Bài giảng Định chế tài chính - Chương 2: Lãi suất
Khái niệm: Lãi suất là giá mà người đi vay phải trả để
có thể sử dụng số tiền khan hiếm của người cho vay
trong một khoảng thời gian mà hai bên cùng nhất trí.
Lãi suất thực sự là tỷ lệ của chi phí bằng tiền của việc
đi vay chia cho khối lượng tiền thực sự vay được.
Lãi suất phát ra tín hiệu giá cả cho người cho vay,
người vay, người tiết kiệm và người đầu tư. Đảm bảo rằng tiết kiệm hiện tại được đổ vào đầu tư để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phân phối nguồn cung tín dụng cho những dự án đầu tư
có lợi tức dự tính cao nhất.
Làm cho cung tiền tệ cân bằng với cầu tiền tệ.
Là công cụ chính sách quan trọng của chính phủ. Lý thuyết về việc mức lãi suất chung được xác định
như thế nào
Giải thích cách thức các nhân tố kinh tế và
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Định chế tài chính - Chương 2: Lãi suất
I. Khái niệm và chức năng của lãi suất II. Lý thuyết lãi suất dựa trên quỹ có thể cho vay III. Các lực lượng kinh tế tác động tới lãi suất IV. Dự báo lãi suất Khái niệm: Lãi suất là giá mà người đi vay phải trả để có thể sử dụng số tiền khan hiếm của người cho vay trong một khoảng thời gian mà hai bên cùng nhất trí. Lãi suất thực sự là tỷ lệ của chi phí bằng tiền của việc đi vay chia cho khối lượng tiền thực sự vay được. Lãi suất phát ra tín hiệu giá cả cho người cho vay, người vay, người tiết kiệm và người đầu tư. Đảm bảo rằng tiết kiệm hiện tại được đổ vào đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phân phối nguồn cung tín dụng cho những dự án đầu tư có lợi tức dự tính cao nhất. Làm cho cung tiền tệ cân bằng với cầu tiền tệ. Là công cụ chính sách quan trọng của chính phủ. Lý thuyết về việc mức lãi suất chung được xác định như thế nào Giải thích cách thức các nhân tố kinh tế và các nhân tố khác tác động đến những thay đổi lãi suất 5 Lãi suất được xác định bởi cung và cầu quỹ có thể cho vay Cầu: Từ phía người vay, người phát hành chứng khoán, đơn vị thâm hụt Cung: Từ phía người cho vay, các nhà đầu tư tài chính, đơn vị thặng dư 6 Giả sử nền kinh tế được chia thành các khu vực: Khu vực hộ gia đình, khu vực doanh nghiệp, khu vực chính phủ, khu vực nước ngoài. Cung và Cầu của các khu vực này về quỹ có thể cho vay là khác nhau và độ nhạy với lãi suất (độ co giãn) cũng khác nhau. Các hộ gia đình có nhu cầu quỹ có thể cho vay để tài trợ cho nhà cửa, ô tô và các đồ dùng gia đình khác Quan hệ ngược chiều giữa lượng cầu và lãi suất Các điều kiện phi giá của khoản vay trả góp như điều kiện được trả dần, thời gian đáo hạn và quy mô của những khoản trả góp là quan tâm chủ yếu của hộ gia đình khi vay tiền Cầu quỹ có thể cho vay của hộ gia đình tương đối không co giãn với lãi suất Nhân tố làm dịch chuyển đường cầu: thu nhập, thuế Lãi suất Khối lượng quỹ có thể cho vay Doanh nghiệp có nhu cầu quỹ có thể cho vay để đầu tư vào tài sản, phát triển sản xuất. Lượng cầu phụ thuộc vào số dự án đầu tư được thực hiện Doanh nghiệp lựa chọn dự án bằng cách tính toán giá trị hiện tại ròng (NPV) Chọn tất cả các dự án có NPV dương Giá trị hiện tại ròng được tính toán như sau: CFt (1 + k)tt = 1 n –INV +NPV = Dự án có NPV dương được chấp nhận vì giá trị hiện tại của lợi ích lớn hơn chi phí của các dự án này Mối quan hệ giữa lãi suất và lượng cầu quỹ có thể cho vay là mối quan hệ ngược chiều. Nếu lãi suất giảm thì sẽ có nhiều dự án có NPV dương hơn Doanh nghiệp cần khối lượng tài trợ nhiều hơn Doanh nghiệp cầu nhiều quỹ có thể cho vay hơn Cầu tín dụng của doanh nghiệp phản ứng nhạy bén hơn trước những thay đổi của lãi suất so với việc vay mượn tiêu dùng. Lãi suất Khối lượng quỹ có thể cho vay Đường cầu có thể dịch chuyển khi có những sự kiện tác động tới ưu tiên đi vay của doanh nghiệp Ví dụ: Điều kiện kinh tế trở nên thuận lợi hơn Dòng tiền dự tính tăng => nhiều dự án có NPV dương hơn => cầu quỹ có thể