Bài giảng Thị trường tài chính và định chế tài chính - Chương 15: Quỹ đầu tư

Quỹ tương hỗ (mutual funds)

Khái niệm: Quỹ tương hỗ tập trung nguồn vốn

của nhiều nhà đầu tư nhỏ, bằng cách bán cho họ

các cổ phần (share: chứng chỉ quỹ), và sử dụng

số tiền thu được để mua các chứng khoán

Cổ phần thể hiện quyền sở hữu của người nắm

giữ đối với một phần danh mục tài sản mà quỹ

đầu tư nắm giữGiá trị tài sản ròng (NAV)

Giá trị tài sản ròng thể hiện giá trị của một cổ

phần và được tính như sau:

NAV = (Giá trị thị trường của danh mục tài sản –

các khoản nợ)/tổng số cổ phần đang lưu hành

Giá trị tài sản ròng có thể tăng hoặc giảm khi giá

trị của các tài sản cơ sở thay đổiQuỹ đóng và quỹ mở

Quỹ mở: Quỹ sẵn sàng mua hoặc bán cổ phần từ các

nhà đầu tư tại NAV ở bất kỳ thời điểm nào

Quỹ đóng: Quỹ chỉ phát hành một số lượng nhất

định cổ phần và không mua lại cổ phần đã phát

hành. Nhà đầu tư mua hoặc bán cổ phần trên thị

trường giống như cổ phần của các công ty cổ phần

khác. Giá cổ phần của quỹ đóng có thể cao hơn hoặc

thấp hơn NAV, tùy thuộc vào cung và cầu

Số lượng quỹ mở nhiều hơn gấp nhiều lần số lượng

quỹ đóng. Thuật ngữ quỹ tương hỗ nhiều khi dùng

để chỉ các quỹ mở

Bài giảng Thị trường tài chính và định chế tài chính - Chương 15: Quỹ đầu tư trang 1

Trang 1

Bài giảng Thị trường tài chính và định chế tài chính - Chương 15: Quỹ đầu tư trang 2

Trang 2

Bài giảng Thị trường tài chính và định chế tài chính - Chương 15: Quỹ đầu tư trang 3

Trang 3

Bài giảng Thị trường tài chính và định chế tài chính - Chương 15: Quỹ đầu tư trang 4

Trang 4

Bài giảng Thị trường tài chính và định chế tài chính - Chương 15: Quỹ đầu tư trang 5

Trang 5

Bài giảng Thị trường tài chính và định chế tài chính - Chương 15: Quỹ đầu tư trang 6

Trang 6

Bài giảng Thị trường tài chính và định chế tài chính - Chương 15: Quỹ đầu tư trang 7

Trang 7

Bài giảng Thị trường tài chính và định chế tài chính - Chương 15: Quỹ đầu tư trang 8

Trang 8

Bài giảng Thị trường tài chính và định chế tài chính - Chương 15: Quỹ đầu tư trang 9

Trang 9

Bài giảng Thị trường tài chính và định chế tài chính - Chương 15: Quỹ đầu tư trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 60 trang baonam 10380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thị trường tài chính và định chế tài chính - Chương 15: Quỹ đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thị trường tài chính và định chế tài chính - Chương 15: Quỹ đầu tư

