Bài giảng Đầu tư quốc tế - Nguyễn Duy Đạt

Khái niệm về đầu tư và đầu tư quốc tế

• Khái niệm về đầu tư: Đầu tư là việc sử dụng một lượng tài sản nhất định

như vốn, công nghệ, đất đai, vào một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm tạo

ra một hoặc nhiều sản phẩm cho xã hội để thu lợi nhuận

• Khái niệm về đầu tư quốc tế: Qũy Tiền tệ quốc tế IMF đưa ra định nghĩa về

đầu tư quốc tế là “đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một

nước khác (nước nhận đầu tư), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang

hoạt động (nước đi đầu tư) với mục đích quản lý có hiệu quả doanh

nghiệp”.

• Theo Hiệp hội Luật quốc tế (1996) “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn

từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở

đó xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ”.

Khái niệm đầu tư quốc tế

• Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung tất cả các khái niệm đều thống nhất

rằng Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển các loại tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý

từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận trên phạm vi quốc tế.

Trong đó, nước tiếp nhận đầu tư gọi là nước chủ nhà (host country); nước mang vốn đi đầu tư

gọi là nước đầu tư hay nước xuất xứ (home country).

• Bản chất kinh tế là hoạt động di chuyển vốn nhằm mục tiêu sinh lợi

Đặc điểm của đầu tư quốc tế

• Có sự tham gia của chủ thể nước ngoài

• Chủ thể đầu tư: chính phủ, các tổ chức quốc tế, các công ty,

các tập đoàn đa quốc gia

• Có sự di chuyển vốn qua biên giới

• Vốn: tiền tệ, tài sản.

• Nhằm tìm kiếm lợi nhuận vì vậy hàm chứa các rủi ro

Bài giảng Đầu tư quốc tế - Nguyễn Duy Đạt trang 1

Trang 1

Bài giảng Đầu tư quốc tế - Nguyễn Duy Đạt trang 2

Trang 2

Bài giảng Đầu tư quốc tế - Nguyễn Duy Đạt trang 3

Trang 3

Bài giảng Đầu tư quốc tế - Nguyễn Duy Đạt trang 4

Trang 4

Bài giảng Đầu tư quốc tế - Nguyễn Duy Đạt trang 5

Trang 5

Bài giảng Đầu tư quốc tế - Nguyễn Duy Đạt trang 6

Trang 6

Bài giảng Đầu tư quốc tế - Nguyễn Duy Đạt trang 7

Trang 7

Bài giảng Đầu tư quốc tế - Nguyễn Duy Đạt trang 8

Trang 8

Bài giảng Đầu tư quốc tế - Nguyễn Duy Đạt trang 9

Trang 9

Bài giảng Đầu tư quốc tế - Nguyễn Duy Đạt trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 56 trang baonam 12520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đầu tư quốc tế - Nguyễn Duy Đạt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Đầu tư quốc tế - Nguyễn Duy Đạt

