Ảnh hưởng của dòng tiền đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng mô hình tác động cố định

Hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của công ty là chỉ tiêu tài

chính quan trọng được các nhà đầu tư và nhà quản lý quan

tâm. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động đóng vai trò quan

trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty, giúp công

ty cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động

cũng là một tiêu chí được các nhà đầu tư xem xét khi quyết

định mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Do

đó, các nhà quản lý luôn cố gắng tìm ra các biện pháp

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Vì vậy, việc nghiên cứu

để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động

kinh doanh của công ty là chủ đề được nhiều học giả bàn

luận trong tài chính doanh nghiệp. Một trong các yếu tố đó

là dòng tiền.

Dòng tiền là sự chuyển động ra, vào của luồng tiền

trong công ty hay đơn vị nào đó, trong một khoảng thời

gian nhất định. Đối với mỗi công ty, dòng tiền được ví như

máu chảy trong cơ thể và việc quản trị dòng tiền có thể

quyết định sự sống còn của công ty. Dòng tiền giữ vai trò

quan trọng, ảnh hưởng tới các quyết định kinh tế

của doanh nghiệp, bởi vì mục tiêu của các doanh nghiệp

hay cơ sở kinh doanh nào là tạo ra được dòng tiền dương,

tức là dòng tiền vào lớn hơn dòng tiền ra. Việc quản lý tốt

dòng tiền sẽ giúp công ty đáp ứng được nhu cầu tài chính

để mở rộng, phát triển kinh doanh, tận dụng tối đa các cơ

hội kinh doanh, đồng thời giảm thiểu chi phí, nâng cao

hiệu quả hoạt động. Một số nghiên cứu thực nghiệm trên

thế giới và Việt Nam đã được thực hiện nhằm đánh giá ảnh

hưởng của dòng tiền đến hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên,

kết quả nghiên cứu chưa thống nhất và có sự khác nhau. Vì

vậy, bài báo này được thực hiện nhằm làm rõ ảnh hưởng

của dòng tiền đến hiệu quả hoạt động của các công ty phi

tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt

Nam. Từ đó, cung cấp các thông tin hữu ích cho nhà quản

lý khi quản lý dòng tiền góp phần nâng cao hiệu quả quả

kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung bài báo gồm 3 phần: Thứ nhất, nêu cơ sở lý

thuyết, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến

đề tài và mô tả phương pháp nghiên cứu được sử dụng.

Thứ hai, trình bày các kết quả nghiên cứu và thảo luận. Cuối

cùng, tóm tắt các kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu và

đưa ra một số khuyến nghị.

Ảnh hưởng của dòng tiền đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng mô hình tác động cố định trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của dòng tiền đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng mô hình tác động cố định trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của dòng tiền đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng mô hình tác động cố định trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của dòng tiền đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng mô hình tác động cố định trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của dòng tiền đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng mô hình tác động cố định trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của dòng tiền đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng mô hình tác động cố định trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 19040
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của dòng tiền đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng mô hình tác động cố định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của dòng tiền đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng mô hình tác động cố định

