Ảnh hưởng của sức khoẻ răng miệng lên chất lượng cuộc sống người cao tuổi tỉnh Trà Vinh

Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 994 người cao tuổi

tại tỉnh Trà Vinh với mục tiêu xác định điểm số chất

lượng cuộc sống của người cao tuổi và tìm hiểu ảnh

hưởng sức khỏe răng miệng lên chất lượng cuộc sống

ở người cao tuổi tại tỉnh Trà Vinh. Kết quả cho thấy

sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc

sống với mức điểm trung bình 19,81 điểm. Kết quả cho

thấy vấn đề đau răng miệng có điểm trung bình cao nhất

(4,16), tiếp đến là giới hạn chức năng răng miệng với

điểm trung bình 2,97 và vấn đề ít ảnh hưởng nhất là thay

đổi tâm lý với điểm trung bình 2,28. Có 6 yếu tố liên

quan đến chất lượng cuộc sống gồm: thói quen ăn rau,

củ, quả tươi, có bệnh lý kèm, thói quen chải răng, thói

quen sử dụng kem đánh răng, thói quen sử dụng tăm xỉa

răng với p<0,05.

Ảnh hưởng của sức khoẻ răng miệng lên chất lượng cuộc sống người cao tuổi tỉnh Trà Vinh trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của sức khoẻ răng miệng lên chất lượng cuộc sống người cao tuổi tỉnh Trà Vinh trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của sức khoẻ răng miệng lên chất lượng cuộc sống người cao tuổi tỉnh Trà Vinh trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của sức khoẻ răng miệng lên chất lượng cuộc sống người cao tuổi tỉnh Trà Vinh trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của sức khoẻ răng miệng lên chất lượng cuộc sống người cao tuổi tỉnh Trà Vinh trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của sức khoẻ răng miệng lên chất lượng cuộc sống người cao tuổi tỉnh Trà Vinh trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 11580
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của sức khoẻ răng miệng lên chất lượng cuộc sống người cao tuổi tỉnh Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của sức khoẻ răng miệng lên chất lượng cuộc sống người cao tuổi tỉnh Trà Vinh

