Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 11: Phân tích báo cáo tài chính - Trần Thị Thái Hà

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

• Là bản tóm tắt về khả năng có lợi nhuận hoạt

động của doanh nghiệp (chênh lệch giữa thu

từ bán sản phẩm và dịch vụ và các khoản chi

hoạt động phát sinh trong kỳ).

• Các dữ liệu trong quá khứ làm cơ sở để dự

báo thu nhập trong tương lai → là cơ sở để

tính giá trị của công ty.

• Common size income statementBốn loại chi phí lớn

• Giá vốn hàng bán (Chi phí trực tiếp để sản

xuất các hàng hóa đã bán)

• Chi phí điều hành, quản lý doanh nghiệp và

các chi phí hoạt động không trực tiếp tham

gia vào sản xuất (quảng cáo, bán hàng, tiền

lương, phát triển sản phẩm, khấu hao).

• Chi tiền lãi trên nợ ngắn và dài hạn

• Chi thuếThu nhập hoạt động

– Là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động và chi

phí hoạt động (operating income).

– Cộng (trừ) các khoản thu (chi) từ các nguồn khác,

chủ yếu là không thường xuyên, để có thu nhập

trước thuế, trước lãi, EBIT (lợi nhuận hoạt động).

– EBIT: thước đo năng lực thu lợi nhuận của các

hoạt động sản xuất kinh doanh. Là lợi nhuận thu

đượ nếu công ty không phải trả lãi và thuế.

Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 11: Phân tích báo cáo tài chính - Trần Thị Thái Hà trang 1

Trang 1

Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 11: Phân tích báo cáo tài chính - Trần Thị Thái Hà trang 2

Trang 2

Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 11: Phân tích báo cáo tài chính - Trần Thị Thái Hà trang 3

Trang 3

Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 11: Phân tích báo cáo tài chính - Trần Thị Thái Hà trang 4

Trang 4

Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 11: Phân tích báo cáo tài chính - Trần Thị Thái Hà trang 5

Trang 5

Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 11: Phân tích báo cáo tài chính - Trần Thị Thái Hà trang 6

Trang 6

Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 11: Phân tích báo cáo tài chính - Trần Thị Thái Hà trang 7

Trang 7

Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 11: Phân tích báo cáo tài chính - Trần Thị Thái Hà trang 8

Trang 8

Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 11: Phân tích báo cáo tài chính - Trần Thị Thái Hà trang 9

Trang 9

Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 11: Phân tích báo cáo tài chính - Trần Thị Thái Hà trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 66 trang baonam 18360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 11: Phân tích báo cáo tài chính - Trần Thị Thái Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 11: Phân tích báo cáo tài chính - Trần Thị Thái Hà

Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 11: Phân tích báo cáo tài chính - Trần Thị Thái Hà
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chương 11
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
• Là bản tóm tắt về khả năng có lợi nhuận hoạt 
động của doanh nghiệp (chênh lệch giữa thu 
từ bán sản phẩm và dịch vụ và các khoản chi 
hoạt động phát sinh trong kỳ). 
• Các dữ liệu trong quá khứ làm cơ sở để dự 
báo thu nhập trong tương lai → là cơ sở để 
tính giá trị của công ty.
• Common size income statement
Bốn loại chi phí lớn
• Giá vốn hàng bán (Chi phí trực tiếp để sản 
xuất các hàng hóa đã bán)
• Chi phí điều hành, quản lý doanh nghiệp và 
các chi phí hoạt động không trực tiếp tham 
gia vào sản xuất (quảng cáo, bán hàng, tiền 
lương, phát triển sản phẩm, khấu hao).
• Chi tiền lãi trên nợ ngắn và dài hạn
• Chi thuế
Thu nhập hoạt động
– Là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động và chi 
phí hoạt động (operating income).
– Cộng (trừ) các khoản thu (chi) từ các nguồn khác, 
chủ yếu là không thường xuyên, để có thu nhập 
trước thuế, trước lãi, EBIT (lợi nhuận hoạt động).
– EBIT: thước đo năng lực thu lợi nhuận của các 
hoạt động sản xuất kinh doanh. Là lợi nhuận thu 
đượ nếu công ty không phải trả lãi và thuế.
Kế toán trên cơ sở dồn tích
• Chu kỳ hoạt động và niên độ kế toán thường 
không trùng nhau
– Mua nguyên liệu trong kỳ kế toán này, nhưng sử 
dụng chúng trong một vài kỳ kế toán tiếp theo
– Bán hàng hóa và dịch vụ trong kỳ này và nhận 
được tiền từ khách hàng trong kỳ sau.
(tiếp)
• Ghi nhận doanh thu vào thời điểm bán hàng 
và cung cấp dịch vụ, và nhận được tiền hoặc 
một khoản phải thu có giá trị có thể xác định 
được.
• Ghi nhận chi phí sản xuất ra sản phẩm đó 
như một khoản chi phí đối ứng.
Kết cấu của báo cáo KQSXKD
Tổng doanh thu 
(hoạt động)
– Giá vốn hàng bán
– Chi phí bán hàng, 
hành chính
– Khấu hao
= Thu nhập hoạt động
(từ SX KD)
+Thu nhập khác
= EBIT
– Chi lãi tiền vay
= Thu nhập trước thuế
– Thuế
• Hiện tại
• Trả chậm
= Thu nhập ròng
• Cổ tức
• Bổ sung thu nhập 
giữ lại
Bảng cân đối kế toán
• Mô tả tình trạng tài chính của một công ty tại 
một thời điểm nhất định.
• Thể hiện:
– Các nguồn lực của công ty (tài sản)
– Các quyền được hưởng đối với những nguồn 
lực đó (nợ và vốn chủ sở hữu) tại một thời điểm 
xác định.
• Tài sản = Nợ + vốn chủ sở hữu
• Common size balance sheet
• Tài sản
– Danh mục các hình thái cụ thể của tài sản
– Phụ thuộc vào bản chất của kinh doanh
– Phản ánh các hiệu ứng của những quyết định 
đầu tư của công ty.
– Trình tự: tính thanh khoản (độ dài thời gian phải 
chuyển tài sản thành tiền).
• Nợ và vốn CSH
– Danh mục những người, tổ chức cung cấp tiền 
để mua tài sản đó (có quyền được hưởng đối 
với tài sản này).
– Phụ thuộc vào lựa chọn cơ cấu vốn
– Thể hiện hiệu ứng của các quyết định tài trợ của 
công ty