Bài giảng Thị trường tài chính và định chế tài chính - Chương 15: Quỹ đầu tư
Chương 15: 
Quỹ đầu tư
Quỹ tương hỗ (mutual funds)
Khái niệm: Quỹ tương hỗ tập trung nguồn vốn 
của nhiều nhà đầu tư nhỏ, bằng cách bán cho họ 
các cổ phần (share: chứng chỉ quỹ), và sử dụng 
số tiền thu được để mua các chứng khoán
Cổ phần thể hiện quyền sở hữu của người nắm 
giữ đối với một phần danh mục tài sản mà quỹ 
đầu tư nắm giữ
Giá trị tài sản ròng (NAV)
Giá trị tài sản ròng thể hiện giá trị của một cổ 
phần và được tính như sau:
NAV = (Giá trị thị trường của danh mục tài sản –
các khoản nợ)/tổng số cổ phần đang lưu hành
Giá trị tài sản ròng có thể tăng hoặc giảm khi giá 
trị của các tài sản cơ sở thay đổi
Quỹ đóng và quỹ mở
Quỹ mở: Quỹ sẵn sàng mua hoặc bán cổ phần từ các 
nhà đầu tư tại NAV ở bất kỳ thời điểm nào
Quỹ đóng: Quỹ chỉ phát hành một số lượng nhất 
định cổ phần và không mua lại cổ phần đã phát 
hành. Nhà đầu tư mua hoặc bán cổ phần trên thị 
trường giống như cổ phần của các công ty cổ phần 
khác. Giá cổ phần của quỹ đóng có thể cao hơn hoặc 
thấp hơn NAV, tùy thuộc vào cung và cầu 
Số lượng quỹ mở nhiều hơn gấp nhiều lần số lượng 
quỹ đóng. Thuật ngữ quỹ tương hỗ nhiều khi dùng 
để chỉ các quỹ mở
Cơ cấu tổ chức
Hội đồng quản trị: Do cổ đông của quỹ bầu chọn 
nhằm đại diện cho quyền lợi của cổ đông. Hội 
đồng chịu trách nhiệm thiết lập các quy trình và 
giám sát việc quản trị quỹ
Công ty quản lý quỹ: Quỹ thuê công ty quản lý 
thực hiện việc quản lý hành chính và quản trị 
danh mục của quỹ
Ngoài ra, tổ chức lưu ký, tổ chức bảo lãnh phát 
hành cũng tham gia các hoạt động của quỹ
Thu nhập của nhà đầu tư
Thứ nhất, thu nhập nhận được trên những tài sản 
đó (cổ tức, lãi cuống phiếu)
Thứ hai, lợi vốn phát sinh khi tài sản được quỹ 
bán đi với một mức giá cao hơn mức giá đã mua 
vào
Thứ ba, khoản tăng giá của những tài sản cơ sở 
được nắm giữ trong danh mục đầu tư, thể hiện ở 
phần tăng thêm của NAV
Lợi suất = (Thu nhập + Lợi vốn + NAV cuối kỳ -
NAV đầu kỳ)/NAV đầu kỳ
Chi phí của nhà đầu tư
Phí nhập quỹ (load): Một số quỹ thu phí nhập quỹ 
khi nhà đầu tư mua cổ phần và phí này được trả cho 
tổ chức trung gian phân phối cổ phần. Giá nhà đầu 
tư phải trả bằng NAV cộng phí nhập quỹ
Phí thoát quỹ (deferred sales load): Nhà đầu tư phải 
trả cho công ty môi giới khi bán chứng chỉ quỹ. 
Khoảng thời gian nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ 
càng dài thì phí thoát quỹ càng thấp
Phí dịch vụ thường xuyên: Quỹ trả cho các hãng môi 
giới và những nhân viên bán hàng khác để trợ giúp 
cho các nhà đầu tư, chủ yếu là tư vấn đầu tư
Chi phí của nhà đầu tư
Phí quản lý: Chi phí quản lý do công ty quản lý 
quỹ đòi cho các hoạt động phân tích chứng khoán 
và quản trị danh mục đầu tư. Ngoài ra các quỹ 
mở còn đòi hỏi các khoản chi phí thường xuyên 
như chi phí phục vụ cổ đông, phí lưu ký và đại lý 
