Ảnh hưởng của nghệ thuật quang học (OP art) đến lĩnh vực thiết kế hiện đại

Lịch sử phát triển của Design đã và đang trải qua nhiều giai đoạn, nhiều nền

văn minh của nhân loại, từ thời kì đồ đá, đồ đồng cho tới ngày nay với sự bùng nổ của khoa

học kỹ thuật, công nghệ thông tin, với những khả năng hỗ trợ vô biên trong sáng tạo. Các

phương pháp biểu hiện mới được tạo ra thông qua những phương tiện kỹ thuật, nhờ đó,lĩnh

vực thiết kế được mở rộng, mối liên hệ tương hỗ giữa các loại hình nghệ thuật được phát

triển. Nền mỹ thuật thế giới cũng cho thấy những thay đổi trong quan niệm về nghệ thuật,

về ý tưởng sáng tạo và đã sản sinh ra nhiều khuynh hướng và trường phái, cả trong lĩnh vực

nghệ thuật hội họa và design với những quan niệm mới. Điều này cho thấy mối quan hệ tương

tác giữa Hội hoạ và Design, cho dù hai lĩnh vực ấy là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Sự

tương tác, qua lại ấy không phải bao giờ cũng nguyên vẹn, bất biến mà thường mang tính

chất chọn lọc ở các mức độ khác nhau trong quá trình vận động và phát triển để hoàn thiện,

từ đó hình thành nên nhiệm vụ chung cho hoạt động thiết kế ở mọi thời đại, hướng đến cái

đẹp và công năng. Đối với nghệ thuật quang học (Op Art ), với sự phát triển của công nghệ

hiện đại, tuy không còn mang đến cho người xem sự mới lạ như thời kỳ đầu song không phải

vì thế mà trào lưu này phai mờ. Op Art đã trở lại và âm thầm đóng góp cho ngành thiết kế

những ngôn ngữ giao tiếp bằng hình ảnh với diện mạo mới mạnh mẽ hơn.

Ảnh hưởng của nghệ thuật quang học (OP art) đến lĩnh vực thiết kế hiện đại trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của nghệ thuật quang học (OP art) đến lĩnh vực thiết kế hiện đại trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của nghệ thuật quang học (OP art) đến lĩnh vực thiết kế hiện đại trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của nghệ thuật quang học (OP art) đến lĩnh vực thiết kế hiện đại trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của nghệ thuật quang học (OP art) đến lĩnh vực thiết kế hiện đại trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của nghệ thuật quang học (OP art) đến lĩnh vực thiết kế hiện đại trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của nghệ thuật quang học (OP art) đến lĩnh vực thiết kế hiện đại trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của nghệ thuật quang học (OP art) đến lĩnh vực thiết kế hiện đại trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của nghệ thuật quang học (OP art) đến lĩnh vực thiết kế hiện đại trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 7500
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của nghệ thuật quang học (OP art) đến lĩnh vực thiết kế hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của nghệ thuật quang học (OP art) đến lĩnh vực thiết kế hiện đại

