Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 17: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non

Dạy trẻ bảo vệ môi trường là một điều vô cùng cần thiết từ khi trẻ còn nhỏ. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp những kiến thức sơ đẳng, cơ bản về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, nhằm tạo ra thái độ và hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh.

Môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Sự biến đổi mạnh mẽ của môi trường đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế và văn hóa của mỗi quốc gia. Muốn được sống trong môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần hình thành từ sớm, ngay từ lứa tuổi mầm non. Đây là nhiệm vụ cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày để trẻ có thể vừa học vừa chơi, vừa tiếp thu được kiến thức một cách hiệu quả nhất.

 

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 17: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non trang 1

Trang 1

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 17: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non trang 2

Trang 2

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 17: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non trang 3

Trang 3

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 17: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non trang 4

Trang 4

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 17: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non trang 5

Trang 5

docx 5 trang baonam 12320
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 17: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 17: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 17: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 17: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non
Dạy trẻ bảo vệ môi trường là một điều vô cùng cần thiết từ khi trẻ còn nhỏ. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp những kiến thức sơ đẳng, cơ bản về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, nhằm tạo ra thái độ và hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh.
Môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Sự biến đổi mạnh mẽ của môi trường đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế và văn hóa của mỗi quốc gia. Muốn được sống trong môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần hình thành từ sớm, ngay từ lứa tuổi mầm non. Đây là nhiệm vụ cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày để trẻ có thể vừa học vừa chơi, vừa tiếp thu được kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non có rất nhiều các hoạt động giáo dục: hoạt động vui chơi; hoạt động ngoài trời; hoạt động âm nhạc; hoạt động tạo hình; hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh. Thông qua các hoạt động này, giáo viên lên kế hoạch tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động với những trải nghiệm khác nhau. Từ đó, trẻ được tiếp cận với những tình huống có vấn đề và tự đưa ra các cách giải quyết các vấn đề đó.
Học thông qua trải nghiệm là gì? Học tập qua trải nghiệm (experiential learning) là một cách học thông qua làm, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp các kiến thức, kĩ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó. Như vậy, trẻ rất hứng thú và kiến thức, kĩ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.
Thông qua các hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, giáo viên lôi cuốn trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi ngắn về kinh nghiệm của trẻ, tạo hứng thú bước đầu cho trẻ đối với những nội dung đặt ra về bảo vệ môi trường. Ví dụ: Tại sao chúng ta phải trồng cây? Cây sống được là nhờ đâu? Muốn cây xanh trong sân trường tươi tốt chúng ta phải làm gì?...
