triển trẻ (theo mẫu trong phụ lục). Kết quả đánh giá được lưu vào hồ sơ cá nhân trẻ.
- Hồ sơ cá nhân trẻ
Hồ sơ cá nhân là một dạng tư liệu, đồng thời là một căn cứ quan trọng để đánh giá sự phát triển của trẻ trong suốt năm học.
- Yêu cầu hồ sơ
Hồ sơ cá nhân trẻ đựng trong túi bằng bìa hoặc ni lông hay cặp ni lông có nhiều ngăn. Trên hồ sơ cá nhân: tên, ngày sinh của trẻ, lớp/năm học. Hồ sơ bao gồm:
Lí lịch của trẻ.
Sổ theo dõi sức khỏe của trẻ (nếu có).
Kết quả các bài tập (nếu có).
Các sản phẩm của trẻ đã thực hiện (vẽ, cắt, nặn, xé) với nhận xét của cô giáo kết quả đánh giá trẻ theo giai đoạn. (Sách vở toán tạo hình, tập tô)
Sản phẩm của trẻ trong hồ sơ cần được sắp xếp thành từng loại (bài vẽ, bài xé, dán, ảnh chụp nếu có) những sản phẩm khác do trẻ tự làm Mỗi sản phẩm nên sắp xếp theo trình tự thời gian để dễ thấy sự tiến bộ của trẻ, cũng như dễ theo dõi. Tất cả sản phẩm đều được thu thập từ đầu cho đến thời điểm đánh giá và hết năm học.
Tất cả hồ sơ cá nhân trẻ trong nhóm/lớp nên để cùng một chỗ và được sắp xếp sao cho dễ sử dụng và quản lí.
Định kì, giáo viên có thể xem lại những hồ sơ trẻ, trao đổi với đồng nghiệp hoặc phụ huynh về kết quả đạt được, những khó khăn mà trẻ gặp phải, từ đó giáo viên đề xuất kế hoạch tiếp theo. Giáo viên có thể gửi hồ sơ của trẻ cho phụ huynh, để biết tòan diện về trẻ (những tiến bộ ; điểm mạnh, điểm yếu). Từ đó cùng phối hợp với gia đình trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ.
6- Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp
Cơ sở vật chất của nhóm, lớp là tòan bộ các phương tiện vật chất kĩ thuật được nhà trường trang bị để chăm sóc – giáo dục trẻ em. Nó bao gồm các phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị, sách báo, tài liệu chuyên mônđó là điều kiện không thể thiếu được để nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ và hiệu quả làm việc của giáo viên.
Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp nhằm đạt mục tiêu là xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ.
Hằng năm, giáo viên chủ động đề xuất với lãnh đạo nhà trường có kế hoạch sửa chữa, thay thế hoặc mua sắm bổ sung các thiết bị, cơ sở vật chất của nhóm lớp, phải lập sổ theo dõi đầy đủ (sổ tài sản) và giao trách nhiệm cho từng giáo viên quản lí cụ thể. Định kì kiểm kê tài sản theo đúng quy định của trường, báo cáo kịp thời khi tài sản bị mất mát, hư hỏng cần bổ sung thay thế. Giáo viên có trách nhiệm quản lí tốt cơ sở vật chất của nhóm lớp và đồ dùng của trẻ, nâng cao ý thức tiết kiệm, thực hiện nghiêm túc các quy định của trường trong việc quản lí tài sản.
Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, các trang thiết bị trong lớp gọn gàng, ngăn nắp, thuận tiện khi sử dụng và đảm bảo yêu cầu vệ sinh, an tòan, thẩm mĩ.
Giáo viên cần tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình và các lực lượng xã hội để có thể có đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho sinh họat và nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ.
- Các loại sổ sách :
+ Sổ danh sách trẻ ;
+ Sổ kế hoạch của giáo viên ;
+ Số theo dõi tài sản,
+ Sổ chuyên môn ;(bổ sung thêm số nhật ký; Số hội họp của nhà trường ngoài chuyên môn) và + Sổ theo dõi sức khỏe của trẻ.
- Bảng biểu : Bảng bé ngoan ; Bảng ghi chế độ sinh hoạt ; Bảng ghi chương trình dạy trẻ ; Bảng phân công công tác của giáo viên ; Biểu đồ tăng trưởng của trẻ (tập thể); Bảng thông báo với gia đình trẻ khi cần.
Tóm lại : Cơ sở vật chất của nhóm, lớp là tài sản của nhà trường được giao trách nhiệm cho giáo viên trực tiếp quản lí. Quản lí tốt cơ sở vật chất là nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ.
7) Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ:
Xây dựng mối quan hệ tốt trong sự phối hợp chặt chẽ gữa nhà trường và gia đình là một nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non., Giáo viên là người đại diện nhà trường có trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này nhằm tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đồng thời giúp nhà trường phát huy được thế mạnh của gia đình trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ em, tạo nên sự thống nhất giữa giáo dục trẻ giữa 2 lực lượng giáo dục này.
* Hình thức phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non với gia đình
Sự phối hợp giáo dục đuợc tiến hành thông qua các hình thức sau đây:
- Trao đổi trực tiếp hằng ngày thông qua giờ đón và trả trẻ;
- Tổ chức họp định kì với gia đình;
- Tổ chức góc tuyên truyền cho cha mẹ trẻ tại các nhóm, lớp;
- Thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe cho trẻ;
- Thông qua các hội thi văn hóa, văng nghệ;
- Tổ chức thăm hỏi gia đình trẻ;
- Hòm thư gia đình;
- Mời gia đình tham quan vào một số hoạt động của lớp, của trường tùy theo điều kiện và khả năng của họ;
- Thông qua ban phụ huynh; Sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường.
* Nhiệm vụ của giáo viên phối hợp với gia đình
Để tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của lớp và của nhà trường, giáo viên cần phải:
- Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh. Sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc – giáo dục trẻ khi gia đình có yêu cầu.
- Thông tin đầy đủ cho cha mẹ trẻ về chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường bằng nhiều hình thức khác nhau như: Họp phụ huynh, bảng thông báo, góc trao đổi với phụ huynh Ví dụ: Trước ngày nhận trẻ vào trường, cần có những hướng dẫn cho bố mẹ, giới thiệu những hoạt động trong ngày ở trường của giáo viên và của trẻ.
- Nếu trẻ lần đầu tiên đến lớp, cô giáo cần trao đổi cụ thể về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt những thông tin, đặc điểm của trẻ, cho bố mẹ làm quen với lớp, với các bạn và cô giáo. Thời gian đầu có thể cho bố mẹ vào lớp chơi cùng trẻ, đón trẻ về sớm, có thể cho trẻ mang theo đến lớp những đồ chơi ưa thích mà trẻ thường chơi ở nhà để tránh sự hụt hẫng ban đầu.
- Liên lạc thường xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ trẻ biết về tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ nếu có thể để kịp thời có biện pháp tác động chăm sóc – giáo dục phù hợp.
- Cần thống nhất với các bậc phụ huynh về nội quy, các hình thức và biện pháp phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong từng giai đoạn và cả năm học.
- Trong quá trình phối hợp với các bậc cha mẹ, giáo viên cần căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của gia đình để có hình thức phối hợp phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
- Trong khi lập kế hoạch của chủ đề, kế hoạch tuần, giáo viên cần phải đưa nội dung phối hợp với gia đình vào kế hoạch, cần nêu những yêu cầu cụ thể về vấn đề cần phối hợp với gia đình để thực hiện chủ đề đó: Ví dụ: Từ ngàyđến ngày cần phụ huynh đóng góp vật liệu: giấy báo cũ, bìa, cây hạt,; Ở nhà, phụ huynh đọc cho trẻ nghe thơ, truyện về gia đình, cô giáo, Phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ cũng cố kĩ năng rửa tay, đánh răng, rửa mặt, Những yêu cầu này giáo viên nên thông báo cho phụ huynh giờ đón, trả trẻ và ở góc “Tuyên truyền cho cha mẹ”. Sau một thời gian đưa ra yêu cầu đối với phụ huynh, giáo viên có thể đưa ra một số thông tin: Thông báo danh sách nhưng phụ huynh đã thực hiện yêu cầu, hoặc nhắc lại yêu cầu với một số phụ huynh. Khi đánh giá sau chủ đề, giáo viên cần phải có phần nhận xét về công tác phối hợp với gia đình phục vụ cho việc thực hiện chủ để (những gì đã thực hiện được, còn tồn tại gì, có gì cần rút kinh nghiệm, hướng giải quyết).
- Chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ trong trường mầm non phụ thuộc nhiều vào sự tham gia đóng góp của gia đình trẻ. Vì vậy, trong quá trình giáo dục, nhà trường và giáo viên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú để tạo điều kiện cho công tác chăm sóc – giáo dục trẻ có hiệu quả.
