Bài giảng Định chế tài chính - Chương 5: Thị trường tiền tệ

 Khái niệm: Là nơi phát hành những công cụ nợ có thời hạn

từ 1 năm trở xuống kể từ khi phát hành.

 Đặc điểm:

Các giao dịch không diễn ra tại địa điểm cụ thể mà thông qua điện

thoại và các phương tiện điện tử.

Trên TTTT phát triển, các chứng khoán có thị trường thứ cấp năng

động nên chúng có tính lỏng cao và rất linh hoạt trong việc đáp ứng

nhu cầu tài chính ngắn hạn.Là thị trường bán buôn, với hầu hết các giao dịch

có khối lượng rất lớn.

So với hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng,

TTTT có lợi thế về chi phí và không phải chịu

những quy định quản lý lãi suất và dự trữ bắt buộc TTTT là nơi để các doanh nghiệp và các định chế tài chính

tạm gửi quỹ thặng dư của mình trong thời gian ngắn. Các nhà

đầu tư tạm gửi tiền vào TTTT để thu lãi cao hơn tiền gửi ngân

hàng đồng thời tận dụng được các cơ hội đầu tư.

 TTTT cung cấp nguồn vốn chi phí thấp cho các hãng, các

chính phủ và các trung gian tài chính đang cần huy động vốn

ngắn hạn.

Bài giảng Định chế tài chính - Chương 5: Thị trường tiền tệ trang 1

Trang 1

Bài giảng Định chế tài chính - Chương 5: Thị trường tiền tệ trang 2

Trang 2

Bài giảng Định chế tài chính - Chương 5: Thị trường tiền tệ trang 3

Trang 3

Bài giảng Định chế tài chính - Chương 5: Thị trường tiền tệ trang 4

Trang 4

Bài giảng Định chế tài chính - Chương 5: Thị trường tiền tệ trang 5

Trang 5

Bài giảng Định chế tài chính - Chương 5: Thị trường tiền tệ trang 6

Trang 6

Bài giảng Định chế tài chính - Chương 5: Thị trường tiền tệ trang 7

Trang 7

Bài giảng Định chế tài chính - Chương 5: Thị trường tiền tệ trang 8

Trang 8

Bài giảng Định chế tài chính - Chương 5: Thị trường tiền tệ trang 9

Trang 9

Bài giảng Định chế tài chính - Chương 5: Thị trường tiền tệ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 35 trang baonam 16900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Định chế tài chính - Chương 5: Thị trường tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Định chế tài chính - Chương 5: Thị trường tiền tệ