Bài giảng Đầu tư quốc tế - Nguyễn Duy Đạt
Ths. Nguyễn Duy Đạt - ĐHTM 1
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
 GV: Nguyễn Duy Đạt
BM Kinh tế quốc tế
1
BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU VỀ 
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
• Mục đích, đối tượng, phạm vi môn học
• Tài liệu tham khảo
• Phương pháp đánh giá
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ 
QUỐC TẾ
3
Ths. Nguyễn Duy Đạt - ĐHTM 2
Khái niệm về đầu tư và đầu tư quốc tế
• Khái niệm về đầu tư: Đầu tư là việc sử dụng một lượng tài sản nhất định 
như vốn, công nghệ, đất đai,vào một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm tạo 
ra một hoặc nhiều sản phẩm cho xã hội để thu lợi nhuận
• Khái niệm về đầu tư quốc tế: Qũy Tiền tệ quốc tế IMF đưa ra định nghĩa về 
đầu tư quốc tế là “đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một 
nước khác (nước nhận đầu tư), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang 
hoạt động (nước đi đầu tư) với mục đích quản lý có hiệu quả doanh 
nghiệp”. 
• Theo Hiệp hội Luật quốc tế (1996) “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn 
từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở 
đó xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ”. 
4
Khái niệm đầu tư quốc tế
• Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung tất cả các khái niệm đều thống nhất 
rằng Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển các loại tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý 
từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận trên phạm vi quốc tế. 
Trong đó, nước tiếp nhận đầu tư gọi là nước chủ nhà (host country); nước mang vốn đi đầu tư 
gọi là nước đầu tư hay nước xuất xứ (home country).
• Bản chất kinh tế là hoạt động di chuyển vốn nhằm mục tiêu sinh lợi
5
Đặc điểm của đầu tư quốc tế
• Có sự tham gia của chủ thể nước ngoài
• Chủ thể đầu tư: chính phủ, các tổ chức quốc tế, các công ty, 
các tập đoàn đa quốc gia
• Có sự di chuyển vốn qua biên giới
• Vốn: tiền tệ, tài sản...
• Nhằm tìm kiếm lợi nhuận vì vậy hàm chứa các rủi ro
6
Ths. Nguyễn Duy Đạt - ĐHTM 3
Phân loại đầu tư quốc tế
• Theo chủ thể đầu tư: Chính phủ, tư nhân,
• Theo phương thức quản lý đầu tư: trực tiếp, gián tiếp.
• Căn cứ vào chiến lược đầu tư của chủ đầu tư: Đầu tư mới-GI, 
mua lại & sát nhập-M & A;
• Căn cứ vào mục đích đầu tư: theo chiều ngang-HI và theo 
chiều dọc-VI
7
MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ: 
LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN CẬN BIÊN CỦA VỐN
• Năm 1960 Mac. Dougall đã đề xuất một mô hình lý thuyết, 
phát triển từ những lý thuyết chuẩn của Hescher Ohlin - 
Samuaelson về sự vận động vốn. 
• Ông cho rằng luồng vốn đầu tư sẽ chuyển từ nước lãi suất thấp 
sang nước có lãi suất cao cho đến khi đạt được trạng thái cân 
bằng (lãi suất hai nước bằng nhau). 
• Sau đầu tư, cả hai nước trên đều thu được lợi nhuận và làm 
cho sản lượng chung của thế giới tăng lên so với trước khi đầu 
tư.
8
MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ: 
LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN CẬN BIÊN CỦA VỐN
• Lý thuyết này được các nhà kinh tế thừa nhận những năm 
1950 dường như phù hợp với lý thuyết. 
• Nhưng sau đó, tình hình trở nên thiếu ổn định, tỷ suất đầu tư 
của Mỹ giảm đi đến mức thấp hơn tỷ suất trong nước, nhưng 
FDI của Mỹ ra nước ngoài vẫn tăng liên tục. 
