Ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải và lượng dư thiết kế đến độ tiện nghi cử động và vừa vặn của quần áo Aerobic

Độ tiện nghi cử động và độ vừa vặn là những chỉ tiêu quan trọng đối với quần áo bó sát. Nghiên

cứu các yếu tố ảnh hưởng tới độ tiện nghi cử động và vừa vặn góp phần xây dựng cơ sở cho thiết kế phù

hợp với yêu cầu của sản phẩm may. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các thông

số cấu trúc vải dệt kim Single Cotton chun và lượng dư thiết kế tới độ tiện nghi cử động và vừa vặn của bộ

quần áo Aerobic. Thông số cấu trúc vải được xác định theo các tiêu chuẩn TCVN. Độ tiện nghi cử động và

vừa vặn được đánh giá bằng phương pháp mặc thử. Ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải tới độ tiện nghi

cử động và vừa vặn được xem xét. Mối quan hệ giữa lượng dư thiết kế tại vòng ngực, eo, mông và độ tiện

nghi cử động, vừa vặn được thiết lập dựa trên kỹ thuật BMA (Bayesian Model Average). Kết quả cho thấy

các thông số cấu trúc vải Single Cotton chun (độ dày, chiều dài vòng sợi, khối lượng riêng và mật độ dệt

của vải) có ảnh hưởng không đáng kể tới giá trị của độ tiện nghi cử động và độ vừa vặn. Tồn tại mối quan

hệ tuyến tính đa biến giữa lượng dư thiết kế tại vòng ngực, eo, mông và độ tiện nghi cử động và độ vừa vặn

với hệ số R2 = 0,899÷0,989. Giá trị lượng dư thiết kế tại vòng ngực, eo, mông có ảnh hưởng đáng kể tới độ

tiện nghi cử động và độ vừa vặn trên bộ quần áo Aerobic.

Ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải và lượng dư thiết kế đến độ tiện nghi cử động và vừa vặn của quần áo Aerobic trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải và lượng dư thiết kế đến độ tiện nghi cử động và vừa vặn của quần áo Aerobic trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải và lượng dư thiết kế đến độ tiện nghi cử động và vừa vặn của quần áo Aerobic trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải và lượng dư thiết kế đến độ tiện nghi cử động và vừa vặn của quần áo Aerobic trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải và lượng dư thiết kế đến độ tiện nghi cử động và vừa vặn của quần áo Aerobic trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải và lượng dư thiết kế đến độ tiện nghi cử động và vừa vặn của quần áo Aerobic trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải và lượng dư thiết kế đến độ tiện nghi cử động và vừa vặn của quần áo Aerobic trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 6260
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải và lượng dư thiết kế đến độ tiện nghi cử động và vừa vặn của quần áo Aerobic", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải và lượng dư thiết kế đến độ tiện nghi cử động và vừa vặn của quần áo Aerobic

Ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải và lượng dư thiết kế đến độ tiện nghi cử động và vừa vặn của quần áo Aerobic
 ISSN 2354-0575
 ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG SỐ CẤU TRÚC VẢI VÀ LƯỢNG DƯ THIẾT KẾ 
 ĐẾN ĐỘ TIỆN NGHI CỬ ĐỘNG VÀ VỪA VẶN CỦA QUẦN ÁO AEROBIC
 Trương Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thị Lệ
 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
 Ngày nhận: 11/4/2016
 Ngày sửa chữa: 16/5/2016
 Ngày xét duyệt: 10/6/2016
Tóm tắt:
 Độ tiện nghi cử động và độ vừa vặn là những chỉ tiêu quan trọng đối với quần áo bó sát. Nghiên 
cứu các yếu tố ảnh hưởng tới độ tiện nghi cử động và vừa vặn góp phần xây dựng cơ sở cho thiết kế phù 
hợp với yêu cầu của sản phẩm may. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các thông 
số cấu trúc vải dệt kim Single Cotton chun và lượng dư thiết kế tới độ tiện nghi cử động và vừa vặn của bộ 
quần áo Aerobic. Thông số cấu trúc vải được xác định theo các tiêu chuẩn TCVN. Độ tiện nghi cử động và 
vừa vặn được đánh giá bằng phương pháp mặc thử. Ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải tới độ tiện nghi 
cử động và vừa vặn được xem xét. Mối quan hệ giữa lượng dư thiết kế tại vòng ngực, eo, mông và độ tiện 
nghi cử động, vừa vặn được thiết lập dựa trên kỹ thuật BMA (Bayesian Model Average). Kết quả cho thấy 
các thông số cấu trúc vải Single Cotton chun (độ dày, chiều dài vòng sợi, khối lượng riêng và mật độ dệt 
của vải) có ảnh hưởng không đáng kể tới giá trị của độ tiện nghi cử động và độ vừa vặn. Tồn tại mối quan 
hệ tuyến tính đa biến giữa lượng dư thiết kế tại vòng ngực, eo, mông và độ tiện nghi cử động và độ vừa vặn 
với hệ số R2 = 0,899÷0,989. Giá trị lượng dư thiết kế tại vòng ngực, eo, mông có ảnh hưởng đáng kể tới độ 
tiện nghi cử động và độ vừa vặn trên bộ quần áo Aerobic.
Từ khóa: Độ tiện nghi cử động, Độ vừa vặn, lượng dư thiết kế, cấu trúc vải, Quần áo Aerobic.
1. Đặt vấn đề 2. Phương pháp nghiên cứu
 Tiện nghi là đặc tính quan trọng với chất 2.1. Thực nghiệm xác định các thông số cấu trúc 
lượng quần áo. Trong đó, độ tiện nghi cử động của mẫu vải thí nghiệm
(TNCĐ) và độ vừa vặn (VV) là các chỉ tiêu thu hút 3 loại vải Single (95% bông, 5% spandex) 
sự quan tâm nghiên cứu, nhất là với các sản phẩm có khối lượng từ 165 g/m2 đến 220 g/m2 được chọn 
mặc bó sát người. cho thực nghiệm trong nghiên cứu này. Các thông 
 Bộ quần áo được sử dụng cho người tập số cấu trúc vải gồm: Độ dày vải (mm) được xác 
Aerobic cần đáp ứng yêu cầu về sử dụng và thẩm định theo tiêu chuẩn TCVN 5071:2007; Mật độ dệt 
mỹ, trong đó có độ tiện nghi cử động và vừa vặn. được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 5794:1994; 
Xác định ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải và Khối lượng W (g/m2) được xác định theo tiêu chuẩn 
lượng dư thiết kế tới độ TNCĐ và độ VV của bộ TCVN 5793; chiều dài vòng sợi được xác định theo 
quần áo Aerobic là cần thiết để góp phần xây dựng tiêu chuẩn TCVN 5799:1994.