Ảnh hưởng của dòng tiền đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng mô hình tác động cố định
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY 
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 57 - No. 2 (Apr 2021) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 147
ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG TIỀN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 
VIỆT NAM BẰNG MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH 
EFFECTS OF CASH FLOW ON THE PERFORMANCE OF NON-FINANCIAL COMPANIES LISTED 
ON VIETNAM'S STOCK MARKET USE THE FIXED EFFECTS MODEL 
Trương Thị Thu Hương 
TÓM TẮT 
Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của dòng tiền đến hiệu quả hoạt động của 
các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai 
đoạn 2009 - 2018. Kết quả ước lượng hồi quy dữ liệu bảng, với mô hình tác động 
cố định (Fixed effects) cho thấy, dòng tiền có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả
hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra quy mô công 
ty và tỷ lệ nợ có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động. Ngược lại, tốc độ
tăng trưởng tài sản và cơ hội đầu tư có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt 
động. Từ đó tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị cho doanh nghiệp nhằm nâng 
cao hiệu quả hoạt động của công ty. 
Từ khóa: Dòng tiền; hiệu quả hoạt động; thị trường chứng khoán, cơ hội đầu tư. 
ABSTRACT 
The paper study the effects of cash flow on the performance of non-financial 
companies listed on Vietnam's stock market for the period of 2009-2018. The 
stuty use the fixed effects model, with panel data. The results show that cash 
flow has a positive effect on the performance of the business. In addition, the 
results also indicate that the size of the business and the debt ratio have a 
negative impact on the performance of the business. In contrast, asset growth 
and investment opportunities have a positive effect on business performance. 
From which, the author highlighted some recomemdations for manager to 
improve operational efficiency. 
Keywords: Cash flow; operational efficiency; stock market; investment opportunities. 
Trường Đại học Thủy Lợi 
Email: truongthuhuong2703@gmail.com 
Ngày nhận bài: 20/01/2020 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 25/6/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 25/4/2021 
1. GIỚI THIỆU 
Hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của công ty là chỉ tiêu tài 
chính quan trọng được các nhà đầu tư và nhà quản lý quan 
tâm. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động đóng vai trò quan 
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty, giúp công 
ty cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động 
cũng là một tiêu chí được các nhà đầu tư xem xét khi quyết 
định mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Do 
đó, các nhà quản lý luôn cố gắng tìm ra các biện pháp 
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Vì vậy, việc nghiên cứu 
để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động 
kinh doanh của công ty là chủ đề được nhiều học giả bàn 
luận trong tài chính doanh nghiệp. Một trong các yếu tố đó 
là dòng tiền. 
Dòng tiền là sự chuyển động ra, vào của luồng tiền 
trong công ty hay đơn vị nào đó, trong một khoảng thời 
gian nhất định. Đối với mỗi công ty, dòng tiền được ví như 
máu chảy trong cơ thể và việc quản trị dòng tiền có thể 
quyết định sự sống còn của công ty. Dòng tiền giữ vai trò 
quan trọng, ảnh hưởng tới các quyết định kinh tế 
của doanh nghiệp, bởi vì mục tiêu của các doanh nghiệp 
hay cơ sở kinh doanh nào là tạo ra được dòng tiền dương, 
tức là dòng tiền vào lớn hơn dòng tiền ra. Việc quản lý tốt 
dòng tiền sẽ giúp công ty đáp ứng được nhu cầu tài chính 
để mở rộng, phát triển kinh doanh, tận dụng tối đa các cơ 
hội kinh doanh, đồng thời giảm thiểu chi phí, nâng cao 
hiệu quả hoạt động. Một số nghiên cứu thực nghiệm trên 
thế giới và Việt Nam đã được thực hiện nhằm đánh giá ảnh 
hưởng của dòng tiền đến hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, 
kết quả nghiên cứu chưa thống nhất và có sự khác nhau. Vì 
