Bài giảng Tư vấn sau sinh cho mẹ bị nhiễm HIV
Tư vấn sau sinh cho sản
phụ nhiễm HIV
Mục đích: Giúp sản phụ/gia đình sản phụ nhiễm
HIV lựa chọn cách nuôi dưỡng trẻ và tìm kiếm hỗ
trợ trong chăm sóc và điều trị tiếp tục cho mẹ và
con trong tương lai
Nguyên tắc: Đảm bảo tính riêng tư, không phán
xét và dành đủ thời gian
Hình thức: Tư vấn cá nhân cho tất cả sản phụ và
người nhà sản phụ nhiễm HIVNội dung tư vấn sau sinh
1. Tư vấn nuôi con và giới thiệu về các dịch vụ
chăm sóc điều trị tiếp tục cho trẻ phơi nhiễm;
2. Tư vấn chuyển tiếp, quản lý chăm sóc cho bà
mẹ sau sinh
3. Tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh và hỗ
trợ tâm lý
4. Tư vấn KHHGĐ
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tư vấn sau sinh cho mẹ bị nhiễm HIV", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tư vấn sau sinh cho mẹ bị nhiễm HIV
TƯ VẤN SAU SINH CHO MẸ BỊ NHIỄM HIV Tư vấn sau sinh cho sản phụ nhiễm HIV Mục đích: Giúp sản phụ/gia đình sản phụ nhiễm HIV lựa chọn cách nuôi dưỡng trẻ và tìm kiếm hỗ trợ trong chăm sóc và điều trị tiếp tục cho mẹ và con trong tương lai Nguyên tắc: Đảm bảo tính riêng tư, không phán xét và dành đủ thời gian Hình thức: Tư vấn cá nhân cho tất cả sản phụ và người nhà sản phụ nhiễm HIV Nội dung tư vấn sau sinh 1. Tư vấn nuôi con và giới thiệu về các dịch vụ chăm sóc điều trị tiếp tục cho trẻ phơi nhiễm; 2. Tư vấn chuyển tiếp, quản lý chăm sóc cho bà mẹ sau sinh 3. Tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh và hỗ trợ tâm lý 4. Tư vấn KHHGĐ 1. Tư vấn về nuôi dưỡng, chăm sóc và điều trị cho trẻ Bà mẹ có quyền và trách nhiệm nuôi trẻ (không bỏ rơi hoặc cách ly trẻ) song cần được tư vấn và hỗ trợ. Tư vấn nuôi trẻ qua giải thích tầm quan trọng việc nuôi con bằng sữa thay thế. Cấp sữa bột cho trẻ phơi nhiễm 1. Tư vấn về nuôi dưỡng, chăm sóc và điều trị cho trẻ • Tư vấn dùng thuốc cho trẻ theo phác đồ điều trị cho trẻ: siro Nevirapine 6-12 tuần • Trong thời gian mẹ và con nằm trong bệnh viện, việc cho uống thuốc sẽ do cán bộ y tế đảm nhiệm • Sau khi trẻ ra viện, nếu vẫn còn thuốc thì hướng dẫn cách bảo quản và sử dụng thuốc đúng cách cho bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ 1. Tư vấn về nuôi dưỡng, chăm sóc và điều trị cho trẻ • Hướng dẫn những lợi ích và bất lợi của sữa mẹ và sữa ăn thay thế • Hướng dẫn cho trẻ ăn sữa ăn thay thế • Hướng dẫn ăn bổ sung khi trẻ được 6 tháng trở lên • Giới thiệu các dịch vụ chăm sóc và điều trị cho trẻ phơi nhiễm tại xã/phường và PKNT Các dịch vụ chăm sóc và điều trị cho trẻ phơi nhiễm • Theo dõi sự phát triển tinh thần và thể chất • Cấp Cotrimoxazole dự phòng • Nhận sữa ăn thay thế • Chẩn đoán sớm và chẩn đoán xác định tình trạng nhiễm HIV (PCR và XN kháng thể) • Theo