Áp dụng phương pháp giao thoa radar để xác định hiện tượng lún đất trong vùng đô thị trung tâm thành phố Hà Nội

Tóm tắt: Với phương pháp phân tích giao thoa đa

thời gian, chúng tôi khảo sát hiện tượng lún đất tại

vùng đô thị trung tâm của thành phố Hà Nội bằng ảnh

vệ tinh ALOS PALSAR thu chụp trong giai đoạn 2007-

2011. Bản đồ tốc độ lún trung bình cho thấy khu vực

phía bờ bắc sông Hồng khá ổn định, trái lại một số

khu vực ở bờ phía nam đang bị lún với vận tốc cực đại

đạt 68 mm/năm. Mặt đất bị biến dạng trong ba khu

vực chính: quận Hoàng Mai, quận Hà Đông – Thanh

Xuân, huyện Từ Liêm – Hoài Đức, tại những nơi mà

việc xây dựng đang phát triển rầm rộ và việc hút nước

ngầm đang diễn ra mạnh mẽ trong thập niên vừa qua.

Ngoài ra còn phải kể đến 1 số khu vực lún có diện tích

nhỏ hơn trong các quận nội thành. Kết quả thu được

từ phương pháp giao thoa radar tương ứng với giá trị

đo đạc bằng phương pháp thủy chuẩn trong giai đoạn

2007-2008. Điều này chứng minh khả năng áp dụng

phương pháp giao thoa vào quan trắc lún đất trên

diện rộng của thành phố Hà Nội với độ tin cậy cao và

giá thành hợp lý

Áp dụng phương pháp giao thoa radar để xác định hiện tượng lún đất trong vùng đô thị trung tâm thành phố Hà Nội trang 1

Trang 1

Áp dụng phương pháp giao thoa radar để xác định hiện tượng lún đất trong vùng đô thị trung tâm thành phố Hà Nội trang 2

Trang 2

Áp dụng phương pháp giao thoa radar để xác định hiện tượng lún đất trong vùng đô thị trung tâm thành phố Hà Nội trang 3

Trang 3

Áp dụng phương pháp giao thoa radar để xác định hiện tượng lún đất trong vùng đô thị trung tâm thành phố Hà Nội trang 4

Trang 4

Áp dụng phương pháp giao thoa radar để xác định hiện tượng lún đất trong vùng đô thị trung tâm thành phố Hà Nội trang 5

Trang 5

Áp dụng phương pháp giao thoa radar để xác định hiện tượng lún đất trong vùng đô thị trung tâm thành phố Hà Nội trang 6

Trang 6

Áp dụng phương pháp giao thoa radar để xác định hiện tượng lún đất trong vùng đô thị trung tâm thành phố Hà Nội trang 7

Trang 7

Áp dụng phương pháp giao thoa radar để xác định hiện tượng lún đất trong vùng đô thị trung tâm thành phố Hà Nội trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 17720
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng phương pháp giao thoa radar để xác định hiện tượng lún đất trong vùng đô thị trung tâm thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng phương pháp giao thoa radar để xác định hiện tượng lún đất trong vùng đô thị trung tâm thành phố Hà Nội

