Bài giảng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ, truyện

Mục tiêu của học phần

Sau khi học học phần này, sinh viên có những phẩm chất và năng lực sau:

* Phẩm chất

- Ý thức được tầm quan trọng của thơ, truyện đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, từ đó tích cực, sáng tạo trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Yêu thích thơ, truyện dành cho trẻ em.

- Yêu trẻ và mong muốn được giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ nghệ thuật nói riêng.

* Năng lực

- Có khả năng hiểu được những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo.

- Hiểu được các bước phát triển ngôn ngữ của trẻ.

- Hiểu và vận dụng được các phương pháp dạy trẻ kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Có khả năng lập được kế hoạch, tổ chức dạy trẻ kể chuyện theo các thể loại nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Có năng lực chuyên biệt: kể chuyện, đóng kịch, chuyển thể tác phẩm sang kịch bản.

- Có khả năng xử lí linh hoạt các tình huống trong quá trình dạy trẻ kể chuyện.

- Có khả năng làm việc theo nhóm.

- Có khả năng đánh giá được giờ dạy của bản thân và của bạn.

 

Bài giảng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ, truyện trang 1

Trang 1

Bài giảng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ, truyện trang 2

Trang 2

Bài giảng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ, truyện trang 3

Trang 3

Bài giảng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ, truyện trang 4

Trang 4

Bài giảng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ, truyện trang 5

Trang 5

Bài giảng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ, truyện trang 6

Trang 6

Bài giảng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ, truyện trang 7

Trang 7

Bài giảng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ, truyện trang 8

Trang 8

Bài giảng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ, truyện trang 9

Trang 9

Bài giảng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ, truyện trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 42 trang Trúc Khang 09/01/2024 9981
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ, truyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ, truyện