Ảnh hưởng của nghệ thuật quang học (OP art) đến lĩnh vực thiết kế hiện đại
68 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỆ THUẬT QUANG HỌC (OP ART) 
ĐẾN LĨNH VỰC THIẾT KẾ HIỆN ĐẠI
EFFECTS OF OPTICAL ART (OP ART) TO MODERN DESIGN
Vương Quốc Chính*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/6/2020
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/12/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 29/12/2020
Tóm tắt: Lịch sử phát triển của Design đã và đang trải qua nhiều giai đoạn, nhiều nền 
văn minh của nhân loại, từ thời kì đồ đá, đồ đồng cho tới ngày nay với sự bùng nổ của khoa 
học kỹ thuật, công nghệ thông tin, với những khả năng hỗ trợ vô biên trong sáng tạo. Các 
phương pháp biểu hiện mới được tạo ra thông qua những phương tiện kỹ thuật, nhờ đó,lĩnh 
vực thiết kế được mở rộng, mối liên hệ tương hỗ giữa các loại hình nghệ thuật được phát 
triển. Nền mỹ thuật thế giới cũng cho thấy những thay đổi trong quan niệm về nghệ thuật, 
về ý tưởng sáng tạo và đã sản sinh ra nhiều khuynh hướng và trường phái, cả trong lĩnh vực 
nghệ thuật hội họa và design với những quan niệm mới. Điều này cho thấy mối quan hệ tương 
tác giữa Hội hoạ và Design, cho dù hai lĩnh vực ấy là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Sự 
tương tác, qua lại ấy không phải bao giờ cũng nguyên vẹn, bất biến mà thường mang tính 
chất chọn lọc ở các mức độ khác nhau trong quá trình vận động và phát triển để hoàn thiện, 
từ đó hình thành nên nhiệm vụ chung cho hoạt động thiết kế ở mọi thời đại, hướng đến cái 
đẹp và công năng. Đối với nghệ thuật quang học (Op Art ), với sự phát triển của công nghệ 
hiện đại, tuy không còn mang đến cho người xem sự mới lạ như thời kỳ đầu song không phải 
vì thế mà trào lưu này phai mờ. Op Art đã trở lại và âm thầm đóng góp cho ngành thiết kế 
những ngôn ngữ giao tiếp bằng hình ảnh với diện mạo mới mạnh mẽ hơn.
Từ khoá: Op art, hiện đại, hậu hiện đại, trào lưu, 
Abstract: The history of Design has been going through many stages, many civilizations 
of humanity, from the Stone Age, Bronze Age to present with the explosion of science and 
technology, information technology, with boundless possibilities for creativity. New methods 
of expression are created through technical means, thanks to that, the fi eld of design is 
expanded and the reciprocal relationship between the art forms is developed. The world art 
scene also shows changes in conceptions of art, of creative ideas and has produced many 
trends, both in the fi eld of painting and design with new concepts. This shows the interactive 
relationship between Painting and Design, even though the two fi elds are completely diff erent. 
That interaction is not always intact, invariant, but often selective at diff erent levels in the 
process of mobilizing and developing for completion, thereby forming a common task for 
* Trường Đại học Mở Hà Nội
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 74 (12/2020) 68-76
69Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
1. Đặt vấn đề
Có thể nói thế kỷ 20 là thời kỳ có 
nhiều biến động về mặt xã hội và nghệ 
thuật. Hội hoạ, âm nhạc, thơ ca, thiết kế, 
sân khấu và biểu diễn đều bị ảnh hưởng sâu 
sắc bởi tác động thảm khốc của hai cuộc 
chiến tranh thế giới. Việc tìm mới các ngôn 
ngữ giao tiếp trong nghệ thuật dựa trên các 