chuyển nhượng, chi phí lập báo cáo cho cổ đông, 
phí pháp lý, kiểm toán, chi lãi, v.v. 
Các loại chi phí gắn với giao dịch các chứng 
khoán trong danh mục. Tần suất giao dịch càng 
cao thì chi phí giao dịch cũng càng lớn 
Ví dụ về cách tính NAV
Quỹ đầu tư ABC đang nắm giữ các tài sản sau: 
- Tiền mặt trị giá 100.000.000 đồng;
- 10.000 cổ phiếu A trị giá 50.000 đồng/cổ phần
- 20.000 cổ phiếu B trị giá 30.000 đồng/cổ phần
- 50.000 cổ phiếu C trị giá 10.000 đồng/cổ phần
- Trái phiếu có tổng trị giá là 500.000.000 đồng
Quỹ cũng có các khoản nợ phải trả trị giá là 
200.000.000 đồng. 
Số cổ phần quỹ đang lưu hành là 100.000 cổ phần. 
Hãy tính giá trị tài sản ròng của quỹ ABC. 
Ví dụ về cách tính NAV
Tiền mặt: 100.000.000 đồng
Cổ phiếu đang nắm giữ và giá thị trường hiện hành:
10.000 cổ phần A x 50.000 đồng = 500.000.000 đồng
20.000 cổ phần B x 30.000 đồng = 600.000.000 đồng
50.000 cổ phần C x 10.000 đồng = 500.000.000 đồng
Tổng giá trị thị trường của cổ phiếu: 1.600.000.000 đồng
Trái phiếu : 500.000.000 đồng
Tổng giá trị tài sản : 2.200.000.000 đồng
Trừ đi các khoản phải trả : (200.000.000) đồng
Giá trị tài sản ròng : 2.000.000.000 đồng
Ví dụ về cách tính NAV
Giá trị tài sản ròng : 2.000.000.000 đồng
Số cổ phần quỹ đang lưu hành : 100.000
Giá trị tài sản ròng NAV trên cổ phần: 20.000 đồng
Ví dụ về cách tính NAV
Giả sử sau đó:
- giá trị của danh mục cổ phiếu do quỹ ABC đầu 
tư nắm giữ tăng 20%, 
- giá trị của danh mục trái phiếu lại giảm 1% 
trong khoảng thời gian một năm. 
- các khoản phải trả giảm xuống 100.000.000 
đồng. 
- Nếu tiền mặt và số lượng cổ phần quỹ không 
thay đổi, giá trị tài sản ròng mới NAV sẽ là bao 
nhiêu? 
Ví dụ về cách tính NAV
Tiền mặt: 100.000.000 
Cổ phiếu (theo giá TT hiện hành) : 1.920.000.000
Tổng giá trị tài sản : 2.515.000.000 
Trừ đi các khoản phải trả : (100.000.000)
Giá trị tài sản ròng : 2.415.000.000
Trái phiếu (theo giá TT hiện hành) : 495.000.000
Số cổ phần đang lưu hành: 100.000
Giá trị tài sản ròng trên cổ phần : 24.150
Ví dụ về cách tính NAV
Lợi suất trên khoản đầu tư vào quỹ này là: 
24.150 – 20.000
20.000
= 20,75%
Lợi suất = (Thu nhập + Lợi vốn + NAV c ...  thay 
đổi giá cả và triển vọng của các khu vực thị trường. 
Giao dịch năng động có thể dẫn đến chi phí giao 
dịch và phí môi giới cao, làm giảm lợi tức của quỹ.
Thuế: Do giao dịch năng động, quỹ sẽ thường xuyên 
nhận được thu nhập và ghi nhận lãi (lỗ) vốn và 
chuyển đến các nhà đầu tư vào chứng chỉ quỹ. Điều 
này có thể làm tăng thuế thu nhập mà các nhà đầu tư 
phải nộp.
Rủi ro khi đầu tư vào quỹ
Đối với quỹ mở: Rủi ro cơ bản là do những dao 
động trong giá trị của những chứng khoán trong 
danh mục đầu tư của quỹ, thể hiện ở sự biến động 
của NAV. 
Đối với quỹ đóng: Có hai nguồn rủi ro cơ bản là:
Những dao động trong giá trị của danh mục cơ sở (tức 