vậy, bài báo này được thực hiện nhằm làm rõ ảnh hưởng 
của dòng tiền đến hiệu quả hoạt động của các công ty phi 
tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt 
Nam. Từ đó, cung cấp các thông tin hữu ích cho nhà quản 
lý khi quản lý dòng tiền góp phần nâng cao hiệu quả quả 
kinh doanh của doanh nghiệp. 
Nội dung bài báo gồm 3 phần: Thứ nhất, nêu cơ sở lý 
thuyết, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến 
đề tài và mô tả phương pháp nghiên cứu được sử dụng. 
Thứ hai, trình bày các kết quả nghiên cứu và thảo luận. Cuối 
cùng, tóm tắt các kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu và 
đưa ra một số khuyến nghị. 
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 57 - Số2 (4/2021) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 148
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1. Cơ sở lý thuyết 
Cơ sở lý thuyết để nghiên cứu ảnh hưởng của dòng tiền 
đến hiệu quả hoạt động của công ty dựa trên lý thuyết người 
đại diện và lý thuyết dòng tiền tự do. Một trong những giả 
định của thị trường vốn hoàn hảo là không có xung đột lợi 
ích giữa các nhà quản lý và các cổ đông. Tuy nhiên, trong 
 ... SN 2615-9619 
Bảng 5 thống kê mô tả giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, 
giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các biến trong mô 
hình nghiên cứu. Bảng số liệu cho thấy giá trị trung bình 
ROA của các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt 
Nam trong giai đoạn 2009 - 2018 là 7,03%; trong khi giá trị 
trung bình của ROE là 14,18%. Kết quả này có nghĩa là khi 
công ty đầu tư 100 đồng tài sản thì bình quân sẽ tạo ra 
khoản lợi nhuận sau thuế là 7,03 đồng và khoản lợi nhuận 
lớn nhất mà công ty có thể thu được là 83,91. Bên cạnh đó, 
100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào công ty sẽ tạo ra 
khoản lợi nhuận sau thuế bình quân là 14,18 đồng. Giá trị 
trung bình của biến CF bằng 0,0574 nghĩa là trong giai 
đoạn 2009 - 2018, dòng tiền hoạt động bình quân của các 
công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam bằng 
5,74% so với tổng tài sản của công ty. Giá trị trung bình của 
biến tỷ lệ nợ bằng 0,5010 nghĩa là bình quân các công ty sử 
dụng khoảng 50% vốn đi vay để hình thành tài sản cho 
công ty. 
3.2. Kiểm định mối quan hệ tương quan và hệ số phóng 
đại phương sai 
Bảng 6. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 1 
 ROA CF MTB SIZE GROW LEV 
ROA 1,0000 
CF 0,3318 1,0000 
MTB 0,2743 0,1174 1,0000 
SIZE -0,0276 -0,039 0,1706 1,0000 
GROW 0,1047 -0,1057 0,1026 0,0836 1,0000 
LEV -0,4045 -0,2062 -0,1426 0,3395 0,0327 1,0000 
Nguồn: Tính toán của tác giả 
Bảng 7. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 2 
 ROE CF MTB SIZE GROW LEV 
ROE 1,0000 
CF 0,2211 1,0000 
MTB 0,1628 0,1174 1,0000 
SIZE 0,0672 -0,039 0,1706 1,0000 
GROW 0,1314 -0,1057 0,1026 0,0836 1,0000 
LEV -0,1278 -0,2062 -0,1426 0,3395 0,0327 1,0000 
Nguồn: Tính toán của tác giả 
Kết quả ma trận hệ số tương quan giữa các cặp biến 
đều có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 0,7 nên không có sự tương 
quan giữa các biến trong mô hình (bảng 6, 7). Do đó, việc 
loại biến nghiên cứu là không cần thiết và mô hình hợp lý. 
3.3. Kết quả ước lượng mô hình 
Bảng 8 trình bày kết quả hồi quy theo mô hình tác động 
cố định (FEM) mô hình 1 và mô hình 2. 
Bảng 8. Kết quả ước lượng mô hình 
Biến Mô hình 1 (ROA) Mô hình 2 (ROE) 
CF 0,0375*** 0,0481* 
 (0,0131) (0,0271) 
SIZE -0,0193*** -0,0230* 
 (0,00428) (0,0119) 
MTB 0,0107*** 0,0110 
 (0,00251) (0,00784) 
GROW 0,0231*** 0,0488*** 
 (0,00724) (0,0156) 
LEV -0,150*** -0,235*** 
 (0,0235) (0,0651) 
Hằng số 0,659*** 0,858*** 
 (0,109) (0,299) 
Số quan sát 4,325 4,325 
R-squared 0,126 0,068 
Ghi chú: Trong ngoặc là Robust standard errors, *** p<0,01; ** p<0,05; * 
p<0,1 Nguồn: Tính toán của tác giả 
Thông qua số liệu trong bảng 8 cho thấy: 
 Biến độc lập dòng tiền hoạt động (CF) 
Hệ số Beta của biến dòng tiền trong mô hình 1 là 0,0375, 
ở mức ý nghĩa cao 1%. Hệ số Beta của biến dòng tiền trong 
mô hình 2 là 0,0481; ở mức ý nghĩa 10%. Như vậy, dòng tiền 
hoạt động có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đến 
