Albumin máu ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi đồng 1

Đặt vấn đề: Albumin máu giảm trong sốc nhiễm khuẩn do thất thoát ra gian bào, do suy gan và do bù dịch.

Giảm albumin máu ảnh hưởng trên tiên lượng của trẻ bị sốc nhiễm khuẩn. Ngưỡng albumin thấp đến mức nào

cần phải bổ sung cho trẻ luôn là một vấn đề cần nghiên cứu. Sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em Việt Nam còn rất nhiều,

tuy vậy không có một nghiên cứu nào về vấn đề này. Do vậy, chúng tối tiến hành khảo sát nồng độ albumin máu

ở trẻ sốc nhiễm khuẩn.

Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả 45 trẻ sốc nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn của hội Hồi sức

Tích cực Mỹ, được đều trị tại khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 9/2017 đến

tháng 6/2018.

Kết quả: Có 45 bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn thỏa tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình

44,2 tháng, nam chiếm tỉ lệ 57,8%. Nồng độ albumin máu trung bình tại thời điểm 0 giờ, 6 giờ, 24 giờ lần

lượt là 2,4 g/dl; 2,3 g/dl, và 2,3 g/dl. Tỉ lệ tử vong chiếm 37,8%. Tỉ lệ rối loạn chức năng đa cơ quan là 92,3%.

Điểm cắt nồng độ albumin máu có thể ảnh hưởng đến kết cục với albumin máu đo tại thời điểm 0 giờ, 24 giờ là

2,6 g/dl và 2,3 g/dl. Tỉ lệ tử vong ở nhóm albumin máu <2,6 g/dl (52%) cao hơn nhóm albumin máu ≥ 2,6 g/dl

(20%), p = 0,03. Thời gian dùng vận mạch ở nhóm albumin thấp (6 ngày) dài hơn nhóm albumin bình thường (4

ngày), p <0,05.

Kết luận: Albumin máu thấp có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong, kéo dài thời gian dùng vận mạch.

Albumin máu ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi đồng 1 trang 1

Trang 1

Albumin máu ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi đồng 1 trang 2

Trang 2

Albumin máu ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi đồng 1 trang 3

Trang 3

Albumin máu ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi đồng 1 trang 4

Trang 4

Albumin máu ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi đồng 1 trang 5

Trang 5

Albumin máu ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi đồng 1 trang 6

Trang 6

Albumin máu ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi đồng 1 trang 7

Trang 7

Albumin máu ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi đồng 1 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 8200
Bạn đang xem tài liệu "Albumin máu ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi đồng 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Albumin máu ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi đồng 1