NAV), giống như với quỹ dạng mở.
Những thay đổi của giá cổ phần so với NAV (Giá phụ 
trội: khi giá thị trường cao hơn NAV, giá chiết khấu: 
khi giá thị trường thấp hơn NAV).
Khoản chiết khấu và 
khoản phụ trội
Hệ số giá/NAV:
Ví dụ 1: Một quỹ đang giao dịch tại giá 8$ với NAV là 
10$: Hệ số giá/NAV = 80% (mức chiết khấu)
Ví dụ 2: Nếu quỹ đang giao dịch tại mức giá 12$ thì hệ 
số giá/NAV của nó sẽ là 120% (mức phụ trội)
Chiết khấu hay phụ trội =
Giá cổ phần quỹ - NAV
NAV(-) (+)
Lợi suất khi đầu tư vào quỹ đóng
Ví dụ: Một ĐCTC bán chứng chỉ quy mệnh 
giá 100.000$, thời hạn 1 năm, lãi 10% trên 
mệnh giá. 
NĐT được chào bán với giá 80.000$, cuối năm 
sẽ nhận lại 80.000$ này cộng với 10.000$ tiền 
lãi. 
NĐT được hưởng: 
Mức chiết khấu 20%
Lãi suất hiệu dụng = 12,5% (= 10.000/80.000)
Lợi suất được tạo ra bởi mức giá chiết khấu
Lợi suất khi đầu tư vào quỹ đóng
Ví dụ (tt): Giả sử cuối năm khoản chiết khấu 
mở rộng, NĐT chỉ nhận được 79.000$ (không 
phải là 80.000$)
Khoản lời ròng = 9000$ (= lãi 10.000 – khoản 
mất vốn 1000)
Lợi suất = 11,25% > 10%
Lợi suất bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của 
khoản chiết khấu/phụ trội
Rủi ro khi đầu tư vào quỹ đóng
Ví dụ : 
Cổ phiếu quỹ A mua với giá 15$, NAV=12$ 
(phụ trội 25%)
Sau 1 năm, giá cổ phiếu là 9$, NAV = 10$ 
(chiết khấu 10%)
Như vậy, do giá giảm 40%, NAV giảm 17%, 
NĐT bị lỗ (tình trạng mua khi thị trường đang 
lên, sau đó thị trường giảm sút)
Rủi ro khi đầu tư vào quỹ đóng
Rủi ro của việc mua một quỹ đóng tại mức giá 
phụ trội, tại NAV, hay thậm chí tại một mức 
giá chiết khấu tương đối hẹp, sẽ là sự biến mất 
của khoản phụ trội và sự mở rộng của mức 
chiết khấu. 
Phân loại quỹ tương hỗ
Quỹ cổ phiếu: chuyên đầu tư vào cổ phiếu
Quỹ trái phiếu: Chuyên đầu tư vào trái phiếu
Quỹ hỗn hợp: Đầu tư vào cả cổ phiếu và trái 
phiếu
Quỹ thị trường tiền tệ: Đầu tư vào các chứng 
khoán thị trường tiền tệ
Quỹ cổ phiếu
• Quỹ tăng trưởng: Quỹ được dành cho những nhà 
đầu tư muốn có lợi tức cao và sẵn sàng chấp nhận 
mức độ rủi ro vừa phải. Quỹ này thường đầu tư vào 
cổ phiếu của những công ty chưa hoàn toàn chín 
muồi và được kỳ vọng tăng trưởng với tốc độ cao 
hơn trung bình trong tương lai. Mục tiêu cơ bản của 
quỹ tăng trưởng là làm tăng giá trị khoản đầu tư và ít 
quan tâm hơn đến việc tạo ra thu nhập ổn định.
• Quỹ nâng cao giá trị vốn (quỹ tăng trưởng tích cực): 
Đầu tư vào các chứng khoán có tiềm năng tăng 
trưởng rất cao mặc dù điều này cũng có thể không 
thành hiện thực. Quỹ này phù hợp cho những nhà 
đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro vì khoản đầu tư có 
thể mất giá trị. 
Quỹ cổ phiếu
• Quỹ tăng trưởng và thu nhập: Một số nhà đầu tư tìm 
kiếm tiềm năng tăng vốn cùng với sự ổn định nhất 
định về thu nhập. Đối với những nhà đầu tư này, quỹ 
tăng trưởng và thu nhập, trong đó kết hợp các cổ 