cơ sở cho thiết kế. Bảng 2.1. Thông số kỹ thuật của vải thực nghiệm
 Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xác Vải Khổ Độ Khối Chiều Mật độ dọc 
định độ tiện nghi cử động, độ vừa vặn và các yếu (cm) dày lượng dài x ngang 
tố ảnh hưởng. Chin-Man Chen đánh giá sự vừa vặn (mm) (g/m2) vòng sợi (hàng, cột 
của sản phẩm may với các dạng cơ thể người khác (mm) vòng/10cm)
nhau [5]. Sự vừa vặn được đánh giá thông qua cảm 1 150 0,56 165 2,9 175x280
nhận của người mặc thử [3], [5]. Độ tiện nghi cử 
 2 150 0,66 197 2,6 180x285
động của váy bó cũng được nghiên cứu để xem xét 
các yếu tố ảnh hưởng và dự báo [3]. Tuy nhiên, 3 150 0,73 220 2,4 187x293
ảnh hưởng của thông số vải và lượng dư thiết kế 
tới chất lượng sản phẩm may chưa được nghiên 2.2. Bộ quần áo Aerobic và lượng dư thiết kế áp 
cứu chi tiết, đầy đủ trên các loại sản phẩm bó sát dụng cho mẫu thực nghiệm
khác [6]. Các chi tiết của bộ quần áo Aerobic được 
 Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thiết kế cho thực nghiệm trên Hình 1.1. 15 bộ quần 
ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải Single Cotton áo Aerobic được thiết kế với các giá trị lượng dư 
chun và lượng dư thiết kế tới độ tiện nghi cử động tại vòng ngực, eo, mông được thiết lập theo Bảng 
và vừa vặn của bộ quần áo Aerobic. 2.2 [4].
Khoa học & Công nghệ - Số 10/Tháng 6 - 2016 Journal of Science and Technology 73
ISSN 2354-0575
 Bảng 2.3. Số đo cơ thể của người mặc thử
 Kích thước Giá trị Mô tả
 Tuổi 20-25 Tính đến thời điểm 
 a khảo sát
 Chiều cao 155-161 Từ mặt sàn (đứng) đến 
 cm đỉnh đầu
 Cân nặng 48-52 kg Khối lượng cơ thể đo 
 theo TCVN 5781-1994
 b Vòng ngực 80-84 cm Vòng ngực lớn nhất đo 
 theo TCVN 5781-1994
 Vòng eo 60-64 cm Vòng eo nhỏ nhất đo 
 theo TCVN 5781-1994
 Vòng mông 89-91 cm Vòng mông lớn nhất đo 
 c theo TCVN 5781-1994
Hình 1. Bộ quần áo Aerobic và các chi tiết được 
 thiết kế: a - thân trước áo, b - thân sau áo; 2.4. Xử lý số liệu
 c - thân quần Các kết quả thực nghiệm được tính và phân 
 tích ứng dụng phần mềm Excel 2003. Mô hình 
Bảng 2.2. Các phương án lượng dư thiết kế của mẫu thể hiện mối quan hệ đa biến giữa lượng dư thiết 
 thí nghiệm kế và độ tiện nghi cử động, độ vừa vặn được xác 
 định bằng ứng dụng kỹ thuật BMA trên phần mềm 
 Phương Lượng dư cử động tại vị trí 
 R thông qua chỉ số BIC (Bayesian Information 
 án
 Vòng ngực Vòng eo Vòng mông Criterion) [2].
 Ln (cm) Le (cm) Lm (cm)
 PA 1 1 2 2,5 3. Kết quả và bàn luận 
 PA 2 0,5 1,5 1,5 3.1. Ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải tới độ 
 tiện nghi cử động và độ vừa vặn
 PA 3 0 1 0 Độ TNCĐ, độ VV của các mẫu trang phục 
 PA 4 -0,5 -0 -1,5 Aerobic được trình bày trên Bảng 3.1.
 PA 5 -1 -1 -2 Bảng 3.1. Độ tiện nghi cử động và vừa vặn của mẫu
 Vải Mẫu Lượng dư thiết kế Độ Độ 
2.3. Thực nghiệm xác định độ tiện nghi cử động (cm) TNCĐ VV
và độ vừa vặn của bộ quần áo Aerobic Ln Le Lm
 Độ tiện nghi cử động và độ vừa vặn của bộ 1 1 1 2 2,5 10 6
quần áo Aerobic thực hiện bằng phương pháp chủ 2 0,5 1,5 1,5 9,3 7,7
quan bởi 3 người mặc thử thông qua 7 hoạt động 
