Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 1+2
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật.
1. Khái niệm Pháp luật.
2. Pháp luật Việt Nam thể hiện ý chí của nhân dân lao động.
3. Pháp luật Việt Nam mang tính nhân văn, nhân đạo.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 1+2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 1+2
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Trình bày : Nhóm 5 Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật. Khái niệm Pháp luật. Pháp luật Việt Nam thể hiện ý chí của nhân dân lao động. Pháp luật Việt Nam mang tính nhân văn, nhân đạo. 1. Khái niệm pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và bảo vệ, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật Nhà nước Việt Nam về bản chất là pháp luật xã hội chủ nghĩa. . . .. 2. Pháp luật Việt Nam thể hiện ý chí của nhân dân lao động. Pháp luật Việt Nam do Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất đại diện cho đại đa số nhân dân lao động ban hành, thể hiện ý chí, tâm tư, nguyện vọng của dân. Pháp luật đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân. Nhân dân có điều kiện tham gia rộng rãi vào quá trình xây dựng pháp luật. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với kiểu pháp luật bóc lột – kiểu pháp luật chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị chiếm thiểu số dân cư. Pháp luật quy định rõ quyền và nghĩa vụ của nhân dân. 3. Pháp luật Việt Nam mang tính nhân văn, nhân đạo. Pháp luật quan hệ mật thiết với các quy phạm xã hội khác như: tập quán, đạo đức, quy phạm của các tổ chức xã hội. Pháp luật thể chế hóa các quy tắc đạo đức tiến bộ và truyền bá các giá trị đạo đức đó, hạn chế, loại trừ những tập tục lạc hậu và là những công cụ thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chương 2 : Quy phạm pháp luật , văn bản quy phạm pháp luật. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay. 2.1 Khái niệm. 2.2 Các loại văn bản quy phạm pháp luật. 2.3. Hiến pháp – Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất 1.Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luận định, trong đó có các quy tắc xử sự chung,được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. .... 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay. 2.1. Khái niệm: Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân thành các chế định luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định. .. .. 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay. 2.2. Các loại văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản luật gồm: Hiến pháp, các đạo luật, bộ luật là những văn bản do Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành. .. .. 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay. 2.2. Các loại văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ban hành, gồm: Pháp lệnh và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Lệnh và quyết định của Chủ tịch nước. Nghị quyết, nghị định của Chính phủ. Quyết định,chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Quyết định, chỉ thị, thông tư của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp. Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp. Sơ đồ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay theo hướng hiệu lực giảm dần. 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay. 2.3. Hiến pháp – Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hiến pháp nước C HXHCN Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luậ t có giá trị cao nh ấ t trong hệ thống pháp luật của Việt Nam , là luật cơ bản của Nhà nước và xã hội, hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như bản chất và hình thức của Nhà nước, thể chế chính trị, kinh tế xã hội; tổ chức, nguyên tắc hoạt động và thẩm quyền của cơ quan Nhà nước, địa vị pháp lý của công dân, mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước. Hiến pháp do quốc hội thông qua với 2/3 tổng số đại biểu quốc hội tán thành. Hiến pháp là cơ sở để Xây dựng mọi hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh. 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay. 2.3. Hiến pháp – Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Việc sửa đổi và ban hành Hiến pháp theo một quy trình, một thủ tục đặc biệt được quy định ngay trong Hiến pháp. Trước năm 1945 , Việt Nam không có hiến pháp. Từ sau khi thành lập nhà nước cộng hòa đầu tiên, lịch sử Việt Nam ghi nhận 4 bản Hiến pháp đã được ra đời, trong các năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi vào năm 2001). Bản hiến pháp đang có hiệu lực là bản của năm 1992 , đã được Quốc hội k hoá VIII, kỳ họp thứ 11 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15 tháng 4 năm 1992, hồi 11 giờ 45 phút. Chương 3 : Quan hệ pháp luật. Chủ thể của quan hệ pháp luật. Người hạn chế năng l
File đính kèm:
- bai_giang_phap_luat_dai_cuong_chuong_12.ppt