Áp dụng phương pháp giao thoa radar để xác định hiện tượng lún đất trong vùng đô thị trung tâm thành phố Hà Nội
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2015 61 
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIAO THOA RADAR ĐỂ XÁC ĐỊNH HIỆN TƯỢNG 
LÚN ĐẤT TRONG VÙNG ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
TS. ĐẶNG VŨ KHẮC 
Trường đại học Sư phạm Hà Nội 
ThS. NGUYỄN CÔNG KIÊN, ThS. ĐỒNG MINH TÂM 
Viện KHCN Xây dựng 
Tóm tắt: Với phương pháp phân tích giao thoa đa 
thời gian, chúng tôi khảo sát hiện tượng lún đất tại 
vùng đô thị trung tâm của thành phố Hà Nội bằng ảnh 
vệ tinh ALOS PALSAR thu chụp trong giai đoạn 2007-
2011. Bản đồ tốc độ lún trung bình cho thấy khu vực 
phía bờ bắc sông Hồng khá ổn định, trái lại một số 
khu vực ở bờ phía nam đang bị lún với vận tốc cực đại 
đạt 68 mm/năm. Mặt đất bị biến dạng trong ba khu 
vực chính: quận Hoàng Mai, quận Hà Đông – Thanh 
Xuân, huyện Từ Liêm – Hoài Đức, tại những nơi mà 
việc xây dựng đang phát triển rầm rộ và việc hút nước 
ngầm đang diễn ra mạnh mẽ trong thập niên vừa qua. 
Ngoài ra còn phải kể đến 1 số khu vực lún có diện tích 
nhỏ hơn trong các quận nội thành. Kết quả thu được 
từ phương pháp giao thoa radar tương ứng với giá trị 
đo đạc bằng phương pháp thủy chuẩn trong giai đoạn 
2007-2008. Điều này chứng minh khả năng áp dụng 
phương pháp giao thoa vào quan trắc lún đất trên 
diện rộng của thành phố Hà Nội với độ tin cậy cao và 
giá thành hợp lý. 
 Từ khóa: lún đất, đô thị hóa, giao thoa radar, vật 
tán xạ ổn định, nước ngầm. 
1. Giới thiệu 
Hiện tượng lún đất do khai thác tài nguyên thiên 
nhiên dưới lòng đất ngày càng phổ biến trong những 
thập niên vừa qua do nhu cầu tiêu thụ tài nguyên 
ngày càng tăng của xã hội loài người [16]. Lún mặt 
đất đang được đặc biệt quan tâm khi nó xảy ra tại 
nhiều thành phố, nơi mà quá trình đô thị hóa mạnh 
mẽ kéo theo sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nước với 
lượng nước ngầm lớn được hút lên từ lòng đất. Vấn 
đề này đã được ghi nhận tại các thành phố lớn như: 
Mexico-City, Bangkok, Thượng Hải, Venice, và Las 
Vegas. Tác động còn đáng quan tâm hơn khi các đô 
thị nằm trên đồng bằng bồi tích được lấp đầy bởi các 
thành tạo trầm tích bở rời, dễ nén ép. Từ những năm 
1960, các nghiên cứu về lún đất đã được thực hiện 
với nhiều phương pháp khảo sát [28] để có những 
hiểu biết tốt hơn về cơ chế hình thành [7] và về hậu 
quả tác động lên môi trường [12]. Các kỹ thuật đo đạc 
biến dạng bề mặt một cách định lượng thay đổi từ 
phép đo mặt đất như phương pháp thủy chuẩn [3] và 
phương pháp đo giãn kế [28] tới kỹ thuật không gian 
như phương pháp đo GPS tĩnh [15], phương pháp 
giao thoa radar InSAR [19], hay phương pháp LiDAR 
hàng không [9]. 
Thủ đô Hà Nội là một ví dụ điển hình về thành phố 
có tốc độ đô thị hóa nhanh trong các nước đang phát 
triển, nơi mà nước ngầm là nguồn tài nguyên chính 
cho nhu cầu nước sạch [17]. Từ sau Đổi Mới năm 
1986, sự năng động trong phát triển kinh tế cùng các 
chính sách quản lý mới đã làm cho thành phố Hà Nội, 
đặc biệt là các quận nội thành trở nên hấp dẫn hơn 
đối với người nhập cư từ nhiều tỉnh lân cận. Hiện tại, 
thành phố này được chia ra thành 10 quận nội thành, 
19 huyện ngoại thành sau bốn lần điều chỉnh địa giới 
hành chính. Điều này cho phép chuyển đổi đất nông 