Bài giảng Định chế tài chính - Chương 5: Thị trường tiền tệ
Khái niệm: Là nơi phát hành những công cụ nợ có thời hạn 
từ 1 năm trở xuống kể từ khi phát hành.
Đặc điểm:
Các giao dịch không diễn ra tại địa điểm cụ thể mà thông qua điện 
thoại và các phương tiện điện tử.
Trên TTTT phát triển, các chứng khoán có thị trường thứ cấp năng 
động nên chúng có tính lỏng cao và rất linh hoạt trong việc đáp ứng 
nhu cầu tài chính ngắn hạn.
Là thị trường bán buôn, với hầu hết các giao dịch 
có khối lượng rất lớn.
So với hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng, 
TTTT có lợi thế về chi phí và không phải chịu 
những quy định quản lý lãi suất và dự trữ bắt buộc
 TTTT là nơi để các doanh nghiệp và các định chế tài chính 
tạm gửi quỹ thặng dư của mình trong thời gian ngắn. Các nhà 
đầu tư tạm gửi tiền vào TTTT để thu lãi cao hơn tiền gửi ngân 
hàng đồng thời tận dụng được các cơ hội đầu tư.
 TTTT cung cấp nguồn vốn chi phí thấp cho các hãng, các 
chính phủ và các trung gian tài chính đang cần huy động vốn 
ngắn hạn.
Kho bạc: Phát hành tín phiếu để bù đắp cho thiếu hụt ngân 
sách tạm thời hoặc thay thế cho các đợt phát hành đã đáo hạn.
 Các NHTM: Nắm giữ tỷ lệ chứng khoán chính phủ lớn hơn 
các định chế tài chính khác; phát hành các chứng chỉ tiền gửi, 
giấy chấp nhận NH, các khoản vay liên NH và các hợp đồng 
mua lại; giao dịch trên TTTT thay mặt cho khách hàng.
 NHTW: Nắm giữ khối lượng lớn chứng khoán kho bạc với 
mục đích sử dụng để thực thi chính sách tiền tệ.
 Các doanh nghiệp: Sử dụng TTTT để tạm gửi quỹ nhàn rỗi 
hoặc huy động quỹ ngắn hạn.
 Các công ty đầu tư và công ty chứng khoán:
Các nhà giao dịch lớn hoạt động mạnh trên TTTT với chức năng tạo 
thị trường cho các chứng khoán TTTT bằng cách duy trì một lượng dự 
trữ lớn để mua và bán.
Các công ty tài chính: Huy động vốn trên TTTT bằng cách phát hành 
thương phiếu và cho vay số tiền thu được tới người tiêu dùng để mua 
hàng hóa lâu bền
Các công ty bảo hiểm: Nắm giữ chứng khoán TTTT để duy trì thanh 
khoản do có nhu cầu không thể dự báo được về quỹ.
 Các cá nhân: Tiếp cận với các chứng khoán TTTT thông qua 
các quỹ tương hỗ TTTT nhằm thu được lãi suất cao hơn tiền 
gửi NH
Tín phiếu kho bạc
 Là các công cụ nợ do Kho bạc phát hành có thời hạn 3
tháng, 6 tháng hoặc 1 năm với nhiều loại mệnh giá, thường
là khá lớn.
 Tín phiếu kho bạc thường không trả lãi mà phát hành tại
mức giá chiết khấu thấp hơn mệnh giá. Khi tín phiếu đáo
hạn, mệnh giá được hoàn trả và tạo ra lợi nhuận.
 Lợi suất của tín phiếu được căn cứ vào sự tăng giá từ lúc
phát hành (hoặc lúc mua) đến lúc đáo hạn (hoặc lúc bán) và
khoản lợi giá được coi là thu nhập lãi chứ không phải là lợi
vốn.
Tỷ lệ chiết khấu trên tín phiếu
Chính phủ thường không trả lãi suất trên tín 
phiếu KB mà phát hành chúng tại một mức 
giá chiết khấu thấp hơn mệnh giá. 
Mệnh giá - Giá mua 360
DR= x 
Mệnh giá Số ngày tới khi đáo hạn
100 – 97 360
Ví dụ : DR = x = 6%
100 180
Lợi suất trên tín phiếu 
Lợi suất đầu tư (nhà ĐT nắm giữ đến khi đáo hạn)
Mệnh giá - Giá mua 365
IR= x 
Giá mua Số ngày tới khi đáo hạn
100 – 97 365
Ví dụ: IR = x = 6,27%
97 180
Lợi suất trên tín phiếu 
Lợi suất trong kỳ nắm giữ (nhà đầu tư bán trước khi đáo 
hạn)
HPR = DR khi mua + DR qua kỳ nắm giữ 
Thay đổi 
của DR 
qua kỳ 
nắm giữ
Số ngày tới 
đáo hạn khi 
mua
Số ngày 
nắm giữ
Số ngày nắm giữ
Chênh lệch 
giữa DR 
(NM) và DR 
(NB)
=
-
x
Lợi suất trên tín phiếu
Ví dụ: 1 nhà ĐT mua một tín phiếu mới thời hạn 180 ngày, 
DR lúc mua là 6%, 30 ngày sau, nhà ĐT bán tín phiếu đó tại 
mức DR là 5,8%. 
HPR = ?
 DR
180 30
30
(6% - 5,8%)=
-
x
HPR =
= 1%
6% + 1% = 7%
Được coi là loại chứng khoán không có rủi ro
