Áp dụng kỹ thuật xử lý sắc thái tình cảm trong ca khúc “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý

Tóm tắt: Trong nghệ thuật thanh nhạc, người nhạc sĩ sáng tác ra tác phẩm - đó

là người sáng tạo thứ nhất, người ca sĩ đưa tác phẩm đó vang lên bằng âm thanh với

đầy đủ nội dung, tình cảm của tác giả cộng với tâm tư tình cảm của người hát - đó là

người sáng tạo thứ hai. Mỗi tác phẩm thanh nhạc có một yêu cầu riêng về nội dung lời

ca, tính chất âm nhạc và nhất là tình cảm mà tác giả đã gửi gắm vào trong đó. Để lột tả

được những yêu cầu trên, người hát phải nắm được những yêu cầu kỹ thuật về thanh

nhạc để xử lý sắc thái tình cảm, và phải có sự sáng tạo của riêng mình mới có thể nâng

cao chất lượng nghệ thuật của tác phẩm lên một tầm cao mới.

Thế giới nội tâm của người biểu diễn càng phong phú bao nhiêu thì tư duy âm

nhạc, sắc thái tình cảm trong âm nhạc khi họ hát càng được thể hiện tốt bấy nhiêu, điều

này có liên quan trực tiếp đến nhạc cảm của người thể hiện.

“Nhạc cảm” hay sắc thái tình cảm trong ca hát là một vấn đề hết sức quan trọng,

thật nhàm chán nếu nghe một tác phẩm thanh nhạc mà người hát không có nhạc cảm

hay hát “vô hồn”, “vô cảm”. Hát đúng kỹ thuật, hát đúng giai điệu chưa chắc đã hay bởi

những nốt nhạc chỉ là biểu đồ tư duy âm nhạc của người sáng tác. Nó sẽ lay động và có

sức lan tỏa khi người biểu diễn sáng tạo nó trong sự biểu cảm của riêng mình. Đó là

những hình tượng trong âm nhạc được thể hiện bằng âm thanh và ngôn ngữ. Cùng một

bài hát nhưng mỗi một ca sĩ có những cách thể hiện khác nhau, có những bài hát mà

biểu đồ tư duy âm nhạc không được thuận lợi cho lắm nhưng dưới sự sáng tạo của

người biểu diễn vẫn có thể mang lại những thành công nhất định cho tác phẩm.

Áp dụng kỹ thuật xử lý sắc thái tình cảm trong ca khúc “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý trang 1

Trang 1

Áp dụng kỹ thuật xử lý sắc thái tình cảm trong ca khúc “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý trang 2

Trang 2

Áp dụng kỹ thuật xử lý sắc thái tình cảm trong ca khúc “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý trang 3

Trang 3

Áp dụng kỹ thuật xử lý sắc thái tình cảm trong ca khúc “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý trang 4

Trang 4

Áp dụng kỹ thuật xử lý sắc thái tình cảm trong ca khúc “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý trang 5

Trang 5

Áp dụng kỹ thuật xử lý sắc thái tình cảm trong ca khúc “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 9820
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng kỹ thuật xử lý sắc thái tình cảm trong ca khúc “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng kỹ thuật xử lý sắc thái tình cảm trong ca khúc “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý

