Ảnh hưởng của liều lượng bón Kali tới sự phát sinh phát triển của bệnh mốc ương cà chua (Phytopthora infestans) tại Thanh Hóa

Th nghiệm được tiến hành trên giống cà chua Savior trong vụ Xuân năm 2 16 tại thành phố Thanh hóa, mật độ cây 4 cây m2, với nền phân chuồng: 30 tấn/ha, N nguyên chất: 90kg/ha, P2O5: 60kg/ha. Kết quả cho thấy bón kali ở 3 mức khác nhau (90 kg K2O/ha, 120 kg K2O/ha, 150 kg K2O/ha) có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống cà chua Savior. Đặc biệt, liều lượng kali có ảnh hưởng rõ rệt tới thời gian phát sinh phát triển và kết thúc bệnh cũng như mức độ gây hại của bệnh mốc sương cà chua (Phytopthora infestans). Bón kali với liều lượng 150 kg K2O/ha giúp hạn chế sự xâm nhiễm, phát sinh và gây hại của bệnh mốc sương. Tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh cao nhất ở mức bón 90 kg K2O/ha lần lượt là 44,02%, 6,29% và thấp nhất ở mức bón 150 kg K2O/ha lần lượt là 41,2 , 4,9 . Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu là cao nhất(lần lượt là 53,85 tấn/ha và 41,25 tấn/ha).

 

Ảnh hưởng của liều lượng bón Kali tới sự phát sinh phát triển của bệnh mốc ương cà chua (Phytopthora infestans) tại Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của liều lượng bón Kali tới sự phát sinh phát triển của bệnh mốc ương cà chua (Phytopthora infestans) tại Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của liều lượng bón Kali tới sự phát sinh phát triển của bệnh mốc ương cà chua (Phytopthora infestans) tại Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của liều lượng bón Kali tới sự phát sinh phát triển của bệnh mốc ương cà chua (Phytopthora infestans) tại Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của liều lượng bón Kali tới sự phát sinh phát triển của bệnh mốc ương cà chua (Phytopthora infestans) tại Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của liều lượng bón Kali tới sự phát sinh phát triển của bệnh mốc ương cà chua (Phytopthora infestans) tại Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của liều lượng bón Kali tới sự phát sinh phát triển của bệnh mốc ương cà chua (Phytopthora infestans) tại Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của liều lượng bón Kali tới sự phát sinh phát triển của bệnh mốc ương cà chua (Phytopthora infestans) tại Thanh Hóa trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của liều lượng bón Kali tới sự phát sinh phát triển của bệnh mốc ương cà chua (Phytopthora infestans) tại Thanh Hóa trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của liều lượng bón Kali tới sự phát sinh phát triển của bệnh mốc ương cà chua (Phytopthora infestans) tại Thanh Hóa trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 10/01/2024 3560
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của liều lượng bón Kali tới sự phát sinh phát triển của bệnh mốc ương cà chua (Phytopthora infestans) tại Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của liều lượng bón Kali tới sự phát sinh phát triển của bệnh mốc ương cà chua (Phytopthora infestans) tại Thanh Hóa

Ảnh hưởng của liều lượng bón Kali tới sự phát sinh phát triển của bệnh mốc ương cà chua (Phytopthora infestans) tại Thanh Hóa
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
130
ẢNH HƢNG CỦA LIỀU LƢỢNG BÓN KALI TỚI SỰ PHÁT 
SINH PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH MỐC ƢƠNG CÀ CHUA 
( TẠI THANH HÓA 
 Hoàng Thị Lan Thƣơng1, Lê Thị Hƣờng2 
TÓM TẮT
Th nghiệm được tiến hành trên giống cà chua Savior trong vụ Xuân năm 216 tại 
thành phố Thanh hóa, mật độ cây 4 câym2, với nền phân chuồng: 30 tấn/ha, N nguyên 
chất: 90kg/ha, P2O5: 60kg/ha. Kết quả cho thấy bón kali ở 3 mức khác nhau (90 kg 
K2O/ha, 120 kg K2O/ha, 150 kg K2O/ha) có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát 
triển của giống cà chua Savior. Đặc biệt, liều lượng kali có ảnh hưởng rõ rệt tới thời 
gian phát sinh phát triển và kết thúc bệnh cũng như mức độ gây hại của bệnh mốc sương 
cà chua (Phytopthora infestans). Bón kali với liều lượng 150 kg K2O/ha giúp hạn chế sự
xâm nhim, phát sinh và gây hại của bệnh mốc sương. Tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh cao nhất ở
mức bón 90 kg K2O/ha lần lượt là 44,02%, 6,29% và thấp nhất ở mức bón 150 kg 
K2O/ha lần lượt là 41,2, 4,9. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu là cao nhất 
(lần lượt là 53,85 tấn/ha và 41,25 tấn/ha).