Albumin máu ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi đồng 1
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 67
ALBUMIN MÁU Ở TRẺ SỐC NHIỄM KHUẨN 
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 
Trần Minh Dung*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên*, Trần Diệp Tuấn** 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Albumin máu giảm trong sốc nhiễm khuẩn do thất thoát ra gian bào, do suy gan và do bù dịch. 
Giảm albumin máu ảnh hưởng trên tiên lượng của trẻ bị sốc nhiễm khuẩn. Ngưỡng albumin thấp đến mức nào 
cần phải bổ sung cho trẻ luôn là một vấn đề cần nghiên cứu. Sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em Việt Nam còn rất nhiều, 
tuy vậy không có một nghiên cứu nào về vấn đề này. Do vậy, chúng tối tiến hành khảo sát nồng độ albumin máu 
ở trẻ sốc nhiễm khuẩn. 
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả 45 trẻ sốc nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn của hội Hồi sức 
Tích cực Mỹ, được đều trị tại khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 9/2017 đến 
tháng 6/2018. 
Kết quả: Có 45 bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn thỏa tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình 
44,2 tháng, nam chiếm tỉ lệ 57,8%. Nồng độ albumin máu trung bình tại thời điểm 0 giờ, 6 giờ, 24 giờ lần 
lượt là 2,4 g/dl; 2,3 g/dl, và 2,3 g/dl. Tỉ lệ tử vong chiếm 37,8%. Tỉ lệ rối loạn chức năng đa cơ quan là 92,3%. 
Điểm cắt nồng độ albumin máu có thể ảnh hưởng đến kết cục với albumin máu đo tại thời điểm 0 giờ, 24 giờ là 
2,6 g/dl và 2,3 g/dl. Tỉ lệ tử vong ở nhóm albumin máu <2,6 g/dl (52%) cao hơn nhóm albumin máu ≥ 2,6 g/dl 
(20%), p = 0,03. Thời gian dùng vận mạch ở nhóm albumin thấp (6 ngày) dài hơn nhóm albumin bình thường (4 
ngày), p <0,05. 
Kết luận: Albumin máu thấp có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong, kéo dài thời gian dùng vận mạch. 
Từ khóa: sốc nhiễm khuẩn, albumin máu 
ABSTRACT 
SERUM ALBUMIN LEVEL OF CHILDREN WITH SEPTIC SHOCK IN INTENSIVE CARE UNIT OF 
PEDIATRIC HOSPITAL 1 
Tran Minh Dung, Phung Nguyen The Nguyen, Tran Diep Tuan 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 67 – 74 
Objectives: Hypoalbuminemia in septic shock can be caused by various mechanism: loss of intracellular 
space, liver failure and fluid replacement. Hypoalbumin effects on prognosis of children with septic shock. The low 
serum albumin threshold that needs to be supplemented for children is always a problem. In Viet Nam, althought 
there is many septic shock in children, there is no study on this issue. Therefore, we conducted a survey of serum 
albumin concentrations in children with septic shock. 
Methods: Prospective observational study. 45 children with septic shock according to the standards of 
American College of Critical Care Medicine, were the intensive care unit of Children Hospital number 1 from 
September 2017 to June 2018. 
Results: 45 patients with standardized septic shock were included in the study. The median age was 44.2 
months, accounting for 57.8% female and 42.2% male. Serum albumin concentrations at time of 0, 6, 24 hour of 
admission were 2.4 g/dl; 2.3 g / dl, and 2.3 g/dl respectively. Mortality rate was 37.8%. The rate of multiorgan 