– Trình tự: theo thời gian phải hoàn trả
Vốn chủ sở hữu của cổ đông
• Tiền thu được từ việc phát hành cổ phiếu ra 
công chúng
– Mệnh giá cổ phiếu
– Thặng dư vốn (additional paid-in capital)
• Thu nhập giữ lại
Vốn lưu động ròng
• NWC = Tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn
• Với NWC > 0: tiền mặt sẵn có trong 12 tháng 
tới sẽ lớn hơn tiền mặt phải thanh toán.
• Khoản đầu tư của công ty vào NWC được 
gọi là thay đổi trong NWC (∆NWC), là phần 
chênh lệch NWC giữa hai năm liền nhau.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
• Là tóm tắt những thay đổi trong trạng thái 
tiền mặt của một công ty. 
• Lợi nhuận kế toán khác với dòng tiền
– → có lợi nhuận vẫn có thể phá sản vì mất khả 
năng thanh toán.
• Lý do
– Ghi nhận doanh thu và chi phí
– Đánh giá hàng tồn kho (FIFO và LIFO)
– Các phương pháp khấu hao
Lợi nhuận kế toán và dòng tiền
Lợi nhuận Dòng tiền
Nguyên tắc kế 
toán cộng dồn: 
- Ghi nhận thu 
nhập khi kiếm 
được, bất kể đã 
thu tiền về hay 
chưa.
- Ghi nhận chi phí 
khi phát sinh, cho 
dù chưa phải chi 
trả tiền
Nguyên tắc kế 
toán tiền mặt:
- Chỉ ghi nhận thu 
nhập khi nhận 
được tiền
- Chỉ ghi nhận chi 
phí khi tiền được 
trả ra.
Các yếu tố được 
phản ánh trong báo cáo
• Các yếu tố tác động tới trạng thái tiền mặt 
được phản ánh trong báo cáo
– Thu nhập ròng trước cổ tức ưu đãi
– Điều chỉnh các khoản thu chi phi tiền mặt
– Thay đổi trong vốn lưu động
– Đầu tư
– Các giao dịch chứng khoán và thanh toán cổ tức
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp trả lời những 
câu hỏi sau:
– Công ty có tạo ra tiền mặt đủ để mua thêm tài sản 
cần thiết cho tăng trưởng không?
– Công ty có tạo thêm được tiền mặt để sử dụng 
cho việc trả nợ hoặc đầu tư vào sản phẩm mới 
không?
Ba phần của báo cáo
– Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh;
– Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
– Dòng tiền từ hoạt động tài trợ
• Bắt đầu bằng lượng tiền đầu năm; kết thúc 
bằng lượng tiền cuối năm
Dòng tiền từ hoạt 
động sản xuất kinh 
doanh (1)
Dòng tiền từ hoạt 
động đầu tư (2)
Dòng tiền từ hoạt 
động tài trợ (3)
(1) + (2) + (3) = Tăng (giảm) 
ròng tiền mặt
Dòng tiền vào
Tạo quỹ từ các 
hoạt động sxkd 
bình thường
Bán máy móc, thiết bị
Thanh lý các khoản đầu 
tư dài hạn
 ... chứng khoán khác.
Trả cổ tức bằng tiền
+
+
=
Xác định dòng vào, dòng ra
Dòng vào Dòng ra
Giảm trong tài khoản tài sản (−) Tăng trong tài khoản tài sản (+)
Tăng trong tài khoản nợ (+) Giảm trong tài khoản nợ (− )
Tăng trong tài khoản vốn chủ sở 
hữu (+)
Giảm trong tài khoản vốn chủ sở 
hữu ( −) 
Tổng dòng vào – Tổng dòng ra = Thay đổi tiền 
mặt trong niên độ kế toán
Thu nhập ròng
Giảm trong nợ 
ngắn hạn
Tăng trong nợ 
ngắn hạn
Giảm trong tài sản 
ngắn hạn
Tăng trong tài sản 
ngắn hạn
Khấu hao
Dòng tiền ròng từ sản xuất 
kinh doanh
+
-
+
+
-
=
Chi không dùng tiền, phải cộng 
trở lại, làm tăng số dư tiền