Từ khóa: Bệnh mốc sương, cà chua, phân kali, tỷ lệ bệnh.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phân kali là một trong các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, đóng vai trò quan trọng 
trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản. Kali cần thiết 
để hình thành thân, bầu quả; ngoài ra kali làm cho cây cứng chắc, tăng quá trình quang 
hợp, tăng cường quá trình vận chuyển các chất hữu cơ và đường vào quả; có tác dụng tốt 
đối với hình thái quả, quả nhẵn, thịt quả chắc, do đó làm tăng khả năng bảo quản và vận 
chuyển quả chín. Ngoài ra, kali còn có vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng chống 
chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận bằng cách tăng cường cấu trúc thành tế bào, giúp cây 
trồng cứng thân, dày lá hạn chế sự xâm nhiễm và phát triển của sâu bệnh.
Điều kiện khí hậu vụ Xuân ở Thanh Hóa cũng như xã Quảng Thành, thành phố Thanh 
Hóa tương đối thuận lợi cho bệnh mốc sương do nấm Phytophthora infestans phát triển 
mạnh và gây bệnh ở tất cả các vùng trồng cà chua trong tỉnh. Bệnh mốc sương gây hại rất
mạnh cho cà chua là giảm năng suất phẩm chất gây hại đáng kể cho người trồng cà chua.
Vì vậy việc nghiên cứu xác định liều lượng bón kali thích hợp là rất cần thiết để
nâng cao khả năng chống chịu bệnh mốc sương, góp phần nâng cao năng suất và phẩm 
chất cà chua.
1,2 Giảng viên khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
131
2. NỘI DUNG
2.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Vật liệu 
Giống cà chua Savior; Bệnh mốc sương Phytophthora infestans.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 3 công thức với 3 lần nhắc lại, bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB.
STT Ký hiệu công thức Tên công thức
1 I Nền + 90 kg K2O/ha
2 II Nền + 120 kg K2O/ha
3 III Nền + 150 kg K2O/ha
(Ghi chú: Nền thí nghiệm: Phân chuồng: 30 tấn/ha, N nguyên chất: 90kg/ha,
P2O5: 60kg/ha. Mật độ 4 cây/ m
2)
Loại phân đạm sử dụng là phân đạm ure với hàm lượng N nguyên chất là 46%. Loại 
phân lân được sử dụng là supe lân với hàm lượng P2O5 nguyên chất là 16%. Loại phân kali 
được sử dụng là KCl với hàm lượng K2O nguyên chất là 60%.
Phương pháp bón
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng đã ủ hoai mục), 20% đạm, 70% lân, 30% kali. Tất cả
bón theo hốc.
Bón thúc: Lần 1: Sau khi cây hồi xanh 4 - 5 ngày. Bón 20% đam; Lần 2: Hoa rộ bón 
20% đạm, 20% lân, 30% kali; Lần 3: Quả đang độ lớn (sau khi bón thúc lần hai 15 ngày) bón 
20% đạm, 10% lân, 20% kali; Lần 4: Sau khi thu hoạch quả đợt 1 bón 20% đạm, 20% kali.
2.1.2.2. Phương pháp điều tra
Thời gian sinh trưởng và phát dục của cà chua: tiến hành theo dõi định kỳ vào các thời 
kỳ cây con, nở hoa, quả non, quả lớn, thu hoạch. Theo dõi ngẫu nhiên/ô, mỗi điểm 5 cây.
Động thái tăng trưởng chiều cao cây: Theo dõi cố định 7 ngày theo dõi 1 lần, chọn 5 
điểm ngẫu nhiên/ô, mỗi điểm 2 cây, đo sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng.
Động thái tăng trưởng số lá: theo dõi 5 điểm ngẫu nhiên/ô, mỗi điểm 2 cây, theo dõi 
lá kép trên than chính, đếm tất cả các lá trên thân chính.