Hoạt động 5
THỰC HÀNH
Chia nhóm và thảo luận:
Để đánh giá một giáo viên quản lí nhóm/lớp tốt thì sẽ đánh giá như thế nào?
Hãy nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân để quản lí nhóm lớp có hiệu quả?
THÔNG TIN PHẢN HỒI
1. Đánh giá giáo viên quản lí nhóm lớp
Để đánh giá hiệu quả quản lí nhóm, lớp của giáo viên cần đánh giá dựa trên các mặt:
- Về phía trẻ: cô giáo bao quát trẻ tốt, lập kế hoạch giáo dục phù hợp, tổ chức hoạt động lớp phù hợp (bao gồm: thực hiện tốt thiết kế bài tập theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của trẻ (chú ý đến hứng thú của từng cá nhân) lập kế hoạch phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ và tổ chức triển khai những hoạt động trong thực tế (biết triển khai, điều chỉnh linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn, mềm dẻo trong việc thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế) và kết quả trên trẻ - đánh giá rút kinh nghiệm theo quá trình mình thực hiện đúng kế hoạch.
- Với phụ huynh: giáo viên biết tư vấn cho phụ huynh về những vấn đề nóng bỏng, ví dụ: vấn đề dịch bệnh, về những biểu hện của trẻ: tâm lí của trẻ không tốt vào những thời điểm nào đó. Giáo viên biết cách phối hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ có hiệu quả.
- Với ban giám hiệu: Thực hiện tốt chức năng chuyên môn và những nhiệm vụ của nhà trường giao trong năm học.
- Với đồng nghiệp: Hỗ trợ với nhau trong công việc tốt. Tạo được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp.
2. Một số kinh nghiệm quản lí có hiệu quả
Phụ lục
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Trường:
Lớp:
Thời gian:tuần. Từ ngày.tháng..đến ngày.tháng..
Tên chủ đề:
1. Mục tiêu của chủ đề
1.1. Các mục tiêu trẻ đã thực hiện tốt
1.2 Các mục tiêu trẻ chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp và lí do.
1.3 Những trẻ chưa đạt được các mục tiêu và lí do
- Mục tiêu 1:
- Mục tiêu 2:.
2. Nội dung của chủ đề
2.1 Các nội dung trẻ đã thực hiện tốt
2.2 Các nội dung chưa thực hiện được và lí do
2.3 Các kĩ năng mà trên 30% trẻ chưa đạt được và lí do
Tổ chức các hoạt động của chủ đề
3.1 Hoạt động học
- Trẻ tham gia tích cực, hứng thú và tỏ ra phù hợp với khả năng
- Trẻ tỏ ra không hứng thú, không tích cực tham gia. Lí do
3.2 Việc tổ chức chơi trong lớp
- Số lượng/ bố trí các góc chơi (không gian, diện tích, trang trí)
- Sự giao tiếp giữa các trẻ/ nhóm chơi; việc khuyến khích trẻ rèn luyện các kĩ năng
- Thái độ của trẻ khi chơi.
3.3 Tổ chức chơi ngoài trời
- Số lượng các buổi chơi ngoài trời đã được tổ chức
- Số lượng/ chủng loại đồ chơi
- Vị trí/chỗ trẻ chơi
- Vấn đề an toàn, vệ sinh đồ chơi và khu vực chơi
=> Khuyến khích trẻ hoạt động, giao lưu và rèn luyện các kĩ năng thích hợp
4. Những vấn đề khác cần lưu ý
4.1 Sức khỏe của trẻ (những trẻ nghỉ nhiều hoặc có vấn đề về ăn uống, vệ sinh)
4.2 Chuẩn bị phương tiện, học liệu, đồ chơi của cô và của trẻ
Lưu ý để việc triển khai chủ đề sau được tốt hơn.
BẢNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
(So sánh với chỉ số phát triển của trẻ)
Tên trẻ:Ngày.thángnăm
Ngày sinh:.
Lớp:.Giáo viên:
Trẻ mẫu giáo (tuổi)
Đạt
Không
Cân nặng.
Chiều cao.
Vận động thô (ghi các chỉ số)
Vận động tinh (ghi các chỉ số)
Dinh dưỡng – Sức khỏe (ghi các chỉ số)
Nhận thức (ghi các chỉ số)
(ghi các chỉ số)
Ngôn ngữ (ghi các chỉ số)
Tình cảm, kĩ năng xã hội (ghi các chỉ số)
Thẫm mĩ (ghi các chỉ số)

File đính kèm:

  • docxbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_module_giao_vien_mam_no.docx