phiếu tăng trưởng, các cổ phiếu trả cổ tức cao và trái 
phiếu thu nhập cố định, là phù hợp nhất.
• Quỹ quốc tế và toàn cầu: Quỹ quốc tế được thành 
lập để cho phép các nhà đầu tư đầu tư vào các chứng 
khoán nước ngoài mà không phải chịu chi phí mua 
và giám sát hoạt động cao
Quỹ cổ phiếu
• Quỹ Internet: Quỹ này tập trung các khoản đầu tư 
vào các công ty Internet. Các nhà đầu tư muốn đầu 
tư vào công nghệ nhưng không hiểu rõ về các công 
ty cụ thể thường mua chứng chỉ của các quỹ này.
• Quỹ chuyên ngành: Một số quỹ đầu tư, thường gọi 
là quỹ chuyên ngành, tập trung vào một nhóm công 
ty có chung một đặc điểm cụ thể nào đó. Chẳng hạn 
các quỹ chuyên đầu tư vào một ngành như quỹ năng 
lượng, quỹ ngân hàng, quỹ công nghệ cao. Một số 
quỹ chỉ đầu tư vào các chứng khoán có khả năng là 
mục tiêu thâu tóm. Quỹ khác lại chuyên môn hóa về 
quyền chọn, hoặc kim loại quý. 
Quỹ cổ phiếu
• Quỹ chỉ số (Index Fund): Được thiết kế để đạt được 
kết quả như một chỉ số cổ phiếu. Quỹ chỉ số bao 
gồm những cổ phiếu được kỳ vọng sẽ biến động 
song song với một chỉ số cổ phiếu cụ thể. Quỹ đầu 
tư vào nhiều cổ phiếu trong chỉ số và có xu hướng 
có chi phí thấp vì ít đòi hỏi phải quản lý danh mục 
đầu tư và thực hiện ít giao dịch. Quỹ chỉ số đang trở 
nên ngày càng phổ biến hơn khi các nhà đầu tư nhận 
ra rằng phần lớn các nhà quản lý quỹ không đạt 
được kết quả tốt hơn chỉ số.
Quỹ cổ phiếu
• Multifund Fund: Các nhà quản lý danh mục của 
Multifund Fund đầu tư vào một danh mục của 
các quỹ tương hỗ khác nhau. Multifund Fund đạt 
được đa dạng hóa cao hơn quỹ thông thường 
nhưng cũng thường chịu chi phí cao hơn do phải 
chịu hai loại phí quản lý là chi phí quản lý các 
quỹ tương hỗ riêng lẻ và chi phí quản lý 
Multifund Fund.
Quỹ trái phiếu
Quỹ thu nhập (Income Fund): Các nhà đầu tư quan 
tâm chủ yếu đến sự ổn định về thu nhập thay vì lợi 
vốn thường đầu tư vào các quỹ thu nhập. Quỹ này 
thường đầu tư vào các trái phiếu có thanh toán lãi 
cuống phiếu định kỳ và có rủi ro đa dạng như trái 
phiếu công ty, trái phiếu kho bạc, trái phiếu có sự 
bảo lãnh của các cơ quan chính phủ. Giá trị thị 
trường của danh mục trái phiếu của quỹ thu nhập 
khá biến động qua thời gian vì sự nhạy cảm của 
chúng đối với biến động lãi suất.
Quỹ miễn thuế: Quỹ tương hỗ bao gồm các trái 
phiếu đô thị miễn thuế cho phép các nhà đầu tư 
thuộc nhóm thuế suất biên cao tránh thuế đồng thời 
duy trì mức độ rủi ro tín dụng thấp.
Quỹ trái phiếu
• Quỹ trái phiếu lợi suất cao (Junk Bond Fund): 
Những nhà đầu tư muốn có lợi suất cao và sẵn 
sàng chấp nhận rủi ro cao có thể đầu tư vào các 
quỹ đầu tư có ít nhất 2/3 danh mục là các trái 
phiếu xếp hạng dưới Baa của Moody hoặc BBB 
của Standard and Poor’s.
Quỹ trái phiếu
• Quỹ trái phiếu quốc tế và toàn cầu: Quỹ trái 
phiếu quốc tế bao gồm các trái phiếu do chính 
phủ và các công ty ở nước khác còn quỹ trái 