Rủi ro vỡ nợ: Bằng 0 vì ngay cả trong trường hợp chính 
phủ không có tiền, chính phủ vẫn có thể in tiền để trả nợ.
Mức bù lạm phát: Rủi ro về những thay đổi ngoài dự kiến 
của lạm phát cũng thấp hơn do thời hạn của tín phiếu 
ngắn.
Rủi ro thanh khoản: Rất thấp nếu thị trường tín phiếu phát 
triển
Đấu thầu cạnh tranh: Người mua nộp mức giá dự 
thầu và khối lượng chứng khoán họ muốn mua. 
Những người mua sẽ được ưu tiên thỏa mãn theo 
thứ tự mức giá dự thầu từ cao xuống thấp cho đến 
khi toàn bộ đợt phát hành được phân bổ hết và 
phải trả mức giá dự thầu của mình.
Đấu thầu không cạnh tranh: Giá được tính 
theo mức giá bình quân gia quyền của mức 
giá cạnh tranh được chấp nhận, người mua sẽ 
trả mức giá này cho số tín phiếu họ mua.
Ví dụ về đấu thầu không cạnh tranh
Trong một đợt phát hành tín phiếu KB mệnh giá 
100 triệu VND:
30% bán với giá 98
50% bán với giá 97
20% bán với giá 96
Giá BQGQ = 0,30 x 98 + 0,50 x 97 + 0,20 x 96 
= 97,1
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo kết quả đấu thầu 
tín phiếu kho bạc phiên 2 ngày 15/01/2007 như sau:
Số lượng thành viên tham gia dự thầu: 2
Khối lượng dự kiến phát hành: 500 tỷ đồng
Khối lượng trúng thầu: 500 tỷ đồng
Kỳ hạn phát hành: 364 ngày
Lãi suất trúng thầu: 3,55%/năm
Lãi suất đăng ký - cao nhất: 5,25%/năm - thấp nhất: 
3,55%/năm
Mục đích tham gia TTTT liên NH: Các NH thiếu hụt 
dự trữ bắt buộc (DTBB) thường vay từ các NH khác 
còn các NH có dự trữ dư thừa cho vay trên TTTT liên 
NH để thu lãi cao hơn so với gửi tại NHTW (thường 
là không có lãi)
Cách thức hoạt động của TTTT liên NH: 
Khoản vay liên NH thường là những khoản đầu tư 
qua đêm hoặc với thời hạn rất ngắn.
Thị trường liên NH cũng hoạt động phi tập trung, 
thông qua các phương tiện điện tử.
Các NH phân tích tình hình dự trữ của mình hàng 
ngày để quyết định vay hoặc cho vay trên thị 
trường.
Do cung cầu quy định.
Cầu dự trữ = DTBB + DT vượt mức trong đó DTBB = Tổng tiền 
gửi x Tỷ lệ DTBB. Vì vậy cầu dự trữ phụ thuộc vào chi phí dự trữ 
(lãi suất khoản vay liên NH), tỷ lệ DTBB và bất kỳ yếu tố nào ảnh 
hưởng đến cầu tiền (nhu cầu giao dịch trong nền kinh tế, nhu cầu dự 
trữ)
Cung dự trữ = Dự trữ vay từ NHTW + Dự trữ không vay từ NHTW. 
NHTW có thể kiểm soát dự trữ không vay bằng nghiệp vụ thị 
trường mở còn dự trữ vay từ NHTW phụ thuộc vào quyết định của 
NHTM.
Khái niệm: Theo hợp đồng mua lại (RP), một tổ chức 
bán chứng khoán cho người cho vay nhưng cam kết sẽ 
mua lại các chứng khoán đó tại một thời điểm trong 
tương lai với mức giá được ấn định sẵn cộng với tiền 
lãi.
Đặc điểm:
RP thực chất là những khoản cho vay ngắn hạn được thế 
chấp bằng chứng khoán.
Đa số hợp đồng mua lại có thời hạn rất ngắn, từ 3-14 ngày.
Các tổ chức phi NH cũng có thể tham gia thực hiện hợp 
đồng mua lại.
Do được thế chấp bằng chứng khoán chính phủ, RP thường 
là những khoản đầu tư có rủi ro thấp và do đó lãi suất thấp.
Những tổ chức tham gia hợp đồng mua lại:
Các nhà giao dịch chứng khoán: Sử dụng hợp đồng mua lại để quản trị 
tính thanh khoản và tận dụng lợi thế của những thay đổi dự kiến của lãi 
suất.
Các NH lớn: Cung cấp RP cho những nhà giao dịch.
Các công ty phi tài chính cung cấp quỹ cho các nhà giao dịch.
NHTW sử dụng RP để điều hành chính sách tiền tệ
Lãi suất của hợp đồng mua lại 
Lãi suất của RP được xác định bởi chênh lệch giữa giá bán 
ban đầu của các chứng khoán và giá mua lại được thỏa thuận 
quy về năm 360 ngày. 
RY
SP PP
PP
360
=
-
x
n
Thu nhập 
lãi của RP
= Lượng khoản vay Lãi suất RP 
hiện hành
Số ngày cho 
vay
360 
x x
Minh họa cách tính lãi suất Repo
Lưu ý: Mức lãi suất RP thường được điều chỉnh định kỳ. Do 
vậy, với một RP kéo dài, định kỳ phải tính lại thu nhập từ lãi 
