Ảnh hưởng của HbA1C đến đường huyết và huyết động trên bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi trong giai đoạn chu phẫu

Mục tiêu: Đánh giá sự ảnh hưởng của HbA1C đến đường huyết và huyết động trên bệnh nhân đái tháo

đường lớn tuổi giai đoạn chu phẫu

Phương pháp nghiên cứu: 50 bệnh nhân đái tháo đường hơn 60 tuổi, có ASA I ‐ III được phẫu thuật ngoài

tim dưới gây mê toàn diện qua nội khí quản tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Trước phẫu thuật bệnh nhân

được đo đường huyết, HbA1C, được ghi nhận mạch và huyết áp nền, được yêu cầu thực hiện hai nghiệm pháp

đánh giá hệ thần kinh tự động. Trong và sau phẫu thuật bệnh nhân được ghi nhận mạch, huyết áp, đường huyết

sau khởi mê, sau đặt nội khí quản 5 phút, sau rạch da 15 phút, sau phẫu thuật 1 giờ, 4 giờ, 8 giờ, 12 giờ, 24 giờ.

Kết quả: 51% bệnh nhân có HbA1C ≥7%, HbA1C ≥7% hay có rối loạn thần kinh tự động không ảnh

hưởng đến mạch, huyết áp, đường huyết tại các thời điểm nghiên cứu. Nhưng 2 nhóm bệnh nhân này đều bị

giảm huyết áp nhiều hơn 30% so với huyết áp nền ở thời điểm sau khởi mê và sau đặt nội khí quản 5 phút. Tình

trạng mạch chậm trước phẫu thuật có ý nghĩa tiên đoán tình trạng mạch chậm sau phẫu thuật (OR = 22,5,

p=0,04). Sự tăng đường huyết ở thời điểm sau đặt NKQ 5 phút là yếu tố tiên đoán có ý nghĩa tình trạng tăng

đường huyết sau phẫu thuật (OR = 11,9, p = 0,03).

Kết luận: Cần theo dõi sát tình trạng mạch, huyết áp, đường huyết của các bệnh nhân kiểm soát đường

huyết kém hay có rối loạn thần kinh tự động trong giai đoạn chu phẫu.

Ảnh hưởng của HbA1C đến đường huyết và huyết động trên bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi trong giai đoạn chu phẫu trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của HbA1C đến đường huyết và huyết động trên bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi trong giai đoạn chu phẫu trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của HbA1C đến đường huyết và huyết động trên bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi trong giai đoạn chu phẫu trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của HbA1C đến đường huyết và huyết động trên bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi trong giai đoạn chu phẫu trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của HbA1C đến đường huyết và huyết động trên bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi trong giai đoạn chu phẫu trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của HbA1C đến đường huyết và huyết động trên bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi trong giai đoạn chu phẫu trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 18680
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của HbA1C đến đường huyết và huyết động trên bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi trong giai đoạn chu phẫu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của HbA1C đến đường huyết và huyết động trên bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi trong giai đoạn chu phẫu

