Bài giảng Atlas Sự phát triển noãn nang. Sinh tổng họp steroid sinh dục - Âu Nhựt Luân
Vào tuần lễ thứ 3 của thời kỳ phôi thai, các tế bào sinh dục nguyên thủy (primordial
germ cell) (mũi tên xanh) có nguồn gốc từ túi noãn hoàng (yolk-sac) sẽ bắt đầu quá
trình di trú đến ụ sinh dục
Từ túi noãn hoàng, các tế bào sinh dục nguyên thủy sẽ di chuyển dọc theo mạc treo
ruột (hindgut) (mũi tên đỏ) để đến ụ sinh dục (mũi tên nâu) và trú đóng ở đó Khi đến ụ sinh dục, các tế bào sinh dục nguyên thủy sẽ phân chia nguyên nhiễm để
gia tăng số lượng đạt đủ 5x106 (mũi tên xanh), lúc thai khoảng 8 tuần tuổi
Các tế bào của phúc mạc nguyên thủy (common epithelium) (mũi tên đỏ) sẽ phát
triển dầy lên và bao bọc các tế bào sinh dục nguyên thủy. Đây là tiền thân của tế
bào hạt sau này
Các tế bào của trung mô sẽ tạo thành các lưỡi trung mô gọi là dây giới bào (sex
cord) (mũi tên nâu) tiến sâu vào khối tế bào vừa được hình thành, tách rẽ chúng
thành các phức bộ riêng biệt, mỗi phức bộ gồm một tế bào sinh dục nguyên thủy,
bọc bởi vài tế bào thượng mô chung tiền thân của tế bào hạt và ngoài cùng là các tế
bào của sex cord, tiền thân của tế bào vỏ Vào thời điểm thai được 8 tuần tuổi, 5x106 tế bào sinh dục nguyên thủy đồng loạt
ngưng phân chia nguyên nhiễm (mũi tên xanh). Sự ngưng này là vĩnh viễn
Các tế bào sinh dục nguyên thủy bắt đầu tiến trình phân chia giảm nhiễm ở thời
điểm chúng ngừng phân chia nguyên nhiễm (mũi tên đỏ)
Phân chia giảm nhiễm cũng gián đoạn đột ngột và đồng bộ ở tiền kỳ của phân bào I
giảm nhiễm vào tuần 24th của thai kỳ (mũi tên nâu)
Noãn bào chỉ tiếp tục trở lại tiến trình phân bào giảm nhiễm kể từ sau khi dậy thì,
tại các noãn nang được chiêu mộ (mũi tên xanh lá)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Atlas Sự phát triển noãn nang. Sinh tổng họp steroid sinh dục - Âu Nhựt Luân
Bài Team-Based Learning 4-1: Buồng trứng, noãn bào, phôi và thai Âu Nhựt Luân Đỗ Thị Ngọc Mỹ Vào tuần lễ thứ 3 của thời kỳ phôi thai, các tế bào sinh dục nguyên thủy (primordial germ cell) (mũi tên xanh) có nguồn gốc từ túi noãn hoàng (yolk-sac) sẽ bắt đầu quá trình di trú đến ụ sinh dục Từ túi noãn hoàng, các tế bào sinh dục nguyên thủy sẽ di chuyển dọc theo mạc treo ruột (hindgut) (mũi tên đỏ) để đến ụ sinh dục (mũi tên nâu) và trú đóng ở đó Khi đến ụ sinh dục, các tế bào sinh dục nguyên thủy sẽ phân chia nguyên nhiễm để gia tăng số lượng đạt đủ 5x106 (mũi tên xanh), lúc thai khoảng 8 tuần tuổi Các tế bào của phúc mạc nguyên thủy (common epithelium) (mũi tên đỏ) sẽ phát triển dầy lên và bao bọc các tế bào sinh dục nguyên thủy. Đây là tiền thân của tế bào hạt sau này Các tế bào của trung mô sẽ tạo thành các lưỡi trung mô gọi là dây giới bào (sex cord) (mũi tên nâu) tiến sâu vào khối tế bào vừa được hình thành, tách rẽ chúng thành các phức bộ riêng biệt, mỗi phức bộ gồm một tế bào sinh dục nguyên thủy, bọc bởi vài tế bào thượng mô chung tiền thân của tế bào hạt và ngoài cùng là các tế bào của sex cord, tiền thân của tế bào vỏ Vào thời điểm thai được 8 tuần tuổi, 5x106 tế bào sinh dục nguyên thủy đồng loạt ngưng phân chia nguyên nhiễm (mũi tên xanh). Sự ngưng này là vĩnh viễn Các tế bào sinh dục nguyên thủy bắt đầu tiến trình phân chia giảm nhiễm ở thời điểm chúng ngừng phân chia nguyên