Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 14: Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ của giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo viên Mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội chủ nghĩa, tuỳ theo mỗi độ tuổi mà nội dung giáo dục khác nhau. Trẻ ở độ tuổi mầm non là tuổi học nói, những nhu cầu của trẻ thông qua lời nói để đến với người lớn, chính vì thế cung cấp Tiếng việt cho các cháu, nhất là trẻ người dân tộc thiểu số là rất quan trọng. Phần đa các cháu dân tộc thiểu số thường hay dùng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp, nên khi đến lớp các cô giáo của cháu là người kinh cháu không biết tiếng kinh nên trong qúa trình cô giáo giảng dạy bằng tiếng việt thì trẻ rất khó tiếp thu bài giảng cũng như những chỉ dẫn, khẩu lệnh của cô trẻ không hiểu để thực hiện, cháu trở nên nhút nhát, thụ động, thậm chí tự ti, mặc cảm, dẫn đấn khả năng tiếp thu bài rất chậm. Bởi thế nên việc tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số là vấn đề đáng để tất cả chúng ta quan tâm, việc làm này sẽ góp phần vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ.
Trong thực tế cuộc sống hằng ngày, con người chúng ta sử dụng lời nói để trao đổi, thảo luận, yêu cầu, trò chuyện, bày tỏ, thuyết trình, nói lên những suy nghĩ, hiểu biết của mình, giải thích những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống: như trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm, nói lên suy nghĩ của mình để chia sẽ, giúp đỡ mọi người xung quanh
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module giáo viên mầm non 14: Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 14: Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP : Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ của giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo viên Mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội chủ nghĩa, tuỳ theo mỗi độ tuổi mà nội dung giáo dục khác nhau. Trẻ ở độ tuổi mầm non là tuổi học nói, những nhu cầu của trẻ thông qua lời nói để đến với người lớn, chính vì thế cung cấp Tiếng việt cho các cháu, nhất là trẻ người dân tộc thiểu số là rất quan trọng. Phần đa các cháu dân tộc thiểu số thường hay dùng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp, nên khi đến lớp các cô giáo của cháu là người kinh cháu không biết tiếng kinh nên trong qúa trình cô giáo giảng dạy bằng tiếng việt thì trẻ rất khó tiếp thu bài giảng cũng như những chỉ dẫn, khẩu lệnh của cô trẻ không hiểu để thực hiện, cháu trở nên nhút nhát, thụ động, thậm chí tự ti, mặc cảm, dẫn đấn khả năng tiếp thu bài rất chậm. Bởi thế nên việc tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số là vấn đề đáng để tất cả chúng ta quan tâm, việc làm này sẽ góp phần vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ. Trong thực tế cuộc sống hằng ngày, con người chúng ta sử dụng lời nói để trao đổi, thảo luận, yêu cầu, trò chuyện, bày tỏ, thuyết trình, nói lên những suy nghĩ, hiểu biết của mình, giải thích những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống: như trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm, nói lên suy nghĩ của mình để chia sẽ, giúp đỡ mọi người xung quanh Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy các cháu lớp 5 tuổi của trường mẫu giáo .........với số lượng trẻ hàng năm của lớp tôi là ........cháu trong đó số trẻ con em dân tộc thiểu số chiếm ....... Đa số các cháu là người dân tộc ê đê, các cháu lên lớp đều nói bằng tiếng mẹ đẻ, không hiểu được tiếng Việt, vì trình độ dân trí thấp nên bố mẹ các cháu chưa thực sự quan tâm đến việc việc học tập của con em mình, còn các cháu thì vì không hiểu tiếng việt nên các hoạt động trên lớp của giáo viên chưa cảm hóa, thu hút được trẻ đến lớp đầy đủ. Cùng một môi trường học tập như nhau, cũng bài học đó, lượng kiến thức đó, phương pháp đó sao sự chêng lệch về khả năng tiếp thu của trẻ người kinh và trẻ người dân tộc thiểu số lại cách xa nhau đến vậy? phải chăng là bất đồng ngôn ngữ, là vốn tiếng việt của trẻ dân tộc thiểu số quá ít, bởi vì mọi cử chỉ, hành động của con người đều thông qua ngôn ngữ để hiểu và làm theo nhưng chính vì trẻ không hiểu nên không biết để làm theo. Đứng trước thực trạng đó tôi rất băn khoăn, lo lắng phần vì ngay từ đầu năm mồi giáo viên đã kí cam kết chất lượng với hiệu trưởng phải thực hiện đúng yêu cầu mục tiêu giáo dục độ tuổi. Trẻ 5 tuổi khi ra lớp một trong những mục tiêu đó là trẻ phải thuộc 29 chữ cái, 10 chữ số thuộc một số bài thơ, biết kể một số câu chuyện làm thế nào để tất cả các cháu cuối năm học đều đạt được yêu cầu cần đạt theo bộ chuẩn đây? Khi các cháu con em dân tộc thiểu số đến lớp chưa biết nghe, nói và chưa hiểu tiếng kinh? đó là câu hỏi, là nổi lo lắng, băn khoăn mà hàng đêm tôi trăn trở, phần nữa là lương tâm trách nhiệm của người giáo viên tôi không thể hàng ngày đến lớp hết giờ ra về mặc cho các cháu với một hành trang trống rỗng khi ra trường, vậy nên bản thân tôi tự thấy mình cần tìm cách nghiên cứu, chọn lọc một số phương pháp, biện pháp để cho các cháu học sinh dân tộc trong lớp của tôi biết nghe, nói và hiểu tiếng việt. Để các cháu không tự ti,mặc cảm, thích thú đến lớp, vốn tiếng việt được tăng lên, biết giao tiếp băng tiếng việt để từ đó thu hút trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động trong lớp để cuối năm trẻ có một hàng trang vững bước vào lớp 1. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp: *Giải pháp thứ nhất: “Tạo hứng thú cho trẻ đi học chuyên cần” + Nội dung: Ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch để duy trì sĩ số học sinh, duy trì tỉ lệ các cháu đi học chuyên cần 97%. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã huy động phụ huynh động viên trẻ đến trường, tuyên truyền cho cha mẹ trẻ về nội dung của các môn học, các hoạt động ở bậc học mẫu giáo nhất là lớp 5-6 tuổi, đó là gốc rễ, nền móng cho các cháu trong chương trình của tiểu học mà gần nhất là lớp 1 trong năm học tới của các cháu. + Cách thực hiện: Phải làm sao để các cháu thực sự thích đến lớp mỗi ngày để các cháu được tiếp thu, được lĩnh hội đầy đủ kiến thức là hành trang theo cháu vào lớp 1. Trong khi các cháu phần đông là năm đầu đi học mẫu giáo lớp 5 tuổi mà không qua lớp mầm, chồi, rồi ngôn ngữ tiếng việt của các cháu thì hạn chế, bố mẹ đưa đến lớp các