Sử dụng quỹ, giảm số dư tiền 
(tiêu thêm tiền cho hàng lưu kho)
Tạo ra quỹ, làm tăng số dư tiền 
(giảm lượng tiền găm trong hàng 
lưu kho)
Tạo ra quỹ, làm tăng số dư 
tiền (vay thêm tiền)
Sử dụng quỹ, làm giảm số 
dư tiền (trả nợ)
Ví dụ: công ty X
(triệu $)
Nguồn tiền mặt
Tăng trong khoản phải trả
Tăng trong cổ phiếu phổ thông
Tăng trong thu nhập giữ lại
32
50
242
Tổng nguồn 324
Sử dụng tiền
Tăng trong khoản phải thu
Tăng trong tồn kho
Giảm trong các giấy nợ ngắn hạn phải trả
Giảm trong nợ dài hạn
Mua sắm tài sản cố định ròng
23
29
35
74
149
Tổng sử dụng tiền 310
Bổ sung ròng tiền mặt 14
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TiỀN TỆ NĂM 2005 –
CÔNG TY X.
(TRIỆU $)
Tiền (đầu năm) 84
Hoạt động sản xuất kinh doanh
Thu nhập ròng
Khấu hao
Tăng trong khoản phải trả
Tăng trong khoản phải thu
Tăng trong hàng tồn kho
Dòng tiền ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh
363
276
32
− 23
− 29
619
Hoạt động đầu tư
Mua sắm tài sản cố định
Dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư
−425
−425
Hoạt động tài trợ
Giảm trong nợ ngắn hạn phải trả ngân hàng
Giảm trong nợ dài hạn
Chi trả cổ tức
Tăng trong cổ phiếu phổ thông
Dòng tiền từ hoạt động tài trợ
− 35
− 74
−121
50
−180
Tăng ròng trong tiền mặt 14
Tiền (cuối năm) 98
Dòng tiền tự do
• Khái niệm
– FCF là lợi nhuận hoạt động sau thuế trừ đi khoản 
đầu tư vào vốn lưu động và tài sản cố định cần 
thiết để duy trì kinh doanh.
– Là dòng tiền sẵn có để phân phối cho tất cả 
những người đầu tư vào công ty.
• Giá trị thực của các hoạt động kinh doanh của 
công ty phụ thuộc vào dòng tiền được tạo ra 
hiện tại và trong tương lai.
Một số khái niệm liên quan tới FCF
• NOPAT = EBIT (1 – thuế suất)
– Cho biết khối lượng lợi nhuận một công ty tạo ra 
nếu nó không có nợ, không có tài sản tài chính.
• Vốn lưu động hoạt động ròng 
NOWC = Tài sản hoạt động ngắn hạn – Nợ hoạt 
động ngắn hạn.
• Vốn hoạt động ròng = NOWC + tài sản hoạt 
động 
• Đầu tư ròng vào vốn hoạt động
Hai cách tiếp cận để tính FCF
• FCF = NOPAT – Đầu tư ròng vào vốn hoạt 
động
• FCF = Dòng tiền hoạt động – Đầu tư gộp vào 
tài sản dài hạn – Đầu tư vào NOWC
– Đầu tư gộp vào vốn hoạt động = Đầu tư ròng vào 
vốn hoạt động + Khấu hao
– Dòng tiền hoạt động = NOPAT + Khấu hao
(tiếp)
– Nhu cầu vốn lưu động = Tiền mặt + Khoản phải 
thu + Tồn kho – (Khoản phải trả + Nợ tích dồn)
– ∆ Nhu cầu VLĐ = ∆Tiền mặt + ∆Khoản phải thu + 
∆ Tồn kho - (∆ Khoản phải trả + ∆ Nợ tích dồn)
VLĐ tăng (∆VLĐ > 0) → ∆ VLĐ là dòng tiền ra
VLĐ giảm (∆VLĐ < 0) → ∆ VLĐ là dòng tiền vào
Dòng tiền từ hoạt động sxkd
– Là dòng tiền thu được từ bán hàng và cung cấp 
dịch vụ - cách quan trọng nhất để tạo ra tiền của 
một công ty lành mạnh về tài chính.
– Chỉ ra mức độ theo đó công ty đảm bảo được số 
tiền cần thiết để duy trì hoạt động sxkd.
– Cho biết mức độ theo đó công ty đã dựa vào 