Động thái phân cành: điều tra 7 ngày/1 lần, theo dõi tại 5 điểm của đường chéo 
góc/ô; mỗi điểm điều tra trên 2 cây cố định, đếm tất cả các cành của 2 cây theo dõi, xác 
định số cành cấp 1.
Thời điểm phát sinh, mức độ phát sinh phát triển, thời gian kéo dài của bệnh: 
Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, ở mỗi điểm điều tra 5 cây, đếm toàn 
bộ số lá trên 4 cành khoảng giữa thân, 4 cành này phân theo 4 hướng khác nhau như: 
Đông-Tây-Nam-Bắc, tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
132
Định kỳ 7 ngày điều tra một lần, điểm đầu tiên cách bờ 5 cây.
Chỉ tiêu theo dõi:
T(%)=
Tổng số cây hoặc bộ phận của cây (lá, cành) bị bệnh
Tổng số cây hoặc bộ phận của cây (lá, cành) điều tra
x100
(a.b)
CSB(%) x100
NxT
=
å
Trong đó: TLB: Tỷ lệ bệ ... giống cà chua nhưng bón phân kali ở các mức khác nhau có thời 
gian nở hoa, chin quả khác nhau. 
2.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng ón kali đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính
Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây cà chua không những phụ thuộc vào bản chất 
di truyền của từng giống mà còn chịu sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố môi trường và 
các biện pháp kỹ thuật canh tác. Sự tăng trưởng chiều cao của giống tham gia thí nghiệm 
ở 3 mức bón phân kali được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của giống cà chua Savior vụ Xuân 
năm 2016 tại xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa
(Đvt: cm)
Công thức
Giai đoạn sinh trưởng Chiều cao cuối cùng
Nở hoa Đậu quả Bắt đầu chín
I 36,63 76,50 91,20 96,18
II 38,18 78,00 93,05 98,10
III 40,06 80,01 94,20 99,06
CV% 0,20 0,40 0,30 0,20
LSD0,05 0,14 0,71 0,54 0,55
(Ghi chú: NTD: ngày theo dõi, CT: công thức)
Kết quả bảng 2 cho thấy khi tăng lượng phân kali đều ảnh hưởng đến tốc độ tăng 
trưởng chiều cao của cây cà chua Savior qua các giai đoạn được trồng trong cùng một mật độ. 
Tốc độ vươn cao thân chính của cây cao nhất vào giai đoạn sau trồng 30 đến 37 ngày (cao từ
23,07 đến 24,72cm/7 ngày) đây là thời kỳ cây ra hoa đậu quả. Trong cùng một giai đoạn sinh 
trưởng, tốc độ tăng chiều cao thân chính của giống tham gia thí nghiệm không giống nhau. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
134
Giai đoạn từ khi trồng đến khi nở hoa ở mức bón 150kg K2O/ha cây cà chua có 
chiều cao lớn nhất là 40,06cm, sau đó đến mức bón 120kg K2O/ha cây cà chua có chiều 
cao là 38,18cm, thấp nhất là mức bón 90kg K2O/ha chiều cao cây đạt 36,63cm.
Giai đoạn nở hoa đậu quả tốc độ tăng trưởng chiều cao mạnh mẽ (30 - 35 ngày) bón 
kali ở các mức khác nhau thì sự tăng trưởng chiều cao cây cũng khác nhau nhưng sự chênh 
lệch không nhiều (từ 2 - 6cm).  mức bón 150kg K2O/ha cây cà chua có chiều cao lớn 
nhất là 64,08cm, sau đó đến mức bón 120kg K2O/ha cây cà chua có chiều cao là 62,08cm, 
thấp nhất là mức bón 90kg K2O/ha chiều cao cây đạt 60,6cm.
Sau 72 ngày trồng chiều cao cây cà chua Savior bắt đầu ngừng tăng trưởng, dừng lại 
ở chiều cao cây cuối cùng.  mức bón 150kg K2O/ha cây cà chua có chiều cao lớn nhất là 
99,06cm, sau đó đến mức bón 120kg K2O/ha cây cà chua có chiều cao là 98,1cm, thấp nhất 
là mức bón 90kg K2O/ha chiều cao cây đạt 96,18cm.