cháu còn khóc nhè đòi về, cô dỗ cháu không hiểu tiếng kinh, nên không nín. Phụ huynh thì chiều con thấy con khóc thì không muốn cho con học nữa, còn mong muốn con lớn lên có đất, có rẫy làm là được rồi. Trước cách nghĩ đó tôi thật sự rất lo lắng tôi đã tự nhủ mình phải thu hút được các cháu đến lớp đã sau đó rồi tính tiếp, hàng ngày phụ hu ... ở các góc tạo môi trường mới lá, đẹp mắt thu hút sự hứng thú của trẻ, cho trẻ được tự chọn góc chơi, vai chơi, lúc trẻ chọn vai chơi tôi luôn gợi ý cho trẻ đổi vai hàng ngày để tất cả trẻ đều có cơ hội vào vai các thành viên trong xã hội hôm nay bé là bác sĩ, mai bé làm bệnh nhân, ngày kia là người đầu bếp, .VD: khi cháu .......... về chơi ở góc phân vai làm cô bán hàng lần đầu khi chơi tôi trực tiếp làm người đi mua hàng đến cữa hàng tôi chào bác .......... hôm nay cửa hàng có bán những thứ gì? Tất nhiên là lúc đầu cháu sẽ e dè thì tôi gợi ý cho trẻ cầm các món hàng lên và nói tên các món hàng đó bằng 2 thứ tiếng vừa tiếng kinh và tiếng dân tộc, những lần sau tôi gợi ý rủ các bạn khác đi chợ và hỏi mua những món đồ theo nhu cầugiải thích cho trẻ những từ (mua, bán, trả tiền) kèm theo những hàng động mô phỏng cụ thể cho trẻ hiểu từ tiếng việt và cho trẻ nói theo. Đến góc xây dựng cũng như những góc chơi khác tôi hỏi cháu ........ hôm nay bác thợ xây gì? (xây nhà cho gia đình ở) vật liệu, dụng cụ xây dựng có những gì? (viên gạch, cái bay, cái thước, ) cho cháu cầm viên gạch và đọc nói từ viên gạch, cái baynhững lầnchơi sau tôi cho trẻ tập nói cả câu dài hơn và cứ như vậy tôi ghé đến các góc chơi khác xin tham gia chơi với trẻ vài phút để tìm hiểu nhận ra điểm mạnh và hạn chế của từng trẻ và qua đó tôi thực hiện công việc tăng cường tiếng việt cho những trẻ thiếu hụt tiếng việt, nhắc nhở, khuyến khích, hướng dẫn các cháu giao tiếp với bạn chơi bằng tiếng việt. Khi trẻ đã hòa nhịp được với các bạn, các cháu dân tộc đã tự tin, mạnh dạn tôi không cần nhập vai chơi với trẻ nữa mà gợi ý để trẻ giao lưu với nhau liên kết với các nhóm chơi khác để trẻ mạnh dạn, tự tin trao đổi trong lúc chơi cùng bạn, khi trẻ tham gia các góc chơi là thế giới người lớn được trẻ tái tạo lại trong trò chơi của trẻ tất cả mối quan hệ, giao tiếp của xã hội được trẻ thể hiện hơn nữa hoạt động vui chơi của trẻ là hoạt động diễn ra thường xuyên trong quá trình trẻ đến lớp nên đây chính là thời điểm tốt nhất để trẻ được tiếp thu, tăng cường vốn từ tiếng việt với phương châm “Mưa dầm thấm lâu” song hành với việc trẻ chơi tôi kết hợp tăng cường tiếng việt cho trẻ, với trẻ đây là lúc trẻ thoải mái thể hiện bản thân, thể hiện vốn có của mình, với cô đây là thời điểm thuận lợi để nắm bắt tình hình, thực tế sử dụng ngôn ngữ của các cháu nên việc cung cấp ngôn ngữ ở hoạt động vui chơi rất hiệu quả. * Giải pháp thứ tư: “Tăng cường tiếng việt cho ở mọi lúc, mọi nơi” * Nội dung: Hoạt động mọi lúc, mọi nơi là hoạt động theo ý thích của trẻ là lúc thích hợp để giáo viên quan sát trẻ một cách chình xác nhất, qua thời gian này giáo viên theo dõi và nhận biết được mức độ ngôn ngữ của từng trẻ, vì lúc này trẻ thường hoạt động theo nhóm bạn tự chọn của mình và các cháu dân tộc thường chơi