thể nghiệm, chính thức bắt đầu từ đầu thế 
kỷ XX. Giao tiếp bằng hình ảnh thông qua 
ngôn ngữ: đường nét, màu sắc, hình khối 
là yếu tố quan trọng trong một tác phẩm 
nghệ thuật nói chung và trong lĩnh vực 
thiết kế nói riêng. Đó chính là phương tiện 
để người thiết kế truyền đi thông điệp của 
mình tới người xem. Cho đến nay, ở Việt 
Nam và thế giới đã có nhiều nghiên cứu 
chỉ ra những yếu tố tác động đến tính giao 
tiếp trong thiết kế hình ảnh, nhằm để tăng 
khả năng giao tiếp với công chúng, đây là 
vấn đề sống còn của một tác phẩm thuộc 
nghệ thuật thị giác cũng như một sản phẩm 
design, nó luôn cần xem xét tiếp thu và ảnh 
hưởng dựa trên cơ sở văn hóa của cá nhân 
hay cộng đồng và xã hội, bởi phong cách cá 
nhân có thể tạo dấu ấn cho một trường phái, 
phong cách nhóm hay phong cách hãng, trở 
thành văn hóa, phong cách mang tính quốc 
gia và vượt khỏi biên giới một nước thành 
phong cách quốc tế. 
Ở châu Âu, nhiều nhà thiết kế đã áp 
dụng các hình thức sáng tạo mới, tổ chức 
không gian thị giác và các phương pháp 
biểu đạt màu sắc mới mang phong cách 
của các trường phái nghệ thuật hiện đại 
đương thời. Đặc biệt, sự ra đời của ngành 
in đã làm thay đổi cấu trúc và hình thức đối 
với các sản phẩm như bao bì, sách, báo, 
tạp chí, quảng cáo.... Các ngành ứng dụng 
khác như kiến trúc sư, thiết kế đồ nội thất, 
thiết kế thời và thiết kế công nghiệp, cũng 
đồng loạt đi sâu vào ngiên cứu những yếu 
tố tác động lên thị giác trong nghệ thuật hội 
hoạ, tạo ra các sản phẩm có thể được sản 
xuất hàng loạt một cách hiệu quả và phục 
vụ cho nhiều đối tượng người tiêu dùng.
Bài viết dựa trên nghiên cứu quá trình 
hình thành và phát triển của ngành design, 
trong đó cụ thể đề cập đến sự tác động ảnh 
hưởng qua lại giữ ... hững kiến 
thức cẩn thiết trong việc nghiên cửu, giảng 
dạy và sáng tạo nghệ thuật. 
2. Một vài dấu ấn của các trào lưu 
hội hoạ hiện đại và hậu hiện đại trong 
thiết kế thế kỷ xx
Thiết kế sau chiến tranh tại Nhật Bản
Xe Toyota Model SA, 1947 - được bán 
lẻ dưới thương hiệu “Toyopet” nguồn 
disegnodaily.com
design activities in all times towards beauty and function. For optical art (Op Art), with the 
development of modern technology, although it no longer gives the viewer the novelty as in 
the early period, this trend is not fading. Op Art is back and silently contributes to the design 
industry of visual communicative language with a new and stronger look.
Keywords: Op art, modern, postmodern, trend.
70 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Nhật Bản thời hậu chiến, quốc gia 
này nổi lên như một cường quốc công 
nghiệp, ngành thiết kế công nghiệp đã phát 
triển thành một nghề chính phục vụ nhu 
cầu của các tổ chức công nghiệp và văn 
hóa. Văn hoá, nghệ thuật phương Tây đã 
có nhiều ảnh hưởng quan trọng đến thiết 
kế của Nhật Bản. Mặc dù vậy, các nhà 
thiết kế Nhật Bản đã cố gắng tạo ra sự cân 
bằng giữa thẩm mỹ truyền thống châu Á 
và hiện đại quốc tế, đồng thời khơi gợi các 
giá trị dân tộc với nét cảm nhận đặc trưng 
của Nhật Bản. Trên nền tảng truyền thống 
là sự lặp lại, đối xứng, vị trí trung tâm của 
hình tượng biểu mẫu, màu sắc hài hòa, và tỉ 
mỉ của nghề thủ công, tất cả các đặc điểm 
này của nghệ thuật Nhật Bản đã cung cấp 
vốn từ vựng phong phú cho các nhà thiết kế 
Nhật Bản và trở thành các yếu tố điển hình 