Ảnh hưởng của HbA1C đến đường huyết và huyết động trên bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi trong giai đoạn chu phẫu
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 458
ẢNH HƯỞNG CỦA HbA1C ĐẾN ĐƯỜNG HUYẾT VÀ HUYẾT ĐỘNG 
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LỚN TUỔI  
TRONG GIAI ĐOẠN CHU PHẪU 
Dương Thị Nhị*, Tăng Kim Hồng** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá sự ảnh hưởng của HbA1C đến đường huyết và huyết động trên bệnh nhân đái tháo 
đường lớn tuổi giai đoạn chu phẫu 
Phương pháp nghiên cứu: 50 bệnh nhân đái tháo đường hơn 60 tuổi, có ASA I ‐ III được phẫu thuật ngoài 
tim dưới gây mê toàn diện qua nội khí quản tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Trước phẫu thuật bệnh nhân 
được đo đường huyết, HbA1C, được ghi nhận mạch và huyết áp nền, được yêu cầu thực hiện hai nghiệm pháp 
đánh giá hệ thần kinh tự động. Trong và sau phẫu thuật bệnh nhân được ghi nhận mạch, huyết áp, đường huyết 
sau khởi mê, sau đặt nội khí quản 5 phút, sau rạch da 15 phút, sau phẫu thuật 1 giờ, 4 giờ, 8 giờ, 12 giờ, 24 giờ.  
Kết  quả: 51% bệnh nhân có HbA1C  ≥7%, HbA1C  ≥7% hay có  rối  loạn  thần kinh  tự động không  ảnh 
hưởng đến mạch, huyết áp, đường huyết tại các thời điểm nghiên cứu. Nhưng 2 nhóm bệnh nhân này đều bị 
giảm huyết áp nhiều hơn 30% so với huyết áp nền ở thời điểm sau khởi mê và sau đặt nội khí quản 5 phút. Tình 
trạng mạch chậm  trước phẫu  thuật có ý nghĩa  tiên đoán  tình  trạng mạch chậm sau phẫu  thuật  (OR = 22,5, 
p=0,04). Sự tăng đường huyết ở thời điểm sau đặt NKQ 5 phút là yếu tố tiên đoán có ý nghĩa tình trạng tăng 
đường huyết sau phẫu thuật (OR = 11,9, p = 0,03). 
Kết  luận: Cần theo dõi sát tình trạng mạch, huyết áp, đường huyết của các bệnh nhân kiểm soát đường 
huyết kém hay có rối loạn thần kinh tự động trong giai đoạn chu phẫu.  
Từ khoá: HbA1C, đường huyết, người lớn tuổi, huyết động, chu phẫu, đái tháo đường 
ABSTRACT 
INFLUENCE OF HbA1C ON PERIOPERATIVE GLYCEMIA AND HEMODYNAMICS  
IN ELDERLY PATIENTS WITH DIABETES MELLITUS 
Duong Thi Nhi, Tang Kim Hong  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 458 ‐ 463 
Purpose: Determine  the  influence  of HbA1C  on  perioperative  glycemia  and  hemodynamics  in  elderly 
patients with diabetes mellitus. 
Methods: This was a prospective observational study of 50 elderly patients with diabetes mellitus who were 
>60 years of age, ASA I – III, undergoing non‐cardiac surgery with general anesthesia by intubation, performed 
at Nhan Dan Gia Dinh hospital during  the period September 2012  to May 2013. Preoperative glycemia and 
HbA1c levels, basic heart rate and blood pressure, tests of autonomic nervous function were determined. On the 
day  of  surgery,  blood  glucose  values  and  blood  pressure  were  measured  post‐induction,  post‐intubation  5 
