Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ địa chính

Hệ thống các điểm cơ sở về tọa độ và độ cao phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính bao gồm:

1. Lưới tọa độ và độ cao Nhà nước các hạng

2. Lưới tọa độ địa chính cơ sở (tương đương tọa độ điểm hạng III nhà nước)

3. Lưới tọa độ địa chính cấp 1, 2 và lưới thủy chuẩn kỹ thuật.

4. Lưới khống chế đo vẽ

Trường hợp mật độ các điểm khống chế nhà nước chưa đủ ta phải tiến hành xây dựng điểm địa chính cơ

sở từ các điểm hạng I, II hoặc tiến hành đo GPS

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ địa chính trang 1

Trang 1

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ địa chính trang 2

Trang 2

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ địa chính trang 3

Trang 3

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ địa chính trang 4

Trang 4

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ địa chính trang 5

Trang 5

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ địa chính trang 6

Trang 6

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ địa chính trang 7

Trang 7

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ địa chính trang 8

Trang 8

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ địa chính trang 9

Trang 9

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ địa chính trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 31 trang Trúc Khang 06/01/2024 8280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ địa chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ địa chính

Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
2.1 Lưới khống chế tọa độ và độ cao
Hệ thống các điểm cơ sở về tọa độ và độ cao
phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính bao gồm:
1. Lưới tọa độ và độ cao Nhà nước các hạng
2. Lưới tọa độ địa chính cơ sở (tương đương tọa
độ điểm hạng III nhà nước)
3. Lưới tọa độ địa chính cấp 1, 2 và lưới thủy
chuẩn kỹ thuật.
4. Lưới khống chế đo vẽ
Trường hợp mật độ các điểm khống chế nhà nước
chưa đủ ta phải tiến hành xây dựng điểm địa chính cơ
sở từ các điểm hạng I, II hoặc tiến hành đo GPS
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Mật độ các điểm toạ độ các hạng I, II, III, IV, điểm
địa chính cơ sở (gọi chung là điểm toạ độ Nhà nước)
phục vụ cho xây dựng lưới địa chính, lưới khống chế
đo vẽ, lưới khống chế ảnh khi đo vẽ bản đồ địa chính
được xác định dựa trên yêu cầu về quản lý đất đai,
mức độ phức tạp, khó khăn trong đo vẽ bản đồ, phụ
thuộc vào tỷ lệ bản đồ và công nghệ thành lập bản đồ
địa chính.
Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:5000 - 1:10000 trên diện
tích từ 20 - 30 km2 có tối thiểu một điểm toạ độ Nhà
nước.
Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:200 - 1:2000 trên diện tích
từ 10 - 15 km2 có tối thiểu một điểm toạ độ Nhà nước.
Riêng ở khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu có
cấu trúc xây dựng dạng đô thị, khu đất có giá trị kinh
tế cao, trên diện tích trung bình 5 - 10 km2 có tối thiểu
một điểm toạ độ Nhà nước.
Để đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp sử
dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ ở thực địa
trên diện tích 20 đến 30 km2 có một điểm toạ độ Nhà
nước (không phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ).
Lưới toạ độ Nhà nước hiÖn nay đã phủ trùm toàn
quốc với mật độ điểm trung bình từ 10 - 20 km2 có
một điểm. Mật độ này đảm bảo để phục vụ công tác
đo đạc địa chính.
Mật độ các điểm toạ độ Nhà nước, điểm địa chính
phục vụ cho đo vẽ bản đồ địa chính được quy định
như sau:
1. Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp
đo vẽ trực tiếp ở thực địa
Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:5000 - 1:10000, trên diện
tích khoảng 5 km2 có một điểm từ địa chính trở lên.
Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:500 - 1: 2000, trên diện
tích từ 1 đến 1,5 km2 có một điểm từ địa chính trở lên.
Để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, bản đồ địa
chính ở khu công nghiệp, khu có cấu trúc xây dựng
dạng đô thị, khu đất có giá trị kinh tế cao, khu đất ở đô
thị có diện tích các thửa nhỏ, đan xen nhau, trên diện
tích trung bình 0,3km2 (30 ha) có một điểm từ địa
chính trở lên.
Quy định trên áp dụng cho cả trường hợp có trích
đo khu dân cư hoặc trích đo các thửa, các cụm thửa ở
tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ cơ bản của khu vực.
Trường hợp đặc biệt, khi đo vẽ lập bản đồ địa
chính mà diện tích nhỏ hơn 30 ha đến trên 5 ha, mật
độ từ điểm địa chính trở lên tối thiểu để phục vụ đo vẽ
là 2 điểm
2.2 Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được thành lập theo các tỷ lệ
1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000,
1:25000
Việc lựa chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phải dựa vào
các yếu tố sau:
- Mật độ thửa đất trên một ha: Mật độ thửa càng
dày thì thành lập bản đồ địa chính ở tỷ lệ càng lớn.
- Loại đất khi thành lập bản đồ địa chính: đất nông
,lâm nghiệp thì thành lập bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn đất ở
nông thôn, ở đô thị.
- Khu vực đo vẽ: Do điều kiện tự nhiên, tập quán
sử dụng đất khác nhau, đất nông nghiệp ở Nam Bộ
thường thành lập bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn đất nông
nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Yêu cầu độ chính xác bản đồ là yếu tố quan
trọng nhất để lựa chọn tỷ lệ bản đồ cần thành lập
- Yếu tố kinh tế kỹ thuật của phương án
Cụ thể, tỷ lệ cơ bản đo vẽ bản đồ địa chính 
quy định như sau:
1. Khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi
trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác: tỷ
lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000 và 1:5000. Đối với khu vực
đất sản xuất nông nghiệp mà phần lớn các thửa đất
nhỏ, hẹp hoặc khu vực đất nông nghiệp xen kẽ trong
khu vực đất đô thị, trong khu vực đất ở chọn tỷ lệ đo
vẽ bản đồ là 1:1000 hoặc 1:500 và phải được quy
định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình;
2. Khu vực đất phi nông nghiệp mà chủ yếu 
là đất ở và đất chuyên dùng
a) Các thành phố lớn, các khu vực có các thửa đất
nhỏ hẹp, xây dựng chưa theo quy hoạch, khu vực giá
trị kinh tế sử dụng đất cao tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:200
hoặc 1:500.
b) Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, các khu dân
cư có ý nghĩa kinh tế, văn hoá quan trọng tỷ lệ đo vẽ
cơ bản là 1:500 hoặc 1:1000.
c) Các khu dân cư nông thôn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là
1:1000 hoặc 1:2000.
3. Khu vực đất lâm nghiệp, đất trồng cây công
nghiệp tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:5000 hoặc 1:10000.
4. Khu vực đất chưa sử dụng: thường nằm xen kẽ
giữa các loại đất trên nên được đo vẽ và biểu thị trên
bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ. Khu vực đất đồi,
núi, khu duyên hải có diện tích đất chưa sử dụng lớn
tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:10000.
5. Khu vực đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín
ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông, suối,
đất có mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp:
thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nên được
đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ
lệ cho toàn khu vực.
M

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ban_do_dia_chinh_chuong_2_co_so_toan_hoc_cua_ban_d.pdf