cùng nhau và sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình để giao tiếp, tôi đã tranh thủ thời gian này để khai thác ở trẻ tính tự giác và nắm bắt được khả năng tiếp thu của trẻ đến đâu, và qua trò chuyện với trẻ tôi nhận thấy rằng khả năng tiếp thu của trẻ dân tộc rất chậm, mau quên nhiều trẻ thậm chí còn không sử dụng tiếng kinh đứng trước thực tế đó tôi rất lo lắng bởi lẽ ngôn ngữ là phương tiện để trẻ tiếp nhận kiến thức mà trẻ không thông thạo ngôn ngữ thì lời nói của cô giáo, kiến thức của cô giáo ai sẽ được nghe, được tiếp thu đây? Cách thực hiện: Phải làm sao đây để các cháu dân tộc thực sự mạnh dạn và giao tiếp với nhau bằng tiếng việt ngoài những biện pháp nêu trên áp dụng có hiệu quả, tôi tiến hành cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ thông qua mọi lúc mọi nơi. Trong giờ đón trẻ tôi luôn vui vẻ, trò chuyện thân thiện với trẻ sửa sang quần áo, chải tóc cho trẻ và không quên kèm theo những câu hỏi giao lưu như: sáng nay ai chở con đi học? quàn áo của con đẹp thật đấy, ai mua cho con vậy? cái áo của con có màu gì? mẹ có mua áo quàn đẹp cho em của con không? nhà con có những con gì? con gà nó ăn gì?qua các cuộc trò chuyện như thế tôi đã biết được khả năng phát âm của từng trẻ như cháu ........ nói rõ ràng nhưng hay e dè, không tự nhiên, cháu ......thì hay nói mạnh dạn nhưng vốn từ của cháu không nhiều, cháu..........thì nói không rõ âm tiếng việt qua đó tôi đã dành nhiều thời gian giúp trẻ phát âm đúng, cung cấp thêm vốn từ cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc và mạnh dạn tự tin hơn bằng cách tôi dẫn trẻ đi dạo chơi, tham quan, đến các góc trò chuyện và phát âm các từ chỉ sự vật, hiện tượng xung quanh như cỏ cây, hoa lá, thời tiết nóng lạnh, những từ có trong các bức tranh mà tôi chuẩn bị để cho trẻ quan sát, rồi những buổi đầu của một chủ đề mới tôi tạo môi trường lớp học khác lạ cho trẻ vừa đến lớp là đã nhận ra sự thay đổi của lớp học, tôi hỏi trẻ hôm nay con thấy lớp mình có gì khác hôm trước trẻ phát hiện và tôi đã tạo ra một sự kiện để trò chuyện với trẻ và mục đích làm cho trẻ mạnh dạn, hay nói, tự tin và tăng vốn từ lại được phát huy, cứ như thế trẻ dân tộc lớp tôi, phát âm chuẩn hơn và mạnh dạn hơn trong giao tiếp với cô, với bạn, bạn biết chỉ cho bạn chưa biết, hoặc mạnh dạn đến hỏi cô, từ đó trẻ không còn rụt rè như trước nữa. Ngoài ra trong giờ hoạt động ngoài trời, giờ trả trẻ tôi tăng cường cho trẻ đọc đồng dao, ca dao để giúp trẻ phát âm thành thạo hơn, lưu loát hơn, tạo ra một không khí thân thiện giữa cô và trẻ, sự tin yêu, gần gũi đó chính là điều kích thích cho trẻ thể hiện mình một cách tự tin bên cạnh đó tôi luôn theo sát trẻ để kịp thời sửa sai uốn nắn mỗi khi trẻ hỏi hoặc trả lời không có trọng tâm hay trẻ dùng tiếng mẹ đẻ. * Giải pháp thứ năm: “Kết hợp với phụ huynh để tăng cường tiếng việt cho trẻ” * Nội dung: Bên cạnh sự nỗ lực chung sức của cô và trẻ khi trẻ ở lớp, ở trường, chúng ta phải phối kết hợp với phụ huynh khi trẻ về nhà bởi vì khi về nhà đa số trẻ được sinh hoạt trong môi trường giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, qua các buổi thăm nhà phụ huynh học sinh tôi thấy rằng