Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3, Phần 2: Tác động của con người lên môi trường

Hoạt động gây ô nhiễm đất

+ Hoạt động nông nghiệp như tưới tiêu không hợp lý, dùng quá nhiều phân bón (urea,

(NH4)2SO4, K2SO4, KCl, super photphat) hoặc hoàn toàn không dùng phân bón, dùng phân

hóa học, phân Bắc, phân chuồng tươi, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất bị chua, mặn hoá thứ

sinh, giảm hoạt tính sinh học, xói mòn, ô nhiễm hóa học và sinh học.

3.2 Địa quyển - Ô nhiễm đất

+ Hoạt động công nghiệp như việc sử dụng đất làm bãi thải. Hiện nay nhiều nguồn nước

thải ở các đô thị, KCN và các làng nghề tái chế kim loại, chứa các kim loại nặng độc hại ,

cùng các hóa chất độc hại, dầu mỡ, bị đổ thẳng ra môi trường mà không hề được xử lý. Bụi

và khí thải sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu trong công nghiệp, bay trong không khí sau đó

ngưng tụ và quay trở lại mặt đất gây ô nhiễm đất.

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm đất còn có thể kể đến:

 sự cố tràn dầu có khả năng gây ô nhiễm nước, đất trầm trọng,

 chất thải rắn, nhất là nước rỉ của các bãi rác chôn lấp ở ngoại thành.

 Chất thải phóng xạHiện trạng

Ô nhiễm đất là 1 vấn nạn nghiêm trọng tại Trung Quốc:

 Hiện nay có gần 2.000 vạn ha đất canh tác bị ô nhiễm kim loại nặng, chiếm gần

20% tổng diện tích đất canh tác – ng.nhân là do tưới tiêu bằng nước ô nhiễm.

 Sau mỗi đợt lũ lụt, đất ruộng và lưu vực sông ở các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam

đều bị ô nhiễm nặng do kim loại nặng nồng độ cao từ các khu khai khoáng.

Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3, Phần 2: Tác động của con người lên môi trường trang 1

Trang 1

Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3, Phần 2: Tác động của con người lên môi trường trang 2

Trang 2

Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3, Phần 2: Tác động của con người lên môi trường trang 3

Trang 3

Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3, Phần 2: Tác động của con người lên môi trường trang 4

Trang 4

Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3, Phần 2: Tác động của con người lên môi trường trang 5

Trang 5

Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3, Phần 2: Tác động của con người lên môi trường trang 6

Trang 6

Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3, Phần 2: Tác động của con người lên môi trường trang 7

Trang 7

Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3, Phần 2: Tác động của con người lên môi trường trang 8

Trang 8

Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3, Phần 2: Tác động của con người lên môi trường trang 9

Trang 9

Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3, Phần 2: Tác động của con người lên môi trường trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 93 trang baonam 13360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3, Phần 2: Tác động của con người lên môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3, Phần 2: Tác động của con người lên môi trường

Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3, Phần 2: Tác động của con người lên môi trường
Các biểu hiện đất suy thoái 
• Axít hoá 
• Mặn hoá 
• Phèn hóa 
• Sa mạc hóa 
• Bạc màu 
• Ô nhiễm 
Các hoạt động gây ảnh hưởng 
• Du canh du cư 
• Bón phân hóa học quá liều 
• Chăn thả quá mức 
• Phá rừng 
• Thải bỏ CTR không đúng 
quy cách 
3.2 Địa quyển - Ô nhiễm và suy thoái đất 
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay 
đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã 
sống trong đất. 
Suy thoái đất: đã được đề cập bên trên (phần tác động của con người lên tài 
nguyên đất) 
Hoạt động gây ô nhiễm đất 
+ Hoạt động nông nghiệp như tưới tiêu không hợp lý, dùng quá nhiều phân bón (urea, 
(NH4)2SO4, K2SO4, KCl, super photphat) hoặc hoàn toàn không dùng phân bón, dùng phân 
hóa học, phân Bắc, phân chuồng tươi, thuốc bảo vệ thực vật,  làm đất bị chua, mặn hoá thứ 
sinh, giảm hoạt tính sinh học, xói mòn, ô nhiễm hóa học và sinh học. 
3.2 Địa quyển - Ô nhiễm đất 
+ Hoạt động công nghiệp như việc sử dụng đất làm bãi thải. Hiện nay nhiều nguồn nước 
thải ở các đô thị, KCN và các làng nghề tái chế kim loại, chứa các kim loại nặng độc hại , 
cùng các hóa chất độc hại, dầu mỡ,  bị đổ thẳng ra môi trường mà không hề được xử lý. Bụi 
và khí thải sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu trong công nghiệp, bay trong không khí sau đó 
ngưng tụ và quay trở lại mặt đất gây ô nhiễm đất. 
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm đất còn có thể kể đến: 
 sự cố tràn dầu có khả năng gây ô nhiễm nước, đất trầm trọng, 
 chất thải rắn, nhất là nước rỉ của các bãi rác chôn lấp ở ngoại thành. 
 Chất thải phóng xạ 
Hiện trạng 
Ô nhiễm đất là 1 vấn nạn nghiêm trọng tại Trung Quốc: 
 Hiện nay có gần 2.000 vạn ha đất canh tác bị ô nhiễm kim loại nặng, chiếm gần 
20% tổng diện tích đất canh tác – ng.nhân là do tưới tiêu bằng nước ô nhiễm. 
 Sau mỗi đợt lũ lụt, đất ruộng và lưu vực sông ở các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam 
đều bị ô nhiễm nặng do kim loại nặng nồng độ cao từ các khu khai khoáng. 
3.2 Địa quyển - Ô nhiễm đất 
Hiện trạng  Các nguồn gây ô nhiễm KLN trong đất (tại Pháp, 1998): 
Năm 1998 
8300 tấn 
68 tấn 
3200 tấn 
5300 tấn 
3.2 Địa quyển - Ô nhiễm đất 
Ô nhiễm đất do sử dụng không hợp lý phân bón hóa học và 
thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp 
3.2 Địa quyển - Ô nhiễm đất 
Hiện trạng – Việt Nam 
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất tại một số khu vực thuộc tỉnh Nam Định (6/2007) 
6 
3.2 Địa quyển - Ô nhiễm đất 
Hiện trạng – Việt Nam 
Hàm lượng Cu, Zn, Pb của đất 
nông nghiệp bị ảnh hưởng nguồn 
ô nhiễm vùng ngoại thành và phụ 
cận Hà Nội 
Tỷ lệ số mẫu phân tích các 
năm 2006 – 2008 có hàm 
lượng đồng vượt QCVN 
03:2008 đối với đất nông 
nghiệp 
7 
3.2 Địa quyển - Ô nhiễm đất 
Hiện trạng – Việt Nam 
Chất thải từ bãi chôn lấp gây ô nhiễm đất 