phiếu toàn cầu bao gồm cả trái phiếu trong nước 
và nước ngoài. Các quỹ này cho phép các nhà 
đầu tư dễ dàng đầu tư vào trái phiếu nước ngoài. 
Rủi ro của các quỹ trái phiếu quốc tế và toàn cầu 
bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro 
ngoại hối
Quỹ trái phiếu
• Phân loại theo kỳ hạn: Do mức độ nhạy cảm với 
lãi suất của trái phiếu phụ thuộc vào thời hạn, 
quỹ trái phiếu thường được phân loại theo thời 
hạn của trái phiếu trong danh mục của quỹ. Quỹ 
trái phiếu trung hạn đầu tư vào các trái phiếu có 
thời hạn còn lại từ 5-10 năm. Quỹ trái phiếu dài 
hạn thường bao gồm những trái phiếu có thời hạn 
còn lại 15-30 năm. Danh mục trái phiếu của quỹ 
dài hạn nhạy cảm với lãi suất hơn danh mục của 
quỹ ngắn hạn. 
Quỹ hỗn hợp
• Mục tiêu là tối đa hóa thu nhập bằng cách kết 
hợp cổ phiếu thường và các công cụ thu nhập cố 
định như trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi
• Tỷ lệ giữa cổ phiếu và trái phiếu rất đa dạng ở 
các quỹ khác nhau
Quỹ thị trường tiền tệ
Quỹ thị trường tiền tệ là đầu tư vào danh mục các 
công cụ thị trường tiền tệ. Quỹ thị trường tiền tệ 
cho phép các nhà đầu tư nhỏ đầu tư vào các 
chứng khoán thị trường tiền tệ - điều họ không 
làm được với tư cách cá nhân vì đây là thị trường 
bán buôn. 
Cấu trúc của ngành QL quỹ TH thế 
giới
Cấu trúc ngành QL quỹ TG, theo KV
Phân bố tài sản của quỹ tương hỗ Mỹ
Common Stock
$3,882 Billion
76%
Municipal Bond
$269 Billion
5%
Long-Term U.S. Gov’t
$309 Billion
6%
Cash
$277 Billion
5%
Corporate Bonds
$349 Billion
7%
Preferred Stock
$28 Billion
1%
Nhân tố ảnh hưởng đến 
kết quả hoạt động của quỹ cổ phiếu
Điều kiện của thị trường cổ phiếu: Kết quả hoạt 
động của quỹ cổ phiếu có mối quan hệ chặt chẽ 
với điều kiện chung của thị trường cổ phiếu
Điều kiện của lĩnh vực: Kết quả hoạt động của 
một quỹ cổ phiếu đầu tư tập trung vào một khu 
vực nhất định bị ảnh hưởng bởi điều kiện thị 
trường của khu vực đó
Năng lực quản lý quỹ: Kỹ năng quản trị danh 
mục và hiệu quả hoạt động của quỹ cũng ảnh 
hưởng đến kết quả
Nhân tố ảnh hưởng đến 
kết quả của quỹ cổ phiếu đóng
Chịu sự tác động của những nhân tố tương tự như 
quỹ cổ phiếu mở
Ngoài ra còn chịu sự tác động của mức phụ trội 
hay chiết khấu
Do số lượng cổ phần của quỹ cố định (cung cố 
định) nên mức phụ trội hay chiết khấu thay đổi 
khi cầu cổ phiếu thay đổi
Nhân tố ảnh hưởng đến 
kết quả hoạt động của quỹ trái phiếu
Lãi suất phi rủi ro
Phần bù rủi ro
Phụ thuộc vào mức độ rủi ro của người phát hành
Phụ thuộc vào điều kiện kinh tế: Tăng lên trong giai 
đoạn suy thoái và giảm đi trong giai đoạn tăng trưởng
Loại trái phiếu mà quỹ đầu tư
Năng lực quản lý quỹ
Mức phụ trội hoặc chiết khấu (áp dụng với quỹ 
trái phiếu đóng)
Nghiên cứu về KQHĐ của quỹ tương 
hỗ
Kết quả hoạt động của quỹ tương hỗ phụ thuộc rất 
lớn vào điều kiện thị trường nên nó thường được 
