Bác Hồ với giáo dục thể chất và sự nghiệp thể dục thể thao

Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận của nền văn hóa nhân loại nhằm hoàn

thiện con người với quan niệm vận động là sức khỏe, là sự sống.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến mọi lĩnh vực hoạt động của

đất nước, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì sự tiến bộ và hạnh phúc của nhân

dân. TDTT là một trong những lĩnh vực được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, chỉ đạo,

xây dựng và phát triển ngay từ sau cách mạng tháng Tám thành công cũng như trong

suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định về nền tảng của sự

nghiệp TDTT nước ta là: TDTT là một công tác cách mạng vừa nhu cầu vừa là quyền

lợi vừa là nghĩa vụ của quần chúng, là sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân. Công

tác TDTT có nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc

nhằm tăng bổ sức khoẻ quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam.

Bác Hồ với giáo dục thể chất và sự nghiệp thể dục thể thao trang 1

Trang 1

Bác Hồ với giáo dục thể chất và sự nghiệp thể dục thể thao trang 2

Trang 2

Bác Hồ với giáo dục thể chất và sự nghiệp thể dục thể thao trang 3

Trang 3

Bác Hồ với giáo dục thể chất và sự nghiệp thể dục thể thao trang 4

Trang 4

Bác Hồ với giáo dục thể chất và sự nghiệp thể dục thể thao trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 7900
Bạn đang xem tài liệu "Bác Hồ với giáo dục thể chất và sự nghiệp thể dục thể thao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bác Hồ với giáo dục thể chất và sự nghiệp thể dục thể thao