Ảnh hưởng của sức khoẻ răng miệng lên chất lượng cuộc sống người cao tuổi tỉnh Trà Vinh
SỐ 41 - Tháng 11+12/2017
Website: yhoccongdong.vn 75
 V
I N
 S
C K
H E C NG 
NG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÓM TẮT
Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 994 người cao tuổi 
tại tỉnh Trà Vinh với mục tiêu xác định điểm số chất 
lượng cuộc sống của người cao tuổi và tìm hiểu ảnh 
hưởng sức khỏe răng miệng lên chất lượng cuộc sống 
ở người cao tuổi tại tỉnh Trà Vinh. Kết quả cho thấy 
sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc 
sống với mức điểm trung bình 19,81 điểm. Kết quả cho 
thấy vấn đề đau răng miệng có điểm trung bình cao nhất 
(4,16), tiếp đến là giới hạn chức năng răng miệng với 
điểm trung bình 2,97 và vấn đề ít ảnh hưởng nhất là thay 
đổi tâm lý với điểm trung bình 2,28. Có 6 yếu tố liên 
quan đến chất lượng cuộc sống gồm: thói quen ăn rau, 
củ, quả tươi, có bệnh lý kèm, thói quen chải răng, thói 
quen sử dụng kem đánh răng, thói quen sử dụng tăm xỉa 
răng với p<0,05.
Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, người cao tuổi, Trà Vinh
ABSTRACT:
EFFECTIVE OF ORAL HEALTH TO QUALITY 
OF LIFE ELDERLY IN TRA VINH PROVINCE
Cross-sectional study of 994 elderly people in Tra Vinh 
province was conducted to determine the quality of life of 
the elderly and to examine the impact of oral health on the 
quality of life among the elderly in the province. Tra Vinh. 
Results show that oral health affects quality of life with an 
average score of 19.81 points. Results showed that oral 
cavity had the highest average score (4.16), followed by 
oral function limit with mean score of 2.97, and the least 
affective matter was psychological change with GPA 2.28. 
There are 6 factors related to the quality of life including: 
eating habits of vegetables, roots, fresh fruits, diseases, 
brushing habits, habit of using toothpaste, habit of using 
toothpicks with p <0.05.
Keywords: Quality of life, elderly, Tra Vinh.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở hầu hết các nước, tỉ lệ người 60 tuổi trở lên đang 
tăng nhanh hơn so với các nhóm tuổi khác, số NCT trên 
toàn thế giới khoảng 688 triệu người vào năm 2006, dự 
đoán sẽ lên đến gần 2 tỷ người vào năm 2050, trong đó số 
người trên 80 tuổi sẽ phát triển nhanh nhất và chiếm tỉ lệ 
20%, tại Đông Nam Á có gần 8% dân số trên 60 tuổi [1]. 
Sức khỏe răng miệng có vai trò rất quan trọng đối 
với sức khỏe toàn thân, và ngược lại những thay đổi sinh 
lý, bệnh lý của cơ thể cũng ảnh hưởng lên tình trạng sức 
khỏe răng miệng. Hầu hết các dịch vụ chăm sóc nha khoa 
thường được đặt tại khu vực đô thị, còn vùng nông thôn, 
vùng sâu ,vùng xa, vùng người dân tộc vẫn chưa tiếp cận 
được, có thể do điều kiện kinh tế, trang thiết bị, nguồn 
nhân lực. Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống sức khỏe 
răng miệng (CLCS-SKRM) đang được xác định là lĩnh 
vực sức khỏe ưu tiên trong bối cảnh các vấn đề chất lượng 
cuộc sống đi đầu trong các chính sách y tế công cộng [5]. 
Mặc dù vậy, các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống liên 
quan sức khỏe răng miệng tại Việt Nam còn chưa nhiều 