• Mô hình trên không giải thích được hiện tượng vì sao một số 
nước đồng thời có dòng vốn chảy vào, có dòng vốn chảy ra; 
không đưa ra được sự giải thích đầy đủ về FDI. 
• Do vậy, lý thuyết lợi nhuận cận biên chỉ có thể được coi là 
bước khởi đầu hữu hiệu để nghiên cứu FDI.
9
Ths. Nguyễn Duy Đạt - ĐHTM 4
MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
VÒNG ĐỜI QUỐC TẾ CỦA SẢN PHẨM
• Lý thuyết này được S. Hirsch đưa ra trước tiên và sau đó được 
R. Vernon phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966. 
• Lý thuyết này lý giải cả đầu tư quốc tế lẫn thương mại quốc tế, 
coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản 
phẩm. Lý thuyết này cho thấy vai trò của các phát minh, sáng 
chế trong thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích 
quá trình quốc tế hoá sản xuất theo các giai đoạn nối tiếp nhau. 
10
MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ: 
VÒNG ĐỜI QUỐC TẾ CỦA SẢN PHẨM
• Hai ý tưởng làm căn cứ xuất phát của lý thuyết:
• Mỗi sản phẩm có một vòng đời, từ khi xuất hiện cho đến khi bị 
đào thải; vòng đời này dài hay ngắn tuỳ vào từng sản phẩm. 
• Các nước công nghiệp phát triển thường nắm giữ những công 
nghệ độc quyền do họ khống chế khâu nghiên cứu và triển 
khai và do có lợi thế về quy mô. 
11
MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ: 
VÒNG ĐỜI QUỐC TẾ CỦA SẢN PHẨM
• Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại 
nước phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác. Nhưng khi sản 
phẩm mới đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất 
bắt đầu được tiến hành ở các nước khác. Kết quả rất có thể là sản phẩm sau 
đó sẽ được xuất khẩu trở lại nước phát minh ra nó. Cụ thể vòng đời quốc tế 
của một sản phẩm gồm 3 giai đoạn : 
• Giai đoạn 1 : Sản phẩm mới xuất hiện cần thông tin phản hồi nhanh xem có 
thoả mãn nhu cầu khách hàng không và được bán ở trong nước cũng là để 
tối thiểu hoá chi phí. Xuất khẩu sản phẩm giai đoạn này không đáng kể. 
Ng ... ương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với 
người lao động, quyền lợi khác của người lao động;
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi 
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; 
- khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ;
- khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm 
không đủ thanh toán nợ.
- Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán đủ các 
khoản trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về chủ sở hữu doanh 
nghiệp.
- Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nêu trên thì từng đối 
tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương 
ứng với số nợ.
128
3.2.3. Môi trường kinh tế
• Môi trường kinh tế có thể hiểu là trạng thái của các yếu tố kinh tế
vĩ mô xác định sự lành mạnh, thịnh vượng của nền kinh tế, trong
đó tác động đến các doanh nghiệp và các ngành.
• Môi trường kinh tế gồm các yếu tố:
- Hệ thống kinh tế
- Chu kỳ của nền kinh tế
- Tăng trưởng của nền kinh tế
- Thất nghiệp và tiền lương
- Lạm phát, chi phí sản xuất và sinh hoạt
- Chính sách tài khóa và tiền tệ
- Cán cân thanh toán
129
Ths. Nguyễn Duy Đạt - ĐHTM 44
3.2.3. Môi trường kinh tế
• Hệ thống kinh tế là một cơ chế liên quan đến 
sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa và 
dịch vụ. Nó bao gồm các cấu trúc và các quá 
trình hướng dẫn phân phối các nguồn lực và 
hình thành nguyên tắc hoạt động kinh doanh 