đánh giá bằng cách so sánh với một chỉ số thị trường
Quỹ tương hỗ thường không có kết quả hoạt động 
tốt hơn thị trường: Tổng lợi suất cao hơn lợi suất của 
thị trường nhưng lợi suất ròng (sau khi trừ phí) thấp 
hơn thị trường; lợi suất điều chỉnh theo rủi ro không 
tốt hơn thị trường
Nguyên nhân: Do thị trường hiệu quả
Tuy nhiên nhà đầu tư vẫn chọn quỹ tương hỗ để đa 
dạng hóa đầu tư
Các quỹ đầu tư khác
Quỹ đầu cơ (phòng ngừa rủi ro: Hedge Funds)
Quỹ tín thác đầu tư bất động sản (Real Estate 
Investment Trusts: REITs)
Quỹ cổ phiếu tư nhân (cổ phiếu công ty chưa đại 
chúng hóa: Private Equity Funds)
Gọi chung là alternative investment funds
Hedge Funds
Ý tưởng ban đầu về hedge funds là các giao dịch 
ngược lại thị trường (against the markets) bằng cách 
sử dụng bán khống, hợp đồng tương lai và các công 
cụ phái sinh khác
Ngày nay hedge funds theo đuổi các chiến lược đa 
dạng nên khó dùng định nghĩa chung để mô tả
Hedge funds bán chứng chỉ quỹ cho các cá nhân 
giàu có và các định chế tài chính và sử dụng vốn thu 
được để đầu tư vào chứng khoán. Phần lớn hedge 
funds được tổ chức dưới dạng hợp danh hữu hạn 
(limited partnerships) và là quỹ đóng 
Đặc trưng của hedge funds
Cổ phiếu quỹ thường không được niêm yết tại sở 
giao dịch chứng khoán.
Khoản đầu tư vào hedge funds là những khoản đầu 
tư không thanh khoản. Nhà đầu tư có thể chỉ được 
rút vốn hàng quý và thường phải thông báo trước. 
Các quỹ này có sự linh hoạt cao trong khả năng đầu 
tư với nhiều chiến lược đầu tư đa dạng. Họ có thể 
đặt cược vào giá chứng khoán giảm (bán khống) 
cũng như giá chứng khoán tăng. 
Ít chịu sự quản lý của nhà nước hơn quỹ tương hỗ
Đặc trưng của hedge funds
Hedge funds có thể vay tiền để cải thiện lợi tức
Các nhà quản trị hedge funds theo đuổi lợi tức 
cao (lợi tức alpha: lợi tức thu được nhờ năng lực 
quản trị quỹ cao. Lợi tức của quỹ tương hỗ: Lợi 
tức beta của thị trường) và chấp nhận mức rủi ro 
cao hơn
Phí của hedge funds cao hơn vì ngoài các khoản 
phí thông thường còn có phí thưởng phụ thuộc 
vào kết quả hoạt động của quỹ
Tính minh bạch thấp hơn qũy tương hỗ
Rủi ro của hedge funds
• Nhà quản trị quỹ đặt cược vào xu hướng giá cả 
chứng khoán/dầu/hàng hóa và có thể thua lỗ 
nếu đặt cược sai. Đây là rủi ro lớn nhất mà các 
nhà đầu tư vào quỹ phải đối mặt.
• Do quỹ có thể vay tiền để đầu tư, thua lỗ của họ, 
cũng như lợi tức, có thể được phóng đại.
• Do các quỹ ít chịu sự quản lý của nhà nước, cơ 
hội để lừa đảo cao hơn. 
Rủi ro của hedge funds
• Phí cao hơn mà hedge funds thu có thể làm xói 
mòn phần lớn lợi tức của nhà đầu tư. Thực tế là 
phí có thể vượt quá bất kỳ kỹ năng nào của nhà 
quản trị danh mục.
• Sự kết hợp giữa vay nợ cao và thiếu minh bạch 
có thể dẫn đến việc hedge funds nắm giữa quá 
nhiều chứng khoán/hàng hóa trong một số thị 
trường. Trong một số trường hợp các quỹ này 