minutes, post‐incision 15 minutes; postoperation 1st, 4th, 8th, 12th, 24th hour.  
Results:  51%  of  patients  had  an HbA1c C  ≥7%. HbA1c  ≥7%  or  autonomic  nervous  dysfunction weren’t 
influenced on perioperative glycemia, heart rate, blood pressure. Their blood pressure were more decreased 30% post‐
induction, post‐intubation 5 minutes. Preoperative  low heart rate predicte postoperative  low heart rate  (OR = 22.5, 
* ĐH Y Dược TP.HCM  ** Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 
Tác giả liên lạc: Bs. Dương Thị Nhị   ĐT: 0907780660 Email: dtnhi24@yahoo.com.vn 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Nội tiết 459
p=0.04). Post‐intubational 5 minutes hyperglycemia predict postoperative hyperglycemia (OR=11.9, p=0.03). 
Conclusion: Should be closely monitored perioperative heart rate, blood pressure, blood glucose status  in 
patients with poor blood glucose control or autonomic nervous dysfunction. 
Keyworks: HbA1C, glycemia, elderly patients, hemodynamics, perioperation, diabetes mellitus 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Do  tuổi  thọ  của  con người ngày  càng  tăng 
nên số người cao  tuổi phải  trải qua phẫu  thuật 
ngày  càng  nhiều. Một  nghiên  cứu  trong  nước 
ghi nhận, tỉ lệ người cao tuổi chiếm đến hơn 80% 
dân số phẫu thuật(14).  
Người cao tuổi dễ mắc các bệnh mãn tính(11). 
Trong đó, bệnh tăng huyết áp chiếm tỉ lệ nhiều 
nhất(13,2), gấp 2 – 4  lần  ở người đái  tháo đường 
(ĐTĐ)  so  với người  không  ĐTĐ. Những  bệnh 
nhân  ĐTĐ  lâu  năm,  kiểm  soát  đường  huyết 
kém,  sẽ  xuất  hiện  nhiều  biến  chứng  của 
ĐTĐ(3,10,12,15,16). Trong đó, sự hư hại hệ thần kinh 
tự động  là vấn  đề  có  liên quan nhiều  đến gây 
mê. Vì những đối  tượng này có nguy cơ cao bị 
rối loạn mạch, huyết áp trong giai đoạn gây mê 
phẫu thuật(1,4,5,7,8).  
Ở nước ngoài, có nghiên cứu ghi nhận nhóm 
HbA1C  cao  có nguy  cơ  tăng  đường huyết  chu 
phẫu gấp gần 2 lần so với nhóm HbA1C thấp(6). 
Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào được thực 
hiện để đánh giá sự ảnh hưởng của HbA1C đến 
đường huyết và huyết động trên bệnh nhân lớn 
tuổi phẫu  thuật dưới gây mê. Vì vậy chúng  tôi 
thực hiện đề tài nghiên cứu này.  
Mục tiêu nghiên cứu 
Đánh giá ảnh hưởng của HbA1C đến đường 
huyết  trên bệnh nhân  đái  tháo ... ởng của HbA1C đến mạch, 
huyết  áp  trên  bệnh  nhân  đái  tháo  đường  lớn 
tuổi trong giai đoạn chu phẫu 
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu. 
Đối tượng nghiên cứu 
Dân số chọn mẫu 
Tất cả những bệnh nhân đái tháo đường lớn 
tuổi được phẫu thuật dưới gây mê tại khoa phẫu 
thuật gây mê hồi sức Bệnh Viện Nhân Dân Gia 
Định từ 09/2012 đến 05/2013. 
Kỹ thuật chọn mẫu 
Tất  cả  những  bệnh  nhân  thỏa  tiêu  chuẩn 
chọn  bệnh,  tùy  theo  giá  trị HbA1C  được  chia 