Áp dụng kỹ thuật xử lý sắc thái tình cảm trong ca khúc “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 ÁP DỤNG KỸ THUẬT XỬ LÝ SẮC THÁI TÌNH CẢM TRONG CA 
 KHÚC “MẸ YÊU CON” CỦA NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN TÝ
 ThS. Trịnh Thị Thúy Khuyên*
 Tóm tắt: Trong nghệ thuật thanh nhạc, người nhạc sĩ sáng tác ra tác phẩm - đó 
là người sáng tạo thứ nhất, người ca sĩ đưa tác phẩm đó vang lên bằng âm thanh với 
đầy đủ nội dung, tình cảm của tác giả cộng với tâm tư tình cảm của người hát - đó là 
người sáng tạo thứ hai. Mỗi tác phẩm thanh nhạc có một yêu cầu riêng về nội dung lời 
ca, tính chất âm nhạc và nhất là tình cảm mà tác giả đã gửi gắm vào trong đó. Để lột tả 
được những yêu cầu trên, người hát phải nắm được những yêu cầu kỹ thuật về thanh 
nhạc để xử lý sắc thái tình cảm, và phải có sự sáng tạo của riêng mình mới có thể nâng 
cao chất lượng nghệ thuật của tác phẩm lên một tầm cao mới.
 Thế giới nội tâm của người biểu diễn càng phong phú bao nhiêu thì tư duy âm 
nhạc, sắc thái tình cảm trong âm nhạc khi họ hát càng được thể hiện tốt bấy nhiêu, điều 
này có liên quan trực tiếp đến nhạc cảm của người thể hiện.
 “Nhạc cảm” hay sắc thái tình cảm trong ca hát là một vấn đề hết sức quan trọng, 
thật nhàm chán nếu nghe một tác phẩm thanh nhạc mà người hát không có nhạc cảm 
hay hát “vô hồn”, “vô cảm”. Hát đúng kỹ thuật, hát đúng giai điệu chưa chắc đã hay bởi 
những nốt nhạc chỉ là biểu đồ tư duy âm nhạc của người sáng tác. Nó sẽ lay động và có 
sức lan tỏa khi người biểu diễn sáng tạo nó trong sự biểu cảm của riêng mình. Đó là 
những hình tượng trong âm nhạc được thể hiện bằng âm thanh và ngôn ngữ. Cùng một 
bài hát nhưng mỗi một ca sĩ có những cách thể hiện khác nhau, có những bài hát mà 
biểu đồ tư duy âm nhạc không được thuận lợi cho lắm nhưng dưới sự sáng tạo của 
người biểu diễn vẫn có thể mang lại những thành công nhất định cho tác phẩm.
 Như vậy, trong giảng dạy thanh nhạc, nhiệm vụ của người giảng viên không chỉ 
dạy cho học trò hát đúng, hát đủ cao độ, trường độ, lời ca mà còn phải dạy học trò thấu 
hiểu sắc thái tình cảm của tác phẩm hay phát triển nhạc cảm của tác phẩm. Việc hiểu 
được ngôn ngữ của âm nhạc và hình tượng nghệ thuật trong âm nhạc, đánh thức óc 
tưởng tượng sáng tạo trong âm nhạc của người học có một ý nghĩa rất quan trọng.
*Trưởng Bộ môn Thanh nhạc, Khoa Âm nhạc, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 35
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi xin lấy bài hát Mẹ yêu con - một tác 
phẩm rất thân quen với công chúng lại giàu tính nhân văn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý 
để bàn về cách xử lý sắc thái tình cảm trong một tác phẩm thanh nhạc.
 1. Vài nét về tác phẩm “Mẹ yêu con”
 Cùng với những ca khúc đi cùng năm tháng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý như: 
“Dáng đứng bến tre”, “Bài ca năm tấn”, “Người đi xây hồ kẻ gỗ”, “Một chút tâm tình 
của người Hà Tĩnh”, “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa”... bài hát “Mẹ yêu con” cũng là 
một tác phẩm có vị trí quan trọng trong cuộc đời và hoạt động sáng tác của ông.
 Bài hát được sáng tác vào năm 1956 trong niềm vui hạnh phúc khôn tả được đón 
cô con gái nhỏ chào đời. Ai đó không quá khi ví von “Mẹ yêu con” như một khúc sử thi 