không thể thoát khỏi tình huống này mà không bị 
thua lỗ lớn.
Hedge funds
Lý do khiến các nhà đầu tư lựa chọn hedge funds 
là họ tin rằng mình trao tiền cho những nhà quản 
trị quỹ tốt nhất, sáng sủa nhất, thông minh nhất 
trên thế giới – hay nói cách khác là để tìm kiếm 
lợi tức alpha
Hedge funds thế giới tăng trưởng nhanh chóng 
nhưng quy mô còn nhỏ hơn nhiều so với quỹ 
tương hỗ 
REITs
Là quỹ đóng đầu tư vào bất động sản hoặc các 
khoản vay cầm cố. Quỹ huy động vốn của cả các 
nhà đầu tư nhỏ và tạo ra thu nhập cho các nhà đầu tư 
từ tiền cho thuê hay lãi của khoản vay cầm cố. Phần 
lớn chứng chỉ quỹ tín thác đầu tư bất động sản được 
giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán. 
Cấu trúc các khoản đầu tư của quỹ do nhà quản trị 
danh mục – những chuyên gia về bất động sản -
quyết định. 
Giá cổ phiếu quỹ chịu tác động của kết cấu danh 
mục tài sản và cung và cầu. 
Quỹ cổ phiếu tư nhân
Là quỹ chuyên đầu tư vào cổ phần các công ty chưa 
công chúng hóa (chưa giao dịch rộng rãi trên thị 
trường).
Là quỹ đóng, thường tổ chức theo dạng hợp danh 
hữu hạn
Thành viên hợp danh thường trực (General partners 
- thường là công ty quản lý quỹ) là chuyên gia về 
các khoản đầu tư vào cổ phần tư nhân và thường 
tham gia vào quản lý các công ty được đầu tư
Thành viên hợp danh hữu hạn (Limited partners) chỉ 
bỏ vốn đầu tư vào quỹ và chịu trách nhiệm hữu hạn 
trong khuôn khổ khoản đầu tư
Các khoản đầu tư của quỹ CP tư nhân
Vốn mạo hiểm (venture capital): là những khoản 
đầu tư cho các công ty có tiềm năng tăng trưởng 
cao, rủi ro cao và thường là có công nghệ cao 
đang cần vốn cổ phần để tài trợ cho phát triển sản 
phẩm hoặc tăng trưởng. Đây là những khoản đầu 
tư dài hạn, có nguy cơ thất bại cao nhưng nếu 
thành công thì mang lại lợi suất vô cùng cao. Lợi 
suất của một số khoản đầu tư thành công trong 
danh mục phải bù đắp được cho nhiều khoản đầu 
tư thất bại
Các khoản đầu tư của quỹ CP tư nhân
Leverage buyout investments (mua lại bằng nợ): 
Quỹ mua lại phần lớn cổ phần của công ty bị thâu 
tóm, thường là những công ty đã được giao dịch 
đại chúng. Sau khi bị thâu tóm, công ty này trở 
thành công ty cổ phần tư nhân. Quỹ chỉ bỏ ra một 
phần khoản đầu tư, phần còn lại (thường là phần 
lớn) là đi vay. Mục tiêu là nhằm bán lại toàn bộ 
hoặc một phần công ty bị thâu tóm sau một vài 
năm với mức giá cao hơn
Các khoản đầu tư của quỹ CP tư nhân
Distressed investments: Các khoản đầu tư (cổ 
phiếu và nợ) vào các công ty có vấn đề về tài 
chính. Mục đích là đầu tư vào các công ty lành 
mạnh về hoạt động nhưng gặp khó khăn về tài 
chính và tái cấu trúc công ty này để bán lại với 
giá cao hơn.
Hedge funds cũng thực hiện các khoản đầu tư 
vào cổ phiếu tư nhân

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thi_truong_tai_chinh_va_dinh_che_tai_chinh_chuong.pdf