nghiệp ngoại ô thành đất đô thị với việc thành lập một 
số quận mới như Tây Hồ năm 1995, Thanh Xuân và 
Cầu Giấy năm 1996, Long Biên và Hoàng Mai năm 
2003 và Hà Đông năm 2008 (hình 1). Do đó, dân số 
toàn thành phố tăng từ 2.431x106 tới 3.184x106 người 
từ năm 1995 đến năm 2006, trong khi dân số của các 
quận nội thành tăng gấp đôi từ 1.082x106 lên 
2.050x106 trong cùng thời kỳ. Sự gia tăng dân số đạt 
đến 6.472x106 vào năm 2009 với mật độ là 1979 
người/km2 và xấp xỉ 35000 người/km2 tại một số quận 
trung tâm như Đống Đa hay Hoàn Kiếm [11]. 
Với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục 
đích đô thị, nhiều quận mới được thiết lập xung quanh 
khu nội đô lịch sử để đáp ứng nhu cầu về nhà ở. Điều 
này dẫn đến sự tập trung dân cư và khai thác nước 
ngầm mạnh mẽ từ một số bãi giếng hút nước ngầm ở 
khu vực các quận mới thành lập. Điều này thể hiện 
qua sự hình thành của ba nhà máy nước mới được 
xây dựng trong giai đoạn 2002-2005, với công suất 
của mỗi nhà máy khoảng 30000 m3/ngày đêm [29]. 
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2015 62 
Hiện tượng hạ thấp mực nước ngầm [19] cùng với 
việc phát triển nhà cửa trên nền đất yếu đã dẫn đến 
lún đất cục bộ và gây ra nhiều hư hỏng cho nền móng 
công trình hạ tầng, nhà ở của cư dân và kể cả một số 
tòa nhà cao tầng cũ. Trong bối cảnh quá trình đô thị 
hóa diễn ra nhanh chóng sau khi điều chỉnh địa giới 
hành chính của thành phố Hà Nội năm 2008, sự hiểu 
biết tốt hơn về biến dạng mặt đất trong vùng đô thị 
trung tâm – được xác định bởi “Đồ án Quy hoạch 
chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và 
Tầm nhìn đến năm 2050”’ tỏ ra cấp bách vì đây sẽ là 
khu vực tập trung phát triển nhiều công trình xây 
dựng quan trọng trong tương lai. Mục tiêu là một mặt 
nhằm triển khai quy hoạch chi tiết một cách hợp ... . Đối 
với các điểm cục bộ này, kích thước theo chiều ngang 
của chúng không quá 1-2 km2 mỗi điểm, vận tốc lún 
trung bình theo phương thẳng đứng tối đa là 15 
mm/năm. Ở bờ phía nam sông Hồng, vùng phía giáp 
sông, tương ứng với các quận Tây Hồ, Ba Đình, Cầu 
Giấy và huyện Từ Liêm có thể phân biệt rất rõ với các 
biến dạng nhỏ, ngoại trừ khu vực dọc sông Hồng, nơi 
mà lún đất xảy ra với tốc độ chậm, nhỏ hơn 10 
mm/năm.
 (a) (b) (c) 
Hình 3. Bản đồ phóng to và lát cắt của tốc độ lún theo phương thẳng đứng tại (a) khu vực lún Hoàng Mai (b) khu vực 
lún Hà Đông - Thanh Xuân (Khung vuông trình bày khu vực theo dõi lún bằng phương pháp đo mặt đất tại khu đô thị 
mới Văn Quán), và (c) khu vục lún Hoài Đức – Từ Liêm. Vị trí khung hình và thang giá trị, tham khảo hình 2 
Ở phía nam sông Hồng, lún đất xảy ra trong 3 
khu vực chính về phía nam và phía tây của các quận 
trung tâm (hình 2). Đầu tiên, khu vực lớn nhất tương 
ứng với quận Hoàng Mai ở phía nam của trung tâm 
thành phố. Biến dạng tương ứng với vận tốc lún 
trung bình lớn hơn 30 mm/năm và bao trùm diện tích 
5x5 km, và được bao quanh ở phía bắc bởi những 
biến thiên vận tốc lún rất đột ngột (hình 2 và Hình 
3a). Vận tốc lún trung bình tối đa đạt 68 mm/năm, 
chỉ cách khu vực ổn định 1 km. Chúng tôi ghi nhận 
hai vùng biến dạng rộng với kích thước 2x2 km trong 
khu vực lún chính và một số điểm lún với kích thước 
không quá 0.5x0.5 km và tốc độ lún đạt 50 mm/năm 
ở phía đông của khu vực lún thứ nhất này. Khu vực 
lún thứ hai nằm tại quận Hà Đông – Thanh Xuân ở 