2 chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của công ty là thu 
nhập trên tài sản và thu nhập trên vốn chủ sở hữu của các 
công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả 
này có nghĩa là khi tỷ lệ dòng tiền hoạt động của các công ty 
tăng thì HQHĐ của các công ty cũng tăng. Kết quả này cũng 
được tìm thấy trong các nghiên cứu [1, 5, 16]. Tuy nhiên, mối 
tương quan trên ngược lại với kết quả được tìm thấy trong 
nghiên cứu [4] trên Sở giao dịch chứng khoán Tehran, [2, 22] 
trên TTCK Iran, [20] trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2007 - 2010 
với biến phụ thuộc là thu nhập trên vốn chủ sở hữu, [23] với 
các công ty bất động sản niêm yết tại Trung Quốc, [7] trên Sở 
giao dịch chứng khoán Tokyo. 
 Biến quy mô doanh nghiệp (SIZE) 
Hệ số Beta của biến SIZE trong mô hình 1 và mô hình 2 
đều có giá trị âm (-0,0193 và -0,0230) với mức ý nghĩa lần 
lượt là 1% và 10%. Như vậy, quy mô công ty có ảnh hưởng 
tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của các công ty phi tài 
chính niêm yết trên TTCK Việt Nam. Nghĩa là với các doanh 
nghiệp có quy mô nhỏ thì hiệu quả hoạt động cao hơn các 
công ty có quy mô lớn. Điều này có thể được giải thích như 
sau: các công ty có quy mô tài sản lớn thì vấn đề quản lý tài 
sản và bộ máy tổ chức sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, nên ảnh 
hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu 
của các công ty. Tuy nhiên, một số tác giả lại tìm thấy mối 
tương quan tích cực hoặc không có tương quan giữa quy 
mô và HQHĐ như: Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành 
không tìm thấy minh chứng về tác động của biến quy mô 
đến HQHĐ của công ty (ROA và ROE) [12], Bùi Ngọc Toản 
tìm thấy tương quan tích cực giữa quy mô doanh nghiệp và 
ROA của các doanh nghiệp ngành bất động sản [6], Lê Thị 
Nhu cũng kết luận quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng 
tích cực đến HQHĐ của các công ty xây dựng niêm yết trên 
TTCK Việt Nam [15]. Như vậy, có thể thấy kết quả về ảnh 
hưởng của quy mô đến HQHĐ không đồng nhất giữa các 
nghiên cứu, phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành nghề 
khác nhau. 
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY 
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 57 - No. 2 (Apr 2021) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 151
 Biến cơ hội đầu tư (MTB) và tốc độ tăng trưởng 
(GROW) 
Hệ số Beta của biến cơ hội đầu tư (MTB) trong mô hình 
1 và mô hình 2 đều có giá trị dương. Hệ số Beta về ảnh 
hưởng của MTB đến ROA là 0,0107, mức ý nghĩa cao 1%. 
Tuy nhiên, hệ số Beta về ảnh hưởng của MTB đến ROE là 
0,0110 nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho 
thấy, cơ hội đầu tư có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập 
trên tài sản của các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK 
Việt Nam nhưng chưa đủ căn cứ để khẳng định với chỉ tiêu 
thu nhập trên vốn chủ sở hữu. 
Với biến tốc độ tăng trưởng (GROW) đều có hệ số Beta 
dương (0,0231 và 0,0488) và có ý nghĩa thống kê rất cao 1% 
trong 2 mô hình trên. Do đó, nếu công ty có tốc độ tăng 
trưởng cao thì HQHĐ của công ty cũng tăng. 
Như vậy, cơ hội đầu tư và tốc độ tăng trưởng có ảnh 
hưởng tích cực đến HQHĐ của các công ty phi tài chính niêm 
yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả này nói lên các công ty có 
nhiều cơ hội đầu tư và đang trong giai đoạn tăng trưởng cao 
thì hiệu quả hoạt động cũng cao hơn các doanh nghiệp có ít 
cơ hội đầu tư và tăng trưởng thấp. Tác giả Võ Thị Lệ Huyền 
cũng tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng tích cực của cơ hội 
đầu tư và tốc độ tăng trưởng đến khả năng sinh lợi của các 
công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố 
Hồ Chí Minh [21]. Luận án tiến sỹ của Lê Thị Nhu cũng đã tìm 
ra bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng tích cực của tốc 
độ tăng trưởng đến khả năng sinh lợi của tổng tài sản và vốn 
chủ sở hữu của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên 
TTCK Việt Nam [15]. Kết quả này tương đồng với nhiều 
nghiên cứu trên thế giới [3, 11, 17]. 
 Biến tỷ lệ nợ (LEV) 
Hệ số Beta của biến tỷ lệ nợ trong mô hình 1 và mô hình 