người gia và phụ nữ trong mỗi gia đình người thiểu số ít khi biết nói tiếng kinh, mọi nhu cầu, hoạt động trong gia đình họ sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp mà hàng ngày thời gian đến lớp của trẻ cô giáo khó khăn lắm mới cho trẻ nói vài từ tiếng việt bập bẹ trong khi thời gian trẻ về nhà thì bố mẹ ông bà chú bác lại sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ một cách đại trà, đó cũng là cái khó khăn tôi gặp phải, để đẩy ùi khó khăn này tôi phải tranh thủ thời gian buổi tối đến nhà gặp gỡ phụ huynh, tận dung những buổi sinh hoạt cộng đồng để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh. Cách thực hiện: Đồng ý là mỗi chúng ta phải nhớ cội nguồn, tôn vinh bản sắc vùng miền, những cần phải đảm bảo được cái chung để đáp ứng với nhu cầu học tập của thế hệ trẻ. tôi đã tuyên truyền tới phụ huynh tầm quan trọng của việc nghe, hiểu và giao tiếp bằng tiếng phổ thông, tôi trò chuyện giải thích với phụ huynh rằng các cháu nhà mình đến lớp không được mạnh dạn như những cháu người kinh, vì cháu nói tiếng kinh không thành thạo, nên những bài giảng của cô cháu nghe không hiểu được hết các yêu cầu nên kho cô hỏi trẻ chưa trả lời được, chưa làm được bài tập theo yêu cầu của cô nếu các cháu biết nói, nghe hiểu thành thạo tiếng kinh thì các cháu cũng học rất giỏivậy nên rất mong phụ huynh tạo điều kiện, môi trường cho trẻ được giao tiếp bằng tiếng kinh, khi ở lớp cô đã cho cháu nghe, nói tiếng kinh thì về nhà phụ huynh nên sử dụng tiếng kinh để giao tiếp với cháu, kềm cặp cháu các môn hoạc chữ cái, số, cho cháu đọc thơ, kể chuyện, khuyến khích cháu hát để rèn luyện cách phát âm cho cháu như thế cháu đến lớp cháu sẽ nghe cô giáo giảng bài và biết trả lời thành thạo các câu hỏi của cô, tiếp thu bài một cách dễ dàng, học giỏi hơn trong cấp học mầm non và cũng là tiền đề tốt cho các cấp học sau này và đúng như mong muốn của tôi phụ huynh đã biết quan tâm đến con em mình hơn, chăm lo cung cấp vốn tiếng việt ở nhà cho trẻ nhiều hơn.không những thế mà phụ huynh còn tuyrn truyền tới những người khác trong buôn qua những dịp gặp gỡ nhau bên những ché rượu cần, họ khoe nhau những thành tích con em mình đạt được mad cứ cuối tuần, cuối tháng tôi vẫn báo cáo về cho phụ huynh những tiến bộ của con em họ việc làm đó của tôi đã mang lại hiệu quả cao hiện nay trẻ dân tộc thiểu số lớp tôi nói tiếng kinh lưu loát, biết dùng từ, câu để diễn đạt điều trẻ muốn nói, không còn trẻ nói câu không rõ nghĩa, câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ, trẻ mạnh dạn giao lưu cùng cô giáo, cùng bạn bè và mọi người xung quanh. 3. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chỉ thị của bộ chính trị là việc làm mà chi bộ, ban giám hiệu trương tôi luôn chỉ đạo sát sao tới đảng viên,giáo viên trường. Tôi nhận thấy rằng đây chính là một tài sản vô giá của dân tộc và là cơ sở bền vững cho mỗi người Đảng viên, cán bộ giáo viên học tập và noi theo. Tuyệt đối không vi phạm đạo đức nhà giáo, luôn luôn là tấm gương sáng cho các cháu noi theo “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Bỏi vì lẽ đó, tôi tự nhủ rằng mình phải làm gì để chuẩn bị cho các cháu một hàng