Bài giảng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ, truyện
0TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN
TỔ SƯ PHẠM MẦM NON
Bài giảng
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHO TRẺ MẪU GIÁO
QUA THƠ TRUYỆN
DÀNH CHO HỆ CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
Ths. Cao Thị Lệ Huyền
Tháng 12 năm 2015
1MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................3
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ TRẺ EM TUỔI MẦM NON........................................................... 5
A. Mục tiêu.................................................................................................................5
B. Nội dung.................................................................................................................5
1.1. Khái quát chung về ngôn ngữ..............................................................................5
1.1.1. Ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ là gì?...........................................................5
1.1.2. Bản chất của ngôn ngữ......................................................................................5
1.1.3. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ.......................................................................6
1.1.4. Các dạng hoạt động ngôn ngữ...........................................................................6
1.2. Khái quát sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non..........................7
1.2.1. Sự phát triển về ngữ âm ...................................................................................7
1.2.2. Những bước phát triển từ vựng.........................................................................9
1.2.3. Những bước phát triển về ngữ pháp câu........................................................12
1.3. Thơ - truyện là phương tiên quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ............16
Chương 2: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO QUA
THƠ TRUYỆN........................................................................................................19
A.Mục tiêu:...............................................................................................................19
B.Nội dung:...............................................................................................................19
2.1. Dạy trẻ kể chuyện, dạy trẻ kể lại tác phẩm văn học và đọc thơ.........................19
2.1.1. Dạy trẻ kể chuyện...........................................................................................19
2.1.1.1. Dạy trẻ kể chuyện theo đồ chơi...................................................................19
2.1.1.2. Dạy trẻ kể chuyện theo tranh vẽ..................................................................21
2.1.1.3. Dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm...........................................................22
2.1.1.4. Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo..........................................................................23
22.1.2. Dạy trẻ kể lại chuyện và dạy trẻ đọc thơ để phát triển ngôn ngữ nghệ
thuật.........................................................................................................................24
2.2. Thực hành dạy trẻ kể chuyện.............................................................................29