và cũng mới chỉ được quan tâm trong vài năm trở lại đây. 
Trà Vinh là một tỉnh nghèo thuộc khu vực Đồng bằng 
sông Cửu Long. Theo số liệu thống kê năm 2015, dân 
số toàn tỉnh khoảng 1,1 triệu người, trong đó người dân 
tộc Khmer chiếm 30%, số NCT là 99.878 người, chiếm 
9,08%. Cho đến nay, chưa có số liệu nào về sức khỏe răng 
miệng ở NCT trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu thực hiện 
nhằm mục đích tìm hiểu ảnh hưởng sức khỏe răng miệng 
lên CLCS ở NCT tại tỉnh Trà Vinh.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu: 
- Đối tượng nghiên cứu: Là người cao tuổi trên 60 tuổi 
được chọn ngẫu nhiên hệ thống đang sinh sống trên địa 
bàn tỉnh Trà Vinh.
ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG LÊN CHẤT LƯỢNG 
CUỘC SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH TRÀ VINH 
Phạm Thanh Bình1, Nguyễn Quang Việt2, Ngô Thị Quỳnh Lan3, Trần Thiện Thuần3 
Ngày nhận bài: 29/08/2017 Ngày phản biện: 04/09/2017 Ngày duyệt đăng: 09/09/2017
1. Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh. SĐT: 0906 303 334, Email: binhtravinhrhm@gmail.com
2. Bệnh viện Răng Hàm Mặt tp Hồ Chí Minh
3. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
SỐ 41 - Tháng 11+12/2017
Website: yhoccongdong.vn76
2017JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện tại tỉnh 
Trà Vinh.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành từ tháng 
8 đến tháng 12 năm 2016.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 
- Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:
Z(1-α/2) = 1,96 với độ tin cậy 95%; α: mức ý nghĩa 
(α=0,05), d=0,05
DE=3: hệ số thiết kế khi chọn mẫu cụm trong cộng đồng.
p= 0,799 (tỷ lệ mắc bệnh răng miệng tại Cần Thơ 
theo điều tra năm 2009 [2]) 
Vậy, cỡ mẫu tối thiểu là 740. Thực tế, nghiên cứu lấy 
vào 994 người.
Chọn mẫu: Chiến lược chọn mẫu cho nghiên cứu là 
chọn 30 cụm ngẫu nhiên theo PPS
Bước 1: Chọn 30 cụm, mỗi cụm là 1 xã, phường, trong 
số 106 xã phường trên toàn tỉnh để đảm bảo tính đại diện 
cho dân số.
N: Dân số chọn mẫu là 99.878 người cao tuổi trên toàn 
tỉnh Trà Vinh.( theo báo của chi cục dân số 2014)
Khoảng cách mẫu k=N/30=99.878/30=3330
Số x ngẫu nhiên là 2.345 (thỏa điều kiện 1≤x≤3330)
n là cụm được chọn (n: 1,2,3, 30). Các xã phường 
tiếp theo được chọn lựa theo quy tắc: Số dân số xã cộng 
dồn ≥ x + (n-1)k với n: 0,1,2,,30 ( phụ lục)
Bước 2: Lập danh sách người >=60 tuổi tại mỗi xã, 
chọn ngẫu nhiên đơn 34 người tại mỗi xã phường.
Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí đưa vào: Người ≥ 60 tuổi có khả năng giao 
tiếp, Người dân đang sinh sống tại địa điểm nghiên cứu. 
Đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu
Tiêu chí loại ra: Không đủ năng lực trả lời câu hỏi 
nghiên cứu (bệnh tâm thần, sa sút trí tuệ). Không có mặt 
trong thời gian nghiên cứu
Công cụ thu thập dữ liệu: Phiếu điều tra được soạn sẵn
Các chỉ số nghiên cứu:
Bộ câu hỏi OHIP gồm 14 câu hỏi (về hoạt động bị ảnh 
hưởng) chia làm 7 lĩnh vực như sau: Để tính toán điểm số 
OHIP-14VN, sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đánh 
giá tần suất các hoạt động bị ảnh hưởng bởi tình trạng 
SKRM (0: chưa bao giờ, 1: hiếm khi, 2: thỉnh thoảng, 