Tùy theo từng điều kiện, cô có thể thiết kế các thí nghiệm cho trẻ. Hàng ngày, cô cùng trẻ tưới nước cho hạt và cùng nhau quan sát sự nảy mầm của hạt. Đối với con vật nuôi, cây xanh cho trẻ tìm hiểu về đặc điểm, giá trị, vẻ đẹp của con vật, cây, hoa, lá Nói về sự sinh trưởng của cây xanh, cô cùng trẻ tham gia hoạt động thực tế: “gieo hạt”. Cô cho trẻ xem về quá trình phát triển, thay đổi của đối tượng: Hạt – nảy mầm – cây có chồi – lá non – lá xanh thẫm, to hơn, sau đó trẻ được xem cả quá trình lao động chăm sóc cây trồng. Tùy theo điều kiện tôi chọn những thí nghiệm làm cho trẻ xem và sau đó trò chuyện với trẻ: Điều gì xảy ra nếu không có nước? Phải làm những công việc gì để bảo vệ nguồn nước? Chúng ta làm gì để góp phần tiết kiệm nước? Chính hoạt động trải nghiệm này sẽ mang lại cho trẻ sự hứng thú khi hàng ngày được chăm sóc và tham gia các hoạt động như các bác nông dân thực thụ. Từ đó, trẻ biết trân trọng cây xanh và bảo vệ môi trường.
Những tình huống trong các hoạt động mà trẻ trải nghiệm cũng hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường. Ví dụ: thông qua tranh, ảnh, băng, đĩa trẻ được nhìn thấy những hành vi phá hoại môi trường và những ảnh hưởng khi môi trường bị ô nhiễm như: phá hoạt cây xanh, vứt rác bừa bãi, săn bắn động vật Từ đây trẻ có cái nhìn đúng, sai về ý thức và hành vi bảo vệ môi trường sống. Qua những hình ảnh trên máy chiếu, cho trẻ xem những vùng, miền thiếu nước, cây cối thiếu nước, đất đai thiếu nước hoặc nguồn nước bị ô nhiễm hay hình ảnh lãng phí nước sẽ tác động đến tình cảm của trẻ. Khi được xem và tìm hiểu về nước, các bé đã xây dựng được ý thức tiết kiệm và hình thành thói quen tắt nước khi không sử dụng. Có thể nói rằng, các hoạt động trải nghiệm có tác dụng rất lớn tới việc giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non.
1.Dạy trẻ những khái niệm cơ bản
Giúp trẻ phân biệt được những khái niệm cơ bản như: Môi trường sạch, môi trường bẩn, vì sao không khí bị ô nhiễm, ô nhiễm môi trường sẽ gây ra những tác hại như thế nào, tại sao cần rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tại sao cần bảo vệ và trồng cây xanh
Khuyến khích các bé tìm hiểu thông tin bằng những cuộc thi nho nhỏ như cùng cha mẹ tìm hiểu về chủ đề mình thích rồi lên thuyết trình trên lớp. Hoạt động này phù hợp cho các lớp 5 tuổi. Các bé được học hỏi, khám phá theo cách này sẽ rất hào hứng và ghi nhớ lâu hơn. Thậm chí có bé còn có nhiều ý tưởng để bảo vệ môi trường
2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động chơi
Hoạt động vui chơi có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của trẻ mầm non nói chung và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói riêng. Thông qua vai chơi, hoàn cảnh chơi, các tình huống chơi trẻ biết phân biệt những hành vi đúng, sai trong việc bảo vệ môi trường, từ đó có ý thức đúng đắn đối với môi trường sống.
Hoạt động chơi ngoài trời: đây là cơ hội trẻ được tiếp xúc với đa dạng các đối tượng về môi trường: cỏ, cây, hoa, lá, các hiện tượng thiên nhiên xung quanh trẻ. Trong quá trình quan sát môi trường, giáo viên dùng biện pháp đàm thoại, tạo tình huống có vấn đề để trẻ tự giải quyết. Ví dụ: quan sát cây bị héo. Cô hỏi: Tại sao cây bị héo? Cây sống được là do đâu? Muốn cây xanh tốt chúng ta phải làm gì? Chính những câu hỏi, lời dẫn dắt của giáo viên dần hình thành ở trẻ ý thức về bảo vệ cây xanh.
Hoạt động chơi ở góc: Căn cứ vào nội dung giáo dục cô sắp xếp các góc chơi phù hợp, thu hút trẻ vào các góc chơi. Trong quá trình chơi, cô đưa các tình huống về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường để trẻ trải nghiệm như: đóng vai bác nông dân chăm sóc vườn rau; cô lao công đang quét dọn đường phố Tất cả những tình huống, vai chơi, hoàn cảnh chơi giáo viên đều có thể tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm nhằm lồng ghép các nội dung giáo dục.