2.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng ón kali đến sự phân cành trên thân chính
Trên thân chính của cây cà chua có nhiều lá, mỗi nách lá của cây luôn tiềm ẩn mắt 
ngủ, trong quá trình phát triển của cây khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng bật mầm tạo 
thành cành. Sự phân cành này phụ thuộc nhiều vào sự sinh trưởng của thân chính. Tất cả
các cành sinh ra từ thân chính gọi là cành cấp 1. Chiều cao của thân chính và cành cấp 1 
ảnh hưởng đến năng suất. Khi nghiên cứu sự phân cành của giống cà chua Savior được 
trồng trong cùng một mật độ nếu bón khác nhau (được trình bày ở bảng 3).
Bảng 3. Sự phân cành trên thân chính của giống cà chua Savior vụ Xun năm 2016
tại xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa
(Đvt: cành)
NTD
CT
27/1 3/2 10/2 17/2 24/2 2/3 9/3 16/3 23/3 30/3 6/4 13/4 20/4
I 0,00 0,00 2,36 3,40 5,70 6,60 7,93 9,43 10,30 10,30 10,30 10,30 10,30
II 0,00 0,00 3,20 4,30 6,70 7,43 8,36 9,90 11,40 11,40 11,40 11,40 11,40
III 0,00 0,00 4,16 5,10 7,66 8,20 9,13 10,9 12,66 12,66 12,66 12,66 12,66
CV% 0,00 0,00 0,70 2,30 0,80 1,50 1,20 1,80 0,70 0,70 0,70 0,70 0,70
LSD0,05 0,00 0,00 0,52 0,23 0,11 0,24 0,22 0,40 0,17 0,17 0,17 0,17 0,17
(Ghi chú: NTD: ngày theo dõi, CT: công thức)
Kết quả ở bảng 3 cho thấy khi cây cà chua Savior được trồng trong cùng một mật độ
mà bón phân kali ở các mức bón khác nhau thì tốc độ phân cành cũng khác nhau.
Sau 30 ngày trồng trong cùng mật độ bón 4 cây/m2, ở mức bón 150kg K2O/ha cây cà 
chua có số cành được sinh ra là lớn nhất 5,1 cành, sau đó đến mức bón 120kg K2O/ha đạt
4,3 cành, thấp nhất là mức bón 90kg K2O/ha đạt 3,4 cành.
Sau 72 ngày trồng cây cà chua Savior bắt đầu ngừng phân cành đạt số cành tối đa và 
sự chênh lệch giữa các mức bón kali là không nhiều (từ 2,04 - 2,36 cành).  mức bón 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
135
150kg K2O/ha cây cà chua có số cành được sinh ra là lớn nhất 12,66 cành, sau đó đến mức 
bón 120kg K2O/ha đạt 11,4 cành, thấp nhất là mức bón 90kg K2O/ha đạt 10,3 cành.
2.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng bón kali đến sự tăng trưởng số lá trên thân chính 
cây cà chua
Quan sát đánh giá tốc độ ra lá giúp ta biết được tình hình sinh trưởng của cây từ
đó tác động biện pháp kỹ thuật canh tác cho phù hợp. Khi nghiên cứu tốc độ ra lá của 
giống cà chua Savior được trồng trong cùng một mật độ nếu bón ở các mức (90kg 
K2O/ha, 120kg K2O/ha, 150kg K2O/ha).
Bảng 4. Sự tăng trưởng số lá trên thân chính của giống Cà chua Savior vụ Xun năm 
2016 tại xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa
(Đvt: lá)
NTD
CT
27/1 3/2 10/2 17/2 24/2 2/3 9/3 16/3 23/3 30/3 6/4 13/4 20/4
I 5,00 6,03 7,23 8,33 10,76 11,90 13,06 14,53 15,90 15,90 15,90 15,90 15,90
II 5,90 6,90 8,10 9,63 11,63 13,06 14,30 15,86 16,03 16,03 16,03 16,03 16,03
III 6,20 7,90 9,30 10,13 12,00 14,10 15,40 16,00 16,19 16,19 16,19 16,19 16,19
CV% 4,6 0,6 1,6 2,8 3,0 2,3 2,0 1,9 2,3 0,4 0,4 0,4 0,4
LSD0,05 0,59 0,10 0,30 0,58 0,77 0,66 0,65 0,66 0,85 0,13 0,13 0,13 0,13
(Ghi chú: NTD: ngày theo dõi, CT: công thức)
Sau 30 ngày với mật độ trồng 4 cây/m2 ở mức bón 150kg K2O/ha cây cà chua có số
lá được sinh ra là lớn nhất 10,13 lá, sau đó đến mức bón 120kg K2O/ha đạt là 9,63 lá, 
thấp nhất là mức bón 90kg K2O/ha đạt 8,33 lá. Đến 72 ngày thì cây cà chua dừng ra lá và 
đạt số lá cuối cùng tuy nhiên số lá trên thân chính ở các mức bón phân kali khác nhau thì 
không giống nhau.  mức bón 150kg K2O/ha cây cà chua có số lá được sinh ra là lớn 
nhất 16,19 lá, sau đó đến mức bón 120kg K2O/ha đạt 16,03 lá, thấp nhất là mức bón 
90kg K2O/ha đạt 15,90 lá (bảng 4).