3: thường xuyên, 4: rất thường xuyên). Điểm trung bình 
của từng lĩnh vực là trung bình cộng của 2 hoạt động bị 
ảnh hưởng (xem bảng mô tả trên). Tổng điểm trung bình 
OHIP-14 là trung bình của 14 hoạt động bị ảnh hưởng của 
cả 7 lĩnh vực. Như vậy điểm trung bình OHIP-14 càng cao 
cho thấy CLCS-SKRM của bệnh nhân càng thấp.
2.3 Phân tích và xử lý số liệu nghiên cứu
Các số liệu được nhập liệu và phân tích theo phương 
pháp thống kê y học. Sử dụng phần mềm Stata12, Epi-
Data. So sánh sự khác biệt kiểm định Independent Sample 
T Test, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, giá trị p 
ngưỡng < 0,05.
2.4 Đạo đức trong nghiên cứu: Đề tài đã được Hội 
đồng khoa học Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh 
thông qua trước khi triển khai nghiên cứu. Quyền lợi và 
thông tin cá nhân của đối tượng được bảo vệ theo đúng 
quy định của Hội đồng.
III. KẾT QUẢ
3.1. Chất lượng cuộc sống theo thang điểm OHIP-
14VN
n = Z2(1 - /2)
p(1-p)
 x DE
d2
Bảng 3.1. Chất lượng cuộc sống và bệnh răng miệng (n= 994)
Chất lượng cuộc sống và bệnh răng miệng theo thang điểm OHIP-14VN
Trung bình 
± Độ lệch chuẩn
Trung vị 
[Khoảng tứ phân vị]
Q1.Gặp khó khăn khi phát âm một số từ nào đó 1,22 ± 0,58 1 [1-1]
Q2. Cảm thấy vị giác của mình bị kém đi 1,75 ± 1,07 1 [1-2]
Q3. Cảm thấy đau hay khó chịu trong miệng 1,88 ± 1,10 1 [1-3]
Q4. Không thoải mái khi ăn bất cứ loại thức ăn nào 2,28 ± 1,19 1 [1-3]
Q5. Thiếu tự tin 1,21 ± 0,55 1 [1-1]
Q6. Cảm thấy căng thẳng 1,23 ± 0,59 1 [1-1]
SỐ 41 - Tháng 11+12/2017
Website: yhoccongdong.vn 77
 V
I N
 S
C K
H E C NG 
NG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Chất lượng cuộc sống và bệnh răng miệng theo thang điểm OHIP-14VN
Trung bình 
± Độ lệch chuẩn
Trung vị 
[Khoảng tứ phân vị]
Q7. Việc ăn uống không vừa ý hay không thể chấp nhận 1,68 ± 1,00 1 [1-2]
Q8. Tạm dừng bữa ăn 1,26 ± 0,64 1 [1-1]
Q9. Cảm thấy khó thư giãn 1,17 ± 0,48 1 [1-1]
Q10. Cảm thấy bối rối 1,11 ± 0,38 1 [1-1]
Q11. Dễ cáu gắt với người khác 1,12 ± 0,41 1 [1-1]
Q12. Cảm thấy khó khăn khi làm những việc thông thường 1,23 ± 0,58 1 [1-1]
Q13. Cảm thấy chất lượng cuộc sống nói chung bị kém đi 1,47 ± 0,82 1 [1-2]
Q14. Hoàn toàn không thể làm được những việc như mong muốn 1,19 ± 0,52 1 [1-1]
Điểm chung 19,81 ± 6,15 18 [14-23]
Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc 
sống với mức điểm trung bình 19,81. Trong đó, điểm trung 
bình vấn đề về không thoải mái khi ăn bất cứ loại thức ăn nào 
là cao nhất (2,28), tiếp đến vấn đề về cảm thấy đau hay khó 
chịu trong miệng với mức điểm trung bình 1,88 và cảm thấy 
vị giác bị kém đi với điểm trung bình 1,75. Bên cạnh đó vấn 
đề cảm thấy bối rối ít bị ảnh hưởng nhất với mức điểm trung 
bình là 1,11 và dễ cáu gắt với mức điểm trung bình 1,12.
Kết quả cho thấy vấn đề đau răng miệng có điểm trung 
bình cao nhất (4,16), tiếp đến là giới hạn chức năng răng 
miệng với điểm trung bình 2,97 và vấn đề ít ảnh hưởng 
nhất là thay đổi tâm lý với điểm trung bình 2,28. 
3.2. Mối liên quan điểm số Chất lượng cuộc sống 
với tình trạng răng miệng
Bảng 3.2. Chất lượng cuộc sống và bệnh răng miệng theo thang điểm OHIP-14VN theo từng lĩnh vực (n= 994)
Chất lượng cuộc sống và bệnh răng miệng theo thang điểm OHIP-14VN 