phía tây nam của trung tâm thành phố (hình 2 và 
3b). Kích thước ngang của khu vực lún này rất lớn, 
tới 7 x 4 km nhưng ít vị trí trong khu vực này thể hiện 
tốc độ lún thẳng đứng vượt quá 45 mm/năm. Chúng 
tôi chỉ nhận ra một vị trí nhỏ với tốc độ lún 60 
mm/năm ở phía nam. Ở phía tây của vùng đô thị, 
khu vực lún chính thứ ba có vẻ hiện ra một cách mờ 
nhạt do sự phân tán của các vật tán xạ ở huyện 
ngoại thành Từ Liêm – Hoài Đức, nơi mà những 
cánh đồng nông nghiệp vẫn còn chiếm ưu thế (hình 
2 và 3c). Các điểm lún vạch ra một khu vực 8 x 3 
km2 kéo dài theo hướng nam bắc mà ở đó vận tốc 
thẳng đứng thay đổi từ 30 đến 60 mm/năm. Trong 
nhiều phần khác của vùng đô thị, một số điểm lún 
với kích thước nhỏ hơn 1 km2 phân bố tại các quận 
nội thành như Đống Đa, Thanh Xuân, hay Hai Bà 
Trưng với vận tốc theo chiều thẳng đứng thay đổi từ 
10 đến 25 mm/năm, nghĩa là nhỏ hơn nhiều so với 
ba khu vực lún chính đã mô tả. 
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2015 66 
3.2 Kiểm chứng kết quả 
Để kiểm chứng kết quả xử lý InSAR của mình, 
chúng tôi so sánh tốc độ lún theo phương thẳng đứng 
cho một khu vực cụ thể, nơi có sẵn số liệu đo đạc 
bằng phương pháp thủy chuẩn. Từ ngày 25/6/2007 
đến ngày 26/9/2008, Tổng Công ty Phát triển Nhà ở 
và Đô thị Hà Nội tiến hành mười sáu đợt đo mặt đất 
tại một số khối nhà trong khu đô thị mới Văn Quán 
nằm ở khu vực lún thứ hai Hà Đông – Thanh Xuân (vị 
trí trên hình 3b). Chúng tôi xem xét một cách cụ thể 
hơn số liệu đo mặt đất của các khối nhà TT18A và 
TT18B do sự tồn tại của các điểm tán xạ cố định trên 
các khối nhà này (hình 4a). Vận tốc lún trung bình suy 
ra từ số liệu đo mặt đất tương ứng với vận tốc trung 
bình 35 mm/năm đối với khối nhà TT18A và 27.8 
mm/năm đối với khối nhà TT18B (hình 4b). 
(a) (b) 
(c) 
Hình 4. (a) Khu vực được theo dõi lún bằng phương pháp đo mặt đất tại khu đô thị mới Văn Quán. Vị trí của khu 
vực đo mặt đất, tham khảo hình 3b, và các điểm ảnh trong khu vực (thang mầu), tham khảo hình 2. (b) Biểu đồ 
đo lún tích lũy của khối nhà TT18A. Nguồn: [8]. (c) Biểu đồ của một vật tán xạ cố định nằm trên khối nhà TT18B 
và giá trị đo lún của nó bằng phương pháp đo thủy chuẩn. Điểm thứ 3 của phân tích InSAR theo chuỗi thời gian 
nằm dọc theo đường hồi quy của số liệu đo bằng phương pháp thủy chuẩn 
Điều này thuyết phục rằng các giá trị trung bình đó 
phù hợp với kết quả xử lý InSAR của chúng tôi với giá 
trị 38.2 mm/năm và 25.6 mm/năm đối với các điểm 
tán xạ cố định nằm trên các tòa nhà tương ứng. Tuy 
nhiên, chúng tôi thấy rằng các giá trị này nhỏ hơn vận 
tốc trung bình 90 mm trong thời gian 17 tháng (từ 
ngày 2/2/2007 đến ngày 22/6/2008) tương ứng với 
63.5 mm/năm cho toàn bộ vùng nghiên cứu đã được 
[34] xác định. Như đã đề cập ở trên, nghiên cứu của 
Vöge chỉ xử lý hai ảnh bằng phương pháp DInSAR, 
với tất cả các bất định có liên quan do sự không đồng 
nhất về khí quyển, sự mất tương quan do thời gian, 
Chúng tôi nhận thấy sự tương đồng lớn giữa số liệu 
InSAR và số liệu đo mặt đất trong giai đoạn 6/2007 
đến 9/2008, điều này mang tính quyết định đối với 
việc đánh giá kết quả thu được từ phương pháp giao 
thoa radar InSAR (hình 4c). Trong cùng giai đoạn cả 
hai tập hợp số liệu không tuân theo hàm số tuyến 
tính, phù hợp với vận tốc không đổi, nhưng vạch ra 
một hàm số đa thức bậc hai. Điều này cho thấy sự 