RP theo mức lãi suất mới. Khi hợp đồng RP kết thúc, tổng thu 
nhập từ lãi sẽ được thanh toán
RY
10.000.000 9.852.217
9.852.217
360
=
-
x
60
= 9%
Thu nhập 
lãi của RP
= 100.000.000 9%
1
360 
x x = 25.000$
Khái niệm: CD là một chứng khoán do NH phát hành, xác 
nhận một lượng tiền gửi và quy định rõ lãi suất cũng như thời 
hạn.
Đặc điểm:
CD là một chứng khoán có thời hạn chứ không phải tiền gửi kỳ hạn có 
thể rút ra bất cứ lúc nào.
Là công cụ không ký danh.
Có thể mua và bán trước khi đáo hạn.
Có mệnh giá khá lớn.
Hầu hết CD có thời hạn 6 tháng trở xuống.
Rủi ro của CD tương đối thấp.
Lãi suất của CDs
Quỹ của người 
gửi
= D D
n
360 
x+ x i
D – Khoản tiền gửi gốc
i – Mức lãi suất trả khi đáo hạn (YTM) 
tính trên năm 360 ngày
n – Số ngày được tính lãi
Lợi suất CDs
YTM CD = i
365
360 
x
1. Mức lợi suất tương đương trái phiếu của CDs
2. Mức lợi suất của CDs trên thị trường thứ cấp
DRCD =
360
n 
x
PCD - PSM
PCD
DRCD =
360
90
x
100.000 – 98.200
100.000
= 7,2%
Khái niệm: Thương phiếu là một giấy nhận nợ không có đảm 
bảo, do các công ty có tiếng, mạnh về tài chính và có độ tín 
nhiệm tín dụng cao phát hành.
 Trên thực tế đa số các nhà phát hành thương phiếu đều có hạn 
mức tín dụng tại một NH để hỗ trợ cho chứng khoán của họ, 
nhờ đó hạ thấp lãi suất thương phiếu.
Mục đích phát hành: Tài trợ vốn lưu động.
Người mua thương phiếu: Ban đầu chỉ có các NHTM, 
sau đó mở rộng ra các công ty bảo hiểm lớn, các doanh 
nghiệp tài chính, các quỹ hưu trí.
 Thương phiếu có rủi ro tương đối thấp, thời hạn ngắn 
và lãi suất cao
 Thương phiếu trực tiếp: Công ty phát hành (thường là công ty 
tài chính hoặc công ty nắm giữ NH) thông báo mức lãi trên 
các kỳ hạn khác nhau của thương phiếu để nhà đầu tư lựa 
chọn. Lãi suất có thể được điều chỉnh trong ngày phát hành 
thương phiếu để điều chỉnh dòng vốn từ các nhà đầu tư. Chi 
phí phân phối và tiếp thị cho việc phát hành tương đối lớn.
 Thương phiếu qua trung gian: Được phát hành bởi các nhà 
giao dịch chứng khoán thay mặt cho khách hàng là các công 
ty phi tài chính hoặc trung gian tài chính nhỏ.
Tỷ lệ chiết khấu trên thương phiếu
Phần lớn thương phiếu được bán với giá chiết khấu: 
DRCP =
360
180
x
1.000.000 – 980.000
1.000.000
= 4%
DRCP =
360
Số ngày tới khi đáo hạn
x
Mệnh giá - Giá mua
Mệnh giá
Lợi suất trên thương phiếu
- Lợi suất của NĐT phát sinh từ khoản chênh lệch giá 
của chứng khoán từ lúc mua tới lúc đáo hạn. 
- Lợi suất tương đương trái phiếu (coupon-equivalent 
yield) hay lợi suất đầu tư (investment rate of return): 
IRCP =
365
180
x
1.000.000 – 980.000
980.000
= 4,14%
IRCP =
365
Số ngày tới khi đáo hạn
x
Mệnh giá - Giá mua
Gía mua
Khái niệm: Là một lệnh của nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu 
cho một ngân hàng trả tiền mua hàng hóa hoặc ngoại tệ và 
được ngân hàng đóng dấu “chấp nhận”, bảo đảm cho việc 
hoàn trả khi đến hạn.
Vì sao xuất hiện giấy chấp nhận NH?
Cầu: Giấy chấp nhận NH được thiết kế để chuyển rủi ro của thương 
mại quốc tế sang một bên thứ ba sẵn sàng gánh chịu rủi ro với một chi 
phí xác định.
Cung: Các NH sẵn sàng chấp nhận rủi ro vì họ là chuyên gia đánh giá 
rủi ro tín dụng và phân tán rủi ro.
Quy trình hoạt động của giấy chấp nhận NH:
Hạn mức tín dụng -> Thư tín dụng -> Hối phiếu có thời hạn -> 
Chấp nhận -> Chiết khấu -> Thanh toán.
 Lợi ích:
Nhà xuất khẩu nhận được tiền bán hàng hầu như không chậm trễ.
Nhà nhập khẩu có thể trì hoãn việc thanh toán trong một thời gian.
Ngân hàng được hưởng hoa hồng chấp nhận, phát hành thư tín dụng 
đồng thời có một công cụ tài chính có tính khả mại tương đối cao.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dinh_che_tai_chinh_chuong_4_thi_truong_tien_te.pdf