2 đều có giá trị âm (-0,150 và -0,235), có ý nghĩa thống kê 
cao ở mức 1%. Do đó, tỷ lệ nợ có ảnh hưởng tiêu cực đến 
HQHĐ. Như vậy, với các công ty phi tài chính niêm yết trên 
TTCK Việt Nam sử dụng nợ vay nhiều thì hiệu quả hoạt 
động giảm. Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên 
cứu [21]; và tương đồng với kết quả nghiên cứu [3, 8] với 
biến phụ thuộc là ROA. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại 
tìm thấy ảnh hưởng tích cực của sử dụng nợ vay đến HQHĐ 
như: với biến phụ thuộc là ROA [19], với biến phụ thuộc là 
ROE [8, 18]. 
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
Bài báo đã kiểm định ảnh hưởng của dòng tiền đến hiệu 
quả hoạt động của các công ty phi tài chính niêm yết trên 
TTCK Việt Nam giai đoạn 2009 - 2018. Kết quả nghiên cứu 
đã cho thấy dòng tiền hoạt động trong doanh nghiệp có 
ảnh hưởng tích cực đến HQHĐ được đo lường thông qua 
hai chỉ tiêu thu nhập trên tài sản (ROA) và thu nhập trên 
vốn chủ sở hữu (ROE). Bên cạnh đó, cơ hội đầu tư và tốc độ 
tăng trưởng tổng tài sản cũng có ảnh hưởng tích cực đến 
hiệu quả hoạt động của công ty. Ngược lại, chỉ tiêu quy mô 
công ty và tỷ lệ nợ có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả 
hoạt động. 
Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên, tác giả đưa 
ra một số khuyến nghị cho công ty nhằm nâng cao hiệu 
quả hoạt động, qua đó làm tăng giá trị của công ty và giúp 
thu hút các nhà đầu tư. Cụ thể, một số khuyến nghị được 
đề xuất như sau: 
Hiệu quả hoạt động của công ty có tương quan cùng 
chiều với tỷ lệ dòng tiền hoạt động trên tổng tài sản. Nên 
nếu công ty muốn tăng hiệu quả hoạt động thì cần kiểm 
soát tỷ lệ dòng tiền hoạt động trong công ty. Công ty nên 
xem xét tăng dòng tiền hoạt động khi tổng tài sản của 
công ty tăng. Ngược lại, khi tổng tài sản giảm thì công ty 
nên giảm dòng tiền hoạt động. Điều này sẽ giúp công ty 
nâng cao hiệu quả hoạt động. 
Ngoài ra, cơ hội đầu tư và tốc độ tăng trưởng của công 
ty cũng là chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng tốt đến hiệu 
quả hoạt động. Tuy nhiên, theo lý thuyết vòng đời thì hai 
chỉ tiêu này sẽ thay đổi theo các chu kỳ phát triển khác 
nhau của công ty. Trong giai đoạn đầu và giai đoạn tăng 
trưởng, công ty thường có nhiều cơ hội đầu tư tốt nhằm 
mở rộng đối tượng khách hàng và tiếp cận các thị trường 
tiềm năng. Do đó, công ty nên duy trì lượng tiền mặt lớn 
hơn để thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển, gia tăng 
tài sản, qua đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động. Đến giai 
đoạn chín muồi, cơ hội đầu tư giảm dần và mức độ cạnh 
tranh trên thị trường gia tăng, dẫn đến hiệu quả sử dụng tài 
sản và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng giảm dần. 
Trong trường hợp đó, công ty nên giảm lượng tiền mặt 
bằng cách phân phối bớt cho cổ đông như trả cổ tức bằng 
tiền. Động thái trên có thể giúp ổn định tâm lý của nhà đầu 
tư khi nhận được khoản cổ tức từ doanh nghiệp. Cuối cùng, 
để nâng cao hiệu quả hoạt động, công ty cần hạn chế sử 
dụng nợ vay. Việc sử dụng quá nhiều nợ vay sẽ tác động 
ngược làm giảm hiệu quả hoạt động. Do đó, nhà quản lý 
cần tính toán để xác định cơ cấu nợ tối ưu cho mỗi doanh 
nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. 
Bên cạnh những kết quả mà nghiên cứu đã đạt được, 
bài viết còn tồn tại một số hạn chế như mới đánh giá ảnh 
hưởng của dòng tiền hoạt động mà chưa phân tích ảnh 
hưởng của dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ 
hoạt động tài chính đến hiệu quả hoạt động của công ty. 
Hạn chế này sẽ là khoảng trống để các học giả khác có 
nghiên cứu sâu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Adelegan O.J., 2003. An Empirical Analysis of the relationship between 
cash flow and Divided charges in Nigeria. Journal of Research in Development and 
Management, 15, 35-49. 
[2]. Ali M., Alireza A., Jalal A., 2013. The association between various Earnings 
and cashflow measures of firm performance and stock returns: some Iranian 
evidence. International journal of accounting and financial reporting, 3 (1), 
24 – 39. 
[3]. Amidu M., 2007. How does Dividend Policy affect Performance of the firm 