của đồ họa Nhật Bản, nhiều nhà nhà thiết 
kế Nhật Bản hậu chiến đã đã truyền cảm 
hứng cho một thế hệ nhà thiết kế Nhật Bản 
mới sau này. Trong nhiều ấn phẩm đồ hoạ 
như áp phích và bìa tạp chí ta đã thấy họ sử 
dụng một loạt các kỹ thuật đương đại. 
Bìa Tạp chí - Yusaku Kamekura, 1957- 
nguồn https://www.pinterest.com/
Poster cho vở kịch Noh - Yokoo Tadanori 
1969- nguồn https://www.pinterest.com/
 Trường phái lập thể
Trường phái lập thể, một phong 
trào nghệ thuật đã trở nên phổ biến trong 
thế kỷ 20. Nó bắt đầu trong thế giới nghệ 
thuật với các nghệ sĩ như Pablo Picasso, 
thông qua các bức tranh và phác thảo trừu 
tượng của ông. Ông đã giảm các hình ảnh 
phức tạp thành các dạng hình học đơn 
giản. Khái niệm này từ từ lan sang kiến 
trúc và thiết kế sản phẩm.
Lọ Ruba Rombic , 1928- Reuben Haley 
Các sản phẩm được thiết kế theo 
nguyên tắc lập thể thường dựa trên các hình 
dạng hình học đơn giản, đa diện, đa chiều
71Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
 Trường phái Kiến tạo (Construc-
tivism)
“Đài tưởng niệm Quốc tế Thứ ba” hay 
“Tháp Tatlin”, do Vladimir Tatlin thiết 
kế-nguồn https://www.pocampo.com/
 Phong cách nghệ thuật thiết kế 
De Stijl
Đặc trưng của phong cách De Stijl
 Tận dụng những đường thẳng 
đen ngang dọc làm nền tảng
 Chỉ sử dụng màu cơ bản (vàng, 
xanh, đỏ) làm màu chủ đạo và màu vô sắc 
(đen, trắng, xám) để làm nền cho các màu 
cơ bản
 Chủ trương trừu tượng hóa, khái 
quát hóa
 Tạo dáng lắp dẫn, liên kết các chi 
tiết với nhau, khoe rõ những ghép nối
 Ưa chuộng không gian mở, không 
gian đa chức năng, không gian mang tính 
ước lệ
 Chú trọng sự chính xác và hòa hợp
Không chỉ gói gọn trong thiết kế nội 
thất, kiến trúc De Stijl còn phổ biến trong 
rất nhiều lĩnh vực khác của đời sống như 
thời trang, thiết kế đồ họa, nghệ thuật chữ, 
văn học, âm nhạc Người ta đánh giá 
rằng: “Trường phái De Stijl là công cụ xóa 
nhòa ranh giới giữa cái gọi là “mỹ thuật 
tạo hình” và “mỹ thuật ứng dụng” 
 Nghệ thuật Đại chúng (Pop art) 
Thuật ngữ này do nhà phê bình Anh 
Lawrence Alloway đặt ra để chỉ một phong 
cách nghệ thuật diễn ra từ thập niên 50 
đến 70 chủ yếu ở Anh và Mỹ khai sinh cho 
nghệ thuật đại chúng là bức tranh “ Điều 
gì làm cho căn hộ ngày nay khác nhau hấp 
dẫn đến thế ?” 1956 Haminton richard 
người Anh. Bức tranh được cắt ghép từ 
những tấm hình ở họa báo nhằm phô bày 
cuộc sống vật chất hiện đại, các nghệ sỹ 
theo trường phái này thống nhất với quan 
điểm của Haminton cho rằng: nghệ thuật 
phải hướng tới đại chúng và bình dân, có 
thể sản xuất hàng loạt. Đặc điểm của nghệ 
thuật Đại chúng ( Pop art) cả ở Anh và Mỹ 
đều bác bỏ sựu phân biệt thị hiếu thưởng 
thức giữa cao và thấp giữa tốt và xấu. Các 
nghệ sỹ thường dùng những nguyên liệu 
có sẵn, quan điểm dùng vật liệu có sẵn do 
Duchamp đề xướng từ thập niên đầu của 
thế kỷ XX ví dụ như các bức ảnh trong 
sách báo, vỏ chai rượu bia, vỏ đồ hộp v.v. 
đề tài chủ yếu của trào lưu này là nhằm 
phục vụ các khía cạnh của văn hóa đại 
chúng, chẳng hạn như quảng cáo , truyện 
tranhNghệ thuật Pop và tối giản được 
coi là phong trào nghệ thuật đứng trước 
nghệ thuật hậu hiện đại, hoặc là một trong 
số những xu hướng nghệ thuật sớm nhất 
của nghệ thuật hậu hiện đại. nổi bật trong 
các hình ảnh được lựa chọn bởi các nghệ 
sĩ nhạc pop, như trên nhãn các lon súp của 