 3 0 1 0 8 8,5
trong quá trình mặc theo trình tự: đứng yên (1 phút); 
đứng lên, ngồi xuống (5 phút); vặn người (4 phút), 4 -0,5 -0 -1,5 5 7
cúi người, thẳng người trở lại (4 phút); chạy tại chỗ 5 -1 -1 -2 4,5 4,3
chân thấp (3 phút); chạy tại chỗ chân cao (3 phút), 2 6 1 2 2,5 9,5 5,3
đứng thẳng (1 phút). Tổng thời gian của các hoạt 7 0,5 1,5 1,5 8,5 7
động khi mặc thử là 21 phút. Các hoạt động này 8 0 1 0 7 8,7
được thiết lập dựa trên quá trình luyện tập Aerobic. 
 9 -0,5 -0 -1,5 5,5 6,5
Người mặc thử bộ quần áo Aerobic sau khi thực hiện 
các hoạt động trên, đánh giá độ tiện nghi cử động và 10 -1 -1 -2 4,5 4,7
vừa vặn dựa trên cảm nhận thực tế của cá nhân theo 3 11 1 2 2,5 9,3 6
thang điểm từ 1- 10. Trong đó, 1 ứng với mức hoàn 12 0,5 1,5 1,5 7,8 7,3
toàn không tiện nghi hoặc không vừa vặn. 10 ứng 13 0 1 0 6,3 8,5
với mức hoàn toàn tiện nghi hoặc vừa vặn. Độ tiện 
 14 -0,5 -0 -1,5 4,7 6,5
nghi cử động và vừa vặn của mẫu được tính theo 
giá trị trung bình của kết quả đánh giá bởi 3 người 15 -1 -1 -2 3,3 4
mặc thử trên mỗi mẫu. 3 người đánh giá thông qua Mối quan hệ giữa các thông số cấu trúc vải 
mặc thử được lựa chọn từ các nữ thanh niên thường với độ TNCĐ của bộ quần áo tập Aerobic được thể 
xuyên tập Aerobic và có số đo như Bảng 2.3. hiện từ Hình 3.1 đến Hình 3.5.
74 Khoa học & Công nghệ - Số 10/Tháng 6 - 2016 Journal of Science and Technology
 ISSN 2354-0575
 Sự biến đổi của độ TNCĐ mẫu trên 3 vải với 
 các phương án lượng dư có xu hướng tương tự nhau 
 nhưng mức độ thay không lớn với các mẫu khi khác 
 loại vải. Độ tiện nghi cử động đạt giá trị lớn nhất 
 với phương án 1, tiếp đến là phương án 2, 3, 4 và 
 phương án 5 cho giá trị thấp nhất trên cả 3 vải. Khi 
 độ dày, khối lượng, mật độ dọc và mật độ ngang của 
 vải tăng thì độ TNCĐ giảm. Khi chiều dài vòng sợi 
 tăng thì độ TNCĐ tăng với mức không đáng kể. Vải 
Hình 3.1. Tương quan giữa độ dày vải và độ TNCĐ 1 có độ dày, khối lượng và mật độ dệt nhỏ nhất, kích 
 thước vòng sợi lớn nhất luôn cho độ TNCĐ tốt nhất.
 Mối quan hệ giữa các thông số cấu trúc vải 
 với độ vừa vặn của bộ quần áo tập Aerobic được thể 
 hiện từ Hình 3.6 đến Hình 3.10.
Hình 3.2. Tương quan giữa chiều dài của vòng sợi 
 và độ TNCĐ
 Hình 3.6. Tương quan giữa độ dày vải và độ vừa 
 vặn
Hình 3.3. Tương quan giữa khối lượng riêng của 
 vải và độ TNCĐ
 Hình 3.7. Tương quan giữa chiều dài của vòng sợi 
 và độ VV
Hình 3.4. Tương quan giữa mật độ dọc của vải và 
 độ TNCĐ
Hình 3.5. Tương quan giữa mật độ ngang của vải Hình 3.8. Tương quan giữa khối lượng riêng của 
 và độ TNCĐ vải và độ VV
Khoa học & Công nghệ - Số 10/Tháng 6 - 2016 Journal of Science and Technology 75
ISSN 2354-0575
 mẫu trên các vải khi thay đổi lượng dư thiết kế là 
 tương tự như nhau trên 3 vải (Hình 3.11). Độ TNCD 
 đạt được cao nhất với phương án 1 và tỷ lệ thuận 
 với giá trị của lượng dư thiết kế. Khi lượng dư thiết 
 kế giảm từ phương án 1 xuống phương án 5 thì độ 
 TNCĐ giảm rõ rệt từ 10 xuống 3,3. Độ VV đạt giá 