2.3. Dạy trẻ đóng kịch theo tác phẩm văn học (TPVH)...........................................29
2.3.1. Chuẩn bị..........................................................................................................29
2.3.2. Tổ chức cho trẻ đóng kịch..............................................................................30
2.4. Dạy trẻ thay đổi cấu trúc của câu bằng cấu trúc đồng nghĩa.............................30
Phụ lục......................................................................................................................33
Tài liệu tham khảo....................................................................................................41
3LỜI MỞ ĐẦU
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản của con người, là một trong những
nhân tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách trẻ em. Ngôn ngữ của trẻ em chỉ
phát triển khi được người lớn - những nhà giáo dục hướng dẫn, tập luyện một cách
tích cực. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo được thực hiện bằng nhiều con
đường với các phương tiện đa dạng, trong đó, thơ - truyện là một phương tiện quan
trọng đối với việc phát triển nhân cách nói chung và sự phát triển ngôn ngữ nói
riêng cho trẻ mẫu giáo. Thơ truyện là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với
trẻ thơ. Nó thổi vào đời sống tâm hồn các em những cảm xúc - tình cảm trong sáng,
đẹp đẽ về thiên nhiên, xã hội và tình người, nó mở mang trí tuệ, làm giàu vốn từ và
phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Bài giảng “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ - truyện” gồm 2
chương:
Chương 1: Khái quát về ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em lứa
tuổi mầm non.
Chương 2: Phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo qua thơ - truyện.
Tài liệu này được sử dụng cho đối tượng là sinh viên chuyên  ... Dạy trẻ kể lại theo từng đoạn, theo tranh.
- Dạy trẻ tập đóng kịch.
b. Biện pháp:
- Trẻ mẫu giáo lớn có khả năng suy nghĩ sâu hơn về nội dung các tác phẩm
văn học và hiểu một số đặc trưng của hình thức thể hiện nội dung, có nghĩa chúng
phân biệt các thể loại văn học và đặc trưng của từng loại. Chúng dễ dàng phân biệt
được văn xuôi với thơ, chỉ ra rằng thơ có sự nhịp nhàng, có thể phân biệt dựa vào
tính nhịp điệu và cấu tạo vần, sự ngân vang của các câu thơ. Cần phải hướng sự chú
ý của trẻ vào các đặc trưng thể loại, khi đó chúng sẽ nhận thức sâu sắc hơn những
giá trị của các tác phẩm văn học.
29
- Khi cho trẻ làm quen với các thể loại của truyện, cần phân tích tác phẩm
mở ra ý nghĩa xã hội của hiện tượng được miêu tả, mối quan hệ qua lại giữa các
nhân vật, hướng sự chú ý của trẻ vào các từ ngữ nêu bật tính cách của từng nhân
vật. Những câu hỏi nêu ra sau khi kể chuyện phải làm sáng tỏ cả nội dung và kỹ
năng đánh giá hành động, hành vi của nhân vật. Ví dụ: Sau khi đọc truyện “Hai anh
em”, cô có thể hỏi: “Người anh là người như thế nào?”, “người em có chăm chỉ vậy
không?”, “Ai đã cứu người em khỏi chết đói?”, “Người anh chăm chỉ như thế
nào?”, “Vì sao con biết người em lười biếng?”...
- Cần đặc biệt chú ý đến những câu hỏi về phương diện biểu cảm trong các
câu chuyện về thiên nhiên. Ví dụ sau khi đọc bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến”, có thể
hỏi trẻ: Tác giả đã ví trăng như thế nào? Trả lời câu hỏi này là trẻ đã chú ý đến giá
trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Đối với thể loại thơ, cô giáo không cầm sách đọc mà cần đọc thuộc. Không
nên yêu cầu trẻ ghi nhớ ngay bài thơ vì điều này sẽ làm trẻ xao nhãng việc chú ý
đến tính nhạc của bài thơ.
- Để việc phát triển ngôn ngữ nói chung, phát triển ngôn ngữ nghệ thuật diễn
ra có hiệu quả hơn cô giáo cần dạy trẻ đóng kịch tác phẩm đã được làm quen.
2.2. Thực hành dạy trẻ kể chuyện
- Thực hành dạy trẻ kể chuyển theo đồ chơi
- Thực hành dạy trẻ kể chuyện theo tranh
- Thực hành dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm
- thực hành dạy trẻ kể chuyện sáng tạo
2.3. Dạy trẻ đóng kịch theo tác phẩm văn học (TPVH)
Hướng dẫn trẻ mẫu giáo đóng kịch gồm các bước sau:
2.3.1. Chuẩn bị
2.3.1.1. Chọn tác phẩm để chuyển thành kịch bản
- Lựa chọn những tác phẩm có nội dung rõ ràng, cốt truyện hấp dẫn, các tình
tiết, cốt truyện phát triển liên tục, tính cách nhân vật rõ ràng được bộc lộ bằng hành
động, lời nói cụ thể.
30
- Nội dung tác phẩm giàu lời thoại, lôi cuốn trẻ, lời thoại giữa các nhân vật
ngắn gọn, rõ ràng kết thúc có hậu.
- Tác phẩm có chứa từ, âm, mẫu câu cần củng cố hoặc cung cấp cho trẻ.
Lưu ý: Nếu tác phẩm văn học được chọn là thơ thì cần lưu ý bài thơ phải có
nội dung, có tình tiết hấp dẫn. Khi xây dựng kịch bản, giáo viên cần đưa vào những
từ ngữ, những mẫu cấu trúc câu cần dạy cho trẻ.
2.3.1.2. Cho trẻ làm quen với tác phẩm
- Kể hoặc đọc diễn cảm toàn bộ tác phẩm văn học cho trẻ nghe. (nếu là tác
phẩm đã được học trong giờ Làm quen với văn học thì bỏ qua bước này)
- Trò chuyện với trẻ về TPVH để trẻ nhớ tác phẩm.
Đọc kể tác phẩm văn học giúp trẻ phân biệt được sắc thái giọng nói của từng
nhân vật để khắc họa thêm tính cách nhân vật.
2.3.1.3. Phân vai và luyện tập vai
- Phân vai cho từng trẻ. Có thể phân cho nhiều trẻ đóng cùng một vai. Chú ý
luân chuyển vai cho trẻ.
- Trong lớp có thể chia ra nhiều nhóm, mỗi nhóm có đủ vai của các nhân vật
trong kịch bản.
- Trong quá trình trẻ tập, cô vừa là người “nhắc vở”, vừa là đạo diễn và là
người dẫn truyện.
2.3.1.3. Chuẩn bị sân khấu và một số phương tiện cần thiết
Sân khấu, đạo cụ, hóa trang, trang phục là những điều cần thiết để việc đóng
kịch thêm sinh động, hấp dẫn.
2.3.2. Tổ chức cho trẻ đóng kịch
Đây là khâu quan trọng nhất là kết quả của quá trình tập luyện và chuẩn bị.
Việc tổ chức trò chơi đóng kịch mang tính nghệ thuật nên cần phải có sự tổ chức
chu đáo mới đạt được kết quả tốt đẹp. Bao gồm:
- Tổ chức địa điểm để xem và diễn kịch.
- Chọn nhóm “diễn viên” đóng kịch.
- Phân công các thành viên còn lại theo chức năng.
- Tổ chức giao lưu giữa người diễn và người xem.
31
2.4. Dạy trẻ thay đổi cấu trúc của câu bằng cấu trúc đồng nghĩa
Kể chuyện cho trẻ nghe có vai trò quan trọng trong việc giáo dục ngôn ngữ
cho trẻ. Khi kể chuyện cô có thể truyền đạt một cách tự do, nghĩa là không theo
từng từ một như trong tác phẩm. Giáo viên chỉ cần nắm chắc nội dung cơ bản và có
thể đơn giản hóa cốt truyện, rút ngắn số lượng các tình tiết, có thể giải thích khi kể,
có thể sử dụng từ mới...
Giáo viên thường gắn kể chuyện với nhiệm vụ phát triển lời nói cho trẻ, vì
vậy, giáo viên có thể thay đổi có dụng ý cấu trúc cú pháp của câu trong tác phẩm
bằng cấu trúc đồng nghĩa, làm phong phú thêm các cấu trúc câu của tác phẩm.
* Thay đổi thành phần trạng ngữ, từ trước chủ - vị, đến sau chủ - vị, và giữa
chủ vị.
Ví dụ: “Sau đó ít năm, người cha cũng chết.” (Tấm cám)
Có thể đổi thành: “Người cha cũng chết, sau đó ít năm.”