2.2.5. Ảnh hưởng của liều lượng ón kali đến sự phát sinh, phát triển bệnh mốc 
sương (phytopthora infestans) trên cây cà chua
Sự phát sinh phát triển của bệnh mốc sương cà chua liên quan chặt chẽ đến yếu tố
khí hậu thời tiết. Độ ẩm lượng mưa, nhiệt độ chiếu sáng trong ngày (sương mù) có ảnh 
hưởng rất lớn đối với sự phát sinh phát triển của bệnh.
Tiến hành thử nghiệm giống cà chua Savior trồng ở mật độ 4 cây/m2 và ở 3 mức bón 
kali (90, 120, 150 kg K2O/ha) trong việc phòng chống bệnh mốc sương ở vụ Xuân năm 
2016 thu được kết quả trong bảng 5.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
136
Bảng 5. Din biến bệnh mốc sương (Phytopthora infestans) trên giống cà chua Savior
vụ Xun năm 2016 tại xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa
(Đvt: %)
Chỉ tiêu Tỷ lệ bệnh Chỉ số bệnh
CT
NTD
CTI CTII CTIII CV(%) LSD0,05 CTI CTII CTIII CV(%) LSD0,05
27/1-
10/2
0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
17/2 36,01 31,15 29,61 2,3 1,65 5,33 3,46 3,29 6,10 0,45
24/2 37,17 34,40 33,33 5,5 4,34 7,23 5,73 4,63 2,20 0,28
3/3 42,02 38,28 34,46 1,7 1,43 11,20 9,35 8,67 2,30 0,51
10/3 45,94 41,96 38,96 1,2 1,67 12,76 10,88 7,20 2,00 0,46
17/3 48,18 44.19 43,75 0,2 1,67 16,80 10,50 8,75 2,00 0,55
24/3 44,02 42,67 41,20 0,7 0,67 9,78 9,08 8,23 0,90 0,18
3/4 44,02 42,67 41,20 0,7 0,67 8,38 7,62 5,60 1,80 0,29
10/4 44,02 42,67 41,20 0,7 0,67 6,29 5,50 4,90 2,40 0,30
17/4 44,02 42,67 41,20 0,7 0,67 6,29 5,50 4,90 0,80 0,11
26/4 44,02 42,67 41,20 0,7 0,67 6,29 5,50 4,90 0,80 0,11
(Ghi chú: NTD: ngày theo dõi, CT: công thức)
Kết quả bảng 5 cho thấy, sau 21 ngày trồng cà chua, bệnh chưa phát sinh phát triển 
gây hại. Sau 30 ngày trồng, cà chua bắt đầu nhiễm bệnh ở cả 3 mức bón tuy nhiên mức độ
nặng nhẹ có khác nhau.  giai đoạn này yếu tố khí hậu thời tiết đã góp phần cho bệnh phát 
sinh phát triển gây hại nặng, chủ yếu là do ẩm độ và lượng mưa tăng dần ở giai đoạn này. 
Bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá và một số cây bệnh xuất hiện trên thân.
Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về cả tỷ lệ và chỉ số bệnh mốc sương cà chua 
ở các công thức bón kali với liều lượng khác nhau ở các kỳ theo dõi. Khi liều lượng kali 
bón càng tăng thì bệnh cũng giảm theo. Tỷ lệ bệnh ở kỳ theo dõi ngày 17/2 đạt cao nhất 
mức bón 90kg K2O/ha (TLB: 36,01%, CSB: 5,33%), thấp nhất ở mức bón 150kg K2O/ha 
(TLB: 29,61%, CSB: 329%).