làm 2 nhóm: 
Nhóm HbA1C cao: Có kết quả HbA1C ≥7%. 
Nhóm HbA1C thấp: Có kết quả HbA1C <7%. 
Tiêu chuẩn chọn mẫu 
Các  bệnh  nhân  đã  hoặc  mới  được  chẩn 
đoán ĐTĐ. 
Tuổi ≥60. 
Có phân loại ASA II – III. 
Được xếp phẫu thuật chương trình ngoài tim. 
Có gây mê toàn diện qua nội khí quản.  
Tiêu chuẩn loại 
Đang  trong  tình  trạng  cấp  cứu  do  biến 
chứng cấp của đái tháo đường. 
Bệnh nhân lú lẫn khó tiếp xúc 
Mất máu ≥20% thể tích máu ước lượng trong 
2 giờ phẫu thuật đầu. 
Bệnh nhân vắng mặt  trong bệnh viện  trong 
24 giờ hậu phẫu. 
Các bước tiến hành và thu thập số liệu 
Trước phẫu thuật 
Ngưng  các  thuốc  hạ  đường  huyết  đường 
uống trước phẫu thuật 24 giờ, đường tiêm dưới 
da vào sáng ngày phẫu thuật.  
Các thuốc điều trị cao huyết áp (ức chế beta, 
ức  chế  calci,  dẫn  xuất  nitrate)  được  dùng  đến 
trước ngày phẫu thuật. Ngưng các thuốc ức chế 
men  chuyển  24  giờ,  ức  chế  kết  dính  tiểu  cầu 
aspirin ngưng 5 ngày, clopidogrel ngưng 7 ngày 
trước phẫu thuật. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 460
Bệnh nhân  được  đánh giá hệ  thần kinh  tự 
động (TKTĐ) thông qua nghiệm pháp Valsalva 
và  phép  kiểm  thay  đổi  huyết  áp  theo  tư  thế 
(TĐHATT). Nghiệm pháp Valsalva dương  tính 
khi nhịp tim không đổi hoặc giảm hoặc hồi phục 
chậm  sau giải phóng áp  lực dương  trong  lồng 
ngực  và  huyết  áp  giảm  bất  thường  trong  khi 
gắng sức. Phép kiểm TĐHATT dương  tính khi 
huyết áp  tâm  trương giảm hơn 10 mmHg hoặc 
huyết áp tâm thu giảm hơn 30 mmHg ở  tư  thế 
đứng so với nằm. 
Sáng ngày phẫu  thuật bệnh nhân  được xét 
nghiệm đường huyết, HbA1C. 
Tiêu chuẩn đánh giá 
Mạch  chậm  khi  <60  lần/phút,  bình  thường 
khi  từ  60  –  100  lần/phút,  nhanh  khi  >100 
lần/phút. 
Hạ huyết áp khi huyết áp khi huyết áp tâm 
thu  (HATT)  ≤80 mmHg hay HATT giảm >30% 
so với HA nền. 
Tăng HA khi HATT >160 mmHg hay HATT 
tăng >30% so với HA nền. 
Hạ đường huyết khi đường huyết (ĐH) khi 
<4 mmol/l. 
Tăng khi ĐH >10 mmol/l.  
Rối loạn thần kinh tự động khi cả 2 nghiệm 
pháp  đánh  giá  chức  năng  thần  kinh  tự  động 
dương tính. 
Trong và sau phẫu thuật 
Ghi nhận mạch, huyết áp khi mới vào phòng 
phẫu  thuật,  trước  khởi mê,  trước  đặt  nội  khí 
quản (NKQ), sau đặt NKQ 5 phút – 15 phút, sau 
rạch da 15 phút, sau phẫu  thuật 1 giờ, 4 giờ, 8 
giờ, 12 giờ, 24 giờ. 
Đo đường huyết sáng ngày phẫu thuật, sau 
đặt NKQ 5 phút, sau rạch da 15 phút, sau phẫu 
thuật 1 giờ, 4 giờ, 8 giờ, 12 giờ, 24 giờ. 
Tất  cả  bệnh  nhân  được  tiền  mê  bằng 
midazolam 1 mg; khởi mê với liều propofol 1,25 
mg/kg,  sufentanil  0,3  μg/kg,  atracurium  0,5 
mg/kg; duy trì mê bằng sevoflurane 2%, lặp liều 
các  thuốc  trong  thời gian phẫu  thuật  tương  tự 
các loại phẫu thuật khác. 
Ephedrine  mỗi  3  mg  nếu  hạ  huyết  áp, 