 trị cao nhất với phương án 3 và giảm dần về 2 phía, 
 từ 8,7 xuống 4. Các mẫu có lượng dư thiết kế lớn có 
 xu hướng được chấp nhận về độ vừa vặn hơn là các 
 mẫu có lượng dư nhỏ, mặc bó sát người.
Hình 3.9. Tương quan giữa mật độ dọc của vải và Xử lý kết quả với kỹ thuật BMA trên phần 
 độ VV mềm R thu được:
 Vải 1: 4 mô hình thể hiện độ TNCD được tìm thấy. 
 Sự biến đổi của độ VV của mẫu trên 3 vải với Mô hình tối ưu lựa chọn như sau:
các phương án 3 và 5; 1, 2 và 4 có xu hướng tương TNCD = 6,85 + 2,13. Ln + 0,12.Le + 0,31.Lm
tự nhau. R2 = 0,899. Sự biến thiên của Ln, Le và Lm 
 giải thích được 89,9% sự biến thiên độ tiện nghi cử 
 động của mẫu với vải 1. 10,01% sự biến thiên này 
 do tác động của yếu tố khác. 
Hình 3.10. Tương quan giữa mật độ ngang của vải 
 và độ VV
 Hình 3.12. Biểu đồ BMA với 4 mô hình thể hiện độ 
 Độ vừa vặn đạt giá trị lớn nhất với phương tiện nghi cử động của mẫu trên vải 1
án 3, tiếp đến là phương án 2, 4, 1 và phương án 5 
cho giá trị thấp nhất trên cả 3 vải. Sự biến đổi độ 7 mô hình mô tả quan hệ giữa các lượng dư 
VV của các mẫu từ 3 loại vải nhưng có cùng lượng và độ vừa vặn VV được tìm thấy. Trong đó, mô hình 
dư thiết kế là không đáng kể, mức biến đổi lớn nhất tối ưu là:
là 0,7. VV = 6,55 + 0,57.Ln +0,48.Le + 0,89.Lm
 R2 = 0,98. Sự biến thiên của Ln, Le và Lm 
3.3. Mối quan hệ giữa lượng dư thiết kế và độ giải thích được 98% sự biến thiên độ vừa vặn của 
TNCD và độ VV của mẫu mẫu trên vải 1. 2% sự biến thiên này là do tác động 
 của các yếu tố khác.
 TNCD VV
 Phương án
Hình 3.11. Ảnh hưởng của lượng dư thiết kế tới độ 
 TNCD và độ VV của các mẫu
 Hình 3.13. Biểu đồ BMA với 4 mô hình thể hiện độ 
 Xu hướng biến đổi của độ TNCD và VV của vừa vặn của mẫu trên vải 1
76 Khoa học & Công nghệ - Số 10/Tháng 6 - 2016 Journal of Science and Technology
 ISSN 2354-0575
Vải 2: 6 mô hình thể hiện độ TNCD được tìm thấy. Với R2 = 0,90. Sự biến thiên của Ln, Le và 
Mô hình tối ưu là: Lm giải thích được 90% sự biến thiên của độ tiện 
 TNCD = 6,55 + 0,06.Ln + 0,24.Le + 0,91.Lm nghi cử động của mẫu trên vải 3. 10% sự biến thiên 
 R2 = 0,989. Sự biến thiên của Ln, Le và Lm này là do tác động của yếu tố khác.
giải thích được 98,9% sự biến thiên của độ tiện nghi 
cử động của mẫu trên vải 2. Còn 1,01% sự biến 2 mô hình thể hiện độ vừa vặn với mẫu trên 
thiên này là do tác động của các yếu tố khác. vải 3 được tìm thấy. Mô hình lựa chọn là: 
 VV = 1,67 – 8,58.Ln + 6,89.Le – 0,34.Lm
 Với R2 = 0,98. Sự biến thiên của Ln, Le và 
 Lm giải thích được 98% sự biến thiên của độ vừa 
 vặn của mẫu trên vải 3. Còn 2% sự biến thiên này là 
 do tác động của các yếu tố khác.
Hình 3.14. Biểu đồ BMA với 4 mô hình thể hiện độ 
 tiện nghi cử động của mẫu trên vải 2
 4 mô hình thể hiện độ vừa vặn của mẫu trên 
vải 2 được tìm thấy. Mô hình tối lựa chọn là:
 VV = 6,22 + 2,56.Ln + 0,6.Le + 0,15.Lm
 R2 = 0,899. Sự biến thiên của Ln, Le và Lm 
giải thích được 89,9% sự biến thiên của độ vừa vặn Hình 3.17. Biểu đồ BMA với 4 mô hình thể hiện độ 