Trong giai đoạn nở hoa đậu quả (từ ngày 17/2 đến 17/3) lượng mưa, độ ẩm không 
khí tăng và kêt hợp có sương mù bệnh phát sinh phát triển mạnh.  mức bón 90kg K2O/ha 
bệnh phát sinh phát triển gây hại nặng nhất với TLB tăng từ 36,01% lên 48,18% và CSB 
tăng từ 5,33% lên 9,78%, mức bón 150kg K2O/ha bệnh phát sinh phát triển thấp nhất với 
TLB 43,75% và CSB 8,75% ở kỳ theo dõi 17/3.
 mức bón kali 150kg/ha, bệnh ngừng phát triển sớm nhất.  các kỳ theo dõi sau 
ngày 17/3, tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh quan sát không tăng thêm. Đến ngày 26/4 bệnh 
không phát sinh, phát triển ở các mức bón kali khác nhau.  mức bón 90kg K2O/ha bệnh
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
137
phát sinh phát triển cao nhất với (TLB: 44,02%, CSB: 6,29%), thấp nhất ở mức bón 
150 kg K2O/ha (TLB: 41,2%, CSB: 4,90%).
Như vậy, kali đã giúp tăng khả năng chống chịu bệnh mốc sương ở cây cà chua. 
Điều này có thể do kali có khả năng điều tiết, cân đối các chất dinh dưỡng giúp cây trồng 
khỏe hơn. Ngoài ra, kali còn giúp cây tăng cường khả năng tổng hợp các hợp chất hydrat 
cacbon cao phân tử, nhờ đó bảo vệ và tăng cường cấu trúc thành tế bào giúp cây trồng 
cứng thân, dày lá hạn chế sự xâm nhiễm và phát triển của bệnh.
2.2.6. Ảnh hưởng của liều lượng ón kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và 
năng suất
Năng suất cà chua được cấu thành bởi các yếu tố: số cây/m2, số quả/cây, khối lượng 
trung bình quả và năng suất cá thể. Kết quả được trình bảy ở bảng 6.
Bảng 6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống cà chua Savior
Chỉ tiêu
CT
Số 
cây/m2
Số 
quả/cây
Khối lượng 
trung bình 
quả (g)
Năng suất 
cá thể
(g/cây)
Năng suất 
lý thuyết 
(tấn/ha)
Năng suất 
thực tế
(tấn/ha)
I 4 19,96 73,33 1463,66 43,87 30,75
II 4 21,20 80,00 1696,00 50,85 38,70
III 4 21,73 82,66 1796,20 53,85 41,25
CV% - 1,00 0,70 0,10 0,03 0,10
LSD0,05 - 0,46 1,29 4,56 0,31 0,72
Từ bảng 6 cho ta thấy cùng một giống cà chua Savior trồng ở mật độ 4 cây/m2 và ở 3 
mức bón kali (90, 120, 150kg K2O/ha) thì số quả/cây, khối lượng trung bình quả và năng 
suất cá thể khác nhau trong điều kiện đồng nhất thí nghiệm. Tuy nhiên số quả trên cây và 
khối lượng trung bình quả chênh lệch nhau không lớn (19,96 đến 21,73 quả/cây, 73,33 đến 
82,66g/quả và 1463,66g/cây đến 1696,00g/cây).
 cùng mật độ trồng, khi tăng lượng bón kali thì số quả/cây, khối lượng trung bình 
quả cũng tăng theo.  mức bón 90kg K2O/ha số quả/cây, khối lượng trung bình quả thấp 
nhất (19,96 quả/cây và 73,33 g/quả) và mức bón 150kg K2O/ha số quả/cây, khối lượng 
trung bình quả cao nhất (21,73 quả/cây và 82,66 g/quả).
 liều lượng bón kali 150 kg K2O/ha cho năng suất cá thể cao nhất (1796,20g/cây), 
sau đó đến mức 120kg K2O/ha (1696,00 g/cây), thấp nhất là mức bón 90kg K2O/ha 
(1463,66g/cây).
Kết quả ở bảng 6 cho thấy bón kali ở các mức khác nhau cho năng suất khác 
nhau. Năng suất của giống Savior tương đối cao.  mức bón 150kg K2O/ha cho năng 
suất lý thuyết và năng suất thực tế cao nhất (53,85 tấn/ha và 41,25 tấn/ha), sau đó là 
mức bón 120kg K2O/ha (50,85 tấn/ha, 38,70 tấn/ ha) và thấp nhất là mức bón 90kg 
K2O/ha (43,87 tấn/ha, 30,75 tấn/ha).