những nguồn tiền khác.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
– Dòng tiền từ hoạt động đầu tư là những khoản 
đầu tư vào các tài sản cần thiết để duy trì hoặc 
gia tăng năng lực sản xuất.
– Là chi phí mua sắm tài sản dài hạn, như nhà 
cửa, thiết bị, máy móc
- Thay thế tài sản hư hỏng, 
- Mua sắm mới nếu công ty tăng trưởng
– Có thể trang trải một phần chi phí bằng cách bán 
những tài sản dài hạn đang tồn tại.
Dòng tiền từ hoạt động tài trợ
– Công ty có thể vay ngắn hạn và dài hạn, phát 
hành cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu phổ thông để 
có tiền.
– Công ty dùng tiền để trả nợ, trả cổ tức, mua lại 
cổ phần đang lưu hành.
– Chênh lệch giữa tiền vào và tiền ra là dòng tiền 
từ hoạt động tài trợ
Dòng tiền từ hoạt động 
sản xuất kinh doanh 
(triệu $)
• Dòng tiền từ hoạt động 
sản xuất kinh doanh
– Bắt đầu bằng thu nhập 
ròng, (trong báo cáo thu 
nhập)
– Cộng trở lại các khoản 
chi phí không phải là tiền
– Điều chỉnh theo những 
thay đổi trong tài sản và 
nợ ngắn hạn.
Thu nhập ròng 86
Khấu hao 90
Thuế trả chậm 13
Thay đổi trong tài sản và nợ
Khoản phải thu (24)
Hàng lưu kho 11
Khoản phải trả 16
Chi phí cộng dồn 18
Chứng khoán đáo hạn phải 
trả (3)
Khác (8)
Dòng tiền từ hoạt động sản 
xuất kinh doanh 199
Dòng tiền từ các 
hoạt động đầu tư 
(triệu $)
• Dòng tiền từ các 
hoạt động đầu tư
Bao gồm những thay 
đổi trong tài sản vốn:
• Mua tài sản cố định
• Bán tài sản cố định
Mua tài sản cố định (198)
Bán tài sản cố định 25
Dòng tiền từ các 
hoạt động đầu tư (173)
Dòng tiền từ các hoạt 
động tài trợ (triệu $)
Dòng tiền từ các hoạt 
động tài trợ
• Các dòng tiền thu được 
từ bán chứng khoán
• Các dòng tiền trả cho 
chủ nợ và chủ sở hữu
• (bao gồm những thay đổi 
trong vốn CSH và nợ)
Thanh lý nợ (kể cả chứng 
khoán ngắn hạn) (73)
Tiền thu từ bán 
trái phiếu dài hạn 86
Cổ tức (43)
Mua lại cổ phiếu (6)
Tiền thu từ phát hành
cổ phiếu mới 43
Dòng tiền từ các
hoạt động tài trợ 7
Một vài so sánh
– BCKQSXKD và bảng CĐKT sử dụng phương 
pháp dồn tích; BCDT chỉ ghi nhận giao dịch khi 
tiền thực sự được trao tay.
– BCKQSXKD “rải mỏng” các khoản chi tiêu vốn lớn 
qua thời gian ; BCLCTT lại ghi nhận toàn bộ 
khoản chi tiêu vốn khi nó xẩy ra.
– BCLCTT tách rời các dòng tiền từ ba loại hoạt 
động, các khoản chi tiêu lớn và không thường 
xuyên sẽ không ảnh hưởng tới thước đo dòng 
tiền từ sản xuất kinh doanh.
Đo lường khả năng thu lợi nhuận
– Các thước đo tập trung vào thu nhập của công ty. 
– ROE : lợi nhuận sau thuế chia cho giá trị ghi sổ 
của vốn chủ sở hữu; 
– ROA: lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) chia cho 
tổng tài sản.
– Mối quan hệ ROA và ROE chịu ảnh hưởng của 
chính sách tài chính của công ty.
ROE: quá khứ và tương lai
– ROE là một trong hai yếu tố cơ bản để xác định tỷ 
lệ tăng thu nhập của một công ty.
– ROE trong quá khứ không nhất thiết là ROE trong 