“Người cha, sau đó ít năm, cũng chết.”
* Đảo các vế của câu ghép chính phụ.
Ví dụ: - “Nếu cháu muốn bà cháu trở lại thành người thì cháu phải đi lấy
nước suối tiên cho bà cháu uống.” (Tích Chu)
Có thể đảo thành: “Cháu phải đi lấy nước suối tiên cho bà cháu uống, nếu
cháu muốn cho bà cháu trở lại thành người.”
- “Tuy ở cùng với nhiều chị em nhà hoa nhưng ít khi cô Hồng Nhung
trò chuyện với ai”
Có thể đảo thành: “Ít khi cô Hồng Nhung trò chuyện với ai, tuy ở cùng với
nhiều chị em nhà hoa.”
* Soạn lại văn bản:
Ví dụ: Câu chuyên cây tre trăm đốt: “Ngày xưa, ở một làng kia có một lão
nhà giàu thuê một anh nông dân nghèo nhưng khỏe mạnh cày ruộng cho lão. Lão
nhà giàu nhiều thóc, tiền nhưng lại keo kiệt. Lão rất sợ phải trả tiền công cày cho
anh nông dân, vì thế lão suy tính ngày đêm” Có thể soạn lại đoạn văn bản như
sau:
Câu 3: Mặc dù nhà lão nhiều thóc, nhiều tiền nhưng tính tình rất keo kiệt.
32
Câu 4: Bởi vì lão rất sợ phải trả tiền cho anh nông dân nên lão suy tính ngày đêm.
Câu hỏi ôn tập:
1. Lập kế hoạch dạy trẻ mẫu giáo các độ tuổi kể chuyện theo tranh, theo đồ
chơi.
2. Lập kế hoạch dạy trẻ mẫu giáo các độ tuổi kể chuyện theo kinh nghiệm, kể
chuyện sáng tạo.
3. Chọn tác phẩm văn học và chuyển thể thành kịch bản.
4. Tổ chức dạy trẻ mẫu giáo kể chuyện.
33
PHỤ LỤC
MỘT SỐ ĐỀ TÀI DẠY TRẺ KỂ CHUYỆN
1. Kể chuyện với đồ chơi
Đề tài: Kể về con mèo
Độ tuổi: Mẫu giáo 3 - 4 tuổi
I. Mục tiêu
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật của con mèo.
- Trẻ hiểu được một số từ: trắng, mịn, bắt, nhảy, sưởi nắng.
- Trẻ sử dụng được một số câu đơn mở rộng thành phần, câu ghép chính phụ
nhân quả.
- Trẻ biết thể hiện tình cảm, cảm xúc với động vật
II. Chuẩn bị
- Con mèo và một số con vật nuôi khác.
- Bàn nhỏ, khăn bàn, mũ mèo, hộp quà.
III. Cách tiến hành
Hoạt động 1: Tạo tình huống
- Cho trẻ đọc đồng dao: Rì rà rì rập, cho về chỗ ngồi.
- Cho trẻ biết Búp bê tặng lớp 1 hộp quà và hỏi trẻ có muốn xem được tặng quà
gì không? (cô mở hộp quà).
Hoạt động 2: Trò chuyện gợi ý:
- Đây là con gì?
- Con mèo có bộ lông màu gì? Các con sờ xem lông nó như thế nào?
- Con mèo có những bộ phận nào nhỉ?
34
- Ở lớp mình nhà bạn nào nuôi mèo?
- Con mèo nhà con thường làm gì vào buổi sáng?
- Con có quý con mèo nhà con không? Vì sao? Con thường làm gì cho con mèo
nhà con?
Hoạt động 3: Cô kể mẫu
Nhà cô có nuôi một con mèo. Nó có tên là Kiri. Con mèo có bộ lông màu trắng,
mịn, rất đẹp. Hàng ngày, vào buổi sáng, nó sưởi nắng ngoài sân. Thỉnh thoảng, nó
còn bắt được vài chú chuột nhắt. Cô rất yêu con mèo nhà cô vì nó rất đẹp và hiền
lành.
Hoạt động 4: Trẻ kể, cô gợi ý, sửa sai cho trẻ.
Đề tài: Những con búp bê đáng yêu
Độ tuổi: Mẫu giáo 4 - 5 tuổi
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng quan sát nhiều đồ vật cùng lúc.
- Trẻ hiểu và sử dụng đúng từ, nói được câu ghép.
- Trẻ diễn đạt mạch lạc.
- Trẻ biết bảo quản đồ chơi.
II. Chuẩn bị
- 2, 3 con búp bê có kích cỡ, màu sắc, ăn mặc khác nhau
- Mô hình siêu thị
III. Cách tiến hành
Hoạt động 1: Tạo tình huống
Gấu bông đến thăm lớp và đề nghị muốn cùng các bạn đến siêu thị mua búp bê.
Cô bán hàng yêu cầu, sẽ tặng búp bê cho bạn nào tả đúng con búp bê có trong
của hàng.
Hoạt động 2: Trò chuyện
- Trong siêu thị có mấy bạn búp bê nhỉ?
- Các con thấy các bạn búp bê này thế nào?
- Búp bê này có đặc điểm gì?
35
- Con thích bạn búp bê nào nhất? Vì sao?