dõi và điều trị nếu cần 2. Tư vấn quản lý chăm sóc bà mẹ sau sinh - Tư vấn cho sản phụ về HIV và các đường lây truyền - Nếu bà mẹ mới có XN sàng lọc (+): Nhấn mạnh là kết quả “chưa xác định” cần hẹn thời gian sản phụ quay lại nhận kết quả khẳng định - Nếu bà mẹ được phát hiện và chẩn đoán HIV (+) trong thời gian mang thai thì sẽ được chuyển tiếp đến PKNT người lớn để tiếp tục được nhận các dịch vụ chăm sóc và điều trị toàn diện Giới thiệu các dịch vụ chăm sóc và điều trị cho bà mẹ nhiễm HIV tại PKNT - Các dịch vụ tại PKNT: - Được theo dõi tình trạng tiến triển AIDS và điều trị nếu cần - Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng cơ hội - Được tư vấn về phòng lây truyền cho gia đình và xã hội, sống tích cực, dinh dưỡng - Được nhận các hỗ trợ tâm lý và xã hội - Nếu bà mẹ đã điều trị HIV/AIDS trước và trong khi có thai thì tư vấn cho bà mẹ quay trở lại cơ sở trước đó để được tiếp tục điều trị. 3.Tư vấn về dinh dưỡng và chăm sóc cá nhân Tư vấn về vệ sinh cá nhân phòng ngừa tiếp xúc các dịch của cơ thể mẹ có khả năng lây truyền HIV (sản dịch, băng vệ sinh, các vết thương,..) Giữ gìn vệ sinh đặc biệt chú ý vệ sinh răng miệng, móng tay, móng chân, bộ phận sinh dục; Tư vấn về chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh Không uống rượu, hút thuốc, tiêm chích ma túy Duy trì lối sống tích cực, lạc quan 3. Tư vấn về dinh dưỡng và chăm sóc cá nhân và hỗ trợ tâm lý •Ăn uống,ngủ, nghỉ đủ 8 tiếng một ngày •Chia sẻ tâm tư tình cảm với người thân vì bà mẹ rất cần được tư vấn hỗ trợ tâm lý của gia đình và cộng đồng (chia sẻ, giúp đỡ), đặc biệt như mẹ, chị gái, bạn thân •Cần được hỗ trợ tích cực của gia đình trong việc nếu phải tiết lộ tình trạng HIV của mình, về việc không cho con bú hoặc điều trị ARV tiếp tục. 3. Tư vấn về dinh dưỡng và chăm sóc cá nhân và hỗ trợ tâm lý •Tham gia vào các tổ chức hỗ trợ: động viên bà mẹ tham gia vào các nhóm hỗ trợ người nhiễm, bà mẹ nhiễm (Hoa hướng dương) •Hòa nhập cộng đồng và tham gia vào các công việc xã hội, xóa bỏ kỳ thị 4. Tư vấn về các biện pháp tránh thai • Cần khuyến khích sản phụ thông báo cho chồng/bạn về tình trạng nhiễm HIV của mình và tư vấn để làm xét nghiệm HIV và cùng thống nhất trong sử dụng các BPTT • Giới thiệu các biện pháp KHHGD cho sản phụ và lợi ích của việc sử dụng bao cao su trong phòng lây truyền HIV và phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Bảo vệ kép) Kế hoạch hóa gia đình và Phòng ngừa HIV KHHGĐ Phòng ngừa HIV Kiêng sinh họat: Khó thực hiện Triệt sản nữ Bao cao su Triệt sản nam Bao cao su Uống thuốc tránh thai Bao cao su Vòng tránh thai Bao cao su Bao cao su 100% bao cao su là biện pháp tốt nhất
File đính kèm:
- bai_giang_tu_van_sau_sinh_cho_me_bi_nhiem_hiv.pdf