nicardipin  truyền  tĩnh mạch  1  –  3 mg/giờ  nếu 
tăng  huyết  áp,  atropin  0,5 mg  tiêm  tĩnh mạch 
nếu mạch chậm. 
Insulin dùng dưới dạng GIK,  tốc độ  truyền 
40 giọt/phút. Lượng insulin và kali cho vào chai 
glucose 5% tùy thuộc vào mức đường huyết và 
kali huyết. 
Bảng 1: Phác đồ insulin theo mức đường huyết(9)  
Đường huyết 
mg% 72 - 180 180-200 200-250 250-300 300-350 >350 
mmol/l 4-10 10-11 11-13,7 13,7-16,5 16,5-19,2 >19,2 
Insulin (đơn vị/giờ) 0 1 2 3 4 6 
Kali máu (mmol) 5 
Kali trong GIK (mEq) 20 10 0 
Xử lí và phân tích số liệu 
Các số liệu được xử lí bằng phần mềm Stata 
12.0  với  các  phép  kiểm  Chi  bình  phương, 
Studen’s, logistic đơn biến và đa biến. Ngưỡng p 
≤0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm chung 
Có 50 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh. 
Trong đó có 49 bệnh nhân được ghi nhận giá trị 
HbA1C, 51% bệnh nhân có HbA1C ≥7%, HbA1C 
trung bình là 7,5 ± 1,6%. 
Bảng 2: So sánh đặc điểm chung của hai nhóm 
Bệnh nhân HbA1C cao (%) 
HbA1C thấp 
(%) Giá trị p
Cân nặng (kg)* 54,4 ± 10,5 54,3 ± 10,4 0,98 
Tuổi (năm)* 69 ± 6,2 71 ± 8,5 0,38 
Giới Nữ Nam
64,0 
36,0 
58,3 
41,7 
0,68 
ASA 2 3 
44,0 
56,0 
54,2 
45,8 
0,48 
Tăng HA Có 80,0 70,8 0,46 
Thời gian <5 năm 65,0 47,1 0,92 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Nội tiết 461
 %
 th
ay
 đ
ổi
 m
ạc
h 
so
 v
ới
 b
an
 đ
ầu
ĐTĐ ≥5 năm 35,0 52,9 
 * TB ± ĐLC 
Không có sự khác biệt có ý nghĩa  thống kê 
về cân nặng, tuổi, giới, phân loại ASA, bệnh tăng 
HA, thời gian ĐTĐ giữa 2 nhóm. 
Bảng 3: Đặc điểm kết quả các nghiệm pháp của hai nhóm  
Các nghiệm pháp HbA1C cao (%) 
HbA1C thấp 
(%) Giá trị p
NP Valsalva (+) 68,2 23,8 0,004
Phép kiểm 
TĐHATT (+) 
18,2 14,3 0,73
Có hai NP (+) 18,2 14,3 0,73
Nhóm HbA1C cao có kết quả NP Valsalva 
(+) chiếm tỉ lệ nhiều hơn ở nhóm HbA1C thấp. 
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
về tình trạng rối loạn TKTĐ giữa hai nhóm. 
Bảng 4: Đặc điểm bệnh lý phẫu thuật 
Bệnh lý PT HbA1C cao (%) 
HbA1C thấp 
(%) Giá trị p
Đường tiêu hóa 20,0 16,7 
 0,30 
Đường mật 36,0 41,7 
Đường tiết niệu 20,0 8,3 
Bướu giáp 16,0 4,2 
Đường sinh dục 4,0 12.5 
Khác 4,0 16,7 
Bệnh  lý PT  đường mật,  đường  tiêu hóa và 
đường tiết niệu chiếm tỉ lệ nhiều nhất, không có 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về bệnh lý phẫu 
thuật giữa hai nhóm. 
Bảng 5: Đặc điểm gây mê phẫu thuật 
Đặc điểm 
HbA1C cao 
TB ± ĐLC 
HbA1C thấp 
TB ± ĐLC 
Giá trị 
p 
Thời gian nhịn trước 
PT (giờ) 13,3 ± 1,8 13,6 ± 2,1 0,58 
Thời gian PT (phút) 140,4 ± 72,3 116,0 ± 67,9 0,23 
Lượng dịch truyền 
trong PT (ml) 
2232,7 ± 
1629,0 
1631,3 ± 
1146,2 0,14 
Không có sự khác biệt có ý nghĩa  thống kê 
về thời gian nhịn trước PT, thời gian PT,  lượng 
dịch truyền trong PT giữa hai nhóm.  
Tỉ  lệ  thay  đổi  của  đường  huyết  tại  các 
thời điểm 