trong một đất nước. Hệ thống chính trị và hệ 
thống kinh tế có liên quan chặt chẽ đến nhau. 
130
Hệ thống kinh tế
Kinh tế thị trường
Kinh tế tập trung
Kinh tế hỗn hợp
131
Kinh tế thị trường
• Kinh tế thị trường là một hệ thống trong đó các 
cá nhân chứ không phải là chính phủ sẽ quyết 
định các vấn đề kinh tế. Mọi người có quyền 
tự do lựa chọn làm việc gì, ở đâu, tiêu dùng 
hay tiết kiệm như thế nào và nên tiêu dùng bây 
giờ hay sau này.
132
Ths. Nguyễn Duy Đạt - ĐHTM 45
• “Sự thống trị của người tiêu dùng”, hay nói 
theo cách khác là ảnh hưởng của người tiêu 
dùng lên phân bố các nguồn lực thông qua nhu 
cầu với sản phẩm, chính là cơ sở nền tảng của 
nền kinh tế thị trường.
• Một nền kinh tế thị trường phụ thuộc rất ít vào 
những quy định của chính phủ. Điều này cũng 
dẫn đến những hạn chế nhất định
133
Kinh tế tập trung
• Một nền kinh tế tập trung là hệ thống kinh tế 
trong đó nhà nước sở hữu chi phối mọi nguồn 
lực. Có nghĩa là, nhà nước có quyền quyết 
định hàng hóa và dịch vụ nào được sản xuất, 
với một số lượng bao nhiêu, chất lượng như 
thế nào và giá cả ra sao.
134
• Những nền kinh tế tập trung có nhiều nhược 
điểm.
• Nền kinh tế tập trung có thể hoạt động tốt 
trong ngắn hạn, đặc biệt là trong quá trình tăng 
trưởng bởi nhà nước có khả năng di chuyển 
những nguồn lực chưa được khai thác hay khai 
thác chưa hiệu quả để tạo ra tăng trưởng.
135
Ths. Nguyễn Duy Đạt - ĐHTM 46
Kinh tế hỗn hợp
• Một nền kinh tế hỗn hợp là kinh tế mà hầu hết 
do thị trường quyết định, và hình thức sở hữu 
tư nhân là phổ biến hơn, nhưng vẫn có can 
thiệp của nhà nước vào các quyết định cá 
nhân.
• Hầu hết các nền kinh tế có thể được coi là kinh 
tế hỗn hợp, có nghĩa là rơi vào khoảng giữa 
của thang phân cực kinh- tế tu bản - kinh tế xã 
hội chủ nghĩa.
136
Một số chỉ số phân tích môi
trường kinh tế
• Tổng thu nhập quốc gia
Tổng thu nhập quốc gia (Gross National 
Income - GNI) là thu nhập tạo bởi tất cả các
hoạt động sản xuất trong nước và quốc tế của
các công ty một quốc gia. GNI là giá trị của
mọi hoạt động sản xuất của nền kinh tế nội địa
cộng với thu nhập ròng (như tiền thuê lợi
nhuận, thu nhập nhân công) từ nước ngoài
trong vòng 1 năm.
137
• Tổng sản phẩm nội địa (GDP): 
 GDP là tổng giá trị của mọi hàng hóa dịch vụ 
được sản xuất trong biên giới của một quốc gia 
trong vòng 1 năm, không phân biệt các chủ thể 
kinh tế nội địa hay nước ngoài. 
138
Ths. Nguyễn Duy Đạt - ĐHTM 47
• Tính toán các chỉ số trên đầu người: Cách phổ biến 
nhất là chia GNI cũng như nhiều chỉ báo kinh tế khác 
theo số người sống trong một quốc gia để tìm ra chỉ 
số GNI/GDP dựa trên đầu người. Chỉ số này và các 
chỉ số khác cho thấy hiệu năng của nền kinh tế trên cơ 
sở số người sống trong một nước. Ví du, 
Luxembourg, một nước có nền kinh tế nhỏ nhất thế 
giới, giá trị tuyệt đối GNI khá thấp, nhưng GNI trên 
đầu người lại cao nhất thế giới.
139
• Tỉ lệ thay đổi: các chỉ số như GNI, GDP, các 
chỉ số trên đầu người... cho chúng ta biết kết 
quả hoạt động trong năm của một quốc gia, 
nhưng không cho biết sự biến động của các chỉ 
số này. Việc nghiên cứu tình hình hiện tại và 
dự đoán hiệu quả kinh tế tương lại đòi hỏi xác 
định tỉ lệ của các thay đổi.
140
• Sức mua tương đương (Purchasing Power 
Parity - PPP): Các nhà quản lý khi so sánh 
giữa các thị trường thường chuyển đổi chỉ số 
GNI của nước ngoài về đồng tiền của nước họ. 