Hàm lượng một số kim 
loại nặng trong đất chịu 
ảnh hưởng nước thải công 
nghiệp & đô thị, khu vực 
Bình Chánh và Củ Chi 
• Ô nhiễm đất cục bộ do 
các chất độc hóa học 
còn tồn lưu sau chiến 
tranh 
8 
3.2 Địa quyển – 
Ô nhiễm đất 
Hiện trạng – Việt Nam 
Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất chịu 
tác động của hoạt động chôn lấp chất thải tại một 
số địa phương miền Bắc 
Khối lượng chất độc hóa học do 
quân đội Mỹ sử dụng 
9 
3.2 Địa quyển – 
Ô nhiễm đất 
Dioxin – Việt Nam 
 Chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất 
 Chứa đựng rất nhiều tài nguyên quý giá: 
• ~ 400 tỉ tấn dầu mỏ và khí đốt 
• Trữ lượng sắt, magan, vàng, kim cương, các kim loại cao hơn đất liền ~ 
900 lần 
• Sóng biển thuỷ triều ... là nguồn năng lương vô tận 
 Tài nguyên biển 
 Cung cấp nguồn dinh dưỡng, thực phẩm dồi dào cho con người (rong, cá) 
 Chi phối, điều hòa thời tiết khí hậu trên hành tinh. 
Việt nam 
• Với 3260 km đường bờ biển, Việt nam có khoảng 1 tr km2 biển. 
• Sản lượng đánh bắt hải sản năm 1995 là 1,5 triệu tấn 
• Lượng dầu đã x/định được ở biển Đông (khoảng 3,5 tr km2) 1,2 tỉ km3, ~ 7500 tỉ 
km3 khí. 
• Sản lượng dầu trên biển Việt nam: ~ 2,4 tỉ thùng (2005) (hạng 30/thế giới). 
3.3 Thủy quyển - 3.3.1 Biển và đại dương 
3.3 Thủy quyển - 3.3.1 Biển và đại dương 
Hoạt động gây ảnh hưởng 
Công ước Luật biển năm 1982 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển: 
- Các hoạt động trên đất liền: chất thải (nước thải và chất thải rắn) do hoạt động 
sinh hoạt và sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ) của con người 
theo các dòng chảy sông suối ra biển. Ước tính khoảng 80% nguồn ô nhiễm ở các 
biển và đại dương đến từ các hoạt động trên đất liền. 
Ví dụ: khu công nghiệp Vân Phong (Khánh Hòa), Hòn Na (Quảng Bình), Cà 
Mau (Cà Mau) hình thành và đi vào hoạt động trong năm 2004 đã và đang gây 
sức ép lớn cho môi trường biển ven bờ của các tỉnh thành đó. 
Hàng năm có tới 10% trong số 260 triệu tấn chất dẻo sản xuất ra trôi nổi trên các đại 
dương sau khi đã qua sử dụng, phần lớn số này tập trung ở những vùng xoáy rác 
như vùng rác Đông Thái Bình Dương. 
3.3 Thủy quyển - 3.3.1 Biển và đại dương 
Hoạt động gây ảnh hưởng 
- Do hoạt động thăm dò  ... 30 năm (1932 – 1968), nhưng hệ quả bi đát của nó vẫn tồn tại 
đến tận ngày nay và là một trong bốn chứng bệnh lớn nhất tại Nhật do ô nhiễm chất 
thải hoá học gây ra. 
Ngay từ năm 1908, khi tập đoàn Chisso mở nhà máy ở Minamata nước thải đã xả 
thẳng xuống vịnh và vùng biển quanh ngôi làng 10.000 dân này. 
Năm 1956 là năm cư dân địa phương bắt đầu biết đến hội chứng bệnh lạ ở 
Minamata. Hàng loạt người dân lâu nay ăn cá nhiễm độc thuỷ ngân bỗng phát sinh 
những dấu hiệu kỳ lạ. Bệnh nhẹ thì á khẩu, đi đứng khó khăn, co giật. Những 
trường hợp cực độ có biểu hiện phát điên, tê liệt, hôn mê và chết sau vài tuần phát 
bệnh 
4. Tác động của suy thoái MT đến con người 