nhiễm (mũi tên đỏ) Phân chia giảm nhiễm cũng gián đoạn đột ngột và đồng bộ ở tiền kỳ của phân bào I giảm nhiễm vào tuần 24th của thai kỳ (mũi tên nâu) Noãn bào chỉ tiếp tục trở lại tiến trình phân bào giảm nhiễm kể từ sau khi dậy thì, tại các noãn nang được chiêu mộ (mũi tên xanh lá) Ngưng gián phân lúc 8 tuần Vào giảm phân I lúc 8 tuần Ngưng giảm phân I lúc 24 tuần Tái tục giảm phân I sau dậy thì Trên buồng trứng của bé gái sơ sinh, có khoảng hơn 1x106 phức bộ noãn nguyên thủy (primordial follicles) (hình trái) Mỗi phức bộ được cấu tạo bằng ◦ Một tế bào sinh dục nguyên thủy (mũi tên xanh) ◦ Bọc bởi vài tế bào hạt (mũi tên đỏ) ◦ Ngoài cùng là các tế bào vỏ (mũi tên nâu) Kể từ sau khi đứa bé gái dậy thì, định kỳ một lần mỗi khoảng 30 ngày, ước chừng có 102 noãn nguyên thủy sẽ được chiêu mộ vào chu kỳ buồng trứng (mũi tên) Hiện tượng chiêu mộ chỉ chịu tác dụng của các yếu tố nội tiết lân cận (paracrine) hay tự thân (autocrine), mà không chịu tác động của các hormone lưu hành trong máu ngoại vi Các phức bộ noãn nguyên thủy (mũi tên xanh) được chiêu mộ tiếp tục trở lại tiến trình giảm phân đã bị đình trệ trước đó để chuẩn bị cho việc tạo giao tử (gamete) Trong 120 ngày, chúng lần lượt qua các giai đoạn nang noãn sơ cấp (primary follicle) (mũi tên đỏ), nang noãn thứ cấp sớm (early secondary follicle) (mũi tên nâu) Sau hơn 120 ngày, từ đoàn hệ hơn 102 nang noãn nguyên thủy khởi đầu, chỉ còn có 10 nang đến được giai đoạn nang noãn thứ cấp muộn (late secondary follicle) (mũi tên xanh lá) Hạ đồi là cơ quan cao nhất của trục hạ đồi-yên-buồng trứng. Hạ đồi chứa các nhân xám, trong đó có nhân cung (mũi tên xanh) Nhân cung định kỳ phóng thích các xung Gonadotropin Releasing Hormone (GnRH) vào hệ thống mạch cửa giữa hạ đồi và tuyến yên (mũi tên đỏ) Dưới ảnh hưởng của các xung GnRH, tuyến yên đáp ứng bằng cách chế tiết 2 hormone hướng sinh dục (gonadotropin) là Follicle Stimulating Hormone (FSH) và Luteinizing Hormone (LH). Tùy tần số của xung GnRH mà tuyến yên đáp ứng khác nhau, với ưu thế FSH hay với ưu thế LH (mũi tên nâu và hình phải). Tại các nang thứ cấp, trên bề mặt của tế bào vỏ có thụ thể với LH, và trên bề mặt của tế bào hạt có thụ thể với FSH (các thụ thể bắt màu nâu trên hình). Nhờ vậy, các tế bào này bắt giữ các gonadotropin, phân chia nguyên nhiễm tạo nên sự phát triển của các nang thứ cấp. Đồng thời các tế bào này còn tổng hợp các thụ thể với gonadotropin, làm cho chúng ngày càng nhạy với gonadotropin hơn Dưới tác dụng của LH, tế bào vỏ (mũi tên xanh) tổng hợp androstenedione từ cholesterol Androstenedione này được các tế bào hạt ở phía trong của noãn nang thơm hóa thành estrone (E1)và chuyển đổi thành estradiol (E2) sau đó (mũi tên đỏ) Androstenedione sản phẩm của tế bào vỏ sẽ được các tế bào hạt ở phía trong sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp estrogen (hình trái) Hoạt động của tế bào hạt được đảm bảo bởi FSH. Dưới tác động của FSH, tế bào hạt thực hiện quá trình sinh tổng hợp estrogen bằng cách thơm hóa androstenedione bằng cách dùng men thơm hóa aromatase P450 (vòng tròn xanh) Sản phẩm của quá trình thơm hóa là Estrone (E1), sẽ được biến chuyển thuận nghịch sang estradiol (E2), có hoạt tính nhiều lần mạnh hơn estrone. Estradiol là estrogen