theo từng lĩnh vực
Trung bình 
± Độ lệch chuẩn
Trung vị 
[Khoảng tứ 
phân vị]
Q1, Q2 Giới hạn chức năng răng miệng 2,97 ± 1,38 2 [2-4]
Q3, Q4 Đau về răng miệng 4,16 ± 1,90 4 [2-6]
Q5, Q6 Không thoải mái về tinh thẩn 2,44 ± 0,99 2 [2-2]
Q7, Q8 Khó khăn trong việc ăn uống 2,94 ± 1,33 2 [2-4]
Q9, Q10 Thay đổi tâm lý 2,28 ± 0,80 2 [2-2]
Q11,Q12 Hạn chế về quan hệ xã hội 2,35 ± 0,85 2 [2-2]
Q13,Q14 Mất khả năng 2,66 ± 1,16 2 [2-3]
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa Điểm số Chất lượng cuộc sống theo thang đó OHIP-14VN và đặc tính mẫu 
nghiên cứu (n= 994)
Đặc điểm mẫu nghiên cứu Tần số
Điểm số CLCS theo OHIP-14VN
p
Trung bình Độ lệch chuẩn
Giới tính
Nữ 614 19,70 6,04
0,677
Nam 380 19,87 6,23
SỐ 41 - Tháng 11+12/2017
Website: yhoccongdong.vn78
2017JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE
Nhóm tuổi
Dưới 70 tuổi 562 19,62 6,35
0,493
***
Từ 70 đến dưới 80 tuổi 276 19,97 5,84
Từ 80 tuổi trở lên 156 20,22 6,00
Phép kiểm T
***Phép kiểm Anova
****Phép kiểm Kruskal-Wallis
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học 
vấn và điểm chất lượng cuộc sống (p<0,05). Trong đó, 
nhóm biết đọc biết viết và hoàn thành tiểu học có điểm số 
chất lượng cuộc số cao nhất với điểm trung bình 20,07 và 
nhóm hoàn thành THPT có điểm số chất lượng cuộc sống 
nhỏ nhất với điểm trung bình 17,08.
Phép kiểm T 
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thoái quen ăn 
rau, củ, quả tươi, bệnh lý kèm theo với điểm chất lượng 
cuộc sống (p<0,05).
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa Điểm số CLCS theo OHIP-14VN và thói quen sống (n= 994)
Thói quen sống Tần số
Điểm số CLCS theo OHIP-14VN p
Trung bình Độ lệch chuẩn
Ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh
Không 378 20,08 6,15
0,278
Có 616 19,64 6,16
Ăn rau, củ, quả tươi
Không 291 21,22 6,38
<0,001
Có 703 19,23 5,97
Uống rượu bia trong 12 tháng qua
Không 795 19,90 6,19
0,341
Có 199 19,44 6,02
Hiện đang hút thuốc
Không 759 19,68 6,09
0,226
Có 235 20,23 6,35
Bệnh lý kèm theo
Không 260 18,78 5,16
<0,001
Có 734 20,17 6,44
SỐ 41 - Tháng 11+12/2017
Website: yhoccongdong.vn 79
 V
I N
 S
C K
H E C NG 
NG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa Điểm số CLCS theo OHIP-14VN và vệ sinh răng miệng (n= 994)
Vệ sinh răng miệng Tần số
Điểm số CLCS theo OHIP-14VN p
Trung bình Độ lệch chuẩn
Chải răng
 Không 185 21,31 5,72
<0,001
 Có 809 19,47 6,20
Sử dụng kem đánh răng
 Không 237 20,57 5,78
0,029
 Có 757 19,57 6,25
Dùng tăm xỉa răng
 Không 332 20,69 6,32
0,001
 Có 662 19,37 6,03
Súc miệng
 Thường xuyên 870 19,66 6,06
0,097
***
 Thỉnh thoảng 82 21,12 6,47
 Không bao giờ 42 20,40 7,19
Phép kiểm T ***Phép kiểm Anova 
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thói quen chải 
răng, thói quen sử dụng kem đánh răng, thói quen dùng 
tăm xỉa răng với điểm số chất lượng cuộc sống (p<0,05).
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chất lượng cuộc sống và bệnh răng 
miệng
Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc 
sống với mức điểm trung bình 19,81 ±6,15. Trong đó, 
điểm trung bình vấn đề về không thoải mái khi ăn bất cứ 
loại thức ăn nào là cao nhất (2,28), tiếp đến vấn đề về cảm 