Tác động đến sức khỏe con người 
Một số bệnh do Arsen gây ra 
Hình thành các vảy sừng trên 
lòng bàn tay, gan bàn chân 
Ung thư da 
đầu 
Ung thư da trên cánh tay 
Rối loạn tuần hoàn máu 
Cụt ngón chân do hoại tử 
Bệnh bạch hầu ở trẻ em: các nhà khoa học Mỹ đã xác định được uranium và arsenic 
trong nước uống là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư máu sau khi nghiên cứu trên trẻ 
em sống tại Fallon – Nevada 
4. Tác động của suy thoái MT đến con người 
Tác động đến sức khỏe con người 
Nhiễm độc phóng xạ từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân ở Ucraina: 
Vụ hạt nhân nguyên tử: Hirosima: buồn nôn, ói mửa, khó chịu, mất định hướng, tổn 
thương ngoài da, chết người 
Nhiễm độc phóng xạ đi cả vào nước biển, cá và tiềm ẩn nguy cơ xấu cho con người sau 
vụ rò rỉ hạt nhân ở Nhật Bản 
Ô nhiễm đất thường không (chưa ghi nhận được) gây bệnh (nghiêm trọng) trực tiếp cho 
con người, nhưng chất độc/ chất ô nhiễm sẽ đi vào môi trường nước hoặc tích tụ trong 
sinh vật và sau đó gây ngộ độc cho con người 
4. Tác động của suy thoái MT đến con người 
Tác động đến KT-XH, Văn hóa, an ninh khu vực 
 Khi thiếu nước sản xuất lương thực bị suy giảm, sinh vật khó sống hơn, phong 
trào di cư trong và ngoài nước tăng, căng thẳng về kinh tế và địa chính trị. Tất cả 
những hệ quả này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh toàn khu vực. 
 Một số quốc gia đã bắt đầu nhòm ngó nguồn nước ở ngoài biên giới nước mình, 
giống như tìm nguồn dầu mỏ. Nước có thể trở thành nguyên nhân xung đột như xung 
đột chủng tộc. 
Ví dụ: Trung Quốc và Ấn Độ, nguồn nước ở biên giới hai nước luôn là nguyên 
nhân tiềm ẩn xung đột. Hai nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á này đang 
chịu sức ép lớn về nguồn nước do tốc độ phát triển công nghiệp vũ bão và thành 
phần dân chúng giàu lên tiêu thụ nhiều nước hơn. Theo các nhà phân tích thì 
chẳng bao lâu nữa, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ rơi vào tình trạng khát nước giống 
như Trung Đông. Chính vì vậy, việc khai thác dòng chảy chung giữa hai nước sẽ 
trở thành vấn đề lớn, mà nếu không khéo sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. 
4. Tác động của suy thoái MT đến con người 
 Những khía cạnh khác trong phạm vi đời sống, kinh tế con người bị tác động/ảnh hưởng xấu 
từ sự suy thoái của thiên nhiên/môi trường: 
 Nguồn thủy hải sản giảm (khai thác quá mức và ô nhiễm) tác động xấu đến đời sống 
kinh tế của các ngư dân. 
 Đất nông nghiệp thoái hóa về chất và lượng khiến sản lượng nông sản suy giảm, người 
nông dân chịu thiệt thòi. Việc ô nhiễm kim loại nặng của gần 20% tổng diện tích đất 
canh tác ở Trung Quốc, hàng năm thiệt hại tới 1.000 vạn tấn lương thực, trực tiếp gây 
tổn thất kinh tế hơn 10 tỷ NDT. 
 Ngành lâm nghiệp của Canada có thu nhập hàng năm 10 tỉ USD. 10% lực lượng lao 
động của Canada đang phụ thuộc vào lâm nghiệp. Khi rừng bị tổn hại, sẽ ảnh hưởng 