72 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Campbell, được thiết kế bởi Andy Warhol 
. Nghệ thuật Pop hiện nay đang được sử 
dụng rộng rãi trong quảng cáo, nhãn mác, 
bao bì và logo.
Hộp Súp Campbell(1962) -Andy Warhol , 
nguồn MOMA.com
 “ Điều gì làm cho căn hộ ngày nay 
rất khác và hấp dẫn” (1956)- Richard 
Hamilton nguồn MOMA.com 
Op art (nghệ thuật quang học) 
trong dòng chảy lịch sử Design
Hội hoạ và thiết kế ứng dụng mỗi 
loại hình dù mang tính đặc thù, những nét 
độc đáo riêng, nhưng đều cùng một mục 
đích là tìm đến cái đẹp, cái tiện ích. Sự 
ảnh hưởng của trào lưu Op art vào các sản 
phẩm của Design cũng không nằm ngoài 
quy luật đó.
Op Art (Optical art) hay nghệ thuật 
quang học trong tiếng Việt (một thuật ngữ 
được đặt ra vào năm 1964 bởi tạp chí Time) 
là một hình thức nghệ thuật trừu tượng dựa 
trên ảo ảnh quang học để đánh lừa thị giác 
của người xem. Một hình thức của nghệ 
thuật động học, nó liên quan đến các thiết 
kế hình học tạo cảm giác chuyển động hoặc 
rung động. Các tác phẩm nghệ thuật Op lần 
đầu tiên được sáng tác với hai màu đen 
và trắng, sau đó có màu sắc rực rỡ. Một 
số phong cách được cho là giống như “Op 
Art” đã được tìm thấy ở các mẫu thiết kế 
của Victor Vasarely từ những năm 1930. 
Hầu hết, những người nghiên cứu về Op 
Art đều đồng ý rằng: họa sĩ Victor Vasarely 
nhà họa sĩ Pháp gốc Hunggary sinh năm 
1908 là người đi tiên phong trong phong 
trào nghệ thuật Op Art với tác phẩm Zebra 
năm 1937. Vốn là họa sĩ vẽ theo “hiện thực” 
diễn hình (tả thực), ông nhận ra những hạn 
chế của phong cách này, ngày càng ngược 
với tạng chất của minh và rẽ sang tìm tòi 
nghiệm túc về hình nét, nhất là về những 
hiệu quả tâm sinh lý của các mạng lưới nét, 
điểm, tác động qua võng mạc trong mắt 
người xem. Mục tiêu của ông là sự kết hợp 
tinh tế tính khoa học và tính thẩm mỹ. Tuy 
nhiên xét tử góc nhìn kinh điển, tác phẩm 
quang học của Vasarely có phần đơn điệu 
thiếu “nhắn gửi nội tâm”. Song ta biết rằng 
ông nhằm mục tiêu về hướng hoàn toàn 
khác. Những ô vuông, điểm tròn đan xen 
chi chít trong một hệ thống lưới kỷ hà tính 
toán rất kỹ gây cho người xem những ấn 
tượng và ảo giác bất ngờ.
Nghệ thuật quang học không chỉ 
đóng góp nhiều cho hội họa giá vẽ, mà 
mặt khắc đã là nguồn cảm hứng cho 
những tìm tòi hết sức mới mẻ trong nghệ 
thuật trang trí hiện đại. mở ra những chân 
trời thoáng rộng cho sáng tạo nghệ thuật 
ứng dụng.
73Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Zebra ( 1937) Victor Vasarely
Ngày nay, các hiệu quả thị giác như 
thế đã lan rộng khắp nơi. Từ đây, đường 
nét hay hệ đường nét kết hợp với màu sắc 
hay nhóm màu, tổng hòa trong không gian 
hai chiều, ba chiều thậm chí bốn chiều 
(gồm cả chiều thời gian), đang còn tiếp 
tục tạo ra những giá trị thẩm mỹ tự thân, 
không thể phủ nhận, điều này có nghĩa là 
Op art đã mang lại nguồn cảm hứng tươi 
mới cho một thế hệ nghệ sĩ, các nhà thiết 
kế
  Cảm hứng Op Art trong thiết kế Đồ 
hoạ
 Các công việc thiết kế đồ họa lấy 
cảm hứng từ Op Art đều tinh tế và đặc biệt 
gây ấn tượng thị giác mạnh. Dưới đây, là 
một số tác phẩm đồ họa Op Art qua một 
số lĩnh vực đồ họa cơ bản: biểu tượng, áp 
phích, bìa sách và bao bì sản phẩm 
Biểu tượng Olimpic Munich 1972, Otl 
Aicher nguồn wikipedia.org
Bìa cuốn Các tiểu luận về chủ nghĩa hiện 
sinh(1969) , Jean-Paul Sartre,