tương lai, mặc dù nó có thể chứa những thông tin 
có liên quan.
– Kỳ vọng về cổ tức và thu nhập trong tương lai xác 
định giá trị nội tại của cổ phiếu.
Đòn bẩy tài chính và ROE
– Nodebt : tài sản 100 triệu $; 100% VCSH; thuế 
suất 40%.
– Somdebt: 40% giá trị tài sản là nợ, lãi suất 8%. Về 
mọi mặt hai công ty là như nhau.
– ROA của hai công ty là như nhau trong 3 kịch 
bản: rủi ro kinh doanh là như nhau.
– ROE của Somdebt lớn hơn của Nodebt trong năm 
bình thường và năm tốt, nhỏ hơn trong năm xấu: 
rủi ro tài chính của Somdebt là lớn hơn.
Công ty Nodebt qua chu kỳ kinh doanh
Kịch bản
Doanh thu
(triệu $)
EBIT
(triệu $)
ROA
(%/năm)
Lợi nhuận 
ròng 
(triệu$)
ROE 
(%/năm)
Năm xấu 80 5 5 3 3
Năm bình 
thường
100 10 10 6 6
Năm tốt 120 15 15 9 9
Kịch bản
EBIT
(triệu $)
Nodebt Somedebt
LN ròng
(triệu $)
ROE
(%)
LN ròng 
(triệu $)
ROE
(%)
Năm xấu 5 3 3 1,08 1,8
Năm bình 
thường
10 6 6 4,08 6,8
Năm tốt 15 9 9 97,08 11,8
Tác động của đòn bẩy tài chính lên ROE
Đòn bẩy tài chính và ROA, ROE
– Để hiểu ROE trong quá khứ hoặc dự báo ROE 
trong tương lai, cần phải quan tâm tới hỗn hợp 
nợ-vốn CSH và lãi suất trên nợ.
– Với ROA = EBIT/tổng tài sản, và ROE = lợi nhuận 
ròng/vốn CSH
ROE = (1 – T) ROA + (ROA – Lãi suất) Nợ
Vốn chủ 
sở hữu
• → Tăng nợ chỉ cải thiện được ROE của công 
ty khi ROA > lãi suất của nợ.
• Đòn bẩy làm tăng rủi ro của lợi suất của vốn 
chủ sở hữu → tăng nợ có thể làm tăng ROE 
kỳ vọng nhưng không nhất thiết làm tăng giá 
trị thị trường của vốn chủ sở hữu.
PHÂN TÍCH 
CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH
Mục tiêu
?
Hệ thống DuPont: 
Các yếu tố tác động tới ROE
Lợi nhuận 
ròng
Lợi nhuận 
trước thuế
Lợi nhuận 
trước thuế
EBIT
EBIT
Doanh thu
Doanh 
thu
Tổng 
tài sản
Tổng
tài sản
Vốn chủ 
sở hữu
x x x xROE =
Lợi nhuận trên 
doanh thu 
(margin) (ROS)
Vòng quay 
tổng tài sản 
(ATO)
Đòn bẩy
Gánh nặng
lãiGánh nặng 
thuế
• (3) và (4): ROS X ATO = EBIT/tài sản = ROA.
– Cả ROS và ATO đều không phụ thuộc vào đòn 
bẩy tài chính của công ty. Trong mọi kịch bản, các 
hệ số này của hai công ty đều như nhau.
• (1):LN ròng/LN trước thuế: như nhau.
• (2): Gánh nặng lãi = LN trước thuế/EBIT = 
(EBIT – Lãi)/EBIT = max khi không có đòn 
bẩy tài chính (=1).
• (5) Hệ số đòn bẩy = tài sản/vốn CSH
(2) x (5) = Đòn bẩy “kép”
• Hệ số đòn bẩy tài chính càng cao thì tỷ lệ nợ 
trên VCSH càng cao, phần tài sản được tài 
trợ bằng nợ càng lớn.
• Muốn tăng ROE:
– Tăng tỷ suất lợi nhuận ròng (EBIT/doanh thu)
– Tăng vòng quay vốn chủ sở hữu
• Tăng vòng quay tổng tài sản (tăng hiệu quả)
• Tăng hệ số đòn bẩy tài chính
• Đòn bẩy tài chính chỉ giúp tăng ROE khi 
ROA>. Lãi suất trên nợ của công ty 
• Vì
ROA = Tỷ suất lợi nhuận ròng x vòng quay
Đòn bẩy kép = gánh nặng lãi x đòn bẩy
Nên
ROE = gánh nặng thuế x ROA x Đòn bẩy kép
Tính toán các hệ số tài chính
• Có nhiều cách phân chia hệ số tài chính 
thành các nhóm.