nghiêm trọng đến thu nhập và việc làm ở Canada. 
 Khi biển bị ô nhiễm, ngành du lịch cũng bị tác động. Các bãi tắm có thể bị đóng cửa, 
lượng khách du lịch đến vùng biển tham quan, nghỉ dưỡng cũng sẽ giảm sút. 
 Mưa acid khi rơi xuống nhà cửa và các bức tượng điêu khắc, các công trình kiến trúc sẽ 
ăn mòn chúng. 
Tác động đến KT-XH, Văn hóa, an ninh khu vực 
4. Tác động của suy thoái MT đến con người 
Sự kiện và con số về mưa axit: 
•Năm 1967, mưa acid làm đổ sập một cây cầu ở Ohio (Hoa Kỳ) làm chết hàng chục 
người. 
•Năm 1979, mưa acid rất lớn tại khu vực Wheeling (West Virginia, Hoa Kỳ) với pH 
thấp kỷ lục (độ acid tương đương với dung dịch acid trong bình acquy của xe hơi) 
(trận mưa này được ghi vào kỷ lục thế giới). 
•Một trận mưa axít khác ở New England có độ pH thấp không kém đã làm lớp vỏ sơn 
của các xe ô tô đỗ ngoài trời mưa bị ăn mòn trực tiếp và tróc ngay tại chỗ. 
•Tòa nhà Capitol ở Ottawa đã bị tan rã bởi hàm lượng SO2 trong không khí quá cao. 
•Hằng năm, mưa acid “đốt” của nước Mỹ 5 tỷ USD. 
Tác động đến KT-XH, Văn hóa, an ninh khu vực 
4. Tác động của suy thoái MT đến con người 
Sự kiện và con số về mưa axit: 
•Tại Đức, hơn một nửa các cánh rừng của miền tây nước này hiện nay đang ở trong 
những mức độ bị phá hủy khác nhau và giá trị lượng cây gỗ bị hủy hoại bởi mưa axit 
ước tính đạt 800 triệu đôla hàng năm. 
•Tại Thụy Điển, 4.000 hồ không hề có cá; 9.000 hồ bị mất một phần lớn các loài cá 
đang sinh sống, trong khi đó có tới 20.000 hồ khác cũng bị ảnh hưởng bởi mưa acid. 
•Tại London, mưa acid đang tàn phá nghiêm trọng các công trình nghệ thuật bằng đá 
từ thế kỉ 18,19, như nghị viện Anh, Tu viện Westminter và nhà thờ Saint Paul. 
•Do mưa acid mà hàng năm các khu rừng ở Châu Âu thiệt hại khoảng 30 tỉ đôla. Ở 
vùng Đông Bắc nước Mỹ, hơn 50% trong số 219 ao hồ được khảo sát đã bị acid phá 
hoại. 
Tác động đến KT-XH, Văn hóa, an ninh khu vực 
4. Tác động của suy thoái MT đến con người 
 Thời tiết bất thường đang gây nên nhiều vấn đề tiêu cực trên toàn cầu. 
 Dân cư ở vùng ôn đới đã hứng chịu những mùa hè nóng "chết người" như đợt 
nắng nóng kỷ lục tháng 6/2007 ở châu Âu với nhiệt độ trên 40oC. Ít nhất 10 người 
chết trong đợt nắng nóng dài nhất trong lịch sử Hy Lạp với nhiệt độ lên tới 46,2oC, 
mức cao nhất kể từ 1955. Còn tại Romania, 29 người đã thiệt mạng với nhiệt độ tại 
thủ đô Bucharest là 45oC Mới đây, chỉ riêng tại Nhật Bản, gần 10.000 người nhập 
viện và 57 người chết do sốc nhiệt từ ngày 19 tới 25/7/2010. Hàng loạt đám cháy 
rừng bùng phát tại Nga trong những ngày qua. Gần 2000 ngôi nhà bị hỏa hoạn thiêu 
rụi và ít nhất 34 người đã chết do cháy rừng ở Nga. 
Trước đó, vào ngày 29/7/2010, nhiệt độ tại thủ đô Matxcơva của Nga lên tới 
37,7oC – mức cao nhất trong 130 năm qua. Matxcơva bị bao phủ bởi khói từ những 
đám cháy rừng và cháy than bùn ở các khu vực xung quanh thành phố. Một số người 
dân gặp các vấn đề về hô hấp. 