 Bao bì rượu với cảm hứng Op Art http://
designs.vn/
Poster truyền thông Coca-Cola( 1969) 
nguồn: 
74 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
 Trong lĩnh vực thời trang
Bộ sưu tập mang hơi thở Op Art từ nhà 
thiết kế Marc Jacobs. Nguồn http://
designs.vn/
Nghệ thuật Op (Ảo ảnh quang học) 
là một chủ đề trong ngành thời trang kể 
từ khi nó được giới thiệu lần đầu tiên vào 
những năm 60, và cho đến ngày nay, các 
nhà thiết kế nổi tiếng như Louis Vuitton, 
Marc Jacobs và Yves Saint Laurent đã ghi 
nhận loại hình nghệ thuật này như là nguồn 
cảm hứng cho thiết kế của họ. Dù có bị 
lãng quên suốt hai thập niên 80 và 90, cảm 
hứng Op Art một lần nữa được trở lại nhờ 
Marc Jacobs cùng bộ sưu tập xuân hè 2013 
trên sàn diễn New York. Tinh thần hoài cổ 
1960 nhuốm đầy ảo ảnh tương lai trong 
không gian ba chiều. Op Art được khai 
thác triệt để trong các thiết kế của Jacobs, 
những họa tiết in theo dạng optical/quang 
học được sắp xếp sáng tạo hoàn hảo khai 
thác tối đa hiệu quả về thị giác. Ngoài 
Marc Jacobs còn có các tên tuổi thiết kế 
khác như Alexandre Herchcovitch, Emilio 
Cavallini, Bibhu Mohapatra, Anna Sui
cũng khuấy động sàn diễn với những bộ 
sưu tập ấn tượng lấy cảm hứng từ trào lưu 
Op art.
Phụ kiện - Op Art Smartwatch Pebble, 
 Trong lĩnh vực Thiết kế nội thất
Trong Thiết kế nội thất Op Art sử 
dụng chủ yếu các khuôn mẫu hoa văn trang 
trí “theo kiểu Op Art” trên tường hay trên 
đồ nội thất có mặt phẳng. Thiết kế theo 
phong cách này cần sự sắp đặt, phối hợp 
chặt chẽ và không thể lạm dụng, để tránh 
việc gây áp lực quá nhiều cho thị giác.
Các thiết kế nội thất theo phong cách Op 
nguồn ảnh: https://livinator.com/
75Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
3. Tổng kết
Nhìn chung, ta thấy rõ sự tác động 
lẫn nhau giữa các loại hình nghệ thuật, chủ 
yếu hoặc là mối liên hệ và ảnh hưởng qua 
lại lẫn nhau khi các loại hình nghệ thuật đã 
hình thành, phát triển. Đổng thời, sự phát 
triển và những thành tựu của mỗi loại hình 
cũng gián tiếp tác động đến nhau. Nghệ 
thuật Op art hôm nay đã đi sâu vào đời 
sống nghệ thuật, Những hình ảnh ngoạn 
mục và ấn tượng đã truyền cảm hứng cho 
một thế hệ nhà thiết kế. Nhiều nhà thiết kế 
đã tìm cách khai thác sử dụng Op art để 
gợi lên một tinh thần hiện đại cho thời đại 
mới, tinh giản và hiện đại là những thuật 
ngữ được sử dụng để biểu thị xu hướng 
được xác định một cách rõ rệt trong nghệ 
thuật, kiến trúc và thiết kế hiện nay.
Khi các nhà thiết kế được truyền cảm 
hứng bởi phong trào này, họ ngày càng 
say mê tìm kiếm yếu tố tác động lên thị 
giác trong hình thức thiết kế. Mối quan tâm 
về các yếu tố này là cần thiết cho phương 
tiện giao tiếp bằng hình ảnh và trở thành 
nét đặc trưng cho các thể nghiệm hiện đại. 
Điều nhận định này đúng và có cơ sở. Bởi 
bức tranh muốn đi được vào lòng người thì 
phải vượt qua cửa ải đầu tiên đó là con mắt 
nhìn, tương tự với một sản phẩm design 
muốn đi vào tâm trí người tiêu dùng ngoài 
tính khoa học, công năng sử dụng thì cái 
thẩm mỹ cũng phải được đề cao. Muốn lôi 
cuốn được người tiêu dùng thì điều đầu tiên 
là phải đẹp. Để tăng cái đẹp, để có sức hấp 
dẫn hơn, để có thể truyền càm mạnh mẽ 
hơn, các nhà thiết kế phải tìm ra những yếu 
tố tác động lên thị giác người tiêu dùng. Bởi 
mục đích cùa nó là phục vụ xã hội, gợi cảm 
xúc cho sự nhìn, đồng thời gầy hứng khởi 