Bác Hồ với giáo dục thể chất và sự nghiệp thể dục thể thao
Đại học Huế 
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Bác Hồ với giáo dục” 
Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
61 
BÁC HỒ VỚI GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
VÀ SỰ NGHIỆP THỂ DỤC THỂ THAO 
Nguyễn Gắng *
1. Mở đầu
Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận của nền văn hóa nhân loại nhằm hoàn 
thiện con người với quan niệm vận động là sức khỏe, là sự sống. 
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến mọi lĩnh vực hoạt động của 
đất nước, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì sự tiến bộ và hạnh phúc của nhân 
dân. TDTT là một trong những lĩnh vực được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, chỉ đạo, 
xây dựng và phát triển ngay từ sau cách mạng tháng Tám thành công cũng như trong 
suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. 
Tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định về nền tảng của sự 
nghiệp TDTT nước ta là: TDTT là một công tác cách mạng vừa nhu cầu vừa là quyền 
lợi vừa là nghĩa vụ của quần chúng, là sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân... Công 
tác TDTT có nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc 
nhằm tăng bổ sức khoẻ quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam. 
2. Nội dung
Ngày 30-01-1946, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 14 văn bản một, thiết lập tại Bộ 
Thanh Niên một Nha Thể dục Trung ương. Nhiệm vụ chính của nha Thể dục Trung ương 
là phổ thông thể dục, gây đời sống mới, cải tạo nòi giống. Nha Thể dục Trung ương có 
trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Quốc gia Giáo dục nghiên cứu đề ra phương pháp 
hướng dẫn thực hành thể dục trên toàn quốc. Ngày 01-3-1946, Nha Thể dục Thanh Niên 
tổ chức khóa học huấn luyện đầu tiên cho 62 nam, nữ thanh niên trong toàn quốc, tại 
Trường Huấn luyện Hồ Chí Minh (nay thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội). 
Các học viên đều là hạt giống để gây dựng phong trào, đặc biệt là phong trào 
“Khỏe vì nước”. Tuyên truyền cổ động, ra ấn phẩm Việt Nam khỏe. Phong trào đã được 
phát động rộng khắp trong phạm vi cả nước. Mọi người đều tham gia rèn luyện thân thể 
* TS, Khoa trưởng Khoa Giáo dục thể chất Đại học Huế
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
62 
từ thành thị tới vùng nông thôn, thông qua bài “khỏe vì nước - kiến thiết quốc gia” đã góp 
phần cổ vũ cho phong trào quần chúng tham gia tập luyện thể thao sôi nổi và rộng khắp. 
Ngày 26-3-1946, trong lời kêu gọi toàn dân tập luyện thể dục, Bác viết: 
“Hỡi đồng bào toàn quốc. 
Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức 
khỏe mới thành công (khẳng định). 
Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân 
mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ (vận mệnh đất nước gắn với sức khoẻ). 
Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu 
nước (trách nhiệm)P1F1P. 
Việc đó không tốn kém khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng 
làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết 
lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy thì sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong 
đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”P2F2P. 
Thông qua lời kêu gọi đó, mọi người, mọi nhà, mọi giới đều tham gia phong trào 
TDTT. Đó cũng là thời khắc lịch sử, đánh dấu sự ra đời của một nền TDTT mới, TDTT 
của nhân dân lao động trên đất nước Việt Nam. Sắc lệnh số 33 văn bản 2, được Chính 
phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua ngày 27-3-1946 thiết lập tại Bộ Quốc 
gia Giáo dục, một Nha Thanh niên và Thể dục. Đây là văn kiện đặc biệt quan trọng luôn 
sống mãi với thời gian. Đến ngày 29-01-1991 theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng 
chọn ngày 27-3 hằng năm là “Ngày Thể thao Việt Nam”. 
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ đã khai sinh nền thể thao mới. Đây 
là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử nước ta, thể hiện sự quan tâm lớn lao của 
Đảng, Nhà nước đối với công tác TDTT. 
Trong những năm kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ là người tập luyện 
TDTT đều đặn, người còn động viên chiến sĩ quân đội cần gìn giữ sức khỏe, tăng cường 
thể lực phục vụ cho công tác và chiến đấu để giành độc lập tự do cho dân tộc. Với lời thề 
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “nhân dân Việt Nam thà hy sinh tất cả chứ không 
chịu mất nước, không chịu làm nô lệ...”, Bác luôn luôn sống lạc quan yêu đời và thường 
xuyên tập luyện TDTT. Một trong những bài tập sử dụng rộng rãi là bài tập quân sự gồm 
32 động tác với súng gậy và một số môn như việt dã, chạy vũ trang, bóng chuyền, bơi... 
1 Biên bản hội nghị Ban Bí thư lưu tại Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng (18-9) 
2 Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch - Tập I, Nxb. Sự thật, 1958. 
Đại học Huế Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
63 
Ở cả 3 miền đất nước, trong các chiến khu, TDTT đã trở thành một động lực lớn 
cho cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược. 
Về TDTT trường học, Bác coi đó là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục 
cho thanh niên. Tăng cường thể chất của nòi giống Việt Nam được Bác quan tâm trong 
quá trình lãnh đạo đất nước: “Thanh niên phải rèn luyện TDTT, vì thanh niên là tương 
lai của đất nước”P3F3P. 
Ngày 17-9-1946, Tết Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ gửi 
thư cho học sinh, Người căn dặn: “...Phải siêng năng tập TDTT cho mình mẩy được nở 
nang và ra sức giúp việc cho Nhi đồng cứu vong Hội”P4F4P. 
Ngày 10-11-1946, Bác đến dự Lễ Khai mạc thanh niên thể thao quốc tế tại Quảng 
trường Nhà hát lớn Hà Nội do Trường Thể dục Việt Nam tổ chức. Phát biểu tại buổi lễ, 
Người căn dặn: “Trong thanh niên còn nhiều người rất yếu ớt, cán bộ, học sinh của 
trường thể dục phải làm cho toàn thể đồng bào càng khỏe, phải phổ thông hóa, đại 
chúng hóa, dân chủ hóa thể dục... Hiện thời, ở nông thôn cũng như thành thị còn rất 
nhiều đồng bào yếu ớt. Mang danh cán bộ TDTT, các học sinh có bổn phận tổ chức cho 
đồng bào cùng tập luyện. Có như vậy công phu tập luyện của các em mới hữu ích”P5F5P. 