Về mặt tính toán, PPP là số đơn vị tiền tệ của 
một quốc gia cần thiết để mua cùng một khối 
lượng hàng hóa dịch vụ trong thị trường nội 
địa của một nước khác.
141
Ths. Nguyễn Duy Đạt - ĐHTM 48
• Mức độ phát triển con người Human 
development Index – HDI. Chỉ số phát triển 
con người bao gồm chi báo về sức mua thực 
tế, giáo dục và sức khỏe để có một thước đo 
toàn diện về phát triển kinh tế. Sử dụng chỉ số 
này kết hợp các chỉ báo kinh tế và xã hội sẽ 
cho phép nhà quản lý đánh giá, toàn diện hơn 
nữa sự phát triển dựa trên khả năng và cơ hội 
mà con người được hưởng.
142
Tác động của môi trường kinh tế
• Tác động của những biến động về kinh tế rất phong phú. Một 
số biến động tác động trực tiếp và rõ ràng với các môi trường 
kinh doanh, các doanh nghiệp hay các đối thủ của họ như 
khủng hoảng kinh tế. Một số khác lại gây ra những ảnh hưởng 
không rõ ràng lên hoạt động và kết quả cuối cùng của doanh 
nghiệp, như việc xuất hiện những liên kết kinh tế khu vực... 
Nắm được môi trường kinh tế của một đất nước sẽ giúp các 
nhà quản lý nhận biết được chính xác sự phát triển và các xu 
hướng kinh doanh đã và sẽ có thể ảnh hương như thế nào đến 
doanh nghiệp của họ.
143
3.2.4. Cơ sở hạ tầng và khả năng
tiếp cận các nguồn lực
• Cơ sở hạ tầng
• Tiếp cận đất đai
• Tiếp cận vốn
144
Ths. Nguyễn Duy Đạt - ĐHTM 49
3.2.4 Cơ sở hạ tầng
Cơ sử hạ tầng hay có thể gọi là công trình hạ tầng xã hội, bao gồm:
• Hạ tầng giao thông: Đường bộ, Đường sắt, Vận tải công cộng, 
Sân bay, Đường thủy, Đường đi bộ
• Hạ tầng kinh tế: hệ thống ngân hàng, cơ sở thương mại...
• Hạ tầng xã hội: y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, cây xanh, công 
viên,
• Hạ tầng công cộng: Đường điện, Đường cấp khí ga, Đường cấp 
nước, Đường thoát nước, Viễn thông, Cáp truyền hình
• Dịch vụ công cộng: Phòng cháy chữa cháy, Bệnh viện, Công an, 
Trường học
• Các công trình khác.
145
Tiếp cận đất đai
• Tiếp cận đất đai vẫn là rào cản lớn của các
doanh nghiệp
• Thị trường BĐS chưa phát triển
• Đăng ký BĐS vẫn còn nhiều thủ tục
• Giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khan
146
3.2.4 Tiếp cận vốn
• Tiếp cận vốn ảnh hưởng tới khả năng đầu tư của doanh 
nghiệp
• Tại VN một tỷ lệ không cao các DN có khả năng tiếp cận 
vốn vay ngân hàng
• Các khó khăn cho vay vốn ngân hàng:
- Chi phí giao dịch (không chính thức) là một rào cản
- Thủ tục thế chấp và thủ tục vay vốn
- Tính minh bạch, năng lực giải trình của doanh nghiệp
• Thị trường tài chính hạ chế
147
Ths. Nguyễn Duy Đạt - ĐHTM 50
Chương 4: Chính sách về đầu tư quốc tế
Tài liệu tham khảo:
• Đề cương bài giảng Đầu tư quốc tế
• Giáo trình đầu tư quốc tế - Vũ chí lộc –
Chương 6
148
Chương 4: Chính sách về đầu tư quốc tế
• 4.1 Chính sách về đầu tư quốc tế của các quốc 
gia.
• 4.2 Các hiệp định đầu tư quốc tế
• 4.3 Tự do hoá đầu tư và các khu vực đầu tư tự 
do.
149
4.1 Chính sách về đầu tư quốc tế của 
các quốc gia
• 4.1.1 Mục tiêu của chính sách đầu tư quốc tế
• 4.1.2 Các yêu cầu đối với chính sách đầu tư
quốc tế
• 4.1.3 Các nội dung cơ bản của chính sách Đầu
tư quốc tế
150
Ths. Nguyễn Duy Đạt - ĐHTM 51
4.1.1 Mục tiêu của chính sách đầu tư 
quốc tế của nước tiếp nhận vốn
• Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
• Tận dụng tối đa lợi ích do đầu tư nước ngoài mang 
lại.
• Hạn chế những bất lợi từ các hoạt động đầu tư quốc 
tế.
151
152
4.1.2. Các yêu cầu đối với chính sách đầu 
tư quốc tế