thấy đau hay khó chịu trong miệng với mức điểm trung 
bình 1,88 và cảm thấy vị giác bị kém đi với điểm trung 
bình 1,75. Bên cạnh đó vấn đề cảm thấy bối rối ít bị ảnh 
hưởng nhất với mức điểm trung bình là 1,11 và dễ cấu gắt 
với mức điểm trung bình 1,12.
Kết quả cho thấy vấn đề đau thực thể có điểm trung 
bình cao nhất (4,16), tiếp đến là giới hạn chức năng răng 
miệng với điểm trung bình 2,97 và vấn đề ít ảnh hưởng 
nhất là thay đổi tâm lý với điểm trung bình 2,28. 
Điểm OHIP-14 trung bình trong nghiên cứu của 
chúng tôi là 19.81 ±6,15 cao hơn so với nghiên cứu của 
Rodakowska sử dụng phương pháp điều tra cắt ngang trên 
178 người trên 55 tuổi sống một mình ở Đông Bắc Phần 
Lan, được phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi OHIP-14, 
kết quả trung bình điểm OHIP-14 là 17,6 ± 14,3; [8], cao 
hơn nghiên cứu của Hoàng Thị Ngọc Lan trên đối tượng 
mất răng đến khám tại Khoa RHM, Đại học Y Dược Tp 
HCM (2014) [3] và nghiên cứu của Inukai M năm 2010 ở 
Tokyo, Nhật Bản trên 489 bệnh nhân mất răng từng phần 
[7]. Điều này có thể do nghiên cứu của hai tác giả trên đối 
tượng đang mắc phải một tình trạng răng miệng nào đó và 
có nhu cầu điều trị nên ảnh hưởng đến CLCS liên quan 
SKRM cao hơn nghiên cứu của chúng tôi.
Trong 14 câu hỏi của OHIP-14, điểm trung bình cao 
nhất ở các câu hỏi 3 (Đau hay khó chịu trong miệng), và 4 
(Cảm thấy khó chịu khi ăn), kết quả này giống với nghiên 
cứu của Lâm Kim Triển (2014), [4] và Skoskiewicz 
Katarzyna ở Ba lan [9].
Trong 7 lĩnh vực của OHIP-14 trung bình của lĩnh vực 
“đau thực thể” là cao nhất với các câu hỏi OHIP3 và OHIP 
4 về vấn đề đau hay khó chịu trong miệng và khó chịu khi 
ăn các loại thức ăn hằng ngày. Kết quả này tương tự với 
các nghiên cứu đã thực hiện ở Việt Nam và một số nước 
trên thế giới như nghiên cứu của Hoàng Thị Ngọc Lan tại 
Tp HCM [3], và nghiên cứu của Skoskiewicz Katarzyna 
ở Ba Lan [9]. Điều này có thể do NCT ở nước ta có tình 
trạng răng miệng kém, phải chịu các cơn đau do bệnh sâu 
SỐ 41 - Tháng 11+12/2017
Website: yhoccongdong.vn80
2017JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE
răng và nha chu cũng như khó khăn trong ăn nhai do mất 
răng nhiều.
Lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều thứ 2 của nghiên cứu 
chúng tôi là “giới hạn chức năng” với các câu hỏi của 
OHIP 1 và OHIP 2 về vấn đề khó khăn khi phát âm và 
cảm giác vị giác bị kém đi. Kết quả này giống với nghiên 
cứu ở Tây Ban Nha , nghiên cứu cắt ngang, trên 270 người 
trưởng thành cho kết quả “giới hạn chức năng” xếp thứ 2 
[6]. Tuy nhiên kết quả này khác với nghiên cứu TpHCM 
[3], có lĩnh vực “không thoải mái về tâm lí” với câu hỏi 
OHIP 5, OHIP 6 xếp thứ 2. Sự khác biệt này có lẽ do sự 
khác nhau về mẫu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu cũng 
như vấn đề sức khỏe hiện tại của đối tượng nghiên cứu.
Lĩnh vực ít ảnh hưởng thứ nhất là “ thiểu năng về tâm 
lý” với các câu hỏi OHIP 9, OHIP 10 và lĩnh vực “thiểu 
năng về xã hội” với các câu hỏi OHIP 11, OHIP 12 ảnh 
hưởng ít thứ nhì. Kết quả này khác với nghiên cứu của 
Lâm Kim Triển [4] với lĩnh vực ít ảnh hượng nhất là “tàn 
tật” và nghiên cứu ở Ba Lan [9]với kết quả lĩnh vực ít ảnh 