chủ lực trong hoạt động sinh sản của người nữ (hình chữ nhật đỏ) Mỗi nang thứ cấp có số lượng thụ thể với LH và FSH khác nhau (nhuộm màu nâu), nên khả năng bắt giữ gonadotropin và phát triển của các nang thứ cấp là không giống nhau (hình trái) Hiện tượng này tạo ra một sự không đồng bộ trong phát triển của các nang thứ cấp (hình phải). Một số ít nang thứ cấp nào sở hữu nhiều thụ thể với gonadotropin hơn sẽ bắt giữ gonadotropin dễ dàng hơn, phát triển tổng khối tế bào tùy hành tốt hơn và tự tổng hợp ra nhiều thụ thể với gonadotropin hơn, làm cho chúng càng có khả năng bắt giữ gonadotropin tốt hơn nữa Các nang thứ cấp phát triển làm nồng độ E2 tăng dần Sự tăng nồng độ E2 gây một phản hồi âm tính trên tuyến yên, ức chế tuyến yên sản xuất FSH Đây là phản hồi thứ nhất của estradiol. Nồng độ estradiol càng cao thì phản hồi càng mạnh, FSH càng xuống thấp. Nồng độ FSH giảm dần, và biến thiên theo chiều nghịch với sự tăng của estradiol Thiếu hụt FSH là hệ quả của phản hồi thứ nhất của E2 Trong bối cảnh của thiếu hụt FSH toàn thể, các nang noãn thứ cấp nào đã phát triển tốt hơn, có nhiều tế bào hạt hơn, do đó có nhiều thụ thể và khả năng bắt FSH tốt hơn sẽ thu gom dễ dàng các phân tử FSH hiếm hoi để tiếp tục phát triển (hình trái) Trong khi đó, với các nang thứ cấp còn lại, do chúng sở hữu rất ít tế bào hạt và rất ít thụ thể với FSH, nên chúng sẽ không thể cạnh tranh được về khả năng bắt giữ các phân tử FSH hiếm hoi còn lại. Chúng sẽ đi vào thoái triển (hình phải) Như vậy tình trạng thiếu hụt FSH, kết quả của phản hồi âm của estradiol, là sự chọn lọc noãn nang Cuối cùng, chỉ có một nang noãn tốt nhất, sở hữu nhiều tế bào tùy hành nhất, có nhiều thụ thể với gonadotropin nhất, sản xuất được nhiều estradiol nhất mới có cơ hội phát triển đến tận cùng, gọi là nang trưởng thành (nang de Graaf). Nang de Graaf được tạo thành bởi noãn bào và các tế bào tùy hành Noãn bào lúc này vẫn còn đang chậm chạp trong tiền kỳ của phân bào thứ nhất của phân bào giảm nhiễm (mũi tên xanh) Các tế bào hạt vẫn đang phân chia mãnh liệt theo cấp số nhân dưới ảnh hưởng của lượng FSH dồi dào mà nang de Graaf đã tước đoạt được từ máu ngoại vi (mũi tên đỏ) Các tế bào vỏ phát triển mạnh và chứa đầy các thụ thể với LH, cung cấp androgen cho tế bào hạt (mũi tên nâu) Tổng khối tế bào hạt dồi dào đảm bảo cho nang de Graaf tiếp tục sản xuất ra một khối lượng lớn estradiol, đẩy nồng độ estradiol lên cao, vượt một nồng độ ngưỡng, trong một thời gian đủ dài Nồng độ vượt ngưỡng trong thời gian dài này là minh chứng cho thấy nang noãn này là một nang tốt nhất, đáp ứng các điều kiện cho quá trình phóng noãn, thụ tinh, làm tổ và mang thai. Khi đó, E2 gây ra một phản hồi thứ nhì trên hạ đồi-yên. Đây là một phản hồi dương Khi đó, tuyến yên đáp ứng bằng cách phóng thích một lượng lớn LH, trong một thời gian rất ngắn, tạo một đỉnh cao LH (và của cả FSH) trong máu ngoại vi Dưới ảnh hưởng của đỉnh LH, noãn bào nhanh chóng hoàn meiosis I, ngay sau đó đi vào meiosis II. 36 giờ sau khi xuất hiện đỉnh LH, noãn bào đã đi đến metaphase của meiosis II. Phân bào giảm nhiễm sẽ dừng lại ở kỳ này, cho đến khi nó được một tinh trùng xâm nhập (hình trái) Sau đỉnh LH, mitosis tại các tế bào hạt sẽ dừng lại. Các tế bào hạt ở quanh nang noãn