Hoạt động 3: Cô kể mẫu (cô tả 1 con búp bê nào đó và được người bán hàng
tặng con búp bê đó). Kể xong cô trò chuyện với trẻ về lời kể của cô
- Búp bê cô kể có khuôn mặt như thế nào?
- Búp bê mặc như thế nào?
- Búp bê đi bằng gì?
- Búp bê còn biết làm gì nữa?
- Nếu có búp bê các con sẽ làm gì với búp bê?
- Phải làm gì để búp bê lâu hư?
Hoạt động 4: Cho trẻ kể chuyện
Lúc đầu cô có thể cho trẻ kể lại lời kể mẫu của cô, sau đó cho trẻ tả con búp bê
khác.
Cô nhận xét, tuyên dương khi trẻ kể xong
2. Kể chuyện theo trí nhớ
Đề tài: Một buổi đi dạo ở sân trường
Độ tuổi: Mẫu giáo 4 - 5 tuổi
I. Mục tiêu
- Trẻ nhớ được nội dung của buổi đi dạo.
- Trẻ biết kể lại sự việc bằng ngôn ngữ lời nói theo trình tự thời gian.
- Trẻ sử dụng được một số câu ghép.
II. Chuẩn bị
Một số hộp quà
III. Cách tiến hành
Hoạt động 1: Tạo tình huống: Cả lớp cùng thi kể chuyện. Ai kể hay và đúng nhất
sẽ được thưởng. Đề tài kể là: “Kể lại buổi đi dạo chơi ở sân trường của lớp vào ngày
hôm qua”
Hoạt động 2: Trò chuyện gợi ý:
- Lớp mình dạo chơi ngoài sân trường vào thứ mấy (trẻ không nói được cô nhắc
cho trẻ nhớ).
36
- Ra sân, cô dặn dò các bạn thế nào?
- Cô cho các con chơi những trò chơi gì? Con chơi trò chơi gì?
- Cô cho các con dạo chơi ở những chỗ nào?
- Con được xem gì? Con nhìn thấy gì?
- Con thấy ở sân trường (hoặc những chỗ được đến xem như: vườn rau, vườn
hoa...) có khác gì với mọi khi không?
- Được dạo chơi như thế con thấy như thế nào? Có thích không?
(Tùy theo tình hình thực tế, khả năng của trẻ mà cô đặt câu hỏi cho phù hợp)
Hoạt động 3: Cô kể mẫu
Cô cho trẻ kể lại theo mẫu của cô. (Nếu trẻ đã biết cách kể, cô không cần kể
mẫu)
Hoạt động 4: Trẻ kể chuyện
Cô gợi ý, nhắc nhở để trẻ kể.
Kết thúc: cô và cả lớp cùng bầu chọn xem ai kể hay nhất và phát quà.
Đề tài: Công việc của mẹ ngày chủ nhật
Độ tuổi: Mẫu giáo 4 - 5 tuổi
I. Mục tiêu
- Trẻ nhớ được những công việc của mẹ.
- Trẻ biết diễn đạt mạch lạc.
- Trẻ biết yêu thương và vâng lời mẹ.
II. Chuẩn bị
III. Cách tiến hành
Hoạt động 1: Tạo tình huống: Trường mầm non sắp tổ chức cuộc thi vẽ về mẹ
nhân ngày 8 - 3. Trước khi tham gia cuộc thi, cô và trẻ cùng kể về mẹ.
Hoạt động 2: Trò chuyện gợi ý:
- Ai nhớ công việc của mẹ vào ngày chủ nhật nào?
- Buổi sáng mẹ làm gì?
- Mẹ đi chợ xong rồi, mẹ con còn làm gì nữa?
37
- Buổi trưa mẹ con làm gì?
...
- Các con thấy mẹ các con làm rất nhiều việc cho mọi người trong gia đình, vì
thế các con phải đối với mẹ như thế nào?
Tùy vào câu trả lời của trẻ cô hỏi các họat động của mẹ theo trình tự thời gian.
Cô hỏi nhiều trẻ trong lớp.
Hoạt động 3: Cô kể mẫu. Cô kể mẫu hoạt động của mẹ cô vào ngày chủ nhật
Hoạt động 4: Trẻ kể chuyện. Cho trẻ kể hoạt động của mẹ trẻ. Không cần theo
mẫu của cô.
Kết thúc: Cô cho trẻ vẽ về mẹ
Đề tài: Kể về ngày sinh nhật của mình
Độ tuổi: Mẫu giáo 4 - 5 tuổi
I. Mục tiêu
- Trẻ biết kể lại sự việc đã diễn ra.
- Trẻ biết diễn mạch lạc.
- Trẻ nhớ được ngày sinh của mình, biết ý nghĩa ngày sinh nhật.
II. Chuẩn bị
Một số hộp quà
III. Cách tiến hành
Hoạt động 1: Tạo tình huống: Cả lớp thi kể chuyện.
Hoạt động 2: Trò chuyện gợi ý:
- Bạn nào trong lớp mình đã từng được bố mẹ tổ chức sinh nhật?
- Có những ai đến mừng sinh nhật con?
- Sinh nhật con có những gì?
- Con mặc gì vào ngày sinh nhật?
- Mọi người chúc mừng con như thế nào?
- Con có những quà sinh nhật gì?
- Con thích nhất là món quà gì? Vì sao?
38
Hoạt động 3: Trẻ kể lại ngày sinh nhật của trẻ. Cô gợi ý, nhắc nhở.
Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương và phát quà cho trẻ.
Đề tài: Một chuyến đi thăm người thân
Độ tuổi: Mẫu giáo 5 - 6 tuổi
I. Mục đích
- Trẻ nhớ được những hoạt động của mình trong chuyến đi thăm người thân.
- Trẻ kể lại được sự việc theo trình tự.
- Trẻ biết diễn đạt mạch lạc.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn
- Trẻ biết thể hiện tình cảm với người thân
II. Chuẩn bị
Một số hộp quà
III. Cách tiến hành
Hoạt động 1: Tạo tình huống: Lớp tổ chức cuộc thi kể chuyện. Ai đạt giải sẽ
được tặng những phần quà mà cô đã chuẩn bị.
Hoạt động 2: Trò chuyện gợi ý:
- Chủ nhật vừa qua, con được ba mẹ đưa đi thăm nhà ai?
- Đến nhà ông (bà, cô, dì, chú, bác...) thì con hỏi thăm thế nào?
- Nhà ông bà (cô, dì...) có những ai?
- Con chơi với ai?
- Ở nhà ông bà (cô, dì) có chuyện vui không?
- Con ở chơi đến khi nào thì về?
- Con có thích ở đó không?
Một câu hỏi cô hỏi nhiều trẻ
Hoạt động 3: Cho trẻ kể
Trẻ nào kể cô cùng trẻ sắp xếp lại trình tự của sự việc, sau đó cô cho trẻ kể. Nếu
trẻ gặp khó khăn cô gợi ý bằng câu hỏi
Cho nhiều trẻ kể.
39
Kết thúc: cô và cả lớp bình chọn các giải và trao quà.
KẾ HOẠCH DẠY TRẺ ĐÓNG KỊCH
Kịch bản: Dê con nhanh trí
Mẫu giáo: 4- 5 tuổi
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ được nội dung tác phẩm.
- Trẻ sử dụng được một số kiểu câu:
+ Câu đơn mở rộng thành phần trạng ngữ chỉ mục đích
+ Câu ghép chính phụ điều kiện - kết quả
- Phát âm được các âm tiết: ngoan ngoãn, rón rén.
- Hiểu được các từ chỉ mức độ: sưng vù, đen sì, trắng toát
- Trẻ biết diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc.
2. Kỹ năng
- Trẻ biết cách thể hiện vai mà mình đóng.
- Sử dụng được cử chỉ điệu bộ phù hợp với vai
3. Thái độ
- Yêu thích việc đóng kịch.
- Biết vâng lời bố mẹ.
III. Cách tiến hành
Hoạt động 1: Ổn định, tạo tình huống
Cả lớp tập kịch để biểu diễn trong ngày lễ 20.11
Hoạt động 2: Gợi nhớ tác phẩm
Cô đặt hệ thống câu hỏi đàm thoại để trẻ nhớ lại nội dung tác phẩm
Hoạt động 3: Phân vai
Cô phân vai cho từng nhân vật trong truyện
Cô hỏi:
40
- Trong tác phẩm có những nhân vật nào?
- Ai sẽ đóng vai dê mẹ?
- Dê mẹ là người như thế nào? Khi đóng vai dê mẹ con sẽ đóng như thế nào?
(tương tự cho các vai khác)
Hoạt động 4: Tập kịch
- Cô dẫn truyện
- Cô hướng dẫn trẻ đóng các vai. Nếu trẻ quên lời thoại hoặc chưa biết thể hiện cảm
xúc cô sẽ gợi ý cho trẻ.
Hoạt động 5: Cho trẻ biểu diễn
Hoạt động 6: Cô nhận xét, đánh giá
41
TÀI LỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Châm, Trần Lan Hương, Nguyễn Thanh Thuỷ (2002), Tuyển
tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo, Nxb Hà Nội
2. Nguyễn Xuân Khoa (1997), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
3. Nguyễn Xuân Khoa, Đinh Văng Vang (2002), Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo qua thơ truyện, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
4. Đinh Hồng Thái, Trần Thị Mai (2009), Giáo trình phương pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Nxb ĐHSP, Hà Nội
5. Đinh Hồng Thái, (2005) Giáo trình phương pháp phát triển lời nói trẻ em,
Nxb ĐHSP, Hà Nội.
6. Phùng Đức Toàn (2009), Phương án 0 tuổi – Phát triển ngôn ngữ từ trong
nôi, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
7. Lê Thị Ánh Tuyết, Hồ Lam Hồng (2004), Các hoạt động phát triển ngôn
ngữ của trẻ mầm non, NXB Giáo dục, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_mau_giao_qua_tho_truye.pdf