• Cân bằng lợi ích quốc gia
• Phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.
• Chính sách phải ổn định, không thay đổi đột ngột
• Các chính sách phải nhất quản, không mâu thuẫn.
• Các văn bản phải minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ áp
dụng.
153
Ths. Nguyễn Duy Đạt - ĐHTM 52
4.1.3. Các nội dung cơ bản của 
chính sách đầu tư quốc tế
• Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
• Các chính sách tăng cường lợi ích do đầu tư 
nước ngoài mang lại.
• Các chính sách nhằm hạn chế tiêu cực từ các 
hoạt động đầu tư quốc tế.
154
Các chính sách thu hút đầu tư
nước ngoài
• Quy định bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài: cam kết không quốc
hữu hóa, bảo đảm chuyển tiền, 
• Giảm rào cản: loại bỏ hạn chế cấp phép, hạn chế hoạt động.
• Quyền tự do kinh doanh và tiếp cận các nguồn lực: nguyên tắc
không phân biệt đối xử.
• Cải thiện tổng quan về môi trường cho mọi loại hình đầu tư (cả
trong nước và nước ngoài) bằng các biện pháp như tăng cường
cơ sở hạ tầng, giảm nạn quan liêu và cải thiện chất lượng
nguồn lao động.
• Giới thiệu những chính sách và biện pháp khuyến khích cụ thể
nhằm thu hút FDI, ví dụ như khu chế xuất, đào tạo công nhân, 
bảo hộ nhập khẩu hoặc những ưu đãi về thuế.
• Xúc tiến thu hút đầu tư.
155
Các chính sách tăng cường lợi ích do 
đầu tư quốc tế mang lại
• Các biện pháp bắt buộc đối với các MNC: giới 
hạn nắm giữ cổ phần hoặc chuyển lợi nhuận về 
nước, quy định tỷ lệ nội địa hóa, sử dụng lao 
động địa phương
• Các biện pháp khuyến khích với các MNCs 
đầu tư vào những lĩnh vực liên quan: gắn với 
các yêu cầu đầu tư
156
Ths. Nguyễn Duy Đạt - ĐHTM 53
Các chính sách hạn chế tiêu
cực do đầu tư quốc tế
• Chính sách cạnh tranh: VD ngành dịch vụ phân phối: Một hạn 
chế chung trong hoạt động của các hình thức hiện diện thương 
mại này là họ chỉ được phép cung cấp dịch vụ bán lẻ thông 
qua việc lập cơ sở bán lẻ (cửa hàng, siêu thị...). Tuy nhiên, các 
doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tự 
động mở một địa điểm bán lẻ, việc thành lập các cơ sở bán lẻ 
(ngoài cơ sở thứ nhất) phải được cơ quan có thẩm quyền cho 
phép. Việc lập cơ sở bán buôn không phải chịu hạn chế này
• Chính sách quản lý môi trường
• Các quy định về lao động
157
4.2. Hiệp định đầu tư quốc tế
• 4.2.1 Bản chất và mục đích của các hiệp định đầu tư
• 4.2.2 Phân loại hiệp định đầu tư quốc tế 
• 4.2.3 Khung chính sách cho các hiệp định đầu tư quốc tế
158
4.2.1 Bản chất và mục đích hiệp định 
đầu tư quốc tế
• Hiệp định đầu tư quốc tế (IIAs – International Investment 
Agreements): là thỏa thuận giữa các nước đề cập tới các vấn
đề liên quan tới đầu tư quốc tế nhằm điều chỉnh các hoạt động
này (trong đó về có bản là FDI) và các quy định được các bên
thiết lập có ảnh hưởng tới nhà đầu tư khi đầu tư vào một quốc
gia.
• IIAs thường tập trung vào các nội dung như đãi ngộ, xúc tiến
và bảo hộ đầu tư quốc tế, giải quyết tranh chấp, các quy định
thâm nhập và hoạt động.
• Mục đích nhằm giảm bớt các khác biệt và rào cản đối với hoạt
động đầu tư, thúc đẩy dòng vốn đầu tư.
159
Ths. Nguyễn Duy Đạt - ĐHTM 54
4.2.2 Phân loại hiệp định đầu tư quốc 
tế 
• Hiệp định đầu tư đa phương: Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư 
liên quan đến Thương mại - TRIMS, quy định về các biện pháp 
đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm áp dụng.
Danh mục minh họa các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm áp dụng.docx