Tác động đến KT-XH, Văn hóa, an ninh khu vực 
4. Tác động của suy thoái MT đến con người 
 Mùa hè nóng bức chưa từng có cũng làm tăng nguy cơ hỏa hoạn ở thủ đô Helsinki 
của Phần Lan và các khu vực lân cận. Nền nhiệt quá cao khiến nhu cầu tiêu thụ điện 
tăng rất cao. Giá ngũ cốc cũng leo thang theo nhiệt độ. Giá lúa mì giao sau tại thành 
phố Chicago, Mỹ vọt lên gần mức cao nhất trong vòng 14 tháng do sản lượng toàn 
cầu có nguy cơ giảm mạnh. Hội đồng Ngũ Cốc Quốc tế dự đoán sản lượng ngũ cốc 
của Nga sẽ giảm 19% xuống còn 50 triệu tấn trong năm nay do hạn hán triền miên và 
nắng nóng. 
 Trong khi đó, thời tiết giá rét kỷ lục tại Afghanistan với nhiệt độ dưới -30oC 
(năm 2007) đã cướp đi sinh mạng của 797 người và ít nhất đã có 100 người phải trải 
qua phẫu thuật, cắt bỏ một phần chân tay vì sương giá. Tuyết dày cũng đã phá hủy 
hơn 700 căn nhà và gần 230.000 con gia súc chết. Trời lạnh giá cũng làm thiệt mạng 
38 người ở Bắc Ấn Độ. Tại Kyrgyzstan, 50 người vô gia cư chết cóng trong 4 ngày 
đầu tiên của năm mới (năm 2008). Còn tại Bangladesh, nhiệt độ xuống thấp còn 3-
6oC, gây ra tử vong cho 185 người. 
Tác động đến KT-XH, Văn hóa, an ninh khu vực 
4. Tác động của suy thoái MT đến con người 
 Mùa đông 2007 – 2008, tại châu Âu, tuyết rơi dày 2 m gây đổ cột điện và làm ách 
tắc giao thông. Ở Bulgaria, hơn 300 ngôi làng bị mất điện, hàng chục làng khác bị cô 
lập, thiếu lương thực và nước sạch. Tuyến đường hầm Mont-Blanc nối liền Pháp-Italy 
đã buộc phải cấm các xe tải đi qua do chênh lệch nhiệt độ lớn giữa hai đầu đường 
hầm có thể làm gián đoạn hệ thống thông gió của đường hầm. 
Trung Đông chìm trong lạnh giá (Jordan trải qua thời tiết lạnh nhất kể từ năm 1964, 
nhiệt độ -1oC). Một số nơi ở Iran, nhiệt độ tụt xuống -24oC, làm 8 người chết cóng. 
Còn Baghdad lần đầu tiên được chứng kiến cảnh tuyết rơi sau khoảng một thế kỷ. Ở 
Trung Quốc, có 60 người chết rét, hơn 200.000 người phải cấp cứu, thời tiết xấu ảnh 
hưởng 100 triệu người và gây thiệt hại ước tính lên đến gần 8 tỷ USD. 
Tại Mỹ Latin, tháng 6/2010, nhiệt độ ở nhiều nơi xuống mức -35oC, khoảng 220 
người thiệt mạng tại Mỹ Latin. 
Tác động đến KT-XH, Văn hóa, an ninh khu vực 
4. Tác động của suy thoái MT đến con người 
Việt Nam 
- Đợt rét đậm tại miền Bắc vào đầu năm 2008 là đợt rét kéo dài kỷ lục trong lịch sử 
quan trắc, gần 40 ngày liên tục (vốn thường chỉ kéo dài 3 ngày và đợt rét lạnh kéo dài 
nhất từng quan trắc -năm 1968- cũng chỉ kéo dài 28). 
- Đặc biệt tại nhiều khu vực thuộc vùng núi cao phía Bắc, nhiệt độ xuống thấp nhất 
dưới 0oC như Sa Pa (Lào Cai) -2oC và Mẫu Sơn (Lạng Sơn) -5oC, có tuyết rơi và 
băng giá. 
 đợt rét kỷ lục đã làm trên 33.000 trâu bò chết và tổng thiệt hại của riêng ngành 
chăn nuôi là 200 tỷ đồng. Rét đậm, rét hại kéo dài khiến một số bệnh liên quan đến 
thời tiết như viêm đường hô hấp cấp tính, tai biến mạch máu não, hạ thân nhiệt do 