*Bệnh viện Nhi Đồng 1 **Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Phùng Nguyễn Thế Nguyên ĐT: 0989043858 Email: nguyenphung@ump.edu.vn 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 68
dysfunction was 92.3%. The cut-off of albumin level was measured at 0h, 24h were 2,6 g/dl and 2.3 g/dl 
respectively. The mortality rate in low-albumin group was lower than that of high-albumin group, p = 0.03. Patients 
with lower serum albumin level had prolonged duration of vasopressor drugs, 6 days compared to 4 days, p <0.05. 
Conclusion: Serum albumin levels may be a prognosis indicator of septic shock patients. Low albumin level 
in septic shock patients may be associated with a increase in mortality rate and prolonged vasopressor therapy. 
Key words: septic shock, serum albumin 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sốc nhiễm khuẩn (SNK) là hội chứng lâm 
sàng thường gặp tại khoa hồi sức cấp cứu. Các 
nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy tỉ 
lệ mắc và tử vong cao(1,7). Hồi sức trong SNK chủ 
yếu bằng dịch truyền và vận mạch, dung dịch 
albumin đã và đang được nghiên cứu trong điều 
trị SNK. Các nghiên cứu albumin trong SNK 
hiện nay cho thấy albumin là loại dịch an toàn, 
có hiệu quả(2,5). Chiến dịch cải thiện tử vong 
nhiễm khuẩn huyết - SSC 2016(3) cũng đề nghị 
chỉ sử dụng albumin ở SNK khi cần lượng lớn 
dịch tinh thể. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu ở 
người lớn cũng như trẻ SNK ghi nhận giảm 
albumin máu có liên quan xấu đến tiên 
lượng(5,11,16). Nồng độ albumin máu ở bệnh nhi 
SNK nhập khoa Hồi sức tích cực chống độc bệnh 
viện Nhi đồng 1 (HSTCCĐ BVNĐ1) thường 
thấp nhưng chưa có số liệu thống kê cụ thể. Và 
ngưỡng albumin trên bệnh nhi SNK như thế nào 
thì có vai trò tiên lượng, để từ đó có chiến lược 
điều trị albumin hay không cũng là một vấn đề 
quan trọng. Ngoài ra, chỉ định truyền a ... ctate là 3,3 ± 2,6 mmol/l; với độ 
thanh thải lactate >10% đạt được trong 68,9% 
trường hợp. Creatinin trung bình là 78,0 µmol/L, 
trong đó cao nhất là 640 µmol/L. Trong 8 (17,8%) 
ca creatinin ≥2 lần giới hạn trên theo tuổi thì có 3 
ca cần chạy thận nhân tạo, với 2 ca dùng phương 
thức lọc và thẩm tách máu liên tục tĩnh mạch-
tĩnh mạch (CVVHDF) và 1 ca dùng phương thức 
lọc máu liên tục tĩnh mạch-tĩnh mạch (CVVH). 
Số trường hợp có rối loạn chức năng gan cao 
hơn (28,9 %). Có 31 (68,9 %) trường hợp rối loạn 
chức năng hô hấp lúc nhập Hồi sức với 
PaO2/FiO2 <300; trong đó có 7 ca (15,6%) 200≤ 
PaO2/FiO2 < 300, 13 ca (28,9%) 100≤ PaO2/FiO2 
<200 và 11 ca (24,4%) PaO2/FiO2 <100. Duy nhất 1 
trường hợp có PaCO2 >65 mmHg. Có 36 (80 %) 
trường hợp có toan chuyển hóa với BE <-5 
mmol/L với mức BE trung bình là -10 ± 6,9. 
Có 44 ca (97,8%) được hồi sức dịch, 73,3% 
trường hợp dùng Lactate ringer, 35,6% dùng 
Normalsaline, 2,2% dùng Ringer fundine và có 
6 ca (13,3%) dùng albumin. Với tổng lượng 
dịch truyền trung bình 47,5 ml/kg. Những ca 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 71
dùng albumin đều có albumin máu <2 g/dl và 
đã truyền Lactate ringer hay Normalsaline ≥60 
ml/kg mà không duy trì được huyết áp mục 
tiêu. Dung dịch albumin 5% với liều albumin 
là 1 g/kg. 
Có 45 ca SNK (100%) đều được sử dụng vận 
mạch. Trong đó, có 22,2% trường hợp dùng 1 
vận mạch, 38,7% trường hợp dùng 2 vận mạch, 
35,6% trường hợp dùng 3 vận mạch, 4,4% 
trường hợp dùng 4 thuốc vận mạch. 