cho mọi hoạt động cùa con người. Như vậy, 
những phẩm chất cùa nghệ thuật thiết kế 
mới đạt được mức độ cao, thúc đẩy sự phát 
triển của xã hội.
Trong đào tạo lĩnh vực thiết kế, người 
dạy thiết kế cần cho sinh viên thấy giá trị 
của các kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác 
như lịch sử,văn hoá, xã hội v.v. Đặc biệt, 
phải đề cao tính kế thừa chắt lọc những bài 
học từ truyền thống bởi đó là những tinh 
hoa đã được đúc rút qua nhiều năm nghiên 
cứu và sáng của các thế hệ nhà thiết kế đi 
trước. Kiến thức sâu rộng ấy sẽ giúp ích 
nhiều trong quả trình học tập và sáng tạo. 
Tham khảo trong một số bài tập thực hành 
nghiên cứu về thị giác của sinh viên đang 
theo học ngành thiết kế đồ hoạ tại khoa Tạo 
dáng Công nghiệp, trường đại học Mở Hà 
Nội, ta thấy các sinh viên đã nhận ra giá trị 
hiệu quả về thị giác gây chú ý cho sự nhìn 
của nghệ thuật quang học, họ đã khai thác 
và đưa vào trong các thiết kế của mình.
Poster quảng bá cho chương trình âm 
nhạc EDM theo phong cách Futuristic- 
sinh viên Vũ Ngọc Long - Khoa Tạo dáng 
Công nghiệp -Trường Đại học Mở Hà Nội
76 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Poster quảng bá cho sản phẩm mỹ phẩm son 
- ứng dụng ảo giác Wave - Sản phẩm của 
sinh viên Vũ Ngọc Long- Khoa Tạo dáng 
Công nghiệp -Trường Đại học Mở Hà Nội
Poster quảng bá cho chương trình âm 
nhạc thể loại EDM - Cao Văn Quang - 
Khoa Tạo dáng Công nghiệp -Trường 
Đại học Mở Hà Nội
Qua quan sát các tác phẩm trên ta thấy 
về phong cách tạo hình và cấu trúc không 
gian của các hình khối, đường nét được thể 
hiện trên mặt phẳng rất gần với một tác phầm 
Op art, bởi người sáng tác rất chú ý đến hiệu 
quả thay đổi những chiều hướng lớn cùa các 
nét đen tạo ra sự biến đổi của không gian ba 
chiều trên mặt phẳng nền trong một tổng thể 
khá chặt chẽ và giàu cảm xúc, đồng thời tác 
giả lược bỏ những chi tiết không cần thiết 
nhằm tạo sự chú ý đến nội dung chính của 
các tấm ap phích. Nhờ đó mà các yếu tố tạo 
hình trong các tác phẩm đã mang lại hiệu 
quả cao, tác động mạnh mẽ tới thị giác và 
tâm lý thị giác của người xem,. 
Trên đây là sự tổng hợp cùa một số 
trào lưu nghệ thuật điển hình, có ảnh hưởng 
đến design từ thời kì hiện đại tới đương đại. 
Những trào lưu ấy đã và đang mang lại cho 
thế hệ các nhà thiết kế trẻ những khả năng 
mới để phát triển phương pháp tiếp cận 
mới lạ, độc đáo trong công việc thiết kế của 
mình nhằm áp dụng tầm nhìn của họ phục 
vụ cho nhu cầu thẩm mỹ của xã hội.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Lê Thanh Đức (2003) Nghệ thuật Modec 
và hậu modec. Nxb Mỹ thuật
[2]. Nguyễn Hồng Hưng(2015). Nguyên lý thị 
giác. Nxb Đại học Quốc gia TPHCM
[3]. Đặng Bích Ngân (Chù biên) (2002). Từ 
điền thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông. Nxb 
Giáo dục
[4]. Đào Duy Thanh (2002). Mỹ học dại 
cương. Nxb Thành phố Hố Chí Minh
[5]. Lê Văn Sử (2010) Mối quan hệ giữa các 
loại hình nghệ thuật. Tạp chí Nghiên cứu Mỹ 
thuật số 33 năm 2010
[6]. Uyên Huy(2013) Dòng chảy của nghệ 
thuật thị giác. https://kienviet.net/
[7]. Lê Huy Văn,Trần Văn Bình (2003) Nxb 
Xây dựng.
Địa chỉ tác giả: Khoa Tạo dáng công nghiệp, 
Trường Đại học Mở Hà Nội.
 Email: vuongquochinh@hoh.edu.vn

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_nghe_thuat_quang_hoc_op_art_den_linh_vuc_thiet.pdf