• Cách thường dùng: có năm nhóm hệ số tài 
chính liên quan tới:
– Hệ số khả năng thanh khoản và năng lực trả nợ
– Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản
– Hệ số khả năng lợi nhuận
– Hệ số đòn bẩy
– Hệ số giá thị trường 
Thanh khoản
• Hệ số thanh khoản hiện thời
• Hệ số thanh khoản nhanh
• Hệ số tiền mặt
Khả năng thu lợi nhuận
• Lợi nhuận trên tài sản
• Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
• Lợi nhuận trên doanh thu (profit margin = 
EBIT/Sales)
Hệ số sử dụng tài sản
• Vòng quay tổng tài sản
• Vòng quay tài sản cố định
• Vòng quay hàng tồn kho
• Kỳ thu tiền bình quân
Đòn bẩy
– Gánh nặng lãi: (EBIT – Chi phí lãi)/EBIT
– Khả năng trả lãi: EBIT/Chi phí lãi
– Đòn bẩy: Tài sản/Vốn CSH
– Thừa số đòn bẩy kép : Gánh nặng lãi x Đòn bẩy
Giá thị trường
• Giá thị trường trên giá trị sổ sách (MTB): Giá 
trên cổ phần/BV trên cổ phần.
• P/E
• Tỷ suất thu nhập: EPS/P
Lưu ý với ROE
• ROE = P/B P/E → Tỷ suất thu nhập E/P = 
ROE/(P/B) → Công ty có ROE cao không 
nhất thiết là một khoản đầu tư tốt, vì P/B của 
nó có thể cao, → E/P thấp.
• Giải thích: Giá cổ phiếu có thể đã bị đẩy lên 
cao để phản ánh ROE cao → E/P < ROE.
→ Chiến lược đầu tư vào công ty có ROE cao 
có thể tạo ra HPR thấp hơn đầu tư vào công 
ty có ROE thấp.
So sánh các hệ số
• Tầm quan trọng của các hệ số tương đối: các 
hệ số tài chính chỉ có ý nghĩa khi được đặt 
trong tương quan với:
– Nền kinh tế tổng thể
– Ngành (hoặc các ngành)
– Các đối thủ cạnh tranh chính trong cùng ngành
– Chính nó trong quá khứ (phân tích chuỗi số liệu 
theo thời gian).
Giá trị kinh tế gia tăng (EVA)
– Các hệ số tài chính, (đặc biệt là khả năng thu lợi 
nhuận), thường được sử dụng để đánh giá thành 
tích của công ty.
– Khả năng thu lợi nhuận chưa đủ để coi là thành 
công.
– Thước đo thành công: chênh lệch giữa ROA và k.
– EVA : giá trị ($) của phần lợi nhuận vượt quá chi 
phí cơ hội của một công ty.
Tính có thể so sánh
• So sánh các kết quả tài chính của những 
công ty khác nhau cần dựa trên cơ sở tính 
đồng nhất (tính có thể so sánh).
• Các vấn đề liên quan tới tính có thể so sánh:
– Định giá hàng tồn kho
– Khấu hao
– Lạm phát và chi phí lãi
– Chất lượng thu nhập và các thông lệ kế toán
Ví dụ: Giá trị hàng tồn kho
• Hãng GPI có 1 triệu đơn vị hàng tồn kho; 
quay vòng 1 lần/năm. 
• LIFO: định giá lượng hàng dùng hết trong 
năm theo chi phí hiện hành; hàng hóa cuối 
cùng được làm ra là hàng hóa đầu tiên được 
bán  đánh giá theo chi phí của hôm nay.
• FIFO: số đơn vị dùng hết hoặc được bán 
được nhập kho đầu tiên, phải được định giá 
theo chi phí ban đầu.
• Giả sử giá tăng 10 cent/đơn vị, (lạm phát).
• LIFO: giả định hàng mới sản xuất được bán 
với chi phí hiện tại 1,1$.
– COGS = 1,1 triệu $: đánh giá đúng.
– Giá trị trên bảng CĐKT của 1 triệu đơn vị tồn kho 
cuối năm, sản xuất trước đó, vẫn là 1 triệu: bị 
đánh giá thấp trong môi trường lạm phát.