Không có bệnh nhân nào bị hạ đường huyết 
tại tất cả các thời điểm nghiên cứu. Không có sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tăng đường 
huyết ở các thời điểm khảo sát giữa hai nhóm. 
Biểu đổ 1: Sự thay đổi trung bình đường huyết của 
hai nhóm HbA1C qua các thời điểm  
Không có sự khác biệt về trung bình đường 
huyết giữa hai nhóm. 
Nhóm HbA1C cao có trung bình đường huyết ở 
thời điểm sau PT 1 – 4 giờ >10 mmol/l. 
Tỉ lệ thay đổi của mạch tại các thời điểm 
Trong mẫu nghiên cứu, mạch có xu hướng 
chậm, tỉ lệ mạch chậm nhiều nhất thời điểm sau 
đặt NKQ  5 phút, và  thời  điểm  sau  rạch da  15 
phút. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
về mạch trung bình giữa hai nhóm. 
Biểu đồ 2: Tỉ lệ thay đổi mạch của hai nhóm HbA1C 
qua các thời điểm  
Không có sự khác biệt về tỉ lệ thay đổi mạch 
giữa hai nhóm ở tất cả các thời điểm khảo sát. 
Tỉ  lệ  thay  đổi  của  huyết  áp  tại  các  thời 
điểm 
Trước phẫu  thuật không có bệnh nhân nào 
bị hạ huyết áp, có đến 32,0% bị  tăng huyết áp. 
Các thời điểm trong và sau phẫu thuật hầu hết 
bệnh nhân đều bị hạ huyết áp so với huyết áp 
nền, nhiều nhất ở thời điểm sau khởi mê và sau 
rạch  da  15  phút.  Không  có  sự  khác  biệt  có  ý 
mmol/l 
p > 0,05 
Th
ay
 đ
ổi
 đ
ườ
ng
 h
uy
ết
p > 0,05
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 462
nghĩa thống kê về sự thay đổi huyết áp giữa hai 
nhóm.. 
Biểu đồ 3: Tỉ lệ thay đổi HATT của hai nhóm 
HbA1C qua các thời điểm  
Biểu đồ 4: Tỉ lệ thay đổi HATT của hai nhóm có và 
không có rối loạn TKTĐ qua các thời điểm  
Không có sự khác biệt có ý nghĩa  thống kê 
về tỉ lệ thay đổi huyết áp giữa hai nhóm HbA1C 
cao với HbA1C  thấp, và giữa hai nhóm có hay 
không có rối  loạn TKTĐ ở  tất cả các  thời điểm 
khảo sát.  
Tuy nhiên, ở  thời điểm sau khởi mê và sau 
đặt NKQ 5 phút, HATT của nhóm HbA1C cao 
và nhóm  có  rối  loạn TKTĐ đều giảm  >30%  so 
với huyết áp nền.  
Biểu đồ 5: Tỉ lệ thay đổi HATT của nhóm HbA1C 
cao có hay không có rối loạn TKTĐ 
Biểu đồ 6: Tỉ lệ thay đổi HATT của nhóm có rối loạn 
TKTĐ kèm HbA1C cao hay thấp  
Không có sự khác biệt về tỉ lệ thay đổi huyết 
áp giữa hai nhóm HbA1C cao có hay không có 
rối loạn TKTĐ, cũng như giữa hai nhóm rối loạn 
TKTĐ kèm HbA1C cao hay thấp.  
Ở thời điểm sau khởi mê và sau đặt NKQ 5 
phút, HATT của tất cả các nhóm trên đều giảm 
>30% so với huyết áp nền. 
Biểu đồ 7: Tỉ lệ thay đổi HATT của nhóm HbA1C 
thấp có hay không có rối loạn TKTĐ  
Không có sự khác biệt có ý nghĩa  thống kê 
về tỉ lệ thay đổi huyết áp giữa hai nhóm HbA1C 
thấp  có  rối  loạn  TKTĐ  và  nhóm HbA1C  thấp 
không kèm rồi loạn TKTĐ.  
Ở thời điểm sau khởi mê và sau đặt NKQ 5 
phút, HATT của nhóm HbA1C thấp có rối loạn 
TKTĐ giảm >30% so với huyết áp nền.  
%
 th
ay
 đ
ổi
 H
A
T
T
 so
 v
ới
 b
an
 đ
ầu
%
 th
ay
 đ
ổi
 H
A
T
T
 so
 v
ới
 b
an
 đ