on Ghana Stock Exchange?. Investment Management and Financial Innovations, 
4 (2), 103-112. 
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 57 - Số2 (4/2021) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 152
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 
[4]. Ashtiani A. R., 2005. The study of relationship between accounting ratios 
and operating cash. Journal of Business Practice, 18(5), 101-118. 
[5]. Bingilar P. F., Oyadenghan K.J., 2014. Cash flow and corporate 
performance: A study of selected food and beverage companies in Nigeria. Journal 
of Business Management, 14(3), 10-24. 
[6]. Bui Ngoc Toan, 2016. Effects of working capital management on return on 
assets of Vietnam real estate enterprises. Can Tho University Journal of Science, 
Vol. 44, 18-27. 
[7]. Chikashi T. O., 2013. An Investigation of comprehensive income and firm 
performance: The earnings with stock returns and growth of net market value of 
operating assest in TSE. Mashhad, Islamic Azad University of Mashhod, Iran. 
[8]. Dongan M., Topal Y., 2014. The Influence of Dividend Payments on 
Company Performance: The Case of Istanbul Stock Exchange (BIST). European 
Journal of Business and Management, 6 (3), 189-197. 
[9]. Fama E. F., French K. R.,1993. Common risk factors in the returns on 
stocks and bonds. Journal of Financial Economics, 33 (1), 3-56. 
[10]. Fama F.E., French K.R, 2001. Disappearing Dividends: Changing Firm 
Characteristics or Lower Propensity to Pay? Journal of Financial Economics, 60, 
3-43. 
[11]. Gill A., Biger N., Mathur N., 2011. The Effect of Capital Structure on 
Profitability: Evidence from the United State. International Journal of 
Management, 4 (28), 3-15. 
[12]. Ho Thi Hong Minh, Nguyen Thi Canh, 2015. Da dang hoa thu nhap va 
cac yeu to tac dong den kha nang sinh loi cua cac ngan hang thuong mai Viet Nam. 
Tap chi Cong nghe Ngan hang, 106+107, 13-23. 
[13]. Jensen M. C., Meckling W. H, 1976. Theory of the firm: Managerial 
behavior, agency costs and ownership structure. Journal of Financial Economics, 3, 
305- 360. 
[14]. Jensen M. C., 1986. Agency costs of free cash flow, corporate finance, 
and takeovers. The American Economic Review, 76, 323-329. 
[15]. Le Thi Nhu, 2018. Phan tich moi quan he giua cau truc tai chinh voi kha 
nang sinh lpi trong cac cong ty xay dung niem yet tren thi truong chung khoan Viet 
Nam. PhD thesis, National Economics University. 
[16]. Ogbonnaya A. K., Ekwe M. C., Uzoma I. J., 2016. Relationship of cash 
flow ratios and financial performance of listed banks in emerging economies – 
Nigeria example. European Journal of Accounting, Auditing and Finance 
Research, 4(4), 89-97. 
[17] Onanjiri R. N., Korankye T., 2014. Dividend Payout and Performance of 
Quoted Manufacturing Firms in Ghana. Research Journal of Finance and 
Accounting, 5 (15), 37 – 42. 
[18]. Priya K., Nimalathasan B., 2013. Dividend Policy Ratios and Firm 
Performance: a case study of Selected Hotels & Restaurants in Sri Lanka. G.J.C.M.P, 
2(6), 16-22. 
[19]. Sunday O Kajola, Ademola A Adewumi, Oyefemi O Oworu, 2015. 
Dividend pay-out policy and firm financial performance: evidence from nigerian 
listed non-financial firms. International Journal of Economics, Commerce and 
Management, 3 (4), 1–13. 
[20]. Thanh V.H., Nguyen M.H., 2013. The effect of Banking relationship on 
firm performance in Vietnam. International Journal of Economics and Finance, 5 
(5), 148- 158 
[21]. Vo Thi Le Huyen, 2015. Tac dong chinh sach co tuc den hieu qua hoat 
dong cua cac doanh nghiep niem yet tren San chung khoan HOSE. Master thesis, 
Ho Chi Minh City University of Technology. 
[22]. Watson J., 2005. The Association of various earnings and cash flow 
measures of firm performance and stock returns. School of accounting, University 
of Technology, Sydney. 
[23]. Zhou H., S. Yang, M. Zhang, 2012. Relationship between free cash flow 
and financial performance. Evidence from listed real estate companies in China. 
China. IPC. SI, 36, 331-335. 
AUTHOR INFORMATION 
Truong Thi Thu Huong 
Thuy Loi University 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_dong_tien_den_hieu_qua_hoat_dong_cua_cac_cong.pdf