sẽ tách khỏi các tế bào hạt còn lại, và cùng với noãn bào tạo ra một cấu trúc sẵn sàng rời khỏi buồng trứng: cumulus oophora (hình giữa) Bề mặt buồng trứng nơi có nang noãn cũng mỏng dần, cuối cùng, nang noãn bị vỡ và phóng thích cumulus oophora (hình phải) Sau khi đã vỡ và phóng thích cumulus oophora, phần còn lại của noãn nang co cụm lại. Các mạch máu xâm nhập vào các tế bào bên trong của cấu trúc nang noãn trước đây, cung cấp cholesterol cho chúng và biến chúng thành một cấu trúc mới có màu vàng của cholesterol, gọi là hoàng thể (corpus luteum) (mũi tên) Hoàng thể được tạo lập và được duy trì nhờ LH của tuyến yên. Về phương diện nội tiết, hoàng thể tiếp tục sản xuất estradiol, nhưng quan trọng nhất là một steroid sinh dục mới, đặc hữu của hoàng thể: progesterone (Δ-4 progesterone: P4) Dưới tác dụng của LH, các tế bào hoàng thể chế tiết estradiol và progesterone. Sản xuất steroid sinh dục của hoàng thể đạt đến đỉnh cao vào khoảng 7 ngày sau phóng noãn (mũi tên đỏ, hình trên) Nồng độ progesterone cao trong máu ngoại vi gây ra một phản hồi có tính ức chế lên các tầng trên của trục. Trên hạ đồi, progesterone làm giảm nhịp điệu của các xung GnRH. Do suy giảm kích thích, sản xuất LH của tuyến yên bị sút giảm (mũi tên đỏ, hình dưới) Do không còn được nuôi dưỡng bởi LH, hoàng thể sẽ dần dần đi vào thoái triển, để lại một sẹo trên buồng trứng, gọi là bạch thể (corpus albicans) Hoàng thể thoái triển không còn sản xuất steroid sinh dục nữa, tạo ra một sự sút giảm của cả estradiol và progesterone trong máu ngoại vi. Sự sút giảm của nồng độ các steroid sinh duc giải phóng trục hạ đồi-tuyến yên khỏi các ràng buộc của chu kỳ buồng trứng trước và sẵn sàng cho một chu kỳ buồng trứng mới Primordial follicle: Nang nguyên thủy Early primary follicle: Nang sơ cấp sớm Late primary follicle: Nang sơ cấp muộn Secondary follicle: Nang thứ cấp Graafian follicle: Nang de Graaf Rupturing follicle: Phóng noãn Corpus luteum: Hoàng thể Corpus albicans: Bạch thể Phần giữa của hình trình bày các giai đoạn phát triển của noãn nang tại buồng trứng. Phần dưới của hình cho thấy biến động steroid sinh duc song hành với phát triển noãn nang. Phần trên của hình cho thấy biến động của các gonadotropin song hành với biến thiên của các steroid sinh dục và cho thấy rõ diễn biến của các phản hồi của steroid sinh dục trên trục hạ đồi- tuyến yên. Ghi nhận sự giải phóng hoàn toàn của trục hạ đồi- yên đầu chu kỳ, khi tuyến yên không còn chịu tác dụng của các phản hồi gây bởi steroid sinh dục. Một chu kỳ đang ở trong 30 ngày cuối cùng, đang chịu tác động của các gonadotropin và đang sản xuất steroid sinh dục, với những thay đổi về hình thái và nội tiết mà ta thấy được. Một chu kỳ khác gồm các noãn nang vừa được chiêu mộ, không có những thay đổi về hình thái và nội tiết nhìn thấy được. (Các) chu kỳ còn lại đang ở trong khoảng giữa của tiến trình, và sẽ được nhìn thấy ngay sau khi chu kỳ đang được thấy bị kết thúc. Mỗi chu kỳ buồng trứng có độ dài 90-120 ngày, kể từ khi nang noãn nguyên thủy được chiêu mộ cho đến khi nó thoái hóa thành bạch thể. Như vậy, tại mỗi thời điểm nhất định, song song xảy ra 3-4 chu kỳ buồng trứng khác nhau.
File đính kèm:
- bai_giang_atlas_su_phat_trien_noan_nang_sinh_tong_hop_steroi.pdf