suy giảm chậm của vận tốc lún theo phương thẳng 
đứng theo thời gian, nó biểu lộ động thái của lớp đất 
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2015 67 
chịu sự giảm áp lực lỗ rỗng do hút nước ngầm. Do 
đó, trừ các nhiễu lớn chứa trong số liệu đối với giai 
đoạn sau 9/2008, tín hiệu lún là rõ ràng không ổn định 
nhưng bao gồm những dịch chuyển tạm thời. 
4. Kết luận 
Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa thúc 
đẩy sự mở rộng đô thị và mạng lưới cơ sở hạ tầng 
với nhiều dự án xây dựng xung quanh vùng đô thị Hà 
Nội. Các phương pháp phù hợp để theo dõi tai biến 
địa chất trong vùng đô thị mới là hết sức cần thiết đối 
với các nhà quản lý để theo dõi hiện tượng lún đất và 
hạn chế các hậu quả do nó gây ra. Sử dụng kỹ thuật 
giao thoa radar, chúng tôi khảo sát biến dạng mặt đất 
liên quan tới lún. Phương pháp này tỏ ra cạnh tranh 
với các kỹ thuật đo mặt đất truyền thống liên quan 
đến thời gian và giá thành, vì thuật toán ngày càng 
được cải thiện và số liệu vệ tinh radar ngày càng 
phong phú. Cách tiếp cận phân tích chuỗi số liệu đa 
thời gian cung cấp một độ phủ không gian hoàn chỉnh 
về khu vực nghiên cứu và việc sử dụng các ảnh vệ 
tinh ALOS thu chụp trên kênh L cho phép chúng tôi 
vượt qua vấn đề mất tương quan trong vùng nhiệt đới 
như thành phố Hà Nội. Do đó, lần đầu tiên, bản đồ 
vận tốc sụt lún trung bình của vùng đô thị thành phố 
Hà Nội được xây dựng. Bản đồ này chỉ ra tốc độ lún 
theo phương thẳng đứng trung bình biến đổi từ 0 đến 
68 mm/năm, và các vùng biến dạng lớn nhất tương 
ứng với ba khu vực ở quận Hoàng Mai, quận Hà 
Đông – Thanh Xuân và huyện Hoài Đức- Từ Liêm. 
Nghiên cứu này chỉ ra rằng phương pháp phân tích 
chuỗi số liệu đa thời gian có hiệu quả đối với các khu 
vực nơi các công trình nhân tạo chiếm ưu thế như 
trong môi trường đô thị. Nhưng đối với các cánh đồng 
nông nghiệp, việc xác định lún trở nên khó khăn hơn 
do thiếu các vật tán xạ. Trong trường hợp này, cần 
thiết phải phối hợp một số phương pháp giao thoa 
radar để có kết quả phân tích biến dạng tốt hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. AMELUNG, F., D. GALLOWAY, J. BELL, H. ZEBKER & 
R. LACZNIAK (1999) Sensing the ups and downs of Las 
Vegas: InSAR reveals structural control of land 
subsidence and aquifer-system Geology, 27, 483-486. 
2. AOBPAET, A., M. C. CUENCA, A. HOOPER & I. 
TRISIRISATAYAWONG (2009). Land subsidence 
evaluation using InSAR time series analysis in Bangkok 
metropolitan area. In Fringe 2009 Workshop, ed. H. 
Lacoste-Francis, s12_6aob. Frascati, Italy: ESA 
Communications. 
3. BITELLI, G. & P. RUSSO (1991). Levelling data 
management for the monitoring of land subsidence. In 
Proceedings of Fourth International Symposium on Land 
Subsidence, ed. A. I. Johnson, 453-462. Houston, USA: 
IAHS Publication. 
4. BÜRGMANN, R., P. A. ROSEN & E. J. FIELDING 
(2000) Synthetic aperture radar interferometry to 
measure Earth's suface topography and its deformation. 
Earth and Planetary Sciences, 28, 169-209. 
5. CARNEC, C. & D. RAUCOULES (2001) Spécificite du 
milieu urbain tropical pour la cartographie des 
deformations de surface par interferometrie RADAR 
(ERS) - Application au pompage dans les systemes 
aquiferes a Djakarta et Hanoi. Bulletin - Société française 
de photogrammétrie et de télédétection, 161, 40-45. 