lạnh ở một số bệnh viện tăng lên 10-20%. Đặc biệt số ca tai biến mạch máu não tăng 
11-19%. Đã có trường hợp trẻ em chết rét khi đi trên đường 
 Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều cơn bão, lụt lội hơn quá khứ, hạn hán 
ngày càng trở nên khắc nghiệt. 
Tác động đến KT-XH, Văn hóa, an ninh khu vực 
4. Tác động của suy thoái MT đến con người 
Bão – lũ lụt 
Các cơn bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra ở nước ta năm 2004 và 7 tháng đầu năm 
2005 gây thiệt hại rất lớn về người, nhà cửa, công trình, mùa màng  
Bảng: Thống kê 
thiệt hại do bão, áp 
thấp nhiệt đới gây ra 
trong năm 2004 và 7 
tháng đầu năm 2005 
Tác động đến KT-XH, Văn hóa, an ninh khu vực 
4. Tác động của suy thoái MT đến con người 
 Trong năm 2009, Việt Nam đã hứng chịu 11 cơn bão các cấp. Riêng cơn bão số 9 
năm 2009 đã làm 99 người chết, 14 người mất tích, 252 người bị thương, thiệt hại 
ước tính ban đầu lên tới hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó, Quảng Ngãi và Quãng Nam 
chịu thiệt hại nặng nề nhất. 
 Bão hay những cơn mưa lớn kéo dài thường dẫn tới lũ lụt, đặc biệt ở các tỉnh miền 
Trung. Mới đây nhất, mưa to trên diện rộng tại các tỉnh miền Trung (từ Nghệ An -
Huế) trong suốt 5 ngày (3 – 7/10/2010) đã gây lụt lội nghiêm trọng. Đã có tới 76 
người thiệt mạng. Tổng thiệt hại kinh tế ước tính trên 2.500 tỷ đồng. Thống kê chi tiết 
hơn thì đã có hơn 2.000 nhà bị sập, cuốn trôi, 150.000 nhà bị ngập, hư hại, hơn 
17.000 ha hoa màu bị ngập, hơn 3.000 gia cầm bị chết, cuốn trôi, hơn 9.000 gia súc bị 
chết, hơn 100.000 người bị thiếu nước sạch  Rồi đến ngày 23/10/2010, một cơn lũ 
quét bất ngờ xuất hiện tại thị trấn Lương Sơn (Bình Thuận), chỉ trong 1 giờ, đã làm 
gần 1.000 ngôi nhà bị ngập, 90 ha hoa màu (trong đó chủ yếu là lúa đang trong thời 
gian thu hoạch, thanh long, bắp...) bị hư hại, chìm sâu trong nước (2 m), ước tính 
thiệt hại ban đầu lên đến gần 18 tỷ đồng. 
Tác động đến KT-XH, Văn hóa, an ninh khu vực 
4. Tác động của suy thoái MT đến con người 
 Trong những năm qua, lũ quét, lũ ống, lũ bùn đá, sạt lở đất... xảy ra liên tiếp, bất ngờ, sức 
tàn phá lớn, gây tổn thất nghiêm trọng về người, của cải, công trình hạ tầng và phá hoại môi 
trường sinh thái ở các tỉnh miền núi. 
 Trong vòng 10 năm, từ 2000 đến 2009 đã xảy ra 96 trận lũ quét làm chết và mất tích 883 
người, bị thương gần 1.500 người; hơn 6.000 căn nhà bị đổ trôi; hơn 120.000 căn nhà bị ngập, 
hư hại nặng; hơn 132.000 ha lúa và hoa màu bị ngập; hàng trăm ha đất canh tác bị vùi lấp; 
nhiều công trình giao thông, thủy lợi, dân sinh kinh tế bị hư hỏng nặng nề. Tổng thiệt hại ước 
tính trên 6.000 tỷ đồng. 
Hình ảnh lũ lụt vào tháng 
10/2010 tại Quảng Bình 
 Các tỉnh thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất: 
Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Bắc 
Cạn, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Kon 
Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Thuận. 
 10 tháng đầu năm 2010 đã xảy ra 8 trận lũ quét, sạt 
lở trên địa bàn các tỉnh Bắc Cạn, Cần Thơ, Lai Châu, 
Sơn La, Nghệ An, Hà Giang. 
Tác động đến KT-XH, Văn hóa, an ninh khu vực 
4. Tác động của suy thoái MT đến con người 
Lốc 
Trong các năm qua, lốc đã trở nên phổ biến với tần suất và cường độ lớn 
hơn trước rất nhiều. 
20 ha cao su, keo và tràm bị gãy đổ Trường Mầm non bị tốc mái hoàn toàn 
Bản Hạ Long (Thừa Thiên Huế) tan hoang sau cơn lốc ngày 15/10/2010 
Tác động đến KT-XH, Văn hóa, an ninh khu vực 
4. Tác động của suy thoái MT đến con người 
Hạn hán 
Việt Nam vốn vẫn bị tác động bởi nạn hạn hán hàng năm, tuy nhiên những năm gần 
đây, nạn hạn hán diễn ra sớm hơn và có phần kéo dài hơn; đặc biệt, hạn hán nghiêm 
trọng xảy ra không chỉ ở những vùng khô hạn như thường thấy (như Nam Trung Bộ), 
mà còn cả ở những vùng xưa nay không hề thiếu nước, bao gồm một số địa phương 
đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ. 
Sự gia tăng các vụ cháy rừng là một trong những tác động nghiêm trọng và rõ ràng 
nhất của nạn hạn hán. Liên Hiệp Quốc ước tính khoảng 22 tỉnh của Việt Nam có nguy 
cơ cháy rừng cao, đang ở mức báo động. Theo các số liệu thống kê, chỉ trong ba 
tháng đầu năm 2010, đã có hơn 150 vụ cháy nhỏ và vừa và khoảng 1.600 hecta rừng 
đã bị tàn phá. 40% diện tích canh tác ở 22 tỉnh thành miền Bắc bị đe dọa bởi hạn hán. 
Nước mặn đe dọa xâm lấn khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Cà Mau, Kiên Giang, 
Bạc Liêu, ) do mực nước xuống thấp, đe dọa phá hủy hơn 620.000 ha diện tích lúa 
và cây trồng (40% diện tích toàn vùng). 
Tác động đến KT-XH, Văn hóa, an ninh khu vực 
4. Tác động của suy thoái MT đến con người 
 Hậu quả của bão lũ, hạn hán ngoài việc trực tiếp gây chết người, dịch bệnh sau lũ, 
mùa màng mất mùa, làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng, giảm khả năng kháng bệnh, mà 
còn làm phát sinh tình trạng phụ nữ hoá quản trị gia đình tại các vùng chịu ảnh hưởng 
của biến đổi khí hậu do đàn ông phải rời nhà đi kiếm sống trong một thời gian dài tạo 
ra nhưng hệ luỵ khó khắc phục về mặt giáo dục trẻ em, trật tự xã hội và kiểm soát các 
dịch bệnh xã hội như HIV/AIDS, lao, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Những 
vấn đề này đã từng xảy ra ở nhiều vùng nông thôn ở đồng bằng Bắc bộ. 
 Không phải mọi giá trả cho sự phát triển con người gây ra bởi biến đổi khí hậu 
đều có thể đo đếm được bằng các hệ quả mang tính định lượng. 
 Không thể nhìn nhận riêng biệt những yếu tố có thể gây thụt lùi trong phát triển 
con người, mà chúng tác động qua lại với nhau, cùng với những vấn đề tồn tại từ 
trước về phát triển con người tạo ra một xoáy nghịch, một hệ lụy vô cùng ghê 
gớm. 
Tác động đến KT-XH, Văn hóa, an ninh khu vực 
Hết chương 3 ! 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_moi_truong_va_con_nguoi_chuong_3_phan_2_tac_dong_c.pdf