Epinephrine được sử dụng nhiều nhất với 33 
(73,3%) trường hợp, tiếp đến là dopamine và 
norepinephrine. Trong 33 ca có dùng 
epinephrine thì có 22 ca (66,7%) dùng 
epinephrine là vận mạch khởi đầu. Và khi liều 
epinephrine >0,3 µg/kg/phút thì tất cả trường 
hợp đều được kết hợp với 1 thuốc vận mạch 
khác và được điều trị hydrocortison. Với liều 
vận mạch trung bình lần lượt là dopamine 10 
µg/kg/phút, dobutamine 10 µg/kg/phút, epinephrine 
0,4 µg/kg/phút, norepinephrine 0,2 µg/kg/phút. Theo 
khuyến cáo mới nhất của Hiệp Hội Chăm Sóc 
Tích Cực Mỹ năm 2017 thì vận mạch đầu tay nên 
dùng sau khi không đáp ứng với dịch là 
epinephrine(1). Chỉ trong trường hợp không có 
epinephrine thì mới khởi đầu bằng dopamine. 
Vì một số nghiên cứu cho thấy rằng khởi đầu 
bằng epinephrine hiệu quả hơn và ít biến chứng 
rối loạn nhịp hơn. Từ cuối năm 2017, vấn đề này 
đã được bước đầu áp dụng trong điều trị SNK 
tại khoa Hồi sức BV Nhi Đồng 1. 
Có 17 trường hợp tử vong chiếm 37,8%. 
Trong đó 12 trường hợp tử vong trong bệnh 
cảnh trụy mạch và 5 trường hợp tử vong do suy 
hô hấp là chính. Có 28 trường hợp sống chiếm 
62,2%, theo dõi đến lúc xuất viện. 
Trong 45 ca SNK trong nhóm nghiên cứu, tất 
cả đều có rối loạn chức năng cơ quan. Tỉ lệ tổn 
thương đa cơ quan là 92,3%. Trong đó cơ quan bị 
rối loạn nhiều nhất là thần kinh và hô hấp, lần 
lượt là 38 ca (84,4%) và 41 ca (91,1%). Kế đến là 
rối loạn chức năng thận 46,7%; chức năng đông 
máu 42,2% và chức năng gan 28,9%. 
Nồng độ albumin máu trong 45 bệnh nhi 
(100%) SNK đều thấp (<3,5 g/dl). Chúng tôi ghi 
nhận trung bình nồng độ albumin máu lần lượt 
tại thời điểm 0, 6, 24 giờ nhập khoa Hồi sức là 2,4 
g/dl; 2,3 g/dl, và 2,3 g/dl. 
Hiện nay, để đánh giá giảm albumin máu có 
liên quan với tiên lượng NKH và SNK, các nhà 
nghiên cứu đã cố gắng nghiên cứu giải pháp 
truyền các albumin để cải thiện kết cục của bệnh 
nhân nhiễm trùng. Trong hầu hết các trường 
hợp, truyền albumin dường như được sử dụng 
chủ yếu để hồi sức dịch thay vì khôi phục tình 
trạng giảm albumin máu(17). 
Nghiên cứu SAFE (Finfer và cộng sự, 2004)(10) 
và các nhà nghiên cứu ALBIOS (Caironi và cộng 
sự, 2014)(6) đều đã thừa nhận rằng albumin thay 
thế không cải thiện kết quả của bệnh nhân bị 
bệnh nặng, nhưng có hiệu quả cải thiện tử vong 
trên bệnh nhân NKH nặng, SNK. Trong nghiên 
cứu ALBIOS, khi phân tích dưới nhóm những 
bệnh nhân SNK, truyền albumin giúp cải thiện tỉ 
lệ tử vong, nồng độ albumin tăng mỗi 1 g/dl thì 
nguy cơ tử vong giảm 13 % (RR 0,87, KTC 95%, 
dao động 0,77 – 0,99; p = 0,03). Trong nghiên cứu 
của Jia-Kui Sun năm 2015(9), khi phân tích hồi 
quy logistic cho thấy mỗi mức albumin giảm 0,1 
g/dl dưới ngưỡng cắt (2,295 g/dl) có liên quan 
với sự gia tăng gần 20% tỉ lệ nguy cơ tử vong 
(OR 1,194, KTC 95% [0,975–1,462], p = 0,047). 
Trên đối tượng bệnh nhi NKH, SNK chúng 
tôi tìm thấy nghiên cứu của Qian và Liu 
(2012)(16) cho thấy tỷ lệ giảm albumin máu 
trong nhóm sống là 69,5% thấp hơn đáng kể so 
với 94,1% trong nhóm tử vong (p <0,001) và tỉ 
lệ tử vong tương quan nghịch với nồng độ 
albumin máu (p <0,05). Nghiên cứu của Yang 
năm 2016(12) cũng cho kết quả tương tự mức 
albumin là 2,9 ± 7,5 g/dl ở những bệnh nhân 
sống sót nhưng là 2,4 ± 0,7 g/dl ở những bệnh 
nhân tử vong (p <0,001). 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, một kết quả 