cho vay tăng Khi chi tiêu dự kiến vượt quá thu thuế, chính phủ có nhu cầu về quỹ có thể cho vay Chính phủ (kho bạc), các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương phát hành các chứng khoán để huy động vốn Chi tiêu của chính phủ và chính sách thuế độc lập với lãi suất Cầu của chính phủ về quỹ không co giãn với lãi suất D Lãi suất Khối lượng quỹ có thể cho vay Cầu của một nước ngoài về quỹ có thể cho vay trong nước phụ thuộc vào chênh lệch giữa lãi suất của nước đó và lãi suất trong nước Lượng cầu quỹ có thể cho vay của các nhà đầu tư nước ngoài có mối quan hệ ngược chiều với lãi suất trong nước Độ nhạy với lãi suất cũng không lớn do việc luân chuyển tiền mất một khoảng thời gian và chi phí nhất định Lãi suất Khối lượng quỹ có thể cho vay Tổng cầu quỹ có thể cho vay là tổng lượng cầu của các khu vực Tổng cầu quỹ có thể cho vay có quan hệ ngược chiều với lãi suất Hộ gia đình là nhà cung cấp quỹ chủ yếu Doanh nghiệp và chính phủ có thể tạm thời đầu tư (cho vay) quỹ Khu vực nước ngoài có thể là nhà cung cấp quỹ ròng 20 Tổng lượng cung của các khu vực ở các mức lãi suất khác nhau Lượng cung có mối quan hệ cùng chiều với lãi suất, tuy nhiên mức độ co giãn không nhiều. 21 Lãi suất Cung quỹ có thể cho vay S Lãi suất cân bằng Tổng cầu DA = Dh + Db + Dg + Df Tổng cung SA = Sh + Sb + Sg + Sf Tại điểm cân bằng, DA = SA Cầu quỹ có thể cho vay Cung quỹ có thể cho vay Lãi suất Khối lượng quỹ có thể cho vay Trên đồ thị: Khi tồn tại tình trạng mất cân bằng, các lực lượng thị trường sẽ gây ra sự điều chỉnh lãi suất cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng Ví dụ: lãi suất cao hơn lãi suất cân bằng Dư cung quỹ có thể cho vay Lãi suất giảm Lượng cung giảm, lượng cầu tăng cho đến khi cân bằng Mức lãi suất cân bằng: tổng lượng cung = tổng lượng cầu Đây chỉ là lãi suất cân bằng cục bộ vì lãi suất bị tác động bởi những điều kiện ở cả nền kinh tế trong nước và nền kinh tế thế giới => Điểm cân bằng mới. 26 Tăng trưởng kinh tế Tác động dự tính là sự dịch chuyển ra phía ngoài của đường cầu và không có một sự thay đổi rõ rệt nào trong đường cung. Kết quả là sự tăng lên của lãi suất cân bằng Nếu lạm phát được dự tính sẽ tăng Các hộ gia đình có thể giảm tiết kiệm để mua hàng hóa trước khi giá cả tăng Cung dịch chuyển sang trái, làm tăng lãi suất cân bằng Các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể vay nhiều hơn để mua hàng hóa trước khi giá cả tăng Cầu dịch chuyển ra ngoài, làm tăng lãi suất cân bằng Người cho vay muốn được bù đắp cho sự mất mát sức mua dự tính (lạm phát) khi họ cho vay Lãi suất danh nghĩa dự tính = Lãi suất thực dự tính + Lạm phát dự tính 29 i E I i n r = +( ) Ngân hàng trung ương tăng cung tiền làm tăng cung quỹ có thể cho vay Dẫn đến áp lực làm giảm lãi suất, tuy nhiên cũng có thể có tác động tiêu cực làm tăng lạm phát dự tính -> lãi suất tăng Thâm hụt ngân sách tăng làm tăng cầu quỹ có thể cho vay Đường cầu dịch chuyển ra ngoài, làm tăng lãi suất Chính phủ sẵn sàng trả bất kỳ mức lãi suất nào để vay tiền, dẫn đến làm “thoái lui” đầu tư tư nhân Cung cũng có thể dịch sang phải do chính phủ chi tiêu thêm => thêm công ăn việc làm => thu nhập tăng => tiết kiệm tăng. Thống kê cho thấy là thâm hụt lớn gây áp lực tăng lãi suất. Trong những năm gần đây có luồng vốn rất lớn chuyển dịch giữa các quốc gia Dẫn dắt bởi các định chế đầu tư lớn tìm kiếm lợi tức cao Họ đầu tư vào những nơi lãi suất cao và đồng tiền dự tính không suy yếu Dòng vốn này tác động đến nguồn cung quỹ sẵn có ở mỗi nước Cố gắng dự báo sự dịch chuyển của cung/cầu Dự báo hoạt động của các khu vực kinh tế và tác động của chúng đến cung/cầu quỹ có thể cho vay Từ đó dự báo chiều hướng của lãi suất Rất khó để dự báo lãi suất. 33 Vì sao các công cụ nợ khác nhau lại có lãi suất khác nhau. Present + thảo luận.
File đính kèm:
- bai_giang_dinh_che_tai_chinh_chuong_2_lai_suat.pdf