của mẫu trên vải 2. 10,1% sự biến thiên này là do vừa vặn của mẫu trên vải 3
tác động của các yếu tố khác.
 Các mô hình được chọn luôn có 3 biến Ln, 
 Le và Lm. Điều này cho thấy tác động của cả 3 
 lượng dư này đến độ tiện nghi cử động và độ vừa 
 vặn của sản phẩm thiết kế khá rõ ràng. Có sự khác 
 biệt không nhiều của các hệ số hồi qui và hệ số xác 
 định R2 của các mô hình trên 3 loại vải cho thấy tác 
 động của lượng dư thiết kế Le, Ln và Lm đến độ 
 tiện nghi cử động và độ vừa vặn của mẫu là chủ yếu, 
 chiếm phần lớn trong tác động tổng thể của các yếu 
 tố trên mẫu thí nghiệm. Biểu đồ BMA (Hình 3.12 
Hình 3.15. Biểu đồ BMA với 4 mô hình thể hiện độ đến 3.17) cho thấy giá trị của lượng dư thiết kế Ln, 
 vừa vặn của mẫu trên vải 2 Le, Lm có ảnh hưởng đến độ tiện nghi cử động và 
 vừa vặn trên tất cả các mô hình biểu diễn mối quan 
Vải 3: 4 mô hình thể hiện độ TNCD được tìm thấy. hệ này.
Trong đó, mô hình tối ưu là: Khi tìm kiếm mô hình tuyến tính đa biến 
 TNCD = 6,22 + 2,56.Ln + 0,06.Le + 0.15.Lm giữa các thông số cấu trúc vải, lượng dư thiết kế và 
 độ tiện nghi cử động cũng như độ vừa vặn không 
 thu được mô hình có ý nghĩa thống kê do có nhiều 
 thông số vải liên quan chặt chẽ với nhau, số biến 
 đầu vào nhiều, số lượng mẫu không lớn. Kết quả 
 trên biểu đồ BMA (Hình 3.18) cho thấy giá trị của 
 lượng dư thiết kế Ln có ảnh hưởng đến độ tiện nghi 
 cử động trên tất cả các mô hình có thể biểu diễn mối 
 quan hệ giữa lượng dư thiết kế, thông số vải và độ 
 tiện nghi cử động; tiếp đến là Lm và Le, sau đó là 
 độ dày vải T, mật độ Md. Các thông số cấu trúc khác 
Hình 3.16. Biểu đồ BMA với 4 mô hình thể hiện độ của vải ít xuất hiện trong mô hình, ít nhất là chiều 
 tiện nghi cử động của mẫu trên vải 3 dài vòng sợi L.
Khoa học & Công nghệ - Số 10/Tháng 6 - 2016 Journal of Science and Technology 77
ISSN 2354-0575
 độ vừa vặn trên tất cả các mô hình có thể biểu diễn 
 mối quan hệ giữa lượng dư thiết kế, thông số vải và 
 độ vừa vặn. Tiếp đến là Lm. Các thông số cấu trúc 
 khác của vải ít xuất hiện trong mô hình.
 4. Kết luận
 Các thông số cấu trúc vải Single Cotton chun 
 (độ dày, chiều dài vòng sợi, khối lượng riêng và mật 
 độ dệt) có ảnh hưởng không đáng kể tới giá trị của 
 độ tiện nghi cử động và vừa vặn của bộ quần áo 
Hình 3.18. Biểu đồ BMA thể hiện tương quan giữa Aerobic trên 3 vải thực nghiệm. Vải có độ dày, khối 
thông số vải, lượng dư thiết kế Ln, Le, Lm và độ lượng, mật độ dệt nhỏ hơn, kích thước vòng sợi lớn 
 TNCD trên 3 vải hơn có độ TNCĐ cao hơn. Giá trị lượng dư thiết kế 
 (Ln, Le, Lm) có ảnh hưởng rõ rệt tới độ tiện nghi cử 
 động và độ vừa vặn. 
 Không tìm thấy mối quan hệ tuyến tính giữa 
 giá trị độ tiện nghi cử động và độ vừa vặn trên các 
 mẫu thực nghiệm. Phương án có độ tiện nghi cử 
 động cao nhất không phải là phương án có vừa vặn 
 cao nhất và ngược lại.
 Tồn tại mối quan hệ tuyến tính đa biến giữa 
 lượng dư thiết kế tại vòng ngực, eo, mông và độ tiện 
 nghi cử động và độ vừa vặn của bộ quần áo Aerobic 
 với hệ số R2 = 0,899 ÷ 0,989. Ảnh hưởng của lượng 