không thuận lợi cũng đã được quan sát thấy 
trong những trẻ có nồng độ albumin máu trong 
24 giờ đầu thấp. Kết quả sống còn của chúng tôi 
ghi nhận tương tự như những nghiên cứu trên. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 72
Tỷ lệ tử vong ở nhóm albumin máu thấp tại thời 
điểm giờ 0 và giờ 24 cao hơn so nhóm albumin 
máu bình thường, với p = 0,03. Vì mẫu nghiên 
cứu nhỏ nên chúng tôi không thực hiện phân 
tích logistic để đánh giá ảnh hưởng nhân quả 
thật sự của albumin máu thấp lên kết cục tử 
vong. Ngưỡng cắt của nồng độ albumin máu tại 
các thời điểm để tiên lượng các kết cục sống còn 
cũng có chênh lệch. 
Mặc dù vai trò tiên lượng của albumin máu 
đến nguy cơ tử vong không thể hiện được trong 
nghiên cứu của chúng tôi. Nhưng vai trò tiên 
lượng của albumin máu đối với tử vong ở bệnh 
nhân SNK cũng đã được ghi nhận (dù nghiên 
cứu chưa nhiều). Nên chúng tôi nghĩ rằng thật 
sự có sự tương quan nghịch giữa nồng độ 
albumin máu và tử vong. Trong tương lai chúng 
ta cần những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để 
có thể xác định chi tiết sự tương quan này. 
Ở trẻ em, nghiên cứu của Ira N Horowitz và 
cộng sự năm 2007(8), cho thấy nhóm giảm 
albumin máu có một tỷ lệ số lượng cơ quan bị 
rối loạn chức năng cao hơn (1,38 so 0,65; 95% CI, 
0,40-1,04).Trong nghiên cứu của chúng tôi lại 
không thấy được mối liên quan này. Nồng độ 
albumin máu trong nhóm có hay không tình 
trạng hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan 
(MODS), rối loạn chức năng (RLCN) gan, RLCN 
đông máu, RLCN hô hấp, RLCN thận, RLCN 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p >0,05. 
Mặc dù tỉ lệ MODS ở nhóm albumin máu thấp 
lại thấp hơn nhóm albumin máu bình thường 
với albumin máu cả 3 thời điểm, nhưng do cỡ 
mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ và p >0,05 
nên chúng tôi không thể kết luận được vấn đề có 
liên quan hay không giữa nồng độ albumin máu 
và tình trạng rối loạn chức năng cơ quan. 
Phân tích gộp của Vincent năm 2003 cũng đã 
cho thấy mối liên quan giữa nồng độ albumin 
máu và thời gian nằm viện, thời gian thở máy, 
thời gian nằm ICU(2). Về thời gian nằm viện, OR 
gộp là 1,71 (KTC 95%; dao động 1,33 – 2,21), OR 
gộp cho thời gian nằm ICU là 1,28 (KTC 95%; 
dao động 1,16-1,40). Và giảm albumin máu mỗi 
1 g/dl làm tăng 66% tỉ lệ nhu cầu điều trị hỗ trợ 
(thông khí cơ học, truyền chế phẩm máu) (OR 
1,66; KTC 95%; dao động 1,17 – 2,36). Trong 
nghiên cứu của MA Marinella(15), thời gian nằm 
viện trung bình là 3,8 ± 2,5 ngày đối với bệnh 
nhân có nồng độ albumin máu lúc nhập viện 
≥3,4 g/dL và 6,7 ± 4,8 ngày đối với những bệnh 
nhân có nồng độ albumin máu lúc nhập viện 
<3,4 g/dL (p <0,001). 
Ở trẻ em, nghiên cứu của Ira N Horowitz 
2007(8) với kết quả nhóm giảm albumin máu có 
thời gian nằm viện dài hơn (11,36 so với 6,63 
ngày; KTC 95%; dao động 1,31 – 8,16; p = 0,007) 
và thời gian nằm ICU dài hơn (8,08 so với 4,41 
ngày; KTC 95%; dao động 1,02 – 6,32; p = 0,007). 
Tuy nhiên, không chênh lệch đáng kể về thời 
gian thở máy (7,82 so với 5,50 ngày; KTC 95%; 
dao động 2,44 - 7,08; p = 0,33). Trong nghiên cứu 
của Heitor Pons Leite năm 2016(14), ghi nhận 
albumin máu là yếu tố tiến lượng độc lập thời 
gian nằm ICU. Khi albumin máu tăng 1 g/dl thì 
sẽ tăng 33% tỉ lệ xác suất xuất khoa ICU. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, vì thời gian 
