Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 4: Trình bày bản đồ địa chính

Trên tờ bản đồ địa chính, nội dung của bản đồ được thể hiện bằng các ký hiệu quy ước và các ghi chú

theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính.

Bộ ký hiệu này được thống nhất sử dụng chung cho tất cả các loại bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa

chính và bản trích đo địa chính tỷ lệ: 1:200; 1:500;1:1000; 1:5 000; 1:10 000

Các kí hiệu được thiết kế phù hợp với từng loại tỷ lệ bản đồ và phù hợp với yêu cầu sử dụng bản đồ địa chính

Các kí hiệu phải đảm bảo tính trực quan, dễ đọc, không lẫn lộn, trùng lặp giữa ký hiệu nàyvới các ký hiệu khác.

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 4: Trình bày bản đồ địa chính trang 1

Trang 1

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 4: Trình bày bản đồ địa chính trang 2

Trang 2

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 4: Trình bày bản đồ địa chính trang 3

Trang 3

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 4: Trình bày bản đồ địa chính trang 4

Trang 4

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 4: Trình bày bản đồ địa chính trang 5

Trang 5

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 4: Trình bày bản đồ địa chính trang 6

Trang 6

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 4: Trình bày bản đồ địa chính trang 7

Trang 7

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 4: Trình bày bản đồ địa chính trang 8

Trang 8

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 4: Trình bày bản đồ địa chính trang 9

Trang 9

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 4: Trình bày bản đồ địa chính trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 36 trang Trúc Khang 06/01/2024 5820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 4: Trình bày bản đồ địa chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 4: Trình bày bản đồ địa chính