về tình mẫu tử hòa quyện trong niềm khát khao hòa bình và tình yêu đất nước.
 1.1. về ca từ
 Ca khúc “Mẹ yêu con” với lời ca giàu hình ảnh, thiết tha, đằm thắm, là một 
trong số những tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài người mẹ đã được công chúng đón nhận 
nhiệt thành, làm thổn thức trái tim biết bao thế hệ người Việt Nam về người mẹ của 
riêng mình. Song, ý nghĩa trên không chỉ đơn thuần là tình mẫu tử, mà vượt lên trên hết 
là tình cảm của con dân nước Việt đối với đất nước: “chín tháng so chín năm, gian khó 
tính khôn cùng”. Ân chứa sau tình mẫu tử là hình ảnh đất nước của ngày tươi sáng: 
“nhớ những lúc mừng con lẫy rồi con ngồi,... giờ con biết đi rồi, đi trên con đường mới” 
và lời ru của mẹ cứ lắng đọng ngọt ngào, xao xuyến mãi không thôi. Đây chính là nét ẩn 
dụ khá thú vị tạo nên cái cao cả, linh thiêng của bài ca trong hoàn cảnh đất nước còn 
kháng chiến chống giặc ngoại xâm năm 1956.
 1.2. về đặc điểm âm nhạc
 - Bài hát “Mẹ yêu con” được viết ở giọng trưởng nhưng giai điệu lại rất mềm 
mại, trữ tình như giọng thứ. Đặc biệt với nhịp 6/8 - một loại nhịp rất thường dùng viết 
cho thể loại hát ru bởi tính chất đong đưa như cánh võng của nó, đã khắc họa nên một 
hình ảnh đẹp của người mẹ đang ru con bên vành nôi hoặc trong vòng tay âu yếm.
 - Bài hát được viết ở hình thức hai đoạn đơn có cấu trúc hình thức cân phương, 
không phức tạp nhưng rất giàu hình tượng.
 Đoạn a (đoạn 1) có 12 ô nhịp, với lối tiến hành giai điệu đi liền bậc tạo cảm giác 
mềm mại, liền mạch. Đặc biệt, nó được mở đầu và kết thúc cũng bằng một nét giai điệu 
đặc trưng của hát ru đồng bằng Bắc Bộ nhưng được pha lẫn hơi thở của miền Trung đầy 
nắng gió của quê hương ông:
36
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 f , mp __
 — =
 ỳ V i «— V-- - ---1----- --------- ------------ ç—
 ( ồ g — £ = —V- -- — -
 V ~ # * __ ?
 á á ru hời ơ hời ru.
 Đoạn b (đoạn 2) cũng có 12 ô nhịp, nhưng giai điệu được đẩy lên cao hơn ở đầu 
câu 1 của đoạn b. Cùng với những nốt ngân tự do và điểm nhấn cao trào, đoạn hai thể 
hiện sự yêu thương bao la của người mẹ dành cho con, lồng ghép qua đó là niềm khát 
khao cháy bỏng về một tương lai tươi sáng. Đoạn này cũng được kết thúc bằng nét giai 
điệu mở đầu của đoạn a để tạo sự liên kết giữa hai đoạn và cũng nhằm khẳng định, nhấn 
mạnh chủ đề của tác phẩm.
 2. Áp dụng kỹ thuật thanh nhạc vào xử lý sắc thái tình cảm của bài hát
 Với những đặc điểm nêu trên, nếu chúng ta nắm bắt được nó để xử lý khi hát, thì 
chắc chắn chất lượng nghệ thuật của tác phẩm sẽ được nâng cao hơn nhiều. Sau đây là 
một số kinh nghiệm áp dụng kỹ thuật vào xử lý tác phẩm “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ 
Nguyễn Văn Tý.
 2.1. Hướng dẫn mở đầu
 Để thể hiện tốt sắc thái, tình cảm của bài hát “Mẹ yêu con”, chúng ta cần tìm 
hiểu về tác giả, nội dung ca từ, cấu trúc tác phẩm và nắm được các yêu cầu về sắc thái 
tình cảm của bài hát. Ngoài ra, người học phải nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm âm 
nhạc cũng như các thao tác cần thiết khi học hát, chuẩn bị đầy đủ các kỹ thuật thanh 
nhạc như (hơi thở, khẩu hình, vị trí âm thanh...).
 Trong học hát, trước khi vào tác phẩm người học phải được luyện thanh, đây là 
một trong những nhiệm vụ cơ bản của người học hát bởi luyện thanh giải quyết hai vấn 