• FIFO: COGS sẽ là 1 triệu $; giá trị tồn kho 
cuối năm trên bảng CĐKT sẽ là 1,1 triệu $.
• Kết quả
– FIFO đem lại a) lợi nhuận được báo cáo thấp 
hơn, và b) giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối 
kế toán thấp hơn, so với LIFO.
– LIFO được ưa thích hơn FIFO khi tính thu nhập 
kinh tế, do sử dụng các mức giá cập nhật để đánh 
giá giá vốn hàng bán.
– Nhược điểm của LIFO: làm sai lệch bảng CĐKT, 
do đánh giá khoản đầu tư hàng tồn kho theo chi 
phí gốc,  ROE tăng, do khoản đầu tư bị đánh 
giá thấp.
Khấu hao
– Định nghĩa kinh tế: khối lượng dòng tiền hoạt 
động mà phải được tái đầu tư để duy trì năng lực 
sản xuất thực ở mức hiện tại.
– Định nghĩa kế toán: lượng chi phí ban đầu để 
mua một tài sản, được phân bổ cho mỗi niên độ 
kế toán trên thời gian hữu ích của tài sản được 
xác định một cách chủ quan.
Ví dụ
• Máy có thời gian sử dụng 20 năm, giá 100000$.
• Khấu hao theo đường thẳng, trong 10 năm; 
10000$/năm. 10 năm tiếp theo, máy vẫn tiếp tục 
hoạt động.
• Khi tính toán thu nhập kinh tế:
• 10 năm đầu, khấu hao quá cao; thu nhập báo cáo thấp
• trong 10 năm sau, khấu hao lại quá thấp, theo đó thu nhập 
được báo cáo quá cao.
• Các phương pháp khấu hao khác nhau được sử 
dụng nhằm mục đích thuế hoặc mục đích báo cáo.
• Giữa các công ty có khác biệt trong ước tính thời 
gian khấu hao của máy móc, thiết bị
• Khấu hao được tính trên cơ sở chi phí lịch sử chứ 
không phải chi phí thay thế hiện hành của tài sản. 
khi có lạm phát, khoản khấu hao bị đánh giá thấp so 
với chi phí thay thế  thu nhập kinh tế thực bị thổi 
phồng.
Chất lượng của thu nhập
– Các phương pháp kế toán khác nhau có thể dẫn 
tới việc làm thay đổi thu nhập kinh tế thực, tức 
dòng tiền bền vững có thể trả cho cổ đông mà 
không làm phương hại năng lực sản xuất của 
công ty.
– Chất lượng thu nhập: tính thực tế và thận trọng 
của con số thu nhập; là mức độ có thể kỳ vọng 
mức thu nhập được báo cáo có thể được duy trì.
Các yếu tố ảnh hưởng tới 
chất lượng thu nhập
– Dự phòng nợ xấu
– Những khoản không thường xuyên
– Quyền chọn cổ phiếu
– Ghi nhận doanh thu
– Tài sản và nợ ngoại bảng
Chất lượng của báo cáo tài chính
• Bảng cân đối kế toán có chất lượng cao nếu:
– Sử dụng nợ và đòn bẩy một cách thận trọng
– Giá trị thị trường của tài sản lớn hơn giá trị ghi sổ 
nhờ năng lực quản trị và các tài sản vô hình
– Nợ ngoại bảng làm giảm chất lượng bảng CĐKT.
• Báo cáo kết quả kinh doanh có chất lượng 
cao nếu:
– Thu nhập có tính bền vững
– Sử dụng các nguyên tắc kế toán thận trọng, 
không thổi phồng thu nhập hoặc đánh sụt chi phí.
Sử dụng các hệ số tài chính
• Các mô hình định giá cổ phiếu
• Ước tính rủi ro hệ thống
• Ước tính mức xếp hạng tín nhiệm của trái 
phiếu
• Dự báo tình trạng phá sản (mất khả năng 
thanh toán)

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dau_tu_tai_chinh_chuong_11_phan_tich_bao_cao_tai_c.pdf