nằm viện, thời gian nằm ICU, thời gian thở máy, 
thời gian dùng vận mạch không có phân phối 
chuẩn nên chúng tôi dùng phép kiểm Mann-
Whitney để so sánh thời gian trung bình của 
những biến này trong 2 nhóm albumin thấp và 
bình thường. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
không thấy sự khác biệt về thời gian nằm viện, 
thời gian nằm ICU, thời gian thở máy ở từng cặp 
nhóm (với albumin máu đo tại thời điểm 0, 6, 24 
giờ) cũng như không đánh giá được mối liên 
quan giữa nồng độ albumin máu và thời gian 
nằm viện, thời gian nằm ICU, thời gian thở máy. 
Có sự khác biệt trong nghiên cứu của chúng tôi 
so với các nghiên cứu khác có thể do mẫu nghiên 
cứu của chúng tôi không đủ lớn để thấy được sự 
khác biệt về phân bố cũng như ảnh hưởng của 
nồng độ albumin máu trên những kết cục này. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 
thời gian dùng vận mạch khác nhau rõ rệt giữa 
nhóm albumin máu tại thời điểm 0 giờ <2,6 g/dl 
và nhóm albumin máu tại thời điểm 0 giờ ≥2,6 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 73
g/dl, đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân sống. Với kết 
quả, thời gian dùng vận mạch là 6 ngày ở nhóm 
albumin <2,6 g/dl dài hơn rõ rệt so với thời gian 
dùng vận mạch là 4 giờ ở nhóm albumin ≥2,5 
g/dl (p <0,05). Sự khác biệt rõ này thể hiện ở 
nhóm có kết cục cuối cùng là sống nhưng lại 
không thể hiện ở nhóm tử vong có thể lý giải bởi 
tử vong ở bệnh nhân SNK đa số là do trụy mạch, 
lúc này vận mạch ở cả 2 nhóm albumin đều ở 
ngưỡng cao, do đó không phản ánh thật sự thời 
gian dùng vận mạch đơn thuần. Chúng tôi 
không ghi nhận sự khác biệt về thời gian dùng 
vận mạch trong nhóm albumin máu tại thời 
điểm 24 giờ <2,3 g/dl so với nhóm albumin máu 
tại thời điểm 24 giờ >2,3 g/dl, p = 0,06. Sự không 
khác biệt về mặt thống kê về thời gian dùng vận 
mạch ở 2 nhóm này có thể do mẫu nghiên cứu 
nhỏ. Cũng chính vài lý do này nên chúng tôi 
không phân tích tương quan giữa nồng độ 
albumin máu và thời gian dùng vận mạch. 
Chúng ta cần phải nghiên cứu trên một cỡ mẫu 
lớn hơn để có thể khẳng định mối tương quan và 
mức độ tương quan này. 
Cơ sở sinh lý bệnh cho mối quan hệ giữa 
albumin máu và thời gian dùng vận mạch có thể 
giải thích là do nồng độ albumin máu càng thấp, 
áp lực keo lòng mạch càng giảm làm giảm thể 
tích lòng mạch, dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng 
dịch và vận mạch để duy trì huyết áp hệ thống 
và áp lực tưới máu cơ quan. 
Chúng tôi vẫn chưa ghi nhận được những 
nghiên cứu khác đánh giá về nồng độ albumin 
máu và kết cục thời gian dùng vận mạch ở bệnh 
nhân SNK. Mặc dù cũng có những nghiên cứu 
về ảnh hưởng nồng độ albumin máu lên kết cục 
ở bệnh nhân NKH, SNK(6,10,16,9,12), nhưng không 
đánh giá ảnh hưởng của nồng độ albumin máu 
lên kết cục này. 
KẾT LUẬN 
Nồng độ albumin máu ở bệnh nhi SNK luôn 
thấp. Nồng độ albumin máu thấp có thể là yếu 
tố tiên lượng xấu, điều trị tình trạng giảm 
albumin máu có thể có lợi trong cải thiện kết cục. 
Do vậy nên xét nghiệm albumin máu ở tất cả trẻ 
SNK để xử trí kịp thời tình trạng này. Cần 
nghiên cứu về albumin máu và hồi sức bằng 
albumin ở trẻ SNK với cỡ mẫu lớn hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Quốc Thắng (2006). "Nghiên cứu lâm sàng và một số biến 