ầu
%
 th
ay
 đ
ổi
 H
A
T
T
 so
 v
ới
 b
an
 đ
ầu
%
 th
ay
 đ
ổi
 H
A
T
T
 so
 v
ới
 b
an
 đ
ầu
%
 th
ay
 đ
ổi
 H
A
T
T
 so
 v
ới
 b
an
 đ
ầu
p > 0,05
p > 0,05
p > 0,05 
p > 0,05 
p > 0,05 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Nội tiết 463
Phân tích đơn biến và đa biến một số yếu 
tố  lâm  sàng  với mạch,  huyết  áp,  đường 
huyết ở các thời điểm khảo sát 
Bảng 6: Phân tích đơn biến và đa biến một số yếu tố 
lâm sàng với mạch, đường huyết ở các thời điểm 
Các yếu tố OR thô 
KTC 
95% 
GT p 
thô 
OR 
hc 
KTC 
95% 
GT p 
hc 
 Sau PT 1 giờ 
Mạch chậm trước 
phẫu thuật 16,8 
1,28 - 
220 0,03 22,5 
1,10 - 
458 0,04 
Tăng ĐH sau đặt 
NKQ 5 phút 4,00 
1,34 - 
11,9 0,01 11,9 
1,25 - 
113 0,03 
Kết quả phân  tích đơn biến và đa biến cho 
thấy tình trạng mạch chậm trước phẫu  thuật  là 
yếu  tố  liên  quan  thật  sự  với  tình  trạng mạch 
chậm  sau  phẫu  thuật  1  giờ,  tăng  ĐH  sau  đặt 
NKQ 5 phút là yếu tố liên quan thật sự với tình 
trạng tăng ĐH sau phẫu thuật 1 giờ. 
KẾT LUẬN 
HbA1C không ảnh hưởng đến đường huyết 
của  bệnh  nhân  đái  tháo  đường  lớn  tuổi  trong 
giai đoạn chu phẫu một cách có ý nghĩa. 
HbA1C  hay  sự  rối  loạn  TKTĐ  không  ảnh 
hưởng đến huyết động của bệnh nhân đái tháo 
đường  lớn  tuổi  trong giai  đoạn  chu phẫu một 
cách  có ý nghĩa. Tuy nhiên, nhóm HbA1C  cao 
hay  nhóm  có  rối  loạn  TKTĐ  bị  hạ  huyết  áp 
nhiều hơn 30% so với huyết áp nền ở thời điểm 
sau khởi mê và sau đặt nội khí quản 5 phút. 
Nhóm  HbA1C  cao  có  tỉ  lệ  nghiệm  pháp 
Valsalva dương  tính nhiều hơn nhóm HbA1C 
thấp một cách có ý nghĩa (68,2% so với 23,8%, 
p=0,004). 
Mạch chậm ở thời điểm trước phẫu thuật là 
yếu tố tiên đoán tình trạng mạch chậm sau phẫu 
thuật 1 giờ (OR = 22,5, p = 0,04). 
Tăng đường huyết  ở  thời điểm sau  đặt nội 
khí quản 5 phút  là yếu  tố  tiên  đoán  tình  trạng 
tăng  đường huyết  sau phẫu  thuật 1 giờ  (OR  = 
11,9, p = 0,03). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Burgos  LG,  Ebert  TJ,  Asiddao  C,  et  al  (1989),  ʺIncreased 
intraoperative  cardiovascular  morbidity  in  diabetics  with 
autonomic neuropathyʺ, Anesthesiology., 70(4), pp. 591 ‐ 7. 
2. Đào Thị Hương Thủy  (2009), Đánh giá đặc điểm chỉ số khối cơ 
thể, chỉ số vòng eo, chỉ số vòng eo/vòng mông và mối tương quan 
với một số yếu tố trong hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đái 
tháo đường type 2 lớn tuổi, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y 
Dược TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, pp.  
3. Holman RR, Paul SK, Bethel MA, et al (2008), ʺ10‐year follow‐
up of  intensive glucose control  in  type 2 diabetesʺ, N Engl J 
Med, 359(15), pp. 1577‐89. 
4. Huang  CJ,  Kuok  CH,  Kuo  TB,  et  al  (2006),  ʺPre‐operative 
measurement of heart rate variability predicts hypotension during 