• Hiệp định đầu tư khu vực: ASEAN Comprehensive Investment 
Agreement (ACIA); EU; APEC, NAFTA; MECOSUR.
• Hiệp định đầu tư song phương
• Các thỏa thuận quốc tế khác có liên quan tới đầu tư:
- Các thỏa thuận khác có liên quan tới đầu tư như tránh đánh thuế 
hai lần
- Các thỏa thuận rộng bao hàm cả đầu tư
- Các thỏa thuận đa phương khác có liên quan tới đầu tư (GATS)
160
4.2.3 Khung chính sách cho các hiệp 
định đầu tư quốc tế
• Tạo ra khung pháp lý hoàn thiện hơn cho các hoạt động đầu tư
từ đó tăng thu hút đầu tư
• Giảm bớt các yếu tố rủi ro
• Tăng niềm tin của các nhà đầu tư
• Hỗ trợ các nhà đầu tư
161
TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ VÀ CÁC 
KHU VỰC ĐẦU TƯ TỰ DO
• 4.3.1. Khái niệm và nội dung tự do hoá đầu tư
• 4.3.2 Xu hướng tự do hoá đầu tư
• 4.3.3 Một số khu vực đầu tư tự do
162
Ths. Nguyễn Duy Đạt - ĐHTM 55
Chương 5. Các TNC trong 
hoạt động đầu tư quốc tế
5.1 Tổng quan về TNC
5.1.1 Khái niệm
Công ty đa quốc gia Công ty xuyên quốc gia: là khái niệm 
để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai 
quốc gia, hoạt động theo một hệ thống, có định hướng chiến lược 
phát triển chung. Công ty đa quốc gia và Công ty xuyên quốc gia 
được hiểu tương đương nhau.
163
5.2 Chiến lược hoạt động của TNC
5.2.1. Chiến lược đa thị trường nội địa
5.2.2 Các chiến lược khu vực
5.2.3 Các chiến lược toàn cầu
164
5.3 Hoạt động M&A của các TNC trong 
đầu tư quốc tế
5.3.1 Tổng quan về M&A
M&A, được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh: Mergers and 
Acquisitions. Đây là thuật ngữ để chỉ sự Mua bán hay Sáp nhập 
giữa hai hay nhiều công ty với nhau. Sáp nhập được hiểu là việc 
kết hợp giữa hai hay nhiều công ty và cho ra đời một pháp nhân 
mới. Ngược lại, Mua bán được hiểu là việc một công ty mua lại 
hoặc thôn tính một công ty khác và không làm ra đời một pháp 
nhân mới.
Những công ty lớn sẽ mua lại các công ty nhỏ và yếu hơn, 
nhằm tạo nên một công ty mới có sức cạnh tranh hơn và giảm 
thiểu chi phí. Các công ty sau khi M&A sẽ có cơ hội mở rộng thị 
phần và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. 
165
Ths. Nguyễn Duy Đạt - ĐHTM 56
5.3.2 Các phương pháp tiến hành M&A
- Xét về kênh giao dịch: Mua bán & Sáp nhập 
(M&A) có thể tồn tại ở các kênh như: Phát 
hành đại chúng lần đầu (IPO), Phát hành riêng 
lẻ cho đối tác chiến lược, hợp tác đầu tư với 
đối tác chiến lược, chuyển nhượng dự ánvv.
- Xét về đối tượng giao dịch: M&A có thể 
chia cơ bản thành 2 hình thức là mua tài sản và 
giao dịch mua cổ phiếu.
166
5.3.2 Các phương pháp tiến hành M&A
• Mua cổ phiếu: thông qua việc tham gia mua cổ phần khi công 
ty tăng vốn điều lệ hoặc đấu giá phát hành cổ phiếu ra công 
chúng. 
• Mua gom cổ phiếu: để giành quyền sở hữu và chi phối cũng là 
một chiến lược được nhiều công ty thực hiện
• Hoán đổi/chuyển đổi cổ phiếu (stock swap): thường diễn ra 
đối với những công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau như 
trong cùng một tập đoàn. 
• Mua lại một phần doanh nghiệp hoặc tài sản doanh nghiệp
• Mua lại một dự án bất động sản
• Mua nợ: cũng là một phương thức tiến hành M&A gián tiếp. 
167
5.3.3 Các phương pháp định giá trong
M&A
• Phương pháp giá trị tài sản thuần
• Phương pháp chiết khấu dòng tiền
• Phương pháp Goodwill
• Phương pháp P/E
168

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dau_tu_quoc_te_nguyen_duy_dat.pdf