đổi sinh học trong nhiễm khuẩn huyết trẻ em". Luận án Tiến sỹ Y 
học chuyên ngành Nhi, Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ 
Chí Minh. 
2. Caironi P, Tognoni G, Masson S, et al (2014). "Albumin 
replacement in patients with severe sepsis or septic shock". New 
England Journal of Medicine, 370(15):1412-1421. 
3. Davis L, Carcillo JA, Aneja RK, et al (2017). "American College 
of Critical Care Medicine Clinical Practice Parameters for 
Hemodynamic Support of Pediatric and Neonatal Septic 
Shock". Crit Care Med, 45(6):1061-1093. 
4. Delaney AP, Dan A, McCaffrey J, et al (2011). "The role of 
albumin as a resuscitation fluid for patients with sepsis: a 
systematic review and meta-analysis". Critical care medicine, 
39(2):386-391. 
5. Finfer S, Bellomo R, Boyce N, et al (2004). "A comparison of 
albumin and saline for fluid resuscitation in the intensive care 
unit". N Engl J Med, 350(22):2247-2256. 
6. Goldstein B, Giroir B, Randolph A (2005). "International 
pediatric sepsis consensus conference: definitions for sepsis and 
organ dysfunction in pediatrics". Pediatric critical care medicine, 
6(1):2. 
7. Hà Mạnh Tuấn (1992). "Góp phần nghiên cứu nhiễm trùng 
huyết tại bệnh viện Nhi đồng 1". Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú 
chuyên ngành Nhi, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. 
8. Hiroshi W, Maruyama T (2016). “Albumin as a Biomarker”, in: 
Otagiri M et al, Albumin in Medicine, pp.51-69. Springer, New 
York city. 
9. Horowitz N, Tai K (2007). "Hypoalbuminemia in critically ill 
children". Arch Pediatr Adolesc Med, 161(11):1048-1052. 
10. Leite HP, et al (2016). "Serum Albumin Is an Independent 
Predictor of Clinical Outcomes in Critically Ill Children". Pediatr 
Crit Care Med, 17(2):e50-57. 
11. Marinella MA, Markert RJ (1998). "Admission serum albumin 
level and length of hospitalization in elderly patients". South 
Med J, 91(9):851-854. 
12. Qian SY, Liu J (2012). "[Relationship between serum albumin 
level and prognosis in children with sepsis, severe sepsis or 
septic shock]". Zhonghua Er Ke Za Zhi, 50(3):184-187. 
13. Rhodes A, Evans LE, Alhazzani W, et al (2017). "Surviving 
Sepsis Campaign: International Guidelines for Management of 
Sepsis and Septic Shock: 2016". Intensive Care Med, 43(3):304-377. 
14. Seo MH, Choa M, You JS, et al (2016). "Hypoalbuminemia, Low 
Base Excess Values, and Tachypnea Predict 28-Day Mortality in 
Severe Sepsis and Septic Shock Patients in the Emergency 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 74
Department". Yonsei Med J, 57(6):1361-1369. 
15. Sun IK, Sun F, Wang X, et al (2015). "Risk factors and prognosis 
of hypoalbuminemia in surgical septic patients". PeerJ, 3:e1267. 
16. Vincent IL, Dubois MJ, Navickis RJ, et al (2003). 
"Hypoalbuminemia in Acute Illness: Is There a Rationale for 
Intervention?: A Meta-Analysis of Cohort Studies and 
Controlled Trials". Ann Surg, 237(3):319-334. 
17. Yang C, Liu Z, Tian M, et al (2016). "Relationship Between 
Serum Albumin Levels and Infections in Newborn Late Preterm 
Infants". Med Sci Monit, 22:92-98. 
Ngày nhận bài báo: 20/07/2019 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/07/2019 
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2019 

File đính kèm:

  • pdfalbumin_mau_o_tre_soc_nhiem_khuan_tai_benh_vien_nhi_dong_1.pdf