6. CROSETTO, M., O. MONSERRAT, M. CUEVAS-
GONZÁLEZ, N. DEVANTHÉRY & B. CRIPPA (2013). 
Analysis of X-band very high resolution Persistent 
Scatterer Interferometry data over urban area. In 
International Archives of the Photogrammetry, Remote 
Sensing and Spatial Information Science, 47-51. 
Hannover, Germany. 
7. CUI, Z.-D. & J. YA-JIE (2012). Study on the mechanisms 
of the soil consolidation and land subsidence caused by 
the high-rise building group in the soft soil area. Disaster 
Advances, 5, 604-609. 
8. ĐINH, V. X., et al. (2008). Báo cáo đo lún tại khu nhà 
mới tại Văn Quán - tỉnh Hà Tây Hà Nội, HUD-CIC Công 
ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Hà Nội. 
9. FROESE, C. R. & S. MEI (2008). Mapping and 
monitoring coal mine subsidence using LiDAR and 
InSAR. In GeoEdmonton'08: 61st Canadian 
Geotechnical Conference, ed. Canadian-Geotechnical-
Society, 1127-1133. Edmonton, Canada: Canadian 
Geotechnical Society. 
10. GALLOWAY, D. L., K. W. HUDNUT, S. E. INGEBRITSEN, 
S. P. PHILLIPS, G. PELTZER, F. ROGEZ & P. A. ROSEN4 
(1998) Detection of aquifer system compaction and land 
subsidence using interferometric synthetic aperture radar, 
Antelope Valley, Mojave Desert, California. Water Resour 
Research, 34, 2573-2585. 
11. GSO (2009). Population and population density by 
province in 2009. Hanoi: General Statistics Office 
Vietnam. 
12. HOLZER, T. L. & D. L. GALLOWAY (2005). Impact of 
land subsidence caused by withdrawal of underground 
fluids in the United States. In Humans as geologic 
agents, eds. J. Ehlen, W. C. Haneberg & R. A. Larson, 
87-99. Boulder: The Geological Society of America. 
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2015 68 
13. HOOPER, A., D. BEKAERT, K. SPAANS & M. ARIKAN 
(2012). Recent advances in SAR interferometry time 
series analysis for measuring crustal deformation. 
Tectonophysics, 514-517, 1-13. 
14. HOOPER, A., P. SEGALL & H. ZEBKER (2007) 
Persistent scatterer interferometric synthetic aperture 
radar for crustal deformation analysis, with application to 
Volcan Alcedo, Galapagos. Journal of Geophysical 
Research, 112, B07407. 
15. IKEHARA, M. E. (1994) Global Positioning System 
surveying to monitor land subsidence in Sacramento 
Valley, California, USA. Journal des Sciences 
Hydrologiques, 39, 417-430. 
16. JOHNSON, A. I. (1995). A quarter century of 
IAHS/UNESCO technology transfer regarding land 
subsidence occurrence and research In Fifth 
International Symposium on Land subsidence, eds. F. B. 
J. Barends, F. J. J. Brouwer & F. H. Schroder, ix-x. 
Hague, The Netherlands: IAHS Publication. 
17. JUSSERET, S., C. BAETEMAN & A. DASSARGUES 
(2010). The stratigraphical architecture of the quaternary 
deposits as support for hydrogeological modelling of the 
central zone of Hanoi. Geologica Belgica, 13, 77-90. 
18. LÊ, V. T. & T. M. Đ. HỒ (2008). Ứng dụng kỹ thuật 
InSAR vi phân trong quan trắc biến dạng mặt đất khu 
vực thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển KH và 
CN, 11, 121-130. 
19. MASSONNET, D. & K. L. FEIGL (1998) Radar 
interferometry and its application to changes in the 
Earth's surface. Reviews of Geophysics, 36, 441-500. 
20. MONTANGERO, A., L. N. CAU, N. V. ANH, V. D. TUAN, 
P. T. NGA & H. BELEVI (2007). Optimising water and 
phosphorus management in the urban environmental 