general anesthesia ,ʺ Acta Anaesthesiol Scand, 50, pp. 542 ‐ 8. 
5. Knuttgen D, Buttner Belz U, Gernot A (1990), ʺUnstable blood 
pressure  during  anesthesia  in  diabetic  patients  with 
autonomic neuropathyʺ, Anasth Intensivther Notfallmed, 25, pp. 
256 ‐ 62. 
6. Latham  R,  Lancaster  AD,  Covington  JF,  et  al  (2001),  ʺThe 
Association  of  Diabetes  and  Glucose  Control  With 
Surgical‐Site  Infections  Among  Cardiothoracic  Surgery 
Patientsʺ,  Infection  Control  and Hospital  Epidemiology,  22(10), 
pp. 607 ‐ 12. 
7. Latson  TW, Ashmore  TH,  Reinhart DJ  (1994),  ʺAutonomic 
Reflex Dysfuntion in Patients Presenting for Elective Surgery 
Is Associated with Hypotension after Anesthesia Induction.ʺ 
Anesthesiology, 80, pp. 326 ‐ 37. 
8. Maser  RE,  Lenhard MJ  (2005),  ʺCardiovascular  autonomic 
neuropathy due  to diabetes mellitus: clinical manifestations, 
consequences, and treatmentʺ, J Clin Endocrinol Metab, 90(10), 
pp. 5896 ‐ 903. 
9. Nguyễn  Văn  Chừng  (2009),  ʺGây  mê  cho  bệnh  nhân  đái 
đườngʺ, Bài Giảng Gây Mê Tập 2, pp. 225 ‐ 38. 
10. Ohkubo  Y,  Kishikawa  H,  Araki  E,  et  al  (1995),  ʺIntensive 
therapy  prevents  the  progression  of  diabetic microvascular 
complications  in  Japanese  patients  with  non  insulin 
dependent  diabetes  mellitus:  a  randomized  prospective  6 
years studyʺ, Diabetes Research ang Clinical Practice, 28, pp. 103 
– 17. 
11. Phạm Thắng  (2007),  ʺTình hình bệnh  tật của người cao  tuổi 
Việt Nam qua một số nghiên cứu dịch tễ học tại cộng đồngʺ, 
Tạp chí dân số và phát triển, 4, pp. 
12. The  Diabetes  Control  and  Complications  Trial  Research 
Group (1993), ʺThe effect of intensive treatment of diabetes on 
the development and progression of long‐term complications 
in  insulin‐dependent  diabetes  mellitusʺ,  N  Engl  J  Med, 
329(14), pp. 977‐86. 
13. Trần Thị Trúc Linh (2007), Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 
của bệnh nhân đái tháo đường type 2 lớn tuổi, Luận văn Thạc sĩ Y 
học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, pp.  
14. Trương Quang Bình  (2007),  ʺĐánh giá  tình  trạng  tim mạch 
của bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật ngoài timʺ, Y Học TP. 
Hồ Chí Minh, 11(1), pp. 91 ‐ 7. 
15. UK  Prospective  Diabetes  Study  (UKPDS)  Group  (1998), 
ʺIntensive blood glucose control with sulfonylureas or insulin 
compared  with  conventional  treatment  and  risk  of 
complications in patients with type 2 diabetes (UKPDS 33)ʺ, 
Lancet, 352(9131), pp. 835 – 53. 
16. Weissman  AJ  (2006),  ʺIntensive  Diabetes  Treatment  and 
Cardiovascular Diseaseʺ, N Engl J Med, 354, pp. 1751‐52. 
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/11/2013 
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_hba1c_den_duong_huyet_va_huyet_dong_tren_benh.pdf