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 4: Trình bày bản đồ địa chính
Chương 4
TRÌNH BÀY BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
4.1 Ký hiệu của bản đồ địa chính
Trên tờ bản đồ địa chính, nội dung của bản đồ
được thể hiện bằng các ký hiệu quy ước và các ghi chú
theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính.
Bộ ký hiệu này được thống nhất sử dụng chung
cho tất cả các loại bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa
chính và bản trích đo địa chính tỷ lệ: 1:200; 1:500;1:1
000; 1:5 000; 1:10 000
Các kí hiệu được thiết kế phù hợp với từng
loại tỷ lệ bản đồ và phù hợp với yêu cầu sử
dụng bản đồ địa chính
Các kí hiệu phải đảm bảo tính trực quan, dễ
đọc, không lẫn lộn, trùng lặp giữa ký hiệu này
với các ký hiệu khác.
1. Phân loại kí hiệu của bản đồ địa chính
- Kí hiệu vẽ theo tỷ lệ
Các đối tượng được thể hiện phải vẽ đúng kích
thước, thu theo tỷ lệ bản đồ thành lập
Các ký hiệu loại này cần thể hiện rõ vị trí, diện
tích, các điểm đặc trưng và tính chất của đối tượng
cần biểu diễn.
- Kí hiệu không vẽ theo tỷ lệ: là ký hiệu vẽ quy
ước, không theo đúng tỷ lệ kích thước của địa vật,
các ký hiệu này dùng trong trường hợp địa vật không
vẽ được theo tỷ lệ bản đồ và một số trường hợp địa
vật vẽ được theo tỷ lệ nhưng cần sử dụng thêm ký
hiệu quy ước đặt vào vị trí quy định để tăng thêm khả
năng đọc, khả năng định hướng của bản đồ.
- Kí hiệu theo nửa tỷ lệ
Các ký hiệu này dùng để thể hiện các đối tượng
có thể biểu diễn kích thước thực một chiều theo tỷ lệ
bản đồ, chiều còn lại sử dụng kích thước quy ước.
- Ghi chú
Các ghi chú được chia làm hai nhóm:
Ghi chú tên riêng dùng để chỉ các đơn vị hành
chính, tên các cụm dân cư, tên sông, tên núi, tên các
địa danh
Ghi chú để giải thích các đối tượng
2. Vị trí các ký hiệu
- Ký hiệu vẽ theo tỷ lệ:
Phải thể hiện chính xác vị trí các điểm đặc trưng
trên đường biên của nó (khi xác định chính xác toàn
bộ đường biên thì vị trí của ký hiệu vẽ theo tỷ lệ đã
được xác định)
- Ký hiệu không theo tỷ lệ:
+ Các ký hiệu có dạng hình học đơn giản như hình
tròn, hình vuông, tam giác  thì tâm ký hiệu chính là
tâm của địa vật;
+ Ký hiệu dạng đường nét thì trục của ký hiệu
trùng với trục của địa vật;
+ Ký hiệu tượng trưng có đường đáy nằm
ngang thì tâm ký hiệu được đặt chính giữa đường
đáy
- Các kiểu chữ trình bày trên bản đồ địa chính
được chọn dựa trên bộ font chữ Vnfontdc.rsc
được thiết kế trong phần mềm Famis. Kiểu và cỡ
chữ ghi chú trên bản đồ phải tuân theo mẫu chữ
quy định trong tập ký hiệu
Các chữ, số ghi chú bản đồ đều bố trí song
song với khung Nam của bản đồ trừ các ghi chú
phải bố trí theo hướng địa vật hình tuyến như
đường giao thông, kênh, mương, sông, ngòi, ghi
chú bình độ hay các ghi chú thửa hẹp phải kéo dài
theo thửa .v.v...
Khi bố trí ghi chú theo hướng địa vật phải cố
gắng để đầu các ghi chú hướng lên phía trên,
không quay ngược xuống dưới khung Nam bản
đồ.
Các điểm khống chế đo vẽ phải được thể hiện lên
bản đồ bằng tọa độ, với độ chính xác cao theo quy
định của quy phạm, không được xê dịch và phải được
ưu tiên trong quá trình biên tập bản đồ địa chính. Giao
điểm lưới tọa độ và góc khung bản đồ cũng được đưa
lên bản đồ bằng tọa độ.
Nhìn chung các yếu tố nội dung của bản đồ địa
chính có thể vẽ được theo tỷ lệ và đúng vị trí. Riêng
đối với các tỷ lệ 1: 2000, 1:5000, 1:10000 có một số
đối tượng phải thể hiện bằng ký hiệu vẽ nửa theo tỷ lệ
hoặc không theo tỷ lệ
3. Màu sắc các ký hiệu bản đồ
- Bản đồ địa chính thể hiện bằng 3 màu: đen,
ve đậm, nâu.
- Các màu để thể hiện bản đồ địa chính phải rõ
ràng, đủ độ đậm cần thiết để có thể photocopy,
phiên bản hay chụp ảnh khi cần trong quá trình sử
dụng bản đồ.
4. Ký hiệu bản đồ
a. Điểm khống chế đo đạc
Các điểm khống chế đo đạc phải được thể hiện
đầy đủ trên bản đồ bằng tọa độ sử dụng ký hiệu quy
định. Tâm của các ký hiệu phải tương ứng với toạ độ
thực của điểm và phù hợp với vị trí của chúng trên
thực địa.
Điểm thiên văn: là các điểm toạ độ Nhà nước có
đo thiên văn hoặc xác định toạ độ bằng thiên văn.
Điểm tọa độ Nhà nước, điểm địa chính cơ sở:
là những điểm khống chế hạng I, II, III được đo và xác
định toạ độ bằng các phương pháp đường chuyền,
tam giác hoặc GPS.
Điểm tọa độ địa chính: là các điểm tọa độ
được xây dựng nhằm chêm dày lưới khống chế đo
đạc trên cơ sở các điểm tọa độ Nhà nước và điểm
địa chính cơ sở phục vụ cho đo vẽ chi tiết.
Điểm độ cao Nhà nước: là những điểm gốc
độ cao nằm trong mạng lưới độ cao Quốc gia xác
định bằng các phương pháp thủy chuẩn hình học
hạng I, II, III, IV.
Điểm độ cao kỹ thuật, điểm trạm đo, điểm
kinh vĩ 1, 2 có chôn mốc cố định: là những điểm
khống chế được tăng dày thêm để đo vẽ, bổ sung
chi tiết nội dung bản đồ. Những điểm này chỉ biểu
thị trong trường hợp có chôn mốc cố định bằng bê
tông có dấu mốc ngoài thực địa, không biểu thị các
điểm chỉ là cọc dấu, đóng đinh hoặc đánh dấu
sơn.
Giao điểm lưới tọa độ: là các giao điểm lưới
toạ độ phẳng trên bản đồ. Chúng được thể hiện
bằng các dấu chữ thập có kích thước theo quy
định của ký hiệu cách nhau 10cm giúp dễ dàng
xác định toạ độ các đối tượng trên 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ban_do_dia_chinh_chuong_4_trinh_bay_ban_do_dia_chi.pdf