hưởng thứ nhất là “ thiểu năng về xã hội” và lĩnh vực “tàn 
tật” ảnh hưởng ít thứ nhì. Tuy có sự khác nhau nhưng nhìn 
chung NCT cảm thấy sức khỏe răng miệng ảnh hưởng 
đến ăn nhai chứ không làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực 
tâm lý, xã hội. Như vậy cho thấy SKRM ảnh hưởng đến 
CLCS NCT, tuy nhiên phần lớn NCT thích nghi với tình 
trạng răng miệng của mình, nên họ cho rằng đây là vấn 
đề thông thường ít gây khó khăn khi làm công việc bình 
thường.
4.2. Mối liên quan giữa Điểm số Chất lượng cuộc 
sống 
Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc 
sống với mức điểm trung bình 19,81 điểm. Có 6 yếu tố 
liên quan đến chất lượng cuộc sống gồm: thói quen ăn 
rau, củ, quả tươi, có bệnh lý kèm, thói quen chải răng, thói 
quen sử dụng kem đánh răng, thói quen sử dụng tăm xỉa 
răng với p<0,05. 
V. KẾT LUẬN 
Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc 
sống với mức điểm trung bình 19,81 điểm. Kết quả cho 
thấy vấn đề đau răng miệng có điểm trung bình cao nhất 
(4,16), tiếp đến là giới hạn chức năng răng miệng với 
điểm trung bình 2,97 và vấn đề ít ảnh hưởng nhất là thay 
đổi tâm lý với điểm trung bình 2,28. Có 6 yếu tố liên quan 
đến chất lượng cuộc sống gồm: thói quen ăn rau, củ, quả 
tươi, có bệnh lý kèm, thói quen chải răng, thói quen sử 
dụng kem đánh răng, thói quen sử dụng tăm xỉa răng với 
p<0,05.
1. Giang Thanh Long (2012) Bảo trợ xã hội cho người già ở Việt Nam: Thách thức và các biện pháp cải cách-Hội 
nghị quốc tế về người cao tuổi., Malaysia 
2. Đặng Thành Nam (2013) Kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn tình dục của học sinh THPT Bình An tại Bình 
Dương năm 2013, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, 
3. Hoàng Thị Ngọc Lan (2014) Ảnh hưởng của tình trạng mất răng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đến 
khám và điều trị tại Khoa RHM-Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2013-2014, Luận văn Bác sỹ Răng Hàm 
Mặt, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 
4. Lâm Kim Triển (2014) Tác động của Sức khỏe răng miệng lên chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại một số 
viện dưỡng lão ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Bác sỹ Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 
5. Sale G (2002) “Oral health-related quality of life: Assessment of oral health-related quality of life”. Illinois: 
Quintessence Publishing pp.3.
6. Montero-Martín J, Bravo-Pérez M, Albaladejo-Martínez A, ernándezMartín LA, Rosel-Gallardo EM (2009) 
“Validation the Oral Health Impact Profile (OHIP-14sp) for adults in Spain”. J Oral Res, 5 (1), pp.13-18.
7. Inukai M (2010) “Association between perceived chewing ability and oral health-related quality of life in partially 
dentate patients”. Health and Quality of Life Outcomes, 8 (118), pp.1-6.
8. Rodakowska, et al (2014) “Quality of life measured by OHIP-14 and GOHAI in elderly people from Bialystok, 
north-east Poland”. BMC Oral Health, 14 (106), pp.1-8.
9. Skoskiewicz K (2014) Validation of the Polish Version of the Oral Health Impact Profile-14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_suc_khoe_rang_mieng_len_chat_luong_cuoc_song_n.pdf