Ngày 19-12-1946, trong thư gửi cho tướng Trần Tu Hòa, Người chỉ rõ Chính 
cương của Việt Minh về văn hóa là: “Phát triển thể dục, đức dục, bãi bỏ học phí nhập 
học do người Pháp đặt ra”P6F6P. 
Trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường (24-10-1955), Người nêu lên 
nội dung giáo dục toàn diện, trong đó coi trọng tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ: 
“- Thể dục: Làm cho thân thể khỏe mạnh, đồng thời cần giữ gìn vệ sinh cá nhân 
và vệ sinh chung; 
- Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới; 
- Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp; 
- Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng 
của công”P7F7P. 
3 Lê Bửu (1995), Bác Hồ với thể dục thể thao Việt Nam, Nxb. Thể dục thể thao, Hà Nội. 
4 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.118. 
5 Lê Bửu (1995), Bác Hồ với thể dục thể thao Việt Nam, Nxb. Thể dục thể thao, Hà Nội. 
6 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.74. 
7 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.263-264. 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
64 
Ngày 02-11-1956, tại Đại hội toàn quốc lần thứ II Đoàn Thanh niên cứu quốc, 
Bác căn dặn: Thanh niên phải gương mẫu 4 điểm: 
1) Giữ vững đạo đức cách mạng, khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũng cảm. Phải 
tránh tư tưởng kiêu ngạo, công thần, tự tư, tự lợi. 
2) Xung phong trong mọi công tác. 
3) Cố gắng học tập chính trị, văn hóa, nghề nghiệp để tiến bộ mãi. 
4) Luôn luôn rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh. Khỏe mạnh thì mới có đủ sức để 
tham gia một cách dẻo dai bền bỉ những công việc ích nước lợi dân. 
Ngày 18-9-1958, tại cuộc họp Ban Bí thư Trung ương Đảng nghe báo cáo về vấn 
đề TDTT, Bác lưu ý công tác tuyên truyền phải làm nổi bật được tầm quan trọng của 
TDTT đối với sản xuất, quốc phòng. 
Ngày 18-12-1959, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ 
Cộng hòa, bàn về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, Người nhấn mạnh: “Công dân đều bình 
đẳng trước pháp luật. Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, 
trí dục và thể dục”P8F8P. 
Ngày 13-3-1960, trong chuyến thăm và nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh 
Thái Nguyên, Người căn dặn công nhân, bộ đội, cán bộ và đồng bào Thái Nguyên cần 
đẩy mạnh phong trào TDTTP9F9P. 
Bên cạnh đó, Bác rất coi trọng việc bồi dưỡng các tài năng TDTT. Mỗi giải thi 
đấu trong nước hay quốc tế, Người đều có các cuộc tiếp đón, gặp gỡ các huấn luyện 
viên, vận động viên. Điều đó càng nói lên sự quan tâm cụ thể, toàn diện của Bác với sự 
nghiệp TDTT của đất nước. 
Kế thừa và phát triển những quan điểm của Bác đối với sự nghiệp TDTT, trong 
thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, tạo hành 
lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển nền TDTT nước nhà trong thời kỳ mới như Pháp 
lệnh Thể dục, thể thao năm 2000; Luật thể dục, thể thao năm 2006 và các nghị định của 
Chính phủ, thông tư của các bộ, ngành. Đặc biệt, Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn 
quốc lần thứ IX khẳng định: Đẩy mạnh hoạt động TDTT, nâng cao thể trạng và tầm vóc 
của người Việt Nam, phát triển phong trào TDTT quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng 
khắp, đào tạo đội ngũ TDTT thành tích cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình độ chung 
của khu vực, châu lục.... Công tác TDTT phải góp phần tích cực, thực hiện nhiệm vụ 
8 Biên bản hội nghị Ban Bí thư lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng (18-9). 
9 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.99. 
Đại học Huế Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
65 
kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng, mở rộng quan hệ đối ngoại với các 
nước, muốn làm được điều đó trước hết phải nâng cao sức khỏe rèn luyện ý chí giáo dục 
đạo đức, nhân cách lối sống, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, xây dựng khối 
đại đoàn kết toàn dân... Đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phấn đấu đến 2010 số người đạt chỉ 
tiêu tập luyện thường xuyên là 20-25%. Xây dựng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đưa thể 
thao Việt Nam ở vị trí cao trong các giải châu Á và thế giới. Để đạt được các mục tiêu 
trên cần quán triệt 9 nhiệm vụ sau: 
- Chuyển biến và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp về phát huy nhân 
tố con người trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 
- Chú trọng phát triển TDTT ở cơ sở cho tất cả các đối tượng. Xây dựng mạng 
lưới hướng dẫn viên, vận động viên nòng cốt, hình thành các khu thể thao, các điểm vui 
chơi giải trí ở xã, phường, thị trấn, bồi dưỡng phát triển tài năng thể thao. 
- Đẩy mạnh hoạt động TDTT trường học, đáp ứng đủ giáo viên chuyên ngành 
TDTT, giáo dục thể chất đảm bảo nâng cao thể trọng và tầm vóc đầy đủ, xây dựng cơ sở 
vật chất cho tập luyện TDTT, đây là tiêu chí để công nhận trường chuẩn quốc gia. 
- Nâng cao hệ thống đào tạo cán bộ TDTT. Đào tạo tài năng thể thao quốc gia 
(kết hợp cơ sở y sinh học, dinh dưỡng, hồi phục). Tăng cường công tác giáo dục 
chính trị tư tưởng. 
- Chuyên môn hóa và chọn các môn thể thao trọng điểm, tập trung đầu tư đúng 
đối tượng tránh dàn trãi. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá TDTT - Chuyển các tổ chức thể 
thao - Phát triển kinh tế thể thao. 
- Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ trong tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện 
và cơ sở vật chất kỹ thuật cho thể thao. Rút ngắn khoảng cách thể thao với các nước 
trong khu vực và quốc tế. 
- Tăng cường đầu tư vốn của Nhà nước, kết hợp với vận động tài trợ cho TDTT. 
Ưu tiên phát triển TDTT trường học, nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc. Thực hiện 
nghiêm túc việc quy hoạch đất đai cho hoạt động TDTT ở cơ sở và trường học. 
3. Kết luận 
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về TDTT có vai trò định hướng sự hình thành và phát 
triển nền TDTT của chế độ mới từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 cho đến ngày nay và 
cả mai sau. Những quan điểm của Người về TDTT vô cùng tinh tế, được Đảng, Nhà 
nước và các thế hệ con cháu trân trọng và phát huy. 

File đính kèm:

  • pdfbac_ho_voi_giao_duc_the_chat_va_su_nghiep_the_duc_the_thao.pdf