Thông qua các trò chơi: trò chơi xây dựng, trò chơi học tập giáo viên lồng ghép các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Ở trường mầm non, hoạt động lao động rất có ý nghĩa đối với trẻ. Ngoài việc giúp trẻ phát triển thể chất, hoạt động lao động còn giúp trẻ yêu quý hoạt động lao động và được tiếp xúc nhiều với môi trường. Đây là phương tiện rất tốt để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
Công việc lao động hàng ngày của trẻ ở trường có thể lồng ghép qua hoạt động chơi, có thể được tổ chức cuối giờ. Trẻ được chăm sóc cây hoa trong sân trường, chăm sóc vườn trường. Trong quá trình hoạt động cô hướng dẫn, giảng giải, giải thích, định hướng cho trẻ những hành vi bảo vệ môi trường
3. Cùng trẻ thực hiện các hành động thiết thực nhất ở trường mầm non
Hướng dẫn trẻ hình thành các thói quen như lau dọn bàn ghế, sắp xếp đồ chơi, đồ dùng gọn gàng, tự gấp chăn sau khi ngủ dậy, xếp đặt ngăn tủ của mình ngăn nắp. Tuyệt đối không được vứt rác bừa bãi hay để lớp học bừa bộn. Sẽ có một nhóm bạn đi theo dõi các hoạt động này để các bạn cùng thi đua xem tổ nào gọn gàng sạch sẽ hơn.
Hoạt động lao động công ích được thực hiện vào các cuối tuần. Các bé sẽ đi xung quanh các lớp học và xung quanh trường thu dọn rác, lau dọn kệ đồ chơi, sắp xếp lại đồ dùng
Cô sẽ ghi những cảnh báo kèm những hình ảnh ngộ nghĩnh như “Tiết kiệm nước” ở vòi nước rửa tay và bình nước chung, “Xin hãy cho tôi rác” ở ngay trên thùng đựng rác, “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở trong nhà vệ sinh Trẻ sẽ dần thuộc lòng các thông báo và tự giác thực hiện.
Những giờ học gieo hạt, trồng cây là những giờ học được trẻ đón nhận hào hứng nhất. Các con có thể cùng cha mẹ trồng một chậu cây nhỏ rồi mang đến lớp để tự chăm sóc. Hoặc cùng cô và các bạn trồng cây xanh ở vườn của trường. Hoạt động này khiến trẻ hiểu được ý nghĩa thiết thực của việc trồng cây tạo ra môi trường xanh sạch đẹp và việc cần thiết bảo vệ cây cối xung quanh
4. Làm đồ tái chế tại lớp học
Các cô sẽ tìm các mẫu đồ chơi, đồ dùng được làm tự vật liệu tái chế trên mạng internet, sách báo. Sau đó cùng các con thực hiện làm các mẫu trên lớp. Đồ tái chế có thể sử dụng nguyên liệu như vỏ lon bia, vỏ trứng, giấy báo, lõi giấy vệ sinh, bìa cứng, ống hút
Có những bé rất nhanh nhạy, có thể về nhà thực hiện cùng cha mẹ và mang những sản phẩm khá đẹp đến lớp
5. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh
Thông qua các công việc hàng ngày như ăn, ngủ, vệ sinh cũng là một cơ hội tốt để trẻ được trải nghiệm. Trẻ tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng là một cách bảo vệ môi trường xung quanh trẻ. Vì vậy, việc để cho trẻ tự trải nghiệm những hoạt động vệ sinh cá nhân trẻ cũng có vai trò lớn đối với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
6. Tuyên truyền đến các phụ huynh
Ngoài các giờ học trên lớp, các cô tin rằng trẻ em có thể học hỏi rất nhiều kiến thức bảo vệ môi trường từ gia đình của mình. Ở Worldkids, các cô trong trường mầm non quốc tế sẽ tuyên truyền đến phụ huynh các biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để trẻ thực hiện khi ở nhà.
Các bé sẽ trở thành “những người giám sát” khi nhắc nhở ông bà cha mẹ phải biết tiết kiệm nước, tắt điện sau khi dùng xong, phân loại rác thích hợp, hoặc tích góp những đồ dùng không cần dùng nữa để làm kế hoạch nhỏ. Khi các bé trở thành người quan trọng sẽ thực hiện công việc rất tốt. Bài học về bảo vệ môi trường sẽ phát huy được những tác dụng và ý nghĩa của nó.
Giáo dục môi trường ở trường mầm non sẽ hình thành những phản xạ, những thói quen đầu tiên trong việc bảo vệ môi trường. Thông qua các hoạt động trải nghiệm sẽ hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục trẻ có thái độ, ứng xử đúng đắn với môi trường, tôn trọng và giữ gìn môi trường, biết cách sống tích cực và thân thiện với môi trường./.

File đính kèm:

  • docxbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_module_giao_vien_mam_no.docx