sanitation system of Hanoi, Vietnam. Science of The 
Total Environment, 384, 55-66. 
21. NARENCA (2009). Bản đồ hành chính thành phố Hà 
Nội. C. H. Nguyễn. Ha Noi, Nhà xuất bản Tài nguyên 
Môi trường và Bản đồ Việt Nam. 
22. NG, A. H.-M., L. GE, K. ZHANG, H.-C. CHANG, X. LI, C. 
RIZOS & M. OMUR (2011) Deformation mapping in three 
dimensions for underground mining using InSAR - 
Southern highland coal field in New South Wales, Australia. 
International Journal of Remote Sensing, 32, 7227-7256. 
23. NGUYEN, N. M (2007). Review and analysis of Hanoi 
land subsidence monitoring data. In School of 
Engineering and Technology, 140. Bangkok: Asian 
Institute of Technology. 
24. NGUYEN, Q. T. & D. C. HELM (1995). Land subsidence 
due to groundwater withdrawal in Hanoi, Vietnam In 
Fifth International Symposium on Land Subsidence, eds. 
F. B. J. Barends, F. J. J. Brouwer & F. H. Schroder, 55-
60. Hague, The Netherlands: IAHS Publication. 
25. NOEL, A (2008). Apport de l'interférométrie radar dans 
la gestion des risques naturels: Cas de Hanoi, Vietnam. 
In Faculté des Science, 106. Liège: Université de Liège. 
26. PELTZER, G., F. CRAMPÉ, S. HENSLEY & P. ROSEN 
(2001). Transient strain accumulation and fault interaction in 
the Eastern California shear zone Geology, 29, 975-978. 
27. PHẠM, Q. V., T. T. H. LÊ, T. T. LÊ, T. A. LƯU, T. B. 
NGUYỄN, T. K. D. VŨ, X. P. ĐẶNG, S. NGUYỄN, D. T. 
NGUYỄN, N. T. TRỊNH, P. D. TRƯƠNG, N. C. ĐẶNG, 
V. A. TRẦN, H. L. PHẠM, B. D. NGUYỄN & T. N. TRẦN, 
(2009). Nghiên cứu ứng dụng phương pháp INSAR vi 
phân trong quan trắc lún đất do khai thác nước ngầm. 
Hà Nội: Viện Địa lý. 
28. POLAND, J. F (1984). Guidebook to studies of land 
subsidence due to groundwater withdrawal. Paris: Unesco. 
29. PPJ, VIAP & HUPI (2011). Hanoi Master Plan to 2030 
and vision to 2050. 196. Hanoi: Ha Noi's Department of 
Planning and Architecture. 
30. RAUCOULES, D. & C. CARNEC (1999). DEM derivation 
and subsidence detection on Hanoi from ERS SAR. In 
FRINGE99- Advancing ERS SAR Interferometry from 
applications towards operations, on CDROM. Liege, 
Belgium: ESA Publications Division. 
31. TAKEUCHI, S. & S. YAMADA (2002). Comparison of 
InSAR Capability for Land Subsidence Detection 
between C-band and L-band SAR In International 
Geoscience and Remote Sensing Symposium, 2379-
2381. Toronto, Canada: IEEE Publications. 
32. TRAN, V. A. (2007). Synthetic aperture radar 
interferometry for DEM generation and subsidence 
detection over Hanoi city, Vietnam. In Department of 
GeoScience, 102. Osaka: University of Osaka. 
33. TRINH, M. T. & D. G. FREDLUND (2000) Modeling 
subsidence in the Hanoi city area. Canadian 
geotechnical journal 37, 621-636. 
34. VÖGE, M. (2011). Subsidence Estimation Over the City 
of Hanoi using SAR Interferometry. Oslo: NGI. 
35. WEI, M. & D. T. SANDWELL (2010). Decorrelation of L-
band and C-band Interferometry over Vegetated Areas 
in California. IEEE Transaction on Geoscience and 
Remote Sensing, 48, 1-11. 
36. ZEBKER, H. A., P. A. ROSEN & S. HENSLEY (1997) 
Atmospheric Effects in Interferometric Synthetic Aperture 
Radar Surface Deformation and Topographic Maps. 
Journal of Geophysical Research, 102, 7547–7563. 
Ngày nhận bài: 12/5/2015. 
Ngày nhận bài sửa lần cuối: 15/6/2015. 

File đính kèm:

  • pdfap_dung_phuong_phap_giao_thoa_radar_de_xac_dinh_hien_tuong_l.pdf