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
138
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
3.1. Kết luận
Liều lượng bón kali có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, sự tăng trưởng chiều 
cao thân chính, sự phân cành trên thân chính và sự tăng trưởng số lá trên thân chính của 
giống cà chua Savior. Khi bón kali ở mức 150kg K2O/ha có thời gian sinh trưởng của cà 
chua ngắn nhất (125 ngày), sau đến mức bón 120kg K2O/ha (126 ngày) còn bón phân 
kali ở mức 90kg K2O/ha có thời gian sinh trưởng dài nhất (127 ngày). 
Kali giúp tăng cường khả năng chống chịu của cây cà chua đối với bệnh mốc 
sương. Các mức bón kali khác nhau có ảnh hưởng tới thời gian phát sinh phát triển 
bệnh mốc sương (Phytopthora infestans) và mức độ nặng nhẹ cũng như thời gian kết 
thúc bệnh. Lượng bón kali càng cao, tỷ lệ bệnh càng thấp và thời gian phát sinh phát 
triển bệnh càng rút ngắn. Tỷ lệ bệnh thấp nhất là ở mức bón 150kg K2O/ha và cao nhất 
ở mức bón 90kg K2O/ha. 
Năng suất cà chua ở các công thức bón phân kali ở các mức khác nhau (90, 120, 
150kg K2O/ha) là khác nhau và tương đối cao. Bón kali ở mức 150kg K2O/ha cho năng 
suất lý thuyết và năng suất thực thu là cao nhất (lần lượt là 53,85 tấn/ha và 41,25 tấn/ha).
32 Đề nghị
Tiếp tục thí nghiệm trên giống cà chua Savior ở các mật độ trồng và thời vụ khác 
nhau để tìm ra mật độ trồng hợp lý với mức bón kali 150kg K2O/ha để có được năng suất 
cao nhất và hạn chế được bệnh mốc sương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà (2000), Giáo trình cây rau, 
Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[2] Tạ Thu Cúc (2004), Kỹ thuật trồng cà chua, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[3] Nguyễn Hồng Minh (2007), Phát triển sản xuất cà chua lai F1 trồng trái vụ, 
chất lượng cao, góp phần thay thế giống nhập khẩu, Báo cáo tổng kết dự án sản 
xuất thử nghiệm cấp bộ 2007.
[4] Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2006), Giáo trnh phương pháp th nghiệm, 
Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[5] Lê Lương Tề (2007), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, 
Hà Nội.
[6] Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân (1999), Bệnh virus và vi khuẩn hại cây trồng,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[7] Dương Kim Thoa, Trần Khắc Thi (2007), Kết quả cứu chọn tạo giống cà chua ưu 
thế lai phục vụ chế biến, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 3+4.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
139
[8] Viện Nghiên cứu Rau quả (2009), Một số giống cà chua mới, Bản tin tổng hợp 
tháng 2/2009.
EFFECT OF POTASSIUM APPLICATION LEVELS ON 
DEVELOPMENT OF TOMATO LATE BLIGHT DISEASE 
( ) IN THANH HOA 
Hoang Thi Lan Thuong, Le Thi Huong 
ABSTRACT
The experiment was conducted on the Savior tomato variety in the 2016 Spring season 
in Thanh Hoa city with planting density of 4 plants/m2, the manure 30 tons/ha, pure N: 
90kg/ha, P2O5: 60kg/ha. The results show that the application of potassium at three 
different levels (90kg K2O/ha, 120kg K2O/ha, 150kg K2O/ha) had various effects on the 
growth and development of tomato variety Savior. Remarkably, the levels of potassium 
fertilization had an impact on tomato late blight (phytopthora infestans) occurrance and 
development; infestation levels and disease end time. The proportion of patients, the highest 
disease indexes at 90kg fertilizer K2O/ha are 44.02%, 6.29%, respectively and the lowest at 
150kg fertilizer K2O/ha are 41,2%, 4,9%, respectively. The theoretical yield and real yield 
were highest (53.85 tons/ha and 41.25 tons/ha).
Keywords: Late blight disease, tomato, potassium, disease incidence.

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_lieu_luong_bon_kali_toi_su_phat_sinh_phat_trie.pdf