đề: thứ nhất là khởi động giọng làm ấm lên các cơ quan phát âm trước khi tiếp nhận các 
kỹ thuật trong quá trình học, thứ hai là đưa giọng hát vào trạng thái làm việc tốt hơn, 
tiếp nhận các kỹ thuật trong quá trình học tích cực hơn.
 Các kỹ thuật thanh nhạc thường được sử dụng trong luyện thanh đầu giờ học là 
legato, non legato, staccato... Đây là những kỹ thuật cơ bản nhằm giúp giọng hát thông 
thoáng, vị trí âm thanh và hơi thở tốt hơn. Thực tế cho thấy, người không luyện thanh 
thì không thể hát tốt được tác phẩm, và tất nhiên hiệu quả, chất lượng nghệ thuật sẽ bị 
giảm đi. Điều đó cho thấy luyện tập các kỹ thuật thanh nhạc trước khi học hát để ứng 
dụng vào xử lý các tác phẩm thanh nhạc có ý nghĩa quan trọng như thế nào!
 37
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 Với tính chất âm nhạc trữ tình, dàn trải bởi nhiều âm luyến láy như bài hát “Mẹ 
yêu con”, giảng viên hướng dẫn cần chú trọng luyện tập kỹ thuật hát legato.
 Legato có nghĩa là hát liền tiếng, đây là kỹ thuật cơ bản của thanh nhạc. Hát 
liền tiếng là cách hát chuyển tiếp liên tục, đều đặn từ âm nọ sang âm kia, tạo nên 
những câu hát liên kết không ngắt quãng. Để đạt được liền tiếng, người hát phải hít 
hơi sâu, khống chế nén chặt hơi và đẩy ra từ từ. Điều này giúp người hát có giọng 
thanh thoát, xâu chuỗi các âm thanh lên bổng xuống trầm, ngân vang đều đặn, âm 
thanh sẽ tròn và mềm mại.
 2.2. Hướng dẫn thường xuyên
 Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong một giờ học, bởi vì người giảng viên sẽ 
phải hướng dẫn chi tiết từng câu, từng đoạn, thậm chí hướng dẫn từng nốt luyến láy, 
ngân dài, từng âm lên cao, xuống trầm, từng chữ khó phát âm... Ở giai đoạn này, tập hát 
rõ lời và phát âm, nhả chữ là hai yêu cầu cơ bản, hai yêu cầu này thống nhất và gắn bó 
với nhau tạo nên tiếng hát hoàn chỉnh. Âm thanh đúng tạo điều kiện cho việc nhả chữ rõ 
ràng; nhả chữ rõ ràng, đẹp, sẽ làm cho âm nhạc thêm phong phú và tình cảm.
 Như đã phân tích ở trên, bài hát “Mẹ yêu con” được viết ở hình thức hai đoạn 
đơn với tính chất âm nhạc trữ tình trong sáng trên nền giọng trưởng, trong độ đong đưa 
của nhịp 6/8.
 - Yêu cầu thể hiện đoạn a:
 + Hơi thở cần ổn định, đầy đặn.
 + Âm thanh mềm mại, trong sáng, da diết.
 + Xử lý sắc thái để thể hiện được tình cảm của người mẹ dành cho con.
 - Điểm nhấn đoạn a:
 Kỹ thuật hát liền tiếng (legato) với sắc thái mp (nhỏ vừa) ở đầu tác phẩm thể 
hiện lời thủ thỉ tâm tình yêu thương của người mẹ qua câu hát ru.
 Để đạt được yêu cầu này, người thể hiện phải đặt nhẹ âm thanh ở đầu câu hát, 
nén chắc hơi để phóng to dần và ngân dài câu hát, sau đấy xử lý vuốt nhỏ lại một cách 
tinh tế (lưu ý các từ có luyến láy như: “con”, “có”, “nghén”, “lòng”).
38
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 Muốn hát liền giọng, ngoài việc hát liền các nguyên âm, còn phải phát âm những 
phụ âm nhanh, gọn, làm cho bộ phận truyền âm thay đổi những tư thế khác nhau để hát 
các từ có luyến láy được mềm mại, liền mạch.
 Như vậy với giai điệu trên, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên hát các nguyên 
âm phải được kéo dài và nối liền nguyên âm nọ với nguyên âm kia (càng liền càng tốt), 
mặc dù giữa các nguyên âm còn có những phụ âm.
 - Yêu cầu thể hiện đoạn b:
 Do giai điệu đoạn này được đẩy lên cao, cộng với những nốt ngân tự do, cao trào 
và nhiều nốt luyến nên chúng ta cần:
 + Hơi thở đầy đặn, chắc khỏe.
 + Âm thanh vang, sáng, mềm mại.
 + Xử lý kỹ thuật hát Crescendo (mạnh dần), Diminuendo (nhỏ dần), Adlibitum 
(ngân tự do), Rit (ghìm lại) để thể hiện sắc thái, tình cảm yêu thương vô bờ bến của mẹ 
được hòa quện trong niềm khát khao hòa bình và tình yêu đất nước.
 - Điểm nhấn đoạn b
 chim rộn ràng hót giữa (ư) mùa xuân. Mừng
 lớn, ngày càng tiên bước (ư) càng nhanh. Giờ
 39
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 + Cần lấy hơi đầy, khỏe, đặt âm thanh nhẹ, nhỏ sau đó phóng to dần, ngân dài 
rồi xử lý vuốt nhỏ một cách tinh tế kết hợp luyến láy mềm mại.
 + Yêu cầu học trò khi hát những nốt cao và ngân tự do cần có hơi thở ổn định, 
đầy đặn, vị trí âm thanh vang, sáng nhưng phải mềm mại. Các cơ quan phát âm, các 
xoang cộng minh và sự điều tiết hơi thở được phối hợp với nhau một cách khéo léo. Đặc 
biệt, vị trí âm thanh phải trong sáng, không bị bập bõm, thay đổi, giữ âm thanh ở một vị 
trí ổn định. Để làm được điều đó, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên luôn chú trọng 
đến kỹ thuật hát liền giọng, kiên trì tập luyện từng câu, từng đoạn trong bài hát.
 Chú ý khi hát đoạn b, giảng viên yêu cầu hát liền tiếng nhưng vẫn phải chú ý hát 
rõ lời ca những nốt ở âm khu cao, bởi trong mỗi ca từ giàu hình tượng, giàu chất thơ đó 
là hình ảnh người mẹ Việt Nam cao cả, trong sáng.
 2.3. Hướng dẫn kết thúc
 Sau khi hướng dẫn học trò hát từng đoạn, từng câu trong bài xong thì giảng viên 
cho hát lại toàn bộ bài hát một lần nữa với những yêu cầu của nội dung bài học đã đề ra. 
Ngoài ra, giảng viên cho học trò được nghe thêm phần hát mẫu của các nghệ sĩ nổi tiếng 
đã thể hiện thành công bài hát này để giúp các em có sự cảm nhận, học hỏi được điều 
hay riêng của từng người. Từ đó hình thành tư duy, tính sáng tạo và phong cách riêng 
của mỗi đối tượng người học, đồng thời rút kinh nghiệm cho bản thân khi thể hiện bài 
hát “Mẹ yêu con”.
 3. Kết luận
 Bài hát “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã được nhiều giảng viên 
chọn và đưa vào chương trình giảng dạy của mình. Nhưng điều chú ý ở đây là không 
nên chọn bài hát này cho những học sinh, sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai hát bởi vì 
bài hát “Mẹ yêu con” là một bài hát hay nhưng khó vì nó yêu cầu cao về kỹ thuật thanh 
nhạc cũng như việc xử lý tác phẩm. Nếu đưa bài hát này cho những học sinh mới bắt 
đầu học hát thì kết quả sẽ không cao. Thực tế đã chứng minh, đối với những sinh viên 
năm thứ ba của hệ cao đẳng và năm thứ ba, thứ tư của hệ đại học thì mới có đầy đủ về 
kỹ thuật thanh nhạc cũng như cảm xúc để thể hiện tốt nhất, hiệu quả nhất bài hát này.
 Dạy thanh nhạc ở Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã 
được nhiều năm, tôi nhận thấy: để thể hiện tốt một tác phẩm âm nhạc người giảng viên 
cần phải hướng dẫn học trò trên hai phương diện chính, đó là kỹ thuật và nghệ thuật. 
Học trò phải biết sáng tạo, có khả năng biến những kiến thức đã học thành cái riêng của 
bản thân mình. Thiếu một trong hai yêu cầu trên thì người thể hiện tác phẩm không thể 
thành công được.
40

File đính kèm:

  • pdfap_dung_ky_thuat_xu_ly_sac_thai_tinh_cam_trong_ca_khuc_me_ye.pdf