 dư thiết kế tới độ tiện nghi cử động và độ vừa vặn 
 của bộ quần áo Aerobic là đáng kể. 
Hình 3.19. Biểu đồ BMA thể hiện tương quan giữa Lượng dư thiết kế cho các mẫu có độ tiện 
thông số vải, lượng dư thiết kế Ln, Le, Lm và độ VV nghi cử động cao nhất tương ứng với vòng ngực, 
 trên 3 vải eo, mông là 1, 2 và 2,5 cm. Lượng dư thiết kế cho 
 các mẫu có độ vừa vặn cao nhất cho với cả 3 vải 
 Biểu đồ BMA (Hình 3.19) cho thấy giá trị thực nghiệm tương ứng với vòng ngực, eo, mông là 
của lượng dư thiết kế Ln, Le luôn có ảnh hưởng đến 0, 1 và 0 cm.
Tài liệu tham khảo
 [1]. TCVN 5782 : 2009, Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo.
 [2]. Apurba Das and R. Alagirusamy, Science in Clothing Comfort, First published 2010, Woodhead 
 Publishing India Pvt. Ltd.
 [3]. Nguyen Thi Le, Dang Thi Thuy Hong, Effect of Fabric Structure and Mechanical Properties on 
 the Comfort of Free Movement of Narrow Skirts, Journal of Science and Technology, No. 83A, 2011.
 [4]. Helen Joseph Armstrong, Pattermaking for Fashion Design, Harper Collins College Publishers, 1995.
 [5]. Chin-Man Chen, “Fit Evaluation within the Made-to-measure Process”, International Journal of 
 Clothing Science and Technology, Vol.19 ISS:2, pp.131 – 144, 2007.
 [6]. Wang YongJin, Pattern Engineering for Functional Design of Tight-fit Running Wear, Thesis of 
 Doctor of Philosophy, The Hong Kong Polytechnic University, February 2011.
THE EFFECTS OF FABRIC STRUCTURES PARAMETTERS AND ADDED DIMENSIONS ON 
 THE COMFORT OF FREE MOVEMENT AND FITNESS OF AEROBIC CLOTHES
Abstract: 
 The comfort of free movement and fitness are important characteristics of the clothes. The study of 
factors, which affect on the comfort of free movement and fitness, contributes to build the basis for the design 
of clothes. This paper introduces the effects of Cotton-Spandex Single knitted fabric structure parameters 
78 Khoa học & Công nghệ - Số 10/Tháng 6 - 2016 Journal of Science and Technology
 ISSN 2354-0575
and the added dimensions on the comfort of free movement and fitness of the Aerobic clothes. The fabric 
structure parameters were determined according to TCVN standards. Expert method is used to evaluate the 
comfort of free movement and fitness of the Aerobic clothes. The relationships between the comfort of free 
movement, fitness and the added dimensions are constructed using Bayesian Model Average method. The 
results showed that existing multi-linear relationships between the added dimentions in bust, waist and hip 
and the comfort of free movement and fitness (R2 = 0,899 ÷ 0,989). The comfort of free movement and fitness 
of the Aerobic clothes are affected significantly by the added dimensions in bust, waist and hip.
Keywords: Comfort of free movement, Fitness, Fabric structure, Added dimensions, Aerobic clothes.
Khoa học & Công nghệ - Số 10/Tháng 6 - 2016 Journal of Science and Technology 79

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_thong_so_cau_truc_vai_va_luong_du_thiet_ke_den.pdf