trang tốt nhất khi bước vào lớp 1. Nhất là những cháu dân tộc thiểu số, cuối năm học nhận biết, phát âm chuẩn 29 chữ cái, 10 chữ số, biết nói tiếng phổ thông thành thạo, đạt được các yêu cầu phát triển 5 lĩnh vực, đảm bảo chất lượng cuối năm để từ cái nền móng cơ ban đó các cháu sẵn sàng tiến bước vào cấp học tiếp theo. Và bản thân cũng góp phần nhỏ vào sự thành công của nhà trường, vào sự nghiệp giáo dục mầm non của xã nhà, tiến lên đáp ứng nhu cầu hiện tại. Với bao khó khăn vất vả khi trường lớp ở xa trung tâm đa số là người dân tộc tại chỗ, trình độ nhận thức của người dân chưa cao, kinh tế bà con còn nghèo nàn, lạc hậu, phụ huynh học sinh còn coi nhẹ ngành học mầm non các cháu đi học không đều, đến lớp còn khóc nhè, ngôn ngữ giao tiếp còn hạn chế, trẻ chư hòa đồng với bạn, nhút nhát rụt rè nên trẻ không dám thể hiện mình, đến lớp trẻ thụ động cũng chính vì ngôn ngữ thứ 2 của trẻ còn quá ít ỏi, Cơ sở vật chất quá nghèo nàn thiếu thốn, giáo viên nhà xa đi lại rất vất vả. Nhưng trong một thời gian ngắn, với sự quan tâm của ban giám hiệu, chính quyền địa phương, và nhất là với sự sự băn khoăn, lo lắng trước sự thiếu hụt, thiệt thòi của các cháu đã thúc đẩy sự nổ lực, tận tâm của bản thân một lòng tâm huyết với nghề cho đến nay lớp là 1chúng tôi đã đi vào ổn định. Các cháu đã đi học chuyên cần, đến lớp hòa đồng với các bạn, thể hiện tốt cái tôi của mình, chất lượng các môn học đối với các cháu tăng lên rõ rệt qua bảng theo dõi đánh giá hàng tháng. Cho đến thời điểm này đã có trên 95% cháu nhận biết nhanh và phát âm đúng chữ cái Tiếng việt đã được học. 96% cháu biết cách tô các nét cơ bản và tô đúng quy trình. 97% cháu hiểu được ngôn ngữ Tiếng việt, biết dùng ngôn ngữ Tiếng việt để diễn đạt thành câu có nghĩa, trẻ nói lưu loát bằng ngôn ngữ Tiếng việt. Ngoài việc học trẻ đã mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với cô giáo, với bạn bè lúc ở nhà cũng như lúc mọi nơi. Kết quả theo dõi sau khi áp dụng các phương pháp, biện pháp tăng cường tiếng việt cho trẻ của lớp tôi thì kết quả về 5 lĩnh vực phát triển cuối tháng 12 của lớp tôi cụ thể như sau: Lớp TS nữ DT NDT Êđê Nữ Êđê DTK Hộ nghèo Măm mặt phát triển TC TCXH NN NT TM Lá 1 38 21 31 19 14 8 7 12 36 37 37 36 36 TỈ LỆ % TRẺ ĐẠT 94 % 97% 97% 94% 94% – Tỉ lệ phần trăm của năm mặt phát triển tăng lên rõ rêt, nhất là về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, thẩm mĩ, phát triển ình cảm xã hội – Giò đây trẻ rất thích thú khi đến trường, với trẻ hình như thực sự “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” lớp học được ô giáo trang trí đẹp mắt, đồ dùng, đồ chơi ở các góc được bổ sung đầy đủ đảm bảo chủ đề nào cũng mới lạ cho trẻ hứng thứ vui chơi, học tập, trong phòng học đã kết nối intrnet.để cô giáo đưa cả thế giới vào trong lớp học cho các cháu. Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện, hổ trợ kinh phí để giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí các góc đẹp mắt thu hút sự chú ý của trẻ cũng như sự nhìn nhận của phụ huynh để càng ngày càng tin tưởng vào giáo viên và cũng từ đó phụ huynh đã nhận thức rõ việc đưa con em đến trường là cần thiết vậy nên tỷ lệ huy động trẻ đi học 98%.. Học kì I lớp luôn đứng đầu trong các phong trào về nề nếp thói quen của trẻ, duy trì sĩ số, phong trào làm đồ dùng trang trí lớp, và đặc biệt là không còn tình trạng học sinh dân tộc thiểu số bỏ học theo bố mẹ đi nương đi rẫy theo thời vụ như những năm học trước vẫn thường diễn ra. Phụ huynh nhiệt tình trong việc tạo môi trường tiếp xúc cho trẻ, để trẻ được giao lưu với các bạn, nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường tiếng việt cho trẻ.cụ thể là những buổi tập văn nghệ các bậc cha mẹ trẻ rất nhiệt tình bớt thời gian chở các cháu đến lớp tập, nhìn thấy con em của họ được hát, múa họ rất vui và tự hào. Khi các cháu đến lớp vệ sinh rất sạch sẽ, biết chào hỏi, thưa gởi lễ phép, các hoạt động trẻ hứng thú tham gia và tạo mối quan hệ hòa đồng, đoàn kết trong lớp. các cháu manh dạn giao lưu, tham gia tích cực vào các giờ học, như tham gia kể chuyện, đoạc thơ, biểu diễn văn nghệ 4. KẾT LUẬN: Để làm tròn nhiệm vụ của một người giáo viên chủ nhiệm nhất là đối tượng học sinh phần đông là trẻ con em dân tộc thiểu số người giáo viên phải là người có tâm huyết với nghề có chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm dày dặn, đạo đức trong sáng, có uy tín với phụ huynh, bà con trong thôn buôn tin tưởng, phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, biết xây dựng kế hoạch giáo dục, tạo môi trường lớp học phù hợp chủ đề, mới lạ để thu hút trẻ, tập thể sư phạm có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong công tác, đối tượng nghiên cứu là trẻ em trong độ tuổi Mẫu Giáo. Vận dụng một số biện pháp giúp tăng cường tiếng việt cho các cháu học sinh con em dân tộc thiểu số tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp giúp cho trẻ sử dụng tiếng việt một cách thành thạo bản thân tôi đã nghiên cứu những nội và áp dụng linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập, mọi lúc mọi nơi phù hợp với hoàn cảnh thực tế tình hình của lớp, của địa phương.giáo viên luôn tạo tình cảm cho trẻ giao lưu trò chuyện với cô,với bạn nghe hiểu lời nói của cô, của bạn. tăng cường công tác làm đồ dùng đồ chơi đẹp, tạo ra môi trường mới lạ để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển ngôn ngữ thực sự hứng thú, thực hiện thông qua các hoạt động ở lớp và mọi lúc mọi nơi. Với vốn kinh nghiệm tích luỹ ít ỏi về việc tăng cường tiếng việt ấy tôi đã áp dụng và có hiệu quả cao, tại lớp của mình. Tôi tin rằng cuối năm học này 97% trẻ dân tộc thiểu số nói được tiếng việt thàng thạo. Xác định mục tiêu nhận ra tầm quan trọng trong việc phát triển nhân cách của trẻ trong trường Mẫu Giáo để giúp trẻ nghe hiểu tiếng việt, Phải coi trọng những hành động, suy nghĩ của trẻ dù là nhỏ nhất và luôn đạt câu hỏi “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” lên hàng đầu. Tạo được nề nếp hoạt động thường xuyên, liên tục, mang tính tự giác, tự nguyện cao, và quyết tâm thực hiện không ngại khó khăn. Luôn luôn làm tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hoá giáo dục để toàn xã hội chung tay xây dựng trường học ngày càng đi lên.